Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Trang 32 - 34)

Điểm mạnh:

 Xã Quảng An nằm cách TP Huế không xa nên có điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ hàng hoá.

 Các hộ ngư dân có nhiều kinh nghệm trong nuôi trồng thuỷ sản (bắt đầu nuôi từ 1994).

 Diện tích đất đai mặt nước NTTS tương đối lớn, điều kiện đất đai tương đối thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản

 Các cơ quan chức năng trên địa bàn xã có nhiều quan tâm đến hoạt động NTTS trên địa bàn.

Điểm yếu:

1. Xã Quảng An nằm ven đầm phá thấp trũng, thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt gây khó khăn trong nuôi trồng thuỷ sản

2. Môi trường nươc trên địa bàn thiếu các biện pháp bảo vệ, cải tạo nên ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát trển của thuỷ sản.

3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn xã hầu như không có, chủ yếy là các thương lái nhỏ lẻ nên thường bị ép giá.

 Cơ hội

Với xu thế hiện tai trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng trên thế giới cũng như tại Việt Nam là hướng tới một một nền nông nghiệp sạch và bền vững, hình thức nuôi trồng xen ghép với những ưu điểm như ít chất hóa học, thức ăn công nghiệp đồng thời các các loài thủy sản nuôi trồng có tác dụng tích cực đối với môi trườngđang được khuyến khích bởi các chuyên gia trên thế giới và Việt Nam. Đặc biệt với hoàn cảnh nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam còn ở trình độ thấp, khả năng xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường còn hạn chế hình thức nuôi xen ghép đã và đang được khuyến khích nhân rộng.

 Trở ngại

Hiện nay, các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Đầu tiên là khó khăn về vốn, về giống, về thức ăn. Như đã nói ở trên việc nuôi tôm thua lỗ ở các năm trước đã làm cho lượng vốn mà người có khả năng bỏ ralaf không nhiều. Việc đi vay cũng gặp trắc trở do số tồn dư nợ quá lớn. Thị trường các yếu tố đầu vào như giống thức ăn chưa phát triển, giống không có nguồn gốc rõ ràng và không kiểm định được chất lượng.

Việc thua lỗ nặng trong những năm nuôi chuyên tôm, cụ thể từ 2003-2006 đã khiến niềm tin của người dân vao việc nuôi tôm nói riêng cũng như NTTS nói chung giảm sút khá nhiều. Do đó để phát triển, nhân rộng một mô hình tuy bền vững, ổn định nhưng lợi nhuận bình quân không cao là việc không dễ dàng.

Nhóm giải pháp rút ra từ phân tích SWOT:

• Tiếp thu một cách sáng tạo các kinh nghêm sản xuất trên thế giới, tận dụng các nguồn vốn trên thị trường vốn đặc biệt là ở ngân hàng chính sách để mở rộng sản xuất, đầu tư hợp lí nhằm phát huy lợi thế vùng.

• Tận dụng kinh nghiệm NTTS cùng sự quan tâm, chỉ đạo của chính quền địa phương để phát triển NTTS về số lượng lẫn chất lượng nhằm cạnh tranh được các đối thủ trên thị trường. Các hộ ngư dân nẻn thông qua sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để tiếp cận với thông tin thị trường, tránh thụ động trong NTTS.

• Áp dụng có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới đồng thời tận dụng các nguồn vốn đầu tư để bảo vệ cải tạo thủy vực , nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề và là giamr các ảnh hưởng xấu của khí hậu đến hoạt động nuôi.

• Hộ ngư dân cần phải nỗ lực trong việc nâng cao khả năng tiếp cân thị trường của bản thân , nâng cao số lượng chất lượng sản phẩm thủy sản để từ đó khẳng định thương hiệu sản phẩm của mình đồng thời phải không ngừng học hỏi bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn phải có ý thức tốt trong việc bảo vệ thủy vực.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w