Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG VĂN BẢO
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN - TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2007
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG VĂN BẢO
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAOHIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VẢI THIỀU TRÊNĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN - TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệpMã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI ĐÌNH HOÀ
THÁI NGUYÊN - 2007
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trương Văn Bảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa kinh tế nông nghiệp Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các phòng ban của huyện Lục Ngạn Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các xã Phượng Sơn, Giáp Sơn, Tân Mộc - huyện Lục Ngạn đã tạo mọi điệu kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Tiến sĩ Bùi Đình Hoà đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2007
Tác giả luận văn
Trương Văn Bảo
Trang 5Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VẢI
Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN
312.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 31
2.2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI Ở HUYỆN LỤC NGẠN 382.2.1 Lịch sử phát triển cây vải ở Lục Ngạn 382.2.2 Vị trí của cây vải trong ngành trồng trọt ở huyện Lục Ngạn 392.2.3 Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu ở Lục Ngạn 422.2.4 Cơ cấu giống vải trồng ở Lục ngạn 452.2.5 Tình hình tiêu thụ vải ở Lục Ngạn 47
Trang 62.2.6 Tình hình chế biến bảo quản vải ở Lục Ngạn 512.3.THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VẢI Ở ĐIỂM ĐIỀU TRA 522.3.1 Điều kiện sản xuất vải của các nhóm hộ nông dân năm 2006 522.3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng các giống vải ở điểm điều tra năm 2006 532.3.3 Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản 552.3.4 Chi phí chăm sóc vải ở thời kỳ kinh doanh 562.3.5 Thuận lợi và khó khăn đối với hộ trồng vải 622.4.KẾT QUẢ VÀ HQKT SẢN XUẤT VẢI Ở ĐIỂM ĐIỀU TRA NĂM 2006 642.4.1 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các giống vải ở điểm điều tra năm 2006 642.4.2 Kết quả vả hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình kinh tế của hộ ở
điểm điều tra năm 2006
672.4.3 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải ở 3 xã điều tra năm 2006 692.4.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế của vải thiều sấy khô năm 2006 71
2.4.6 Hiệu quả về môi trường sinh thái 742.4.7 So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa vải sấy khô với vải quả tươi 742.4.8 So sánh kết quả kinh tế của một số cây ăn quả chủ yếu ở huyện Lục
Ngạn năm 2006
Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY
3.1.QUAN ĐIỂM - PHƯƠNG HƯỚNG - MỤC TIÊU SẢN XUẤT ĐẾN NĂM 2010 763.1.1 Quan điểm về phát trển sản xuất ở huyện Lục Ngạn 763.1.2 Phương hướng phát triển sản xuất ở huyện Lục Ngạn 763.1.3 Mục tiêu phát triển sản xuất ở Lục Ngạn 763.2.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VẢI THIỀU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt chữ đầy đủ
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng Nội dung TrangBảng 1.1 Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới 22Bảng 1.2 Diện tích và sản lượng vải ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 24Bảng 1.3 Phân loại số lượng mẫu chọn điều tra 28Bảng 2.1 Tình hình đất đai của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2004-2006 33Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp huyện Lục Ngạn giai đoạn
37Bảng 2.3 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Lục Ngạn giai đoạn
39Bảng 2.4 Cơ cấu sử dụng đất ngành nông nghiệp huyện Lục Ngạn
giai đoạn 2004-2006
41Bảng 2.5 Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả ở Lục Ngạn giai đoạn
2004- 2006
43Bảng 2.6 Diện tích, sản lượng các giống vải ở Lục Ngạn giai đoạn
2004- 2006
44Bảng 2.7 Cơ cấu diện tích các giống vải ở Lục Ngạn giai đoạn 2004- 2006 45Bảng 2.8 Tình hình biến động giá vải quả tươi ở Lục Ngạn giai đoạn
2004- 2006
48Bảng 2.9 Sản lượng vải được chế biến ở Lục Ngạn giai đoạn 2004- 2006 51Bảng 2.10 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại 3 xã đại diện huyện
Lục Ngạn
52Bảng 2.11 Diện tích, năng suất và sản lượng các giống vải ở điểm điều tra
năm 2006
54Bảng 2.12 Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản 55Bảng 2.13 Chi phí chăm sóc các giống vải ở điểm điều tra năm 2006 56Bảng 2.14 Chi phí chăm sóc vải theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm
điều tra năm 2006
59Bảng 2.15 Chi phí chăm sóc vải ở 3 xã điều tra năm 2006 60Bảng 2.16 Chi phí sấy khô ở các điểm điều tra năm 2006 62Bảng 2.17 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các giống vải ở điểm điều tra
năm 2006
65
Trang 9Bảng 2.18 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình kinh
tế của hộ ở điểm điều tra năm 2006 67Bảng 2.19 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải ở 3 xã điều tra
năm 2006
69Bang 2.20 Kết quả và hiệu quả kinh tế vải thiều sấy khô ở các điểm điều tra
năm 2006
71Bang 2.21 So sánh kết quả và HQKT giữa vải quả tươi với vải sấy khô
năm 2006
74Bang 2.22 So sánh kết quả kinh tế của một số cây ăn quả huyện Lục Ngạn 75Bang 3.1 Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng vải từ năm 2007 - 2010 77Bang 3.2 Dự kiến cơ cấu các nhóm vải chín sớm, chính vụ và chín
muộn của huyện Lục Ngạn đến năm 2010
77
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các giống vải ở huyện Lục Ngạn năm 2006 46Đồ thị 2.1 So sánh giá vải quả tươi các giống vả ở Lục Ngại qua 3 năm 49Sơ đồ 2.1 Kênh tiêu thụ vải ở huyện Lục Ngạn 50 Đồ thị 2.2 So sánh hiệu quả kinh tế của các giống vải 66Đồ thị 2.3 So sánh kết quả kinh tế của vải sấy khô ở các điểm điều tra 73
Trang 11MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây vải (Litchi Chinensis Sonn) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceac) có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc Vải thiều là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon nhiều chất bổ, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng Hoa vải hàng năm là nguồn nguyên liệu, là phấn hoa cho nghề nuôi ong Cây vải là cây có khoang tán lớn, tán tròn tự nhiên hình mâm xôi, cành lá xum xuê quanh năm Do vậy cây vải không chỉ là cây ăn quả mà còn là cây bóng mát, cây chắn gió, cây tạo cảnh quan, cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây trống xói mòn rửa trôi… góp phần cải tạo môi trường sinh thái [1]
Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 quốc gia trồng vải, Châu Á có: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malayxia, Philippin, Indonexia và Nhật Bản Châu Phi có: Mali, Madagaxca và Nam Phi Châu Mỹ có: Mỹ, Braxin, Jamaica Châu Đại Dương có: Úc, Niudilan Ở Việt Nam, cây vải được nhà nước cũng như người sản xuất rất quan tâm, cây vải đã và đang được phát triển mạnh thành vùng tập trung như: Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Đông Triều, Tiên Yên (Quảng Ninh), Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, Lục Ngạn (Bắc Giang) [1]
Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là: 101.223,72 ha, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 28.144 ha (chiếm 27.8% tổng diện tích đất tự nhiên) có tiểu vùng khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loại cây ăn quả Á nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng, xoài, đào, mơ, mận,… trong đó vải thiều chiếm vị trí quan trọng Theo điều tra nông nghiệp nông thôn tháng 10/2006 Lục Ngạn có tổng diện tích cây vải là 19.212 ha, tổng sản lượng
Trang 1252.500 tấn, giá trị sản xuất khoảng 367,5 tỷ đồng/năm Trong những năm qua sản lượng vải không ổn định có phần giảm xuống, nhưng vị trí kinh tế của cây vải luôn giữ vai trò quan trọng đối với người dân huyện Lục Ngạn Ngày 18/10/2005 Huyện uỷ Lục Ngạn đã có nghị quyết số 22/NQ-HU về phát triển đa dạng các loại cây ăn quả theo qui hoạch, kế hoạch, với cơ cấu cây trồng và cơ cấu giống phù hợp Trong đó, cây vải thiều là mũi nhọn về đa dạng hoá và thâm canh cây ăn quả nhằm đa dạng sản phẩm hàng hoá, cho tiêu thụ quả tươi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp chế biến, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, nhằm tạo ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới
Song trong thời kỳ hội nhạp nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), cây vải thiều huyện Lục Ngạn cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra như hiệu quả kinh tế của sản xuất vải hiện nay ở Lục Ngạn như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn,đối với việc phát triển sản xuất vải ở Lục Ngạn ra sao ? Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều
trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ”.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vải ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất vải của huyện trong thời gian tới.
Trang 132.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả nói chung và cây vải thiều nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vải ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ trồng vải, những vấn đề kinh tế kỹ thuật liên quan tới phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất của 4 giống vải (Lai Chua, U Hồng, Lai Thanh Hà và Thanh Hà) được trồng chủ yếu trong hộ nông dân ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 xã Phượng Sơn,
Giáp Sơn, Tân Mộc huyện Lục Ngạn có diện tích, sản lượng vải lớn, đặc điểm tự nhiên, khí hậu phù hợp với phát triển cây vải
- Về thời gian: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho
đề tài từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của huyện từ năm 2004-2006 và số liệu điều tra các hộ sản xuất vải năm 2006.
4 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất vải.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
Trang 14- Đề suất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
5 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:
Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất
cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn
Chương III: Giải Pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa
bàn huyện Lục Ngạn
Trang 15Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VẢI
1.1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Vai trò, ý nghĩa của phát triển vải quả
Phát triển sản xuất vải quả có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường:
- Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp- Cung cấp sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
- Vải là cây kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nông dân và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Thực hiện đúng qui trình trồng và chăm sóc vải sẽ làm cho môi trường đất màu mỡ thêm lên, tạo môi trường sinh thái tốt.
Ưu thế lớn của cây vải là dễ trồng, lại chịu được đất chua, đất dốc là những loại đất phổ biến ở vùng đồi núi phía Bắc nước ta Cây vải khi đã lớn, chống cỏ tốt vì lá dầy, bóng râm kín, lại không rụng lá vào mùa Đông nên khi đã giao tán, lá khô rụng xuống, che kín mặt đất, không còn loại cỏ nào có thể mọc được [13]
Công dụng và giá trị kinh tế của cây vải:
Cây vải trồng chủ yếu để lấy quả Quả vải ngoài ăn tươi còn được chế biến như sấy khô, làm đồ hộp, nước giải khát, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng Quả vải khi chín có mùi thơm thanh khiết, do đó từ lâu nó đã được coi là một trong những loại quả nhiệt đới ngon nhất Nếu là giống tốt, phần ăn được (cùi) chiếm 70 – 80%, vỏ từ 8-15%, hạt từ 4-18% khối lượng quả Nước ép từ cùi có 11-14% đường, 0,4-0,9% a xít, có 34 mg % lân, 36 mg % vitamin C, ngoài ra còn có can xi, sắt, vitamin B1, B2 và PP [12].
Trang 16Vỏ quả, thân cây và rễ vải có nhiều tanin dùng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp Hoa vải là nguồn mật nuôi ong có chất lượng cao Hạt vải được dùng làm thuốc chữa các bệnh đường ruột và mụn nhọt trẻ em [28]
Sách Trung Quốc viết: “Vải bổ não, khoẻ người, khai vị, có thể chữa bệnh đường ruột, là một thực phẩm quí đối với phụ nữ và người già” [12].
Cây vải có khung tán lớn, tròn, lá xum xuê, xanh quanh năm có thể làm cây bóng mát, cây chắn gió, cây cảnh, cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế sự xói mòn,… góp phần cải thiện môi trường sinh thái [14].
Trồng vải trong vườn gia đình mang lại thu nhập khá cao so với các cây ăn quả khác (cam, chuối, táo, hồng xiêm …) Cùng một đơn vị diện tích nếu trồng vải thiều sẽ thu giá trị kinh tế gấp 40 lần trồng lúa [29].
1.1.1.2 Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế
Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Trong doanh nghiệp hoặc nền sản xuất xã hội nói chung, người ta hay nhắc đến “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không hiệu quả” hay “sản xuất kém hiệu quả” Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , có thể khái quát như sau:
- Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động “ hay tăng hiệu quả "Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội" [17]
- Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng “hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội ” [17]
Trang 17- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A Samuelson và Wiliam D Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó và “ hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí ” Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó ” [42]
- Khi bàn về khái niệm hiệu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế [21]
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
- Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào Mối quan hệ so sánh này được xem xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối) Như vậy, một hoạt động sản xuất
Trang 18nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
- Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm.
- Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên chưa toàn diện, vì mới nhìn thấy ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp Vì vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là phải quan tâm tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao mức sống, cải thiện môi trường…
Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình thái kinh tế - xã hội ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất Tuy nhiên, mọi quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đều thể hiện một điểm chung nhất Đó là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh một cách bao quát như sau:
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Ý nghĩa: Phát triển kinh tế theo chiều rộng tức là huy động mọi nguồn lực
vào sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹ thuật mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều xí
Trang 19nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng mới, mở rộng thị trường…Phát triển kinh tế theo chiều sâu nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực Theo nghĩa này, phát triển kinh tế theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phát triển kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của mọi nền kinh tế và mọi đơn vị sản xuất kinh doanh Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp và ở mỗi thời kỳ sự kết hợp này có sự khác nhau Theo quy luật chung của các nước, cũng như các doanh nghiệp là ở thời kỳ đầu của sự phát triển thường tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau khi có tích luỹ thì chủ yếu phát triển theo chiều sâu.
Lý do chủ yếu cần phải chú trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu là:
- Do sự khan hiếm nguồn lực (thiếu vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn…) làm hạn chế phát triển theo chiều rộng Sự khan hiếm này càng trở nên căng thẳng trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu của xã hội hoặc thị trường.
- Sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp Muốn vậy cần thiết phải phát triển kinh tế theo chiều sâu mới tích luỹ nhiều vốn.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trong từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và từng quốc gia là rất cần thiết và có ý nghĩa rất lớn Cụ thể:
- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có
- Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đẩy nhanh sự phát triển kinh tế
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Trang 201.1.1.3 Nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Nội dung
Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu như sau:- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học, kỹ thuật, quản lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.
- Trong sản xuất kinh doanh luôn luôn có mối quan hệ giữa sử dụng yếu tố đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới biết được hao phí cho sản xuất là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp nhận không? Mối quan hệ này được xem xét ở từng sản phẩm, dịch vụ và cho cả doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể.
Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả thể hiện khối lượng, qui mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng trường hợp Hiệu quả là đại lượng được dùng để đành giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? chi phí bao nhiêu? mức chi phí cho 1 đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Song, hiệu quả và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng ngành sản xuất, qui trình công nghệ, thị trường… Do đó, khi đánh giá hiệu quả cần phải xem xét tới các yếu tố đó để có kết luận cho phù hợp.
Trang 21- Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm, dịch vụ của từng công nghệ trong điều kiện nhất định.
Các doanh nghiệp với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất Do vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất Việc lượng hoá hết và cụ thể các yếu tố này để tính toán hiệu quả kinh tế thường gặp nhiều khó khăn (đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp) Chẳng hạn:
+ Đối với yếu tố đầu vào:
Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, tài sản cố định (TSCĐ) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đồng đều Mặt khác, giá trị thanh lý và sửa chữa lớn khó xác định chính xác, nên việc tính khấu hao TSCĐ và phân bố chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối.
Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, trạm, trường…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹ thuật cần thiết phải hạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế không tính toán cụ thể và chính xác được.
Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá ở trên thị trường gây khó khăn cho việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn cho sản xuất, nhưng mức độ tác động là bao nhiêu, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xác định chuẩn xác, nên cũng ảnh hưởng tới tín dụng, tính đủ các yếu tố đầu vào.
+ Đối với các yếu tố đầu ra:
Trên thực tế chỉ lượng hoá được kết quả thể hiện bằng vật chất, có kết quả thể hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh
Trang 22tranh trên thị trường, tái sản xuất mở rộng, bảo vệ môi trường… thường không thể lượng hoá ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian dài vậy thì việc xác định đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn.
Bản chất của hiệu quả kinh tế
- Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội.
Quan điểm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động Điều này thể hiện được mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh
Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao nhất, với chi phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới Về khía cạnh này cũng thể hiện chất lượng của quá trình hoạt động sản xuất Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì không dừng lại ở việc đánh giá những hiệu quả đã đạt được, mà còn phải thông qua nó để tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất phát triển ở mức cao hơn Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích cuối cùng của sản xuất.
1.1.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Công thức tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng chỉ tiêu số tương đối cường độ, nghĩa là biểu thị quan hệ so sánh giữa lượng kết quả kinh tế thu được (Q: đầu ra) và lượng chi phí đầu tư (C: đầu vào) Ngoài ra, hiệu
Trang 23quả kinh tế cũng đo lường bằng số tuyệt đối, biểu thị sự chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được với toàn bộ chi phí đã bỏ ra Mối quan hệ này được xác lập theo các công thức sau:
- Xác định toàn phần+ Dạng thuận:
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được C là giá trị đầu tư (chi phí)
H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra nhiều đơn vị đầu ra H còn được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế
Trong đó: E là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được C là giá trị đầu tư (chi phí)
E cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào E được dùng làm cơ sở để xác định qui mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực và chi phí thường xuyên.
- Xác định theo nguyên lý cận biên
Trang 24Theo nguyên lý cận biên, người ta chỉ quan tâm đến hiệu quả của phần mở rộng sản xuất hay đầu tư tăng thêm trong từng thời kỳ Bởi vậy, bên cạnh việc tính toán hiệu quả kinh tế toàn phần còn tính theo nguyên lý cận biên, có thể tính cả dạng tuyệt đối và tương đối Cụ thể:
+ Dạng tuyệt đối Dạng thuận:
CQHb ∆
Trong đó: ∆Q là lượng kết quả tăng (giảm) thêm ∆C là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm
Hb cho biết khi tăng thêm một đơn vị đầu vào có thể nhận thêm được bao nhiêu đơn vị đầu ra.
Eb ∆∆=
Trong đó: ∆Q là lượng kết quả tăng (giảm)thêm ∆C là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm
Eb cho biết để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu đơn vị đầu vào.
+ Dạng tương đốiDạng thuận:
Hb ∆∆=
Trong đó: %∆Q là % lượng kết quả tăng (giảm)thêm %∆C là % lượng đầu tư tăng (giảm) thêm
Trang 25Hb cho biết để tăng thêm một % đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu % đơn vị đầu vào.
Các công thức tính toán trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá và phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh Các công thức tính theo nguyên lý cận biên là cơ sở để ra các quyết định đầu tư các yếu tố đầu vào như thế nào có hiệu quả cao, nhất là đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Xác định các chỉ tiêu kết quả và chi phí đầu tư
Theo quan điểm hệ thống, hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ đơn vị kinh tế nào đều là một quá trình tái sản xuất thống nhất có đầu ra là kết quả kinh tế và đầu vào là chi phí đầu tư (bao gồm cả chi phí cơ hội) Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác lập trên cơ sở so sánh giữa các yếu tố đầu ra với đầu vào Vì vậy, cần thiết phải xác định và lựa chọn những chỉ tiêu nào thể hiện kết quả kinh tế và chi phí đầu tư [ 35 ]
+ Giá trị tăng thêm.
Đối với doanh nghiệp thương mại:+ Sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.+ Doanh thu bán hàng.
+ Tổng lợi nhuận.
Trang 26- Xác định chỉ tiêu chi phí
Chi phí kinh tế là toàn bộ chi phí đã chi ra để đạt được các chỉ tiêu kết quả kinh tế nói trên Nó được xem xét ở hai góc độ là chi phí sử dụng nguồn lực và chi phí thường xuyên.
Chi phí sử dụng nguồn lực: Là toàn bộ các chi phí ban đầu làm điều kiện cần thiết cho sản xuất kinh doanh, được gọi là nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp Nó được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
+ Vốn đầu tư.
+ Vốn sản xuất kinh doanh.+ Giá trị TSCĐ bình quân.+ Giá trị tài sản lưu động.+ Diện tích đất kinh doanh.
+ Số lượng máy móc, thiết bị, phương tiện truyền dẫn và các tài sản chủ yếu khác.
+ Số lao động bình quân.
Chi phí thường xuyên: Là toàn bộ những chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, được gọi là chi phí sản xuất hàng năm Nó thường biểu hiện bằng các chỉ tiêu sau:
+ Tổng giá thành.+ Chi phí trung gian.+ Chi phí vật chất.
+ Các bộ phận chủ yếu của giá thành: Khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên nhân vật liệu, chi phí phân, giống và thuốc trừ sâu, thuốc thú y, tiền lương và bảo hiểm xã hội (BHXH).
+ Diện tích đất gieo trồng (tính cả năm, hoặc theo vụ gieo trồng),
+ Tổng số thời gian làm việc của máy móc thiết bị hay phương tiện vận tải (tính theo ngày, ca hay giờ máy).
Trang 27+ Tổng số thời gian làm việc của người lao động (tính theo ngày hay giờ làm việc).
1.1.1.5 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Như đã trình bày ở trên, thực chất hiệu quả kinh tế của từng đơn vị sản xuất kinh doanh là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội Đây chính là phần đóng góp thiết thực của các đơn vị cho xã hội Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn vị cần xác định những vấn đề sau:
Mốc so sánh để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay không? Tăng hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một mốc nào đó Tuỳ theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta có thể sử dụng một mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây:
- Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng Mức tiềm năng của từng thời kỳ có thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu.
Tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong trạng thái động, chúng ta cón đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh, nghĩa là không so sánh với một mốc nào mà vẫn biết được doanh
Trang 28nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả Trong trường hợp này rõ ràng cần dựa vào các tiêu chí cụ thể Tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh, yêu cầu quản lý và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà các tiêu chí này có khác nhau Ở nước ta, đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả [23] Cụ thể là:
- Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích khấu hao TSCĐ theo đúng quy định của chế độ hiện hành.
- Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thuê sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanh nghiệp (dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư phát triển, phúc lợi…).
- Nộp đủ tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.- Nộp đủ các loại thuế theo luật định.
- Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của các doanh nghiệp trên cùng địa bàn.
Đối với sản phẩm cụ thể, tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế có thể dựa vào qui mô sản xuất sản phẩm đó, công nghệ sản xuất hay qui trình kỹ thuật, mức đầu tư thâm canh, loại hình sản xuất hay tổ chức sản xuất …
1.1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất vải quả
Để có thể phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất vải ở Lục Ngạn, chúng tôi chia thành các nhóm nhân tố sau:
Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, thông thường nhân tố đầu tiên mà người ta phải kể đến đó là điều kiện đất đai Ngoài đất đai và khí hậu, nguồn nước cũng cần được xem xét Chính những điều kiện này ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cây vải, đồng thời đó là những nhân tố cơ
Trang 29bản để dẫn đến quyết định đưa ra định hướng sản xuất, hướng đầu tư thâm canh, lịch trình chăm sóc và thu hoạch…
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Mạnh Hải [11], các yếu tố khí hậu chí phối và tác động rất lớn đến năng suất vải thiều Phú Hộ Qua tổng hợp số liệu khí tượng của 13 năm liên tục, rồi từ năng suất thực tế xây dựng ma trận để tính toán hệ số ảnh hưởng và hệ số tương quan, tác giả đã kết luận sản lượng quả phụ thuộc các yếu tố nhiệt độ, mưa, nắng, độ ẩm không khí theo phương trình giả định sau:
S = A + BX + CY + DZ + ETrong đó:
S: Năng suất quả (kg/ha)
A: Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố chưa xác địnhB: Hệ số ảnh hưởng của nhiệt độ
C: Hệ số ảnh hưởng của lượng mưaD: Hệ số ảnh hưởng của số giờ nắngE: Hệ số ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
Nhiệt độ thấp và lượng mưa ít (trời rét và khô hanh) trong 2 tháng (tháng 11 và 12) là yếu tố hạn chế có ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất giống vải thiều Phú Hộ, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ra quả không đều là hiện tượng hạn chế lớn nhất với cây ăn quả [39]
Nhóm nhân tố về biện pháp kỹ thuật
Trong thời gian này, các nhân tố thuộc về điều kiện kỹ thuật có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các vùng chuyên môn hoá sản xuất vải Được thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau đây:
- Những tiến bộ trong khâu sản xuất và cung ứng giống vải Các loại giống vải mới có sức kháng chịu dịch bệnh cao giúp ổn định năng suất cây trồng; ổn định sản lượng sản phẩm vải hàng hoá Bên cạnh những tiến bộ trên
Trang 30về công tác giống, còn phải kể đến xu hướng lai tạo, bình tuyển các giống vải cho phù hợp với kinh tế thị trường: chịu va đập, giữ được độ tươi trong quá trình vận chuyển
- Bên cạnh những tiến bộ công nghệ trong sản xuất giống mới, hệ thống qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc vải cũng được hoàn thiện và phổ biến nhanh đến người sản xuất
- Sự phát triển của qui trình công nghệ bảo quản và chế biến vải quả đang tạo ra những điều kiện có tính cách mạng để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ tại những thị trường xa xôi Công nghệ chế biến cũng mở rộng dung lượng thị trường nông sản vùng chuyên canh nhờ sự tác động của quá trình đó đã đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng.
Nhóm nhân tố về kinh tế – tổ chức sản xuất
Nhóm nhân tố này gồm nhiều vấn đề nhưng có thể chia ra như sau:
Thứ nhất, trình độ, năng lực của người sản xuất: Nó có tác động trực
tiếp đến hiệu quả sản xuất Năng lực của người sản xuất được thể hiện qua: Trình độ khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý, khả năng ứng xử trước những biến động của trị trường, khả năng vốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất.
Thứ hai, quy mô sản xuất: Quy mô càng hợp lý thì sản xuất càng có
hiệu quả, mọi công việc như tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí…cũng được tiết kiệm, còn nếu quy mô sản xuất không hợp lý thì sản xuất sẽ kém hiệu quả.
Thứ ba, tổ chức công đoạn sau thu hoạch như: Tổ chức công tác chế
biến, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề có tính quyết định đến tính bền vững của sản xuất vải quả hàng hoá.
Như vậy, nhóm các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu trên có liên quan mật thiết và tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh hưởng đến sản xuất vải Do vậy việc phân tích, đánh giá đúng sự ảnh
Trang 31hưởng của chúng là rất cần thiết để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển sản xuất vải ở Lục Ngạn.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1 Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ vải trên thế giới
- Năm 1999 Trung Quốc có khoảng 580.000 ha vải, sản lượng trên 1,26 triệu tấn Các vùng sản xuất chính như Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam… với hơn 60% vải sản xuất được tiêu thụ tươi ngay ở thị trường địa phương, 30% cho sấy khô, phần còn lại là làm kẹo hoặc đông lạnh Thời vụ thu hoạch từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8.
Vải thường được đóng gói bằng thùng tre hoặc bìa cứng khi tiêu thụ ở thị trường gần, dùng túi nhựa và bảo quản lạnh đối với thị trường xa Công nghệ bảo quản vải cũng được sử dụng trong quá trình vận chuyển như bảo quản bằng SO2, bảo quản bằng đá Giá bán vải tuỳ thuộc vào từng giống và thời điểm thu hoạch, ví dụ như giống vải thu hoạch sớm nhất có giá khoảng 2 USD/kg, trong khi đó giá vải bán chính vụ có 0,5 USD/kg năm 1999 Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất cũng có những khó khăn như thời vụ thu hoạch ngắn và năng lực bảo quản kém, khâu tổ chức sản xuất chưa được tốt Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, các nhà nghiên cứu, dịch vụ khuyến nông và người sản xuất [51].
- Vải được trồng ở Úc hơn 60 năm trước đây, nhưng nó trở thành cây hàng hoá chính trong những năm 70, hiện có khoảng 1.500 ha, sản lượng trên 3.500 tấn, Vùng sản xuất chính ở miền Bắc Queensland chiếm 50%, miền Nam Queensland chiếm 40%, phần còn lại là miền Bắc New south Wales Thời vụ sản xuất kéo dài từ tháng 10 ở các tỉnh miền Bắc tới tháng 3 ở các vùng miền Nam Đã có tiêu chuẩn phân loại, đảm bảo chất lượng sản phẩm để cung cấp cho từng thị trường trên thế giới Sản phẩm sản xuất ra bán ngay tại cổng trại và được mang đến các chợ bán buôn ở Brisbane,
Trang 32Sydney, Melbourne hoặc cho xuất khẩu Với 30% sản phẩm được xuất khẩu thông qua các nhóm hợp tác tiêu thụ Thị trường xuất khẩu chính như Hồng Kông, Singapore, Pháp, các tiểu vương quốc Ả Rập và Anh Giá bán bình quân khoảng 5,50 USD/kg Các nhóm thu được lợi nhuận từ 1-2 USD/kg [44].
Trang 33Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới
Về thị trường tiêu thụ vải: Hàng năm có khoảng 20.000 tấn quả vải tươi được lưu thông và tiêu thụ trên thị trường Châu Âu, trong số đó có khoảng 50% được nhập khẩu vào nước Pháp, còn lại Đức, Anh…Năm 1999 giá vải ở Đức là 6,2 USD/1kg, Singapore 6 USD/1kg, Anh 6,4 USD/kg, Mỹ và Pháp 8,4 USD/1kg, Canada 10,8 USD/1kg [49].
Các nước vùng Đông Nam Á như Singapore nhập khá nhiều vải, số lượng vải quả tham gia vào thị trường này ước khoảng 10.000 tấn/năm [8]
Năm 1999 giữa các thị trường chính trên thế giới, Hồng Kông và Singapore đã nhập xấp xỉ 12.000 – 15.000 tấn vải từ Trung Quốc và tỉnh Taiwan Trung Quốc Tỉnh Taiwan Trung Quốc xuất khẩu sang Philippines
Trang 341.735 tấn, Mỹ 1.191 tấn, Nhật Bản 933 tấn, Canada 930 tấn, Thái Lan 489 tấn và Singapore 408 tấn [49]
Thái Lan xuất khẩu vải tươi đến thị trường Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Châu Âu và Mỹ Năm 1999 Thái Lan đã xuất khẩu lượng vải tươi sang Hồng Kông nhiều nhất 8.644 tấn Malaysia và Mỹ là nước nhập khẩu chính sản phẩm vải đóng hộp của Thái Lan với (3.767 tấn và 2.049 tấn) [45,49].
1.1.2.2 Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ vải ở trong nước
Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển cây ăn quả, trong đó vải, nhãn và chôm chôm là những loại cây ăn quả phát triển mạnh nhất Đến năm 2004, diện tích nhóm vải, chôm chôm của cả nước là 110.218 ha, diện tích cho sản phẩm là 84.793 ha; năng suất 59,9 tạ/ha và sản lượng 507.497 tấn [38] Vải chủ yếu được trồng ở miền Bắc, chôm chôm trồng ở miền Nam Các vùng sản xuất vải quả hàng hoá được biết nhiều đến như vải Thanh Hà - Hải Dương, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế - Bắc Giang, Đông Triều, Yên Hưng và Hoành Bồ – Quảng Ninh Diện tích trồng vải của các tỉnh trên chiếm 80,16%, sản lượng chiếm 64,83% so với diện tích và sản lượng vải quả ở miền Bắc năm 2005 Điều này cho thấy xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá vải quả ngày càng phát triển.
Vùng phân bố tự nhiên của vải ở Việt Nam từ 18 – 190 vĩ độ bắc trở ra Vải trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Trung du, miền núi Bắc bộ và một phần khu 4 cũ Những nơi trồng nhiều vải như: Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đông Triểu (Quảng Ninh), Thanh Hoà (Vĩnh Phúc), Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ (Hà Tây)…Có nhiều giống vải được trồng ở Việt Nam nhưng nhiều nhất là giống vải thiều [29].
Bảng 1.2 Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
DT thu hoạch(ha)
Sản lượng(tấn)
Trang 35Việc tiêu thụ quả vải tươi ra thị trường nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn trong bảo quản, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
Lượng tiêu thụ quả vải trong nhân dân hiện nay ở Việt Nam mới đạt từ 0,1-0,8 kg/người/năm, rất thấp so với các nơi khác như Thuỵ Điển, Mỹ, Úc Tiềm năng thị trường vải ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh… là rất cao Nếu các điều kiện cơ sở hạ tầng cho bảo quản, chế biến được cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm thì có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hơn nữa, Việt Nam có nhiều lợi thế cho việc xuất khẩu vải sang Châu Âu, do đó kỹ thuật canh tác, chất lượng quả, tiêu chuẩn đóng gói…, cần phải được nâng cấp để đáp ứng các đòi hỏi của thị trường Châu Âu.
Trang 36Việt Nam nói chung và phía Bắc của Việt Nam nói riêng có tiềm năng cao về sự phát triển của cây vải Trong thực tế loại hoa quả này đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nền kinh tế của quốc gia và cuộc sống của những người dân địa phương.
1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện nay trên địa bàn huyện Lục Ngạn có những giống vải nào đang được phát triển mang tính hàng hoá ? Giống vải nào đem lại hiệu quả kinh tế cao?
- Trên cùng 1 đơn vị diện tích thì giữa vải sấy khô với vải quả tươi, vải nào có hiệu quả kinh tế cao hơn ?
- Người dân trồng vải ở Lục Ngạn gặp phải những khó khăn gì trong việc phát triển cây vải thiều?
- Có những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn ?
1.2.2 Các phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
1.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung
Dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan
1.2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu nghiên cứu
Số liệu thứ cấp: Là số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, internet, báo cáo tổng kết của huyện Lục Ngạn về các vấn đề như:
+ Diện tích, năng suất, sản lượng vải một số năm.+ Tình hình bảo quản, chế biến sản phẩm.
+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm, thị trường, giá bán vải quả.
Trang 37 Số liệu sơ cấp: Để thu thập số liệu mới, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân
(PRA- Participatory-Rural-Appraisal) và điều tra hộ nông dân thông qua điều tra trực tiếp.
PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn nông dân cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch và thực hiện.
- Điều tra hộ nông dân.
Điều tra phỏng vấn nông hộ, các chuyên gia, cán bộ quản lý qua hệ thống mẫu phiếu điều tra có sẵn
+ Chỉ tiêu điều tra hộ: Để phản ánh đầy đủ những thông tin phát triển kinh tế hộ, chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ tiêu thông tin về chủ hộ: thông tin về chi phí sản xuất, kết quả sản xuất, thu nhập và sử dụng thu nhập cho các mục đích; Thông tin tuổi, giới tính, dân tộc, văn hoá của chủ hộ; thông tin về nhân khẩu, lao động; thông tin về vốn, tài sản; thông tin về mức độ đảm nhận diện tích đất đai, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường; những thông tin về hộ được thu thập theo phiếu điều tra rồi tổng hợp thành bảng số liệu cơ bản để tính toán, phân tích
1.2.2.3 Chọn điểm điều tra, số lượng mẫu điều tra nghiên cứu
Lựa chọn điểm nghiên cứu: Để đảm bảo tính khoa học, đáp ứng được
yêu cầu nghiên cứu thực tiễn trong quản lý và sản xuất, cung cấp các thông tin có tính chất tổng quát thời sự, mang tính đại diện cao Công tác chọn điểm nghiên cứu được căn cứ vào các yêu cầu sau:
+ Chọn địa bàn có diện tích, sản lượng cây vải lớn
+ Chọn địa bàn có đặc điểm tự nhiên, khí hậu phù hợp với phát triển cây vải thiều
+ Về mặt sản xuất: Chọn địa bàn có điều kiện và trình độ sản xuất, trình độ
Trang 38văn hoá đại diện để nhìn nhận khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Về mặt kinh tế: Chọn địa bàn điều tra (xã, thôn, hộ gia đình) có điều
kiện kinh tế (giàu khá, trung bình, nghèo) để có số liệu phong phú trong quá
trình nghiên cứu.
Căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lục Ngạn dựa vào các căn cứ trên cùng với sự tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương và những người đã sống lâu năm trên địa bàn, chúng tôi chọn ba xã đại diện cho ba tiểu vùng sinh thái của huyện để điều tra nghiên cứu như sau:
+ Xã Phượng Sơn là xã đại diện cho tiểu vùng 1 (các xã vùng thấp) Xã có độ cao trung bình thấp nhất, gần trung tâm huyện thị, có điều kiện tiếp cận với thị trường, cơ sở hạ tầng phát triển nhất trong ba xã đại diện Thuận lợi cho phát triển cây ăn quả đặc biệt là cây vải thiều.
+ Xã Giáp Sơn là xã đại diện cho tiểu vùng 2 Đây là các xã vùng đệm nhiều đồi núi có độ cao trung bình cao hơn các xã tiểu vùng 1
+ Xã Tân Mộc là xã đại diện cho tiểu vùng 3 (các xã vùng cao) Xã có độ cao trung bình cao nhất so với hai xã đại diện, cơ sở hạ tầng, đường xá đi lại khó khăn.
Trang 39 Số lượng mẫu điều tra được phân chia như sau:
Bảng 1.3: Phân loại số lượng mẫu chọn điều tra
Tên xã điều traTổng số (hộ)
Trong đó phân theo tình hình kinh tế của hộ
Giàu, khá
Nguồn: Theo tính toán của tác giả
Để lựa chọn mẫu chúng tôi dựa vào tỷ lệ hộ giàu, nghèo theo các tiêu chí của tỉnh và của Bộ Lao động thương binh và xã hội Dựa trên tỷ lệ hộ giàu khá, trung bình (TB), nghèo của huyện để xác định lượng mẫu điều tra và dựa trên yêu cầu số mẫu đủ lớn, đảm bảo ý nghĩa thống kê để phân tích Sau đó chọn số lượng hộ điều tra dựa vào danh sách các hộ trong thôn bản, chọn ngẫu nhiên số hộ cần điều tra theo danh sách sau đó trực tiếp đến phỏng vấn từng hộ.
1.2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu đã công bố: Thu thập được chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin
cậy sau đó thống kê dưới dạng bảng để phân tích tốc độ phát triển sản xuất của hộ, tốc độ phát triển của vùng
Số liệu điều tra: Toàn bộ số liệu được xử lý trên máy tính theo các chỉ
tiêu điều tra trên phần mền bảng tính Excel.
1.2.2.5 Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả
- Phân tổ thống kê: theo nhóm hộ (giàu khá, TB, nghèo) quy mô diện tích, theo vùng sinh thái, theo giống để làm cơ sở cho việc so sánh phân tích.
Trang 40- So sánh: So sánh giữa các chỉ tiêu nghiên cứu, các vùng, các giống, và giữa các nhóm hộ với nhau Thông qua so sánh để tính được mức độ điển hình.
Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích thống kê: Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân để phân tích mức độ và xu hướng biến động về sản xuất vải cũng như hiệu quả kinh tế sản xuất vải từng vùng, qua các năm giữa các nhóm hộ hoặc giữa các tiêu thức nghiên cứu khác nhau.
1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sau:
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng
- Số tuyệt đối: Diện tích, năng suất, sản lượng cây vải năm 2006 của huyện Lục Ngạn nói chung và ba xã vùng nghiên cứu nói riêng.- Số tuyệt đối: So sánh cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng vải qua
các năm.
- Số bình quân: Thu nhập bình quân chung của hộ, thu nhập bình quân từ cây vải, giá bán bình quân vải quả
1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất
Chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất:
- Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross output): là toàn bộ của cải vật
chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của hộ nông dân (thường là 1 năm)
Trong đó: Pi là giá sản phẩm thứ i
Qi là sản phẩm thứ i