Luận văn : Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty xây lắp và vật liệu xây dựng V - Bộ Thương Mại
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Với xu thế phát triển như vũ bão hiện nay của nền kinh tế thế giới thì Việt Namkhông thể đứng ngoài vòng xoáy phát triển này Cùng với sự chuyển biển của nền kinh
tế thì hệ thống ngân hàng không thể đứng ngoài cuộc và đã có sự chuyển biến sâu sắckhông chỉ về số lượng mà cả về chất lượng nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả cácnguồn vốn khan hiếm của đất nước Trong đó, hoạt động tín dụng nói chung và hoạtđộng thẩm định nói riêng là những nhân tố không thể thiếu được trong quá trình hoạtđộng Bởi, cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam vào xu hướngcủa nền kinh tế thế giới thì ngân hàng luôn đóng một vị trí quan trọng góp phần làmgiảm thiểu rủi ro tiềm ẩn khi nguồn vốn được sử dụng Chính vì thế mà chú trọng đếncác nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư là một hoạtđộng liên tục và cần thiết
Với kiến thức đã được học tại trường đại học, cùng với kinh nghiệm thực tế trongthời gian thực tập tại phòng Đầu tư và Quản lý Dự án của Ngân hàng TMCP Quân Độinên em chọn đề tài:
“Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định
dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội”
Trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề này em xin chân thành cảm ơnThạc sỹ- Giáo viên hướng dẫn Trần Mai Hoa, và các anh chị thuộc phòng Đầu tư vàQuản lý dự án cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng TMCP Quân Đội
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đềthực tập này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 – 2007.
Trang 2CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP
QUÂN ĐỘI
I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.
1 – Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (NHTMCP Quân đội) (gọi tắt là Ngânhàng Quân đội) được thành lập vào ngày 04/11/1994 theo giấy phép số 0054/NH – GP,
do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 060297, do sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đổi ngày27/12/2002) dưới hình thức là ngân hàng cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ, tíndụng và dịch vụ ngân hàng với mục đích phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản xuấtquốc phòng và làm kinh tế
Ngân hàng Quân Đội có hội sở chính tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội Ngânhàng có 11 sáng lập viên đó là :
Ngân hàng Quân đội ra đời với mục đích kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng,phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp Quân đội tham gia làm kinh tế, các dự án quốcphòng Tuy nhiên, cùng với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế, và cũng để phù hợpvới mục tiêu kinh doanh trong thời kỳ mới thì Ngân hàng cũng còn đóng vai trò là mộtngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Khách hàng mà Ngân hàng Quân
Trang 3Đội phục vụ khá đa dạng, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế trong đó có doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu vay vốn, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ của cácdoanh nghiệp.
Phương châm hoạt động của Ngân hàng Quân Đội là hoạt động an toàn, hiệu quả vàluôn luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của Ngân hàng Trong nhữngnăm qua, Ngân hàng Quân Đội luôn là người đồng hành tin cậy của khách hàng và uytín của Ngân hàng càng được củng cố và phát triển
Sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định và liên tụctrong hơn 12 năm hoạt động Vốn điều lệ, tổng tài sản cũng như lợi nhuận trước thuếcủa Ngân hàng tăng liên tục
Cùng với kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, những năm qua MB đã triểnkhai hàng loạt chương trình phục vụ yêu cầu phát triển, đầu tư năng lực kinh doanh Đó
là từng bước chuyển dịch theo mô hình quản lý tập trung, hình thành hội sở, sở giaodịch đi đôi với phát triển mạng lưới kinh doanh, đầu tư phương tiện, tăng cường anninh Đến cuối năm 2005, ngoài 300 ngân hàng đại lý thuộc 56 quốc gia đảm bảo giaodịch thanh toán với tất cả các châu lục, MB đã có 25 chi nhánh, phòng giao dịch tại cáctrung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM; 2 công ty trực thuộc
và Hội sở chính được chuyển về toà nhà Ngân hàng Quân Đội tại số 3 Liễu Giai, BaĐình, Hà Nội Đồng thời đã triển khai hàng loạt dự án, chương trình nằm trong mụctiêu phát triển 2005-2010 Chỉ tính riêng những tháng cuối năm 2005, nhiều cam kết,thoả thuận giữa MB và các đối tác trong và ngoài nước đã được ký kết, góp phần nângcao vị thế của MB trên thị trường tài chính Trong đó nổi bật phải kể đến các đối tác uytín như Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Ngân hàng Citibank, Temenos Thuỵ sỹ…Trong suốt chặng đường hơn 12 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Quân Độiluôn chú trọng đổi mới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng côngnghệ mới Chính vì vậy, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng liên tục được cải thiện,mang lại cho khách hàng sự yên tâm, thuận tiện và hiệu quả khi sử dụng các dịch vụcủa Ngân hàng Quân Đội
2.2 - Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Quân Đội:
2.2.1 – Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHQĐ
Trang 4Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Uỷ ban cao cấp
P ktra ksoát nội bộ
Cty CK Thăng Long
Trang 52.2.2 Khái quát về chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
Đại hội đồng cổ đông, là cơ quan quyết định cao nhất của NHTMCP Quân đội.
Mỗi cổ đông đại diện cho một lá phiếu khi bầu cử và quyết định tại đại hội, các quyếtđịnh được thực hiện theo sự nhất trí của đa số cổ đông Đại hội cổ đông bầu ra chủ tịchhội đồng cổ đông, ban kiểm soát
Chức năng của Đại hội đồng cổ đông là :
Thảo luận và thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về các kết quả kinh doanh,quyết định các vấn đề liên quan đến chủ trương định hướng phát triển Ngân hàng Thành lập công ty trực thuộc, chia tách, sát nhập, hợp nhất
Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, quy chế, quỹ lương
Quyết định phương án xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kĩ thuật; Thông quaphương án mua, góp vốn cổ phần
Hội đồng quản trị, là cơ quan quản trị cao nhất của ngân hàng giữa hai kỳ đại hội.
Hội đồng quản trị do đại hội đồng bầu ra gồm từ 5 đến 12 thành viên, được bầu hoặcbãi miễn với đa số phiếu tại đại hội đồng bằng thể thức bỏ phiếu kín Chủ tịch, phó chủtịch hội đồng quản trị do các thành viên hội đồng quản trị bầu ra hoặc bãi miễn bằng thểthức bỏ phiếu hoặc biểu quyết Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quản trị công tác xâydựng chính sách, quy chế, các mục tiêu kinh doanh và quản lý giám sát trong toàn bộ hệthống
Tổng giám đốc : có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh
doanh theo đúng pháp luật, điều lệ của Ngân hàng; trình Hội đồng quản trị các báo cáotheo đúng quy định hiện hành về tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh.Tổng giám đốc có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện: phương án huy độngvốn, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; trực tiếp chỉ đạo bộ máy,kiểm tra hoạt động kinh doanh
Tổng giám đốc có thể ban hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ kĩ thuật, quản lýtrong kinh doanh và nội quy bảo mật; Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý củaNgân hàng; đại diện cho Ngân hàng trong quan hệ quốc tế; báo cáo Hội đồng quản trị,
Trang 6Ngân hàng Nhà nước, cung cấp tài liệu cho Ban kiểm soát về kết quả hoạt động kinhdoanh.
Ban kiểm soát: là những người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh, quản trị và điều hành NHTMCP Quân đội Thành viên của ban kiểm soát khôngđồng thời là thành viên hội đồng quản trị
Văn phòng: có chức năng làm các công việc như :Lễ tân, đối ngoại, quản lý đội
xe Quản lý tài sản làm việc, trang thiết văn phòng và các khoản chi phí văn phòng,quản lý xây dựng cơ bản nội bộ
Phòng kế hoạch tổng hợp: phòng này có chức năng quản lý, thu thập, xử lý các
thông tin tổng hợp cho ban lãnh đạo Ngân hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh, cácchính sách, chiến lược phát triển nhân sự, các kế hoạch đào tạo cán bộ trình hội đồngquản trị phê duyệt, quan hệ công chúng, marketing và quảng cáo, công tác pháp chế
Phòng công nghệ thông tin: có chức năng quản lý và đảm bảo sự an toàn, hiệu quả,
chính xác, nhanh chóng trong hoạt động của hệ thống thông tin của Ngân hàng Xâydựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin trình hội đồng quản trị phê duyệt, phốihợp với bộ phận nghiên cứu phát triển và các phòng nghiệp vụ nhằm triển khai các giảipháp, các ứng dụng mới trong công tác phát triển sản phẩm của Ngân hàng
Phòng kế toán:
Bộ phận kế toán tài chính: chức năng của bộ phận này là xây dựng kế hoạch tàichính cho các bộ phận nghiệp vụ và chi nhánh, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch tàichính và xây dựng các báo cáo tài chính phục vụ ban lãnh đạo và các đơn vị có liênquan, thanh quyết toán tài chính các hoạt động kinh doanh và đầu tư cho các phòngnghiệp vụ, các chi nhánh và công ty trực thuộc, xây dựng chế độ chính sách kế toán ápdụng trong toàn hệ thống, xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động cho từng bộphận nghiệp vụ và chi nhánh
Bộ phận thanh toán bù trừ, kế toán cho vay, kế toán kinh doanh ngoại tệ: bộ phậnnày có chức năng kiểm soát sau các giao dịch kinh doanh (tính đúng đắn, đầy đủ, hợplý ), xủ lý các giao dịch (hạch toán, thanh toán )
Trang 7 Phòng tín dụng : là phòng có chức năng tham mưu cho hội đồng tín dụng và đầu
tư, xây dựng định hướng, chính sách và các hạn mức tín dụng trình hội đồng tín dụng
và đầu tư xem xét, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ chính sách và các hạn mức tín dụng;quản lý các khoản nợ xấu, thẩm định, tái thẩm định các dự án
Phòng quản lý dự án: có chức năng
Tham mưu cho hội đồng tín dụng và đầu tư,
Nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách đầu tư trình hội đồng tín dụng và đầu tưNgân hàng xem xét,
Quản lý các hoạt động đầu tư của Ngân hàng như: góp vốn liên doanh liên kết, mua
cổ phần các tổ chức khác; Quản lý thống nhất các khoản đầu tư gián tiếp, trực tiếp củaNgân hàng Quân đội; đầu mối và theo dõi quản lý danh mục đầu tư
Đầu tư tài chính
Thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn và cho vay các dự án trung và dài hạn có quy
mô lớn
Tham gia các đề án nghiên cứu phát triển: phát triển mạng lưới, nghiên cứu và pháttriển sản phẩm của Ngân hàng; tổng hợp thông tin
Tham gia các hoạt động khác theo sự phân công của ban lãnh đạo Ngân hàng
Phòng thanh toán và quan hệ quốc tế : phòng có chức năng
Quản lý và bảo đảm sự hoạt động an toàn, hiệu quả trong việc cung ứng các dịch vụthanh toán quốc tế trong toàn hệ thống
Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, chính xác và đầy đủ của chứng từ và các lệnh thanhtoán xuất nhập khẩu của khách hàng
Xử lý các lệnh thanh toán (hạch toán, thực hiện lệnh )
Đảm nhiệm dịch vụ ngân hàng đại lý và quan hệ quốc tế
Phòng kiểm toán nội bộ :phòng có chức năng
Kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo việc thực hiện quy chế chính sách của Ngân hàng vàcác quy định của pháp luật trong toàn hệ thống
Đánh giá mức độ an toàn, xây dựng quy trình, quy chế đảm bảo giảm thiểu rủi rotrình hội đồng quản trị phê duyệt
Trang 8Kiểm toán hoạt động của Ngân hàng, phối kết hợp với bộ phận kế toán tài chínhtrong công tác quyết toán tài chính cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư
Xây dựng các báo cáo độc lập gửi ban điều hành, hội đồng quản trị, ban kiểm soát,
hỗ trợ ban kiểm soát trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của toàn hệ thống
Phòng ngân quỹ : có nhiệm vụ quản lý kho quỹ và duy trì hợp lý lượng tiền mặt và
giấy tờ có giá đảm bảo khả năng thanh toán cho các quầy giao dịch, thực hiện chi trảhoặc thu nhận các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn
Phòng Marketing: nhiệm vụ của phòng Marketing là tạo ra mối quan hệ giữakhách hàng với ngân hàng; duy trì khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới; xâydựng phong cách chăm sóc khách hàng
Phòng giao dịch : phòng làm nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý các lệnh thanh toán của
khách hàng đến giao dịch, trực tiếp chi trả các giao dịch tiền mặt có giá trị nhỏ (dưới
300 triệu), giải đáp, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng
Phòng Treasury: có chức năng nhiệm vụ của Treasury là kinh doanh tiền tệ :
Hoạt động vay và cho vay ( thiếu tiền thì vay về, thừa thì cho vay ra)
Kinh doanh ngoại hối : kinh doanh ngoại tệ và ký quỹ
Quản lý dự trữ bắt buộc; quản lý thanh khoản
Giá vốn nội bộ : cung cấp giá vốn nội bộ để tính toán chính xác hiệu quả của từnghoạt động, từng cá nhân, không làm thay đổi lợi nhuận của Ngân hàng, giảm thiểu rủi ro
Chi nhánh cấp I, cấp II:
Các chi nhánh cấp II của Ngân hàng Quân đội nhìn chung có quy mô nhỏ, nhân sự
ít, do vậy tính chuyên môn riêng biệt là chưa có mà thường hoạt động theo hình thứckiêm nhiệm, mỗi cán bộ có thể kiêm nhiệm nhiều chức năng, từ thẩm định ban đầu,quyết định và theo dõi sau khi đã ra quyết định
Các chi nhánh cấp I thì nhìn chung có quy mô lớn hơn, đã có sự chuyên môn hoá ởmột vài bộ phận, mức độ độc lập của chi nhánh với hội sở là tương đối cao, hạn mức tíndụng đối với chi nhánh cũng cao hơn so với chi nhánh cấp II
II – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG THỜI GIAN QUA
Trang 92.1 Vài nét về hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây:
Ngân hàng Quân đội đi vào hoạt động với số vốn điều lệ chỉ là 20 tỷ đồng, có mộttrụ sở duy nhất tại Hà Nội, với 25 cán bộ công nhân viên Tuy nhiên trong suốt quátrình hoạt động, do có sự thống nhất và nhất trí cao của lãnh đạo hội đồng quản trị vàđiều hành, sự nhiệt tình và tích cực học hỏi, có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ côngnhân viên, sự giúp đỡ tích cực của các ngành hữu quan, các cổ đông, các khách hàng,ngân hàng bạn nên Ngân hàng Quân đội đã giành được những kết quả đáng khích lệ Với những thắng lợi sau 10 năm phát triển ổn định 1994-2004, năm 2005, Ngânhàng Quân Đội đã có được sự tăng trưởng toàn diện ở tất cả các lĩnh vực được đề ratrong mục tiêu của chương trình cải tổ 2004-2008 Đó là việc tập trung cao cho chiếnlược phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, mở rộng kinh doanh, đa dạng hoásản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng thương hiệu, tạo dựng văn hoá công
ty, tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, phát triển nguồn lực tàichính với phương châm tăng trưởng, chất lượng và công khai minh bạch
Những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh năm 2005 là một minh chứnghết sức sinh động cho những thành công của MB trong lộ trình tái cơ cấu tổ chức để tồntại và phát triển bền vững
So với năm 2004, năm 2005 vốn chủ sở hữu của Ngân hàng tăng 32,5%, vốn huyđộng tăng 42%, tổng tài sản đạt 8.215 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng là148,7 tỷ đồng, tăng 40,5% Năm 2005 Ngân hàng có được sự tăng trưởng gấp hai lần
so với năm 2003
Các hoạt động đầu tư, liên doanh liên kết, hoạt động của các công ty trực thuộc đã
có những chuyển biến sâu sắc và hết sức tích cực, bước đầu đã được những sự thànhcông Đặc biệt cuối năm 2005 Ngân hàng đã có được một danh mục đầu tư hết sức khảquan, các loại cổ phiếu, trái phiếu trong danh mục đều được chọn lựa và có mức tăngtrưởng khá
Cơ sở hạ tầng kiểm soát rủi ro đang từng bước được hoàn thiện, các hoạt động kiểmtra kiểm soát, kiểm toán nội bộ được coi trọng và hoạt động ngày càng hiệu quả hướng
Trang 10Cùng với kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, những năm qua MB đã triểnkhai hàng loạt chương trình phục vụ yêu cầu phát triển, đầu tư năng lực kinh doanh Đó
là từng bước chuyển dịch theo mô hình quản lý tập trung, hình thành hội sở, sở giaodịch đi đôi với phát triển mạng lưới kinh doanh, đầu tư phương tiện, tăng cường anninh Đến cuối năm 2005, ngoài 300 ngân hàng đại lý thuộc 56 quốc gia đảm bảo giaodịch thanh toán với tất cả các châu lục, MB đã có 25 chi nhánh, phòng giao dịch tại cáctrung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM; 2 công ty trực thuộc
và Hội sở chính được chuyển về toà nhà Ngân hàng Quân Đội tại số 3 Liễu Giai, BaĐình, Hà Nội Đồng thời đã triển khai hàng loạt dự án, chương trình nằm trong mụctiêu phát triển 2005-2010 Chỉ tính riêng những tháng cuối năm 2005, nhiều cam kết,thoả thuận giữa MB và các đối tác trong và ngoài nước đã được ký kết, góp phần nângcao vị thế của MB trên thị trường tài chính Trong đó nổi bật phải kể đến các đối tác uytín như Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Ngân hàng Citibank, Temenos Thuỵ Sỹ…Ngoài những hoạt động nêu trên, trong những năm qua MB đã có những bước điquan trọng trong việc đầu tư năng lực kinh doanh với những sự kiện như : khánh thànhtoà nhà Hội sở chính, nâng cấp chi nhánh Điện Biên Phủ, đầu tư mới phương tiện làmviệc, tăng cường hệ thống an ninh, khai trương hội sở, sở giao dịch, các chi nhánh quậnHoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ(Hà Nội), Gò Vấp(TPHCM), Vĩnh Trung(Đà Nẵng), NgôQuyền(Hải Phòng)… Đồng thời Ngân hàng cũng đã tuyển dụng bổ sung trên 200 cán
bộ nhân viên có kinh nghiệm, các sinh viên tốt nghiệp có chất lượng cao ở trong vàngoài nước, góp phần bổ sung quan trọng cho nguồn nhân lực cho Ngân hàng
Với những kết quả đạt được trong 11 năm qua, Ngân hàng đã đưa ra những mục tiêuđầy tham vọng nhưng rất hiện thực cho năm 2006: đạt tốc độ tăng trưởng toàn diện tư20% đến 40% so với năm 2005, đảm bảo tốt yêu cầu về tăng trưởng, an toàn và hiệuquả Trong đó, Ngân hàng phấn đấu tăng mức tổng tài sản lên 11.500 tỷ đồng, tổng vốnhuy động tăng 31%, dư nợ tăng 29,7% trong năm 2006 Ngoài ra MB cón có kế hoạchtăng vốn chủ sỡ hữu lên tối thiểu 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2006; xem xét tìm kiếmmột định chế tài chính để bổ sung vào danh sách cổ đông chiến lược và thành lập công
ty quản lý quỹ, MB cũng sẽ mở thêm 15 chi nhánh và phòng giao dịch mới tại các địa
Trang 11bàn quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TPHCM, CầnThơ…
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua
Bảng 1 : BẢNG CÂN Đ ỐI KẾ TOÁN
(Đơn vị: triệu VNĐ)
2003 2004 2005 Tài sản
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác 808.087 2.571.529 2.951.282
Cho vay và ứng trước cho khách hàng 2.691.422 3.455.160 4.218.138
4.031.493 6.509.140 8.214.933 Công nợ
Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác 785.838 367.136 1.049.186
3.653.189 6.027.401 7.578.335 Vốn điều lệ 280.000 350.000 450.000 Thặng dư vốn cổ phần - 8.975 230.975
Trang 12Lợi nhuận chưa phân phối 59.195 76.971 105.350
4.031.493 6.509.140 8.214.933 Các khoản mục ngoại bảng
( Trích từ Báo cáo thường niên 2005 – NHQĐ)
Bảng 2 : BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
(Đơn vị: triệu VNĐ)
2003 2004 2005
Thu nhập tiền lãi và các khoản thu nhập tương tự 208.526 301.772 476.461
Trang 13Chi phí tiền lãi và các chi phí tương tự (124.312) (159.700) (236.544)
Thu nhập tiền lãi ròng 84.214 142.072 239.917
Thu nhập phí dịch vụ và hoa hồng ròng 11.090 16.443 22.107
Thu nhập ròng từ kinh doanh ngoại hối 3.217 5.648 3.154
Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác 19.192 8.843 30.155
Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh 117.713 173.826 299.992
Lương và các chi phí liên quan (10.984) (16.047) (27.061)
Dự phòng các khoản cho vay và ứng trước khó đòi (17.255) (20.746) (71.390)
Dự phòng các chung cho các cam kết phát hành - - (5.079) Khấu hao và phân bố tài sản cố định (2.809) (4.608) (10.528)
Tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh (45.174) (69.787) (151.377) Lợi nhuận trước thuế 72.539 104.039 148.615
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (21.686) (28.656) (39.570)
Lợi nhuận sau thuế 50.853 75.383 109.045
( Trích từ Báo cáo thường niên 2005 – NHQĐ)
Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu:
Hình 2: Tổng vốn huy động
Trang 14(Đơn vị: tỷ đồng)
Hình 3: Tổng dư nợ
(Đơn vị: tỷ đồng)
Hình 4 : R.O.E
Trang 16Huy động vốn của MB được Ngân hàng Nhà Nước đánh giá cao trên thị trường liên ngân hàng.
Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự tăng trưởng vượt bậc,đạt 4.933 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2003 và đạt 120% kế hoạch năm Cơ cấu huyđộng vốn của Ngân hàng đang tiếp tục tăng trưởng theo chiều hướng tốt, đặc biệt làlượng tiền gửi từ dân cư tăng lên đáng kể bằng 1.82 lần so với năm 2003 Vốn huy động
từ các tổ chức kinh tế tăng 64,57%
Tính đến 30/12/2005, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt 7.046.82 tỷđồng, tăng 42.7% so với đầu năm Cơ cấu huy động vốn được đảm bảo theo chiềuhướng tốt Trong đó lượng vốn huy động từ dân cư tăng trưởng khá, tăng 160% so vớiđầu năm Đây là kết quả có được từ những thành công của hai chương trình “Tiết kiệm
dự thưởng” và “Tiết kiệm có thưởng” và rất nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ,tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu của MB Trong năm 2005, MB còn thamgia khá tích cực trên thị trường liên ngân hàng với mục đích kinh doanh để thu lợinhuận và nâng cao được tính thanh khoản Những kết quả đạt được trên thị trường liênNgân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao
Với những kết quả như vậy, tổng tài sản của MB đến 31/12/2005 đạt 8.214 tỷ đồng,tăng 20,74% so với đầu năm Tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng đạt trên 8% theo đúngquy định của Ngân hàng Nhà nước
Từ sử dụng vốn hiệu quả đến nâng cao chất lượng tín dụng.
Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng đến 31/12/2004 là 3.898 tỷ đồng, tăng 32% sovới năm 2003 và bằng 108% so với kế hoạch Trong năm 2004, MB chủ trương nângcao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại danh mục nợ vay, tăng cường các khoản tín dụng cótài sản bảo đảm và đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay tiêudùng
Đến 31/12/2005, tổng dư nợ vay của MB là 4.407 tỷ đồng, tăng 13,97% so với năm
2004, phù hợp với mục tiêu tập trung nâng cao chất lượng tín dụng kết hợp tái cơ cấucác khoản nợ MB đã làm nhiều đầu mối thành công trong nhiều dự án đồng tài trợ vớicác ngân hàng
Trang 17Chất lượng tín dụng của MB được cải thiện đáng kể Trong năm 2004, Ngân hàng
đã tích cực triển khai, tăng cường kiểm soát hoạt động tín dụng, cơ cấu lại nợ, chuẩnhoá lại quy trình, từng bước hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro và các công cụ quảnlý Nhờ vậy, Ngân hàng đã hạn chế được rất nhiều những khoản nợ quá hạn mới phátsinh, thu hồi được phần lớn số nợ đọng, và tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng đạt trên 60%các khoản nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2005 là 1.68% MB đã triển khai thực hiện nghiêm chỉnhQuyết định 493 về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN, tích cực thu hồi
nợ đọng và kết quả đạt được rất khả quan
Hoạt động phi tín dụng tăng trưởng cao với những chuyển biến tích cực:
- Hoạt động bảo lãnh: hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng trong năm 2004 đạt được
tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng Tổng số dư bảo lãnhđến ngày 31/12/2004 đạt 784,93 tỷ đồng Doanh số bảo lãnh tăng mạnh nhưng chấtlượng của hoạt động bảo lãnh vẫn chưa được đảm bảo Kể từ khi cung cấp dịch vụ,Ngân hàng chưa phải thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh nào Tổng phí bão lãnh thu đượctrong năm tăng 68,75 so với cùng kì năm trước
Tính đến ngày 31/12/2005 tổng số dư bảo lãnh đạt 1.330 tỷ đồng, tăng 14.3%.Doanh số bảo lãnh tăng mạnh mà chất lượng của hoạt động bảo lãnh vẫn được đảm bảo.Tổng phí bảo lãnh thu được tăng 40,26% so với năm trước
- Hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ: cùng với việc triển khai đề án hình thành
khối Treasury, hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ trong năm 2004 cũng đã thu đượcnhững kết quả tích cực với tổng doanh thu tăng 89,2% so với năm 2003 Trong đódoanh số mua bán ngoại tệ đạt xấp xỉ 450 triệu USD Lãi từ kinh doanh ngoại tệ tăng75% so với năm 2003
Trong năm 2005, với việc đưa khối Treasury vào hoạt động, việc quản lý vốn vàkinh doanh ngoại tệ của MB đã có những kết quả rất đáng ghi nhận Nhìn chung khốiTreasury đã đản trách khá tốt việc điều hoà vốn giữa các chi nhánh, quản lý chặt chẽ tỷ
lệ dự trữ bắt buộc, cơ cấu lại tài khoản Nostro và kinh doanh ngoại tệ phục vụ kháchhàng và để kiếm lời Đồng thời Mb có tham gia vào hoạt động cầm cố, chiết khấu giấy
Trang 18Quan hệ giao dịch Interbank của MB đã triển khai tích cực thông qua việc MB mởrộng và tăng cường mối quan hệ với tất cả các định chế tài chính hoạt động hiệu quả tại
Việt Nam
- Hoạt động thanh toán quốc tế: Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt
804,21 triệu USD trong năm 2004 Đi đôi với việc tăng doanh thu, thu phí dịch vụ từhoạt động thanh toán quốc tế cũng đạt mức tăng trưởng tích cực, tăng 28,6% so với năm
2003 Tất cả các giao dịch thanh toán đều được thực hiện đúng hạn và tuân thủ đúng tậpquán quốc tế MB cũng đã thiết lập được thêm nhiều mối quan hệ với các ngân hàng đại
lý trên thế giới, nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thị trường tài chính tiền tệ
Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu cả năm 2005 của MB đạt 691 triệuUSD Tuy không có khối lượng xuất nhập khẩu lớn như năm trước, nhưng số lượngkhách hàng và giao dịch lại tăng nhanh, vì vậy doanh thi tăng 60% so với cùng kì nămtrước
Hoạt động quan hệ quốc tế cũng có những chuyển biến tích cực và ngày càng có uytín Hiện nay, MB đã có được quan hệ đại lí với 350 ngân hàng ở khắp các châu lục,đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng, an toàn và thuận lợi
- Hoạt động kinh doanh thẻ: Năm 2004 là năm đầu tiên MB triển khai dịch vụ thẻ
ATM Active Plus Đây là kết quả của sự hợp tác giữa MB và Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam cùng với 11 Ngân hàng thành viên khác Sản phẩm thẻ ATM Active Plus của
MB có những điểm vượt trội so với các sản phẩm thẻ ATM khác, đó là khách hàng sửdụng sẽ được bảo hiểm cá nhân 24h trong ngày tại công ty Bảo hiểm Viễn Đông
Tính đến cuối năm 2005, hoạt động dịch vụ thẻ MB đang từng bước đi vào hoạtđộng ổn định, doanh số thanh toán tăng nhanh đồng thời đã thu hút được một lượng tiềngửi đáng kể của dân cư Đặc biệt, thẻ của MB đã góp phần tăng thêm tiện ích thu hútngày càng nhiều khách hàng đến với MB
Với mục tiêu đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm thẻ MB đang tích cựchoàn thiện đề án, ổn định tổ chức, đầu tư thiết bị công nghệ, bổ sung nhân lực, mở rộngquan hệ hợp tác để mở ra một thời kỳ phát triển mới đối với hoạt động dịch vụ thẻ của
MB bắt đầu từ cam kết giữa VCB – Viettel – MB
Trang 19CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
Trong thời kỳ đất nước ta đang tham gia một cách mạnh mẽ vào WTO, thực hiệncông nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước thì lĩnh vực kinh doanh ngân hàng đứng trướcmột cơ hội cũng như thử thách rất lớn Nói đến hoạt động kinh doanh ngân hàng thìkhông thể không nói đến hoạt động cho vay vốn, đặc biệt là hoạt động cho vay đối vớicác dự án trung và dài hạn Đây chính là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng,quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Nhằm bảo đảm an toàn vốn tronghoạt động cho vay thì các ngân hàng phải tiến hành công tác thẩm định các dự án xinvay vốn Công tác thẩm định đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải tuân thủ theo nhữngphương pháp, quy trình, nội dung thẩm định cụ thể do ngân hàng đề ra
I - THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
1 - Quy trình thẩm định:
Hiện nay, trên thị trường tiền tệ đang tồn tại rất nhiều loại hình hoạt động cho vayvốn Khách hàng bây giờ có rất nhiều sự lựa chọn ngân hàng để đi vay Do vậy, để cạnhtranh được trên thị trường cho vay tiền tệ, các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch
vụ của chính bản thân ngân hàng mình Điều đó được thể hiện cụ thể qua tiến độ thựchiện công tác thẩm định có nhanh hay không, có ảnh hưởng đến cơ hội và dự án đầu tưcủa khách hàng hay không? Muốn thực hiện công tác thẩm định đúng thời hạn, đảm bảotiến độ đầu tư của dự án thì cán bộ thẩm định tại ngân hàng TMCP Quân đội đã tuântheo quy trình thẩm định dự án cho vay vốn như sau:
Trang 20Hình 6 : Sơ đồ Quy trình thẩm định tại NHTMCP Quân đội
2 - Phương pháp thẩm định:
Công tác thẩm định tín dụng là công tác rất quan trọng đối với việc cho vay vốn tạicác ngân hàng Do vậy, một phương pháp thẩm định hợp lý để cho kết quả thẩm địnhchính xác sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thẩm định dự án cho vay Tại ngân hàngTMCP Quân đội, các cán bộ thẩm định thường tiến hành thẩm định các dự án dựa trên
cơ sở sự kết hợp của nhiều phương pháp Từ đó mới tạo ra được một sự chính xác khácao trong công tác thẩm định
2.1- Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Phương pháp thẩm định theo trình tự là một trong những phương pháp cơ bản, hayđược sử dụng nhiều nhất trong các ngân hàng khi thẩm định các dự án xin vay vốn Nó
Kết quả không khả thi
Không đạt
Tin cậy
Kết quả khả thi
3 Thu thập và xử lý số liệu trong dự án đạt độ tin cậy
7 Xác định kết quả tổng hợp 8 Đưa ra quyết định cuối cùng
2 Đánh giá độ tin cậy
của số liệu trong dự án
1.Tiếp nhận hồ sơ dự án
Trang 21giúp các cán bộ thẩm định định hướng được tuần tự những vấn đề cần phải thẩm định,vấn đề nào cần bổ sung, hỗ trợ cho vấn đề khác Quan trọng là phương pháp này sẽ chomột kết quả chính xác, có độ tin cậy cao hơn Theo phương pháp này thì phải tiến hànhthẩm định tổng quát trước rồi mới thẩm định chi tiết hơn Tức là, trước tiên các cán bộthẩm định phải xem xét một cách khái quát nhất, tổng quát nhất các vấn đề liên quanđến dự án như là xem dự án có thuộc diện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội không? Còn thẩm định chi tiết tức là các cán bộ thẩm định phải tiến hành phân tích, đánh giá vềmặt kỹ thuật, kinh tế tài chính, thị trường của dự án… Sau cùng sẽ đưa ra ý kiến nhậnđịnh của bản thân về dự án.
2.2- Phương pháp so sánh
Đối với những dự án mới, những dự án thuộc dạng đơn giản và có quy mô nhỏ, cáccán bộ thẩm định có thể sử dụng những dự án tương tự trước đó để lấy đó làm cơ sở sosánh Phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh các chỉ tiêu của dự án, từ đó phântích để ra quyết định cho vay Một số chỉ tiêu thường được dung trong khi thẩm địnhnhư là:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh: hệ số khả năng thanhtoán, hệ số nợ, vòng quay vốn lưu động…
- Nhóm chỉ tiêu kết quả, hiệu quả đầu tư: thông thường các chỉ tiêu này thườngđược so sánh với các dự án đã từng thực hiện tương tự về quy mô và công suất
- Nhóm chỉ tiêu về quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật…cũng thường đượcđem so sánh, để đánh giá xem dự án xin vay vốn có đáp ứng được những tiêu chuẩn cơbản đặt ra hay không?
2.3- Phương pháp dự báo:
Một đặc điểm cơ bản của các hoạt động đầu tư là diễn ra trong một thời gian dài, vàchứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanhcủa dự án Do vậy, các cán bộ thẩm định cần phải dự báo được một cách chính xác hiệuquả kinh tế của dự án xin vay vốn
Các cán bộ thẩm định cần dự báo được các vấn đề sau:
Trang 22- Dự báo tình hình cung cầu về thị trường nguyên vật liệu đầu vào cung cấp cho
dự án khi đi vào hoạt động Cần dự báo được đơn giá xác định cơ bản, giá các trangthiết bị, giá cước vận tải… dựa trên các thông tin trên thị trường và xu hướng pháttriển của thị trường
- Dự báo được tình hình cung cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dựán; dự báo về các sản phẩm cùng loại có khả năng thay thế sản phẩm của dự án cótính cạnh tranh cao …
Để có được những con số dự báo chính xác thì các cán bộ thẩm định tại Ngân hàngTMCP Quân đội phải dựa vào một số phương pháp sau:
Phương pháp ngoại suy thống kê: tức là các cán bộ thẩm định phải quan sát, tìm
hiểu xem thị trường cung cầu sản phẩm, dịch vụ đầu vào cũng như đầu ra của dự ántrong quá khứ cũng như trong hiện tại Từ đó mới có thể phát hiện ra quy luật hoặc xuhướng của thị trường; dựa vào đó để xây dựng quy luật vận động của thị trường, dự báomức cung cầu trong tương lai phương pháp này tuân thủ theo nguyên tắc: vấn đề xảy ratrong quá khứ tuân theo quy luật nào thì ở hiện tại và tương lai sẽ tiếp tục tuân theo quyluật đó
Đây là phương pháp được các cán bộ thẩm định tại Ngân hàng TMCP Quân độithường sử dụng trong phân tích,nghiên cứu, đánh giá thị trường của dự án
Phương pháp định mức : các cán bộ thẩm định sẽ phải thu thập sô liệu, phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu sản phẩm của dự án, từ đó sẽ dự báo cung cầucũng như định mức về sản phẩm của dự án
Ví dụ: QD
SP = Định mức tiêu dùng × dân sốMuốn xác định QD
SP thì phải thu thập số liệu về dân số của vùng mà sản phẩm chọnlàm thị trường mục tiêu Tiếp đó thu thập thêm thông tin về mức bình quân một ngườicần bao nhiêu sản phẩm của dự án Từ đó áp dụng công thức tính toán sẽ ra được lượngcầu về sản phẩm của dự án tại thị trường mục tiêu là bao nhiêu Tuy nhiên con số nàychỉ là một con số tương đối, chưa hoàn toàn chính xác
Tương tự với lượng cung sản phẩm dự án:
QS
SP = Định mức tiêu dùng × dân số
Trang 23Sau khi đã xác định được lượng cung và lượng cầu sản phẩm thì các cán bộ thẩmđịnh sẽ rút ra được nhu cầu sản xuất sản phẩm của dự án là bao nhiêu, từ đó sẽ đưa rađược công suất chính xác mà dự án cần đạt được.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Đây là phương pháp thu thập những ý kiến
đánh giá của các chuyên gia một cách hợp lý để từ đó phân tích và chọn ra một phương
án dự báo
Với phương pháp này, các cán bộ thẩm định phải lấy ý kiến của các chuyên gia vềnhững khía cạnh có liên quan đến sản phẩm của dự án Từ đó sẽ tập hợp các ý kiến vàphân tích, đánh giá Khi những ý kiến của các chuyên gia càng tập trung thì càng thuậnlợi cho công tác phân tích, đánh giá Còn nếu các ý kiến có độ phân tán cao thì cần phảitiếp tục phỏng vấn để có được một ý kiến tập trung nhất
Phương pháp phân tích độ nhạy cảm: Thực chất của việc phân tích độ nhạy cảm là
xác định mối quan hệ động giữa các yếu tố của hoạt động đầu tư Khi phân tích độnhạy, các cán bộ thẩm định sẽ cho từng yếu tố thay đổi so với phương án cơ sở Sự thayđổi của các nhân tố sẽ dẫn tới sự thay đổi kết quả và hiệu quả của phương án đầu tư Cách thức thực hiện:
- Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhạy
- Liên kết các dữ liệu trong bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duynhất
- Xác định các chỉ số NPV, IRR, DSCR để đánh giá hiệu quả của dự án, khả năngtrả nợ khi mà các biến thay đổi
3 - Nội dung thẩm định:
Các cán bộ thẩm định sau khi đã lựa chọn được phương pháp thẩm định phù hợp sẽtiến hành phân tích, đánh giá từng nội dung, khía cạnh của dự án Tại Ngân hàng Quânđội, có rất nhiều loại dự án xin vay vốn, như: dự án xin vay vốn để đầu tư mới, mở rộngsản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động… Do vậy nội dung cụ thể từng dự án làkhác nhau; vậy nên để thẩm định các dự án thì tuỳ theo dự án mà các cán bộ thẩm định
sẽ tiến hành đi sâu phân tích, đánh giá những nội dung cụ thể khác nhau
Trang 24Một số nội dung cơ bản mà các cán bộ thẩm định thường phân tích để đánh giá các
dự án như sau:
- Thẩm định hồ sơ dự án và năng lực pháp lý của khách hàng
- Thẩm định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Thẩm định dự án đầu tư:
+ Thẩm định mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư dự án
+ Thẩm định công nghệ - kỹ thuật của dự án
+ Thẩm định khả năng thực hiện dự án
+ Thẩm định tài chính, hiệu quả kinh tế, khả năng hoàn vốn của dự án
+ Thân tích rủi ro của dự án và các biện pháp giảm thiểu rủi ro
- Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay
3.1 Thẩm định về hồ sơ vay vốn và năng lực pháp lý của khách hàng
- Xem xét hồ sơ xin vay vốn của khách hàng:
Các cán bộ thẩm định cần kiểm tra xem hồ sơ vay vốn của khách hàng có đầy đủ vàhợp lệ không Nếu hồ sơ là đầy đủ thì chập nhận đưa vào thẩm định; còn nếu thiếu một
số tài liệu liên quan thì buộc khách hàng bổ sung cho đầy đủ
Hồ sơ vay vốn của khách hàng phải bao gồm những giấy tờ sau:
+ Hồ sơ pháp lý của khách hàng: quyết định thành lập công ty; giấy đăng kýthành lập công ty và giấy đăng ký kinh doanh…
+ Hồ sơ tài chính của khách hàng: khách hàng phải nộp các bản báo cáo tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính trong những năm gần đây
+ Hồ sơ dự án đầu tư: báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án đầu tư và các tài liệuliên quan đến dự án như các quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt tổng dự toán… vàkèm theo đơn đề nghị xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội
- Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng:
Thông qua hồ sơ pháp lý mà khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định phải kiểm traxem khách hàng vay vốn có thực sự đủ năng lực pháp lý theo quy định hiện hành củapháp luật hay không
Trang 25Đối với khách hàng là doanh nghiệp: cán bộ thẩm định cần tiến hành kiểm tra tính
+ Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước
Ngoài ra, các cán bộ thẩm định cần chú ý tới quyền hạn, trách nhiệm của các bênliên quan trong hợp đồng liên doanh, liên kết; các quy định về quyền hạn, trách nhiệmtrong điều lệ doanh nghiệp; tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toántrưởng; người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp…
Đối với khách hàng là cá nhân: mọi khách hàng cá nhân có đủ 18 tuổi trở lên, có
đầy đủ năng lực pháp lý theo quy định của bộ luật dân sự đều được chấp nhận kèm theocác giấy tờ như: hộ khẩu thường trú, chứng minh thư nhân dân, xác nhận của cơ quancông tác hoặc chính quyền địa phương…
3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng:
- Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh:
Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghềkinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, và nó có phù hợp với dự án mà khách hàng địnhđầu tư hay không?
Những thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh và xu hướng phát triển củangành trong tương lai
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Phân tích thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, các sản phẩm chủ yếu mà doanhnghiệp kinh doanh, và thị phần của sản phẩm đó
Phân tích mạng lưới phân phối sản phẩm của doanh nghiệp tại các thị trường
Trang 26Phân tích lợi thế chủ yếu của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệpvới các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách khách hàng củadoanh nghiệp
Kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp
Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích các quan hệ giao dịch lớn có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Các cán bộ thẩm định cần phải sử dụng các tài liệu sau để phân tích, đánh giá trongkhía cạnh này bao gồm:
+ Tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
+ Báo cáo tào chính gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính…
+ Một số tài liệu liên quan mà các cán bộ thu thập được
Sự phân tích, đánh giá trong phần này chủ yếu dựa vào số liệu do khách hàng cungcấp, do vậy các cán bộ thẩm định cần phải thẩm tra lại tính xác thực của những con sốnày
- Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh:
+ Tổng doanh thu của hoạt động kinh doanh chính: phản ánh sản lượng, tình hìnhsản xuất, tình hình bán hàng…
+ Lợi nhuận: lợi nhuận các loại sản phẩm, lợi nhuận các đơn vị thành viên cũng nhưtoàn doanh nghiệp
+ Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí quản lý,chi phí bán hàng, giá thành sản phẩm Biến động tổng chi phí cũng như các yếu tố ảnhhưởng đến giá thành sản phẩm, doanh số và lợi nhuận của toàn doanh nghiệp
+ Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăngtrưởng…
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
Trang 27
Tiền + ĐTNH dễ chuyển thành tiền
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
-Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng huy động các nguồn tiền để trả
nợ của khách hàng
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả:
Doanh thu thuầnVòng quay vốn lưu động = -
Tài sản lưu động bình quânVòng quay vốn lưu động càng lớn thì càng tốt, chỉ số này được sử dụng để tính sốlần tất cả số vốn đầu tư được chuyển thành thanh toán thương mại
Giá vốn hàng bánVòng quay hàng tồn kho = -
Giá trị hàng tồn kho bình quânChỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hoá bìnhquân, tỷ lệ này càng nhanh càng tốt
Doanh thu thuầnVòng quay các khoản phải thu = -
Các khoản phải thu bình quânCông thức này cho biết tốc độ thu hồi các khoản nợ của khách hàng
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời :
Lợi nhuận sau thuếKhả năng sinh lời vốn chủ sở hữu = -
Vốn chủ sở hữuCông thức này được tính để biết được lợi nhuận thực tế đạt được trên vốn chủ sởhữu của khách hàng, đánh giá khả năng kinh doanh thực sự của doanh nghiệp
Trang 28Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
-Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Hệ số nợ cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay
Tài sản lưu động ( hoặc TSCĐ)Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn = -
Tổng tài sảnChỉ số này được tính để biết được cơ cấu nguồn vốn có hợp lý hay không, phụ thuộcvào từng ngành nghề cụ thể
Sau khi tiền hành tính toàn và phân tích các chỉ tiêu tài chính của khách hàng thì cáccán bộ thẩm định phải dựa vào đó để đưa ra những đánh giá của mình về hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng tăng trưởng… Những đánh giá và nhận xétcủa cán bộ thẩm định phải thật khách quan, không mang tính chủ quan
- Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng :
Cán bộ thẩm định cần kiểm tra quan hệ tín dụng của khách hàng đối với cả Ngânhàng TMCP Quân Đội cũng như với các tổ chức tín dụng khác
+ Quan hệ tín dụng: Dư nợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội:
- Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
- Mức độ tín nhiệm
+ Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác:
- Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến thời điểm gần nhất
- Mức độ tín nhiệm
+ Quan hệ tiền gửi:
- Số dư tiền gửi bình quân
- Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu
Trang 293.3 Thẩm định dự án đầu tư:
3.3.1 – Thẩm định kinh tế dự án đầu tư
- Thẩm định mục đích và sự cần thiết phải đầu tư dự án
Xem xét mục tiêu đầu tư của dự án
Phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án
Quy mô đầu tư: công suất thiết kế; giải pháp công nghệ; cơ cấu sản phẩm vàdịch vụ đầu ra của dự án; phương án tiêu thụ sản phẩm
Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khácnhau( xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi suất vay trong thời gian thi công và dự phòngphí; vốn cố định và vốn lưu động)
Phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có,vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết…
Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án
- Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
Các nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm có:
Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án:
+ Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu racủa dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của
dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện
Trang 30o Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay.
o Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm
o Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư
Đánh giá về cung cầu sản phẩm :
+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp, đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại củasản phẩm dự án như thế nào? Các nhà sản xuất trong đã đáp ứng được bao nhiêu %?Phải nhập khẩu bao nhiêu? Việc nhập khẩu là do trong nước chưa đáp ứng được haynhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn?
+ Dự đoán biến động của thị trường tương lai khi có dự án khác, đối tượng kháccùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án
+ Số lượng nhập khẩu trong những năm qua? Dự kiến khả năng nhập khẩu trongthời gian tới
+ Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất- nhập khẩu khi Việt Nam thamgia với các nước khu vực và quốc tế đến thị trường sản phẩm của dự án
+ Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sảnphẩm, dịch vụ
Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: Để đánh giá
về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năngcạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:
+ Thị trường nội địa:
o Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩmcùng loại trên thị trường như thế nào? Có ưu điểm gì không?
o Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ, xu hướng tiêu dùnghay không?
o Giá cả sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thếnào? Có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không?
+ Thị trường nước ngoài:
Trang 31o Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu haykhông? ( chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…)
o Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế gì so với các sảnphẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu?
o Thị trường dự kiến có bị hạn chế bởi kim ngạch không?
o Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuấtkhẩu dự kiến chưa? Kết quả như thế nào?
Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: cần đánh giá trên các mặt như:+ Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào? cần có hệthống phân phối hay không?
+ Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa? Mạnglưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không? Cán bộ thẩm địnhcần phải ước tính được chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của
Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được dự kiến về khả năng sản phẩmcủa dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:
+ Số lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án
có nhiều loại sản phẩm
+ Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm
Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dựán
- Đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
Trang 32Trên cơ sở hồ sơ dự án và các đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giákhả năng đáp ứng, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm
Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: Một hay nhiều nhà cung cấp? Đã cóquan hệ từ trước hay mời thiết lập? Khả năng cung ứng?
Chính sách nhập khẩu đối với nguyên vật liệu đầu vào
Biến động về giá mua nguyên vật liệu đầu vào; tỷ giá trong trường hợp phảinhập khẩu
Như vậy, tất cả những phân tích, đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau:
o Dự án có chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào hay không?
o Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồnnhiên liệu đầu vào
3.3.2 - Thẩm định kỹ thuật của dự án đầu tư.
- Địa điểm xây dựng:
Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không? Có gầncác nguồn cung cấp (nguyên vật liệu, nước …) và thị trường tiêu thụ không?
Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào? Đánh giá sosánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự được đầu tư ở một dịa điểm khác
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu? Công suất đó có phù hợpvới khả năng tài chính, trình độ quản lý, thị trường tiêu thụ hay không?
Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường?
Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào?
Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề sản xuất có cao hay không?
- Thẩm định công nghệ, kỹ thuật, thiết bị máy móc:
Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không và nó đang ở mức độ nào củathế giới?
Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam không?
Trang 33 Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý không? Có bảo đảm cho chủđầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không?
Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máymóc thiết bị và tính đồng bộ của chúng
Trình độ công nghệ tiên tiến của thiết bị? Khi cần thiết phải thay đổi sản phẩmthì thiết bị này có đáp ứng được yêu cầu đó hay không?
Việc giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ của dự án hay không?
Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị? Họ có chuyên sản xuất thiết bị của dự ánhay không?
Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm
đã tích luỹ được, các cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, các chuyêngia kỹ thuật trong lĩnh vực này
- Quy mô, giải pháp xây dựng:
Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án? Tậndụng được cơ sở vật chất hiện có không?
Dự toán của từng hạng mục công trình; có hạng mục nào cần đầu tư mà chưađược dự tính hay không?
Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị có phù hợpvới thực tế hay không?
Vấn đề cơ sở hạ tầng : giao thông, điện, nước……
- Thẩm định tác động của môi trường, phòng cháy chữa cháy:
Đánh giá các giải pháp về môi trường, phòng cháy chữa cháy của dự án có đầy
đủ, phù hợp không? Đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêucầu phải có hay chưa?
Cán bộ thẩm định cần đối chiếu các quy định hiện hành xem dự án có phải lập,thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phòng cháy chữa cháykhông?
Trang 34- Phương thức tổ chức, quản lý, thực hiện dự án:
Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư Đánh giá sựhiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành, làm chủ côngnghệ, thiết bị mới của dự án
Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu
Khả năng ứng xử của khách hàng như thế nào khi thị trường dự kiến thay đổi?
Đánh giá nguồn nhân lực cho dự án: số lượng, tay nghề? Trình độ kỹ thuật? vàkhả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án
- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn:
Tổng vốn đầu tư của dự án:
Việc thẩm định là rất quan trọng để tránh khi thực hiện tổng vốn đầu tư có thể tănglên hoặc giảm xuống quá lớn so với dự kiến ban đầu Do vậy không cân đối được nguồnnhân lực, ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án
Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tínhtoán hợp lý hay chưa? Tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa? Cần xemxét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm
Ngoài ra, cũng cần xem xét, tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiếtban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải phápnguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này
Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án:
Cần xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạnnhư thế nào? Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án đểđảm bảo tiến độ thi công
Cần phải xem xét tỷ lệ từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lýkhông?
Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu nguồn vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến
độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả
Nguồn vốn đầu tư:
Trang 35Trên cơ sở tổng vốn đầu tư được duyệt, các cán bộ thẩm định rà soát lại từng loạinguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồnvốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng củanguồn vốn chủ sở hữu; chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm củatừng loại nguồn vốn.
Cán bộ thẩm định phải cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợcủa các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án
3.3.4 – Phân tích tình hình tài chính, thẩm định hiệu quả kinh tế và khả năng hoàn vốn của dự án
- Xác định các căn cứ tính toán hiệu quả kinh tế của dự án:
Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phầntính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án Việc xácđịnh hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việcđánh giá và đưa ra các giả định ban đầu Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoáthành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:
Đánh giá về tính khả thi của phương án nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: phầnnày sẽ được đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay cốđịnh), chi phí để sữa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định phải trích ra hàngnăm, nợ phải trả
Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra,phương án tiêu thụ: sẽ được dùng để tính toán mức huy động công suất so với mức thiết
kế, doanh thu dự kiến hàng năm
Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên vật liệu đầu vào cùng đặc tínhcủa dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuấttrực tiếp
Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của cácdoanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của doanh nghiệp để xácđịnh nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm
Trang 36 Các quy định hiện hành về khấu hao tài sản cố định, đánh giá đầu tư xây dựng
cơ bản, định mức chi phí, phí bảo hiểm, phí và lệ phí…
Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác địnhphần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách
- Tính toán hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án:
Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư được chiathành 6 bước chính như sau:
Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án
Lập bảng cân đối kế toán
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêuchính cần thiết phải đề cập đến, tính toán cụ thể:
+ Nhóm chỉ tiêu sinh lời: NPV, IRR, ROE, T
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ: Nguồn trả nợ hàng năm, thời gianhoàn trả vốn vay, DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án)
Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao+ Lãi vayDSCR = -
Nợ gốc trung, dài hạn + lãi vay trung, dài hạn
- Phân tích độ nhạy của dự án:
Các bước thực hiện:
Xác định các biến dữ liệu đầu vào và đầu ra cần phải tính toán độ nhạy
Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địachỉ duy nhất
Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (thường là NPV,IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi
Trang 37 Lập bảng tính độ nhạy theo các trường hợp một biến thay đổi hay cả hai biếnthay đổi đồng thời.
Bảng 3: Bảng tính độ nhạy khi một biến thay đổi:
- Hiệu quả của dự án về các mặt môi trường, xã hội:
Tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu cụ thể từng dự án, cần đánh giá hiệu quả về các tiêu chíkhác nhau: khả năng tái tạo ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới côngnghệ…
3.3.5 – Phân tích rủi ro của dự án và các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro
- Phân loại rủi ro:
Việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án là rất quantrọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có cácbiện pháp phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hai; bao gồm:
+ Rủi ro do cơ chế, chính sách thay đổi
+ Rủi ro do thi công xây dựng
+ Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán
+ Rủi ro về cung cấp nguyên vật liệu
Trang 38+ Rủi ro về môi trường, xã hội.
+ Rủi ro kinh tế vĩ mô
+ Các loại rủi ro khác
- Các biện pháp giảm thiểu rủi ro:
Tuỳ theo dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà cán bộ thẩm định cần tậptrung phân tích, đánh giá và đưa ra những điều kiện đi kèm với điều kiện cho vay hạnchế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay Từ đó Ngân hàng có thể xem xét khảnăng tham gia cho vay, đầu tư vào dự án
Rủi ro về cơ chế chính sách: Bao gồm tất cả những rủi ro, bất ổn về chính sáchcủa nơi xây dựng dự án: sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, các luật, nghị quyết, chếtài có liên quan đến dòng tiền của dự án Loại rủi ro này có thể được giảm thiểu bằngcách:
+ Khi thẩm định dự án phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án (được thể hiệntrong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật, quy định hiện hành liênquan tới dự án
+ Bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêucực tới dự án
+ Hỗ trợ, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu…
Rủi ro thi công xây dựng: tức là hoàn tất dự án không đúng thời hạn hoặckhông phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện
Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh của ngân hàng Tuy nhiên có thểgiảm thiểu nó bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:
+ Lựa chọn nhà thầu xây dựng có uy tín, có sức mạnh tài chính và có kinhnghiệm
+ Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượngcông trình
+ Giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng
+ Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trongtrường hợp vượt quá dự toán
+ Quy định trách nhiệm vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng
+ Phân chia rõ nghĩa vụ các bên tham gia
Trang 39 Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: có nghĩa là thị trường không chấp
nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; do cạnh tranh nêngiá bán của một đơn vị sản phẩm không đủ để bù đắp các khoản chi phí của dự án
Có thể giảm thiểu các rủi ro này bằng cách:
+ Nghiên cứu, đánh giá, phân tích thị trường, thị phần cẩn thận
+ Dự kiến cung - cầu thận trọng (không nên có những dự báo quá lạc quan).+ Tăng sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng cácbiện pháp: cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm…
+ Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng tàichính
Rủi ro về cung cấp nguyên vật liệu: tức là dự án không có được nguồn nguyên
vật liệu với số lượng, giá cả, chất lượng như dự kiến để dự án có thể vận hành ổn định,tạo ra dòng tiền đảm bảo khả năng trả nợ
Để giảm thiểu rủi ro này:
+ Cán bộ thẩm định cần nghiên cứu đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chấtlượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án, để đưa ra những nhận địnhngay từ ban đầu tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án
+ Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư
+ Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên vật liệu mua vào
+ Những hợp đồng, thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuốicùng
+ Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn với nhà cung cấp có uy tín
Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án không
thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu
Để giảm thiểu loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu bằng cách:
+ Sử dựng công nghệ đã được kiểm chứng
+ Bộ phận vận hành phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm
+ Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng
Trang 40 Rủi ro về môi trường, xã hội: là những rủi ro gây tác động tiêu cực của dự án
tới môi trường và người dân xung quanh
Để giảm thiểu loại rủi ro này, chủ đầu tư cần phải:
+ Báo cáo nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường phía khách quan và toàndiện, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận bằng văn bản
+ Tuân thủ các quy định về môi trường
Rủi ro kinh tế vĩ mô: là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô
như: tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… Để giảm thiểu rủi ro này, cần phải:
+ Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản
+ Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi, tự bảo hiểm…
+ Bảo vệ trong các hợp đồng
+ Đảm bảo, cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối (nếucó)
Các loại rủi ro khác…
3.4 – Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay:
- Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
+ Đối với tài sản bảo đảm bằng các giấy tờ có giá như: trái phiếu, tín phiếu, cổphiếu… thì các cán bộ thẩm định phải phân tích quyền chủ sở hữu, nguồn gốc pháthành, ngày phát hành, ngày phát hành, ngày đáo hạn, thời hạn thanh toán, lãi suất, tínhthanh khoản của loại giấy tờ đó
+ Đối với tài sản đảm bảo bằng các kim khí quý, đá quý… thì cần phân tích nguồngốc xuất xứ, khối lượng, hàm lượng, giá trị thị trường
+ Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản (nhà cửa, vật kiến trúc gắn lion vớiquyền sử dụng đất) thì cần phân tích nguồn gốc tài sản, tính pháp lý của các giấy tờ vềquyền sở hữu, sử dụng, trích lục bản đồ, các vấn đề liên quan đến quy hoạch, hình thứcchuyển nhượng, khả năng chuyển nhượng Định giá theo khung giá Nhà nước, định giátheo thị trường, bảo hiểm rủi ro ho toàn bộ tài sản thế chấp trong suốt thời gian thếchấp