Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm NTTS

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Trang 30 - 32)

Nền kinh tế thị trường đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong tất cả các lĩnh vực, nó buộc người tham gia vào nền kinh tế phải luôn phấn đấu không ngừng để tồn tại và phát triển. Đặc biệt đối với người sản xuất, sự tồn tại của họ phụ thuộc rất lớn vào việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình, đối với các hộ NTTS cũng vậy. Việc phát triển thị trường tiêu thụ là một trong những vấn đề hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành nghề nói xhung và NTTS nói riêng. Tôm cua cá là những sản phẩm thủy sản được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay, những sản phẩm này có thể đưa đi xuất khẩu và mang lại giá trị gia tăng cao, tuy nhiên hầu hết các hộ nuôi ở Quảng An nói riêng đều chưa được hưởng lợi từ hoạt động xuất khẩu thủy sản do các hộ thường nuôi trồng với quy mô nhỏ lẻ, chất lượng thủy sản chưa được chú trọng nhiều, đa phần người nuôi thường bán sản phẩm thông qua các trung gian mà cụ thể ở đây là thương lái địa phương.

Chúng ta cần thấy rằng loại sản phẩm và khối lượng sản phẩm có những ảnh hưởng nhất định đến hình thức tiêu thụ của sản phẩm đó. Đối với những sản

phẩm cao cấp, có giá bán cao thì việc tiêu thụ trực tiếp cho người tiêu dùng ở các chợ địa phương là tương đối khó khăn hay những sản phẩm có khối lượng sản xuất lớn thì người ta cũng sẽ ít bán cho người tiêu dùng ở cgowj địa phương vì sức mua của người tiêu dùng ở đây không lớn. Cụ thể với các sản phẩm thủy sản của các hộ điều tra, chúng ta có thể thấy rằng các sản phẩm tôm, cua, cá ở đây là những sản phẩm cao cấp, có giá bán khá cao, khối lượng sản phẩm cần tiêu thụ mỗi lần của các hộ cũng tương đối nhiều, đặc biệt chúng lại là những sản phẩm dễ ươn thối, hư hỏng, do đó việc lựa chọn tiêu thụ sản phẩm theo hình thức bán buôn là cần thiết đối với các hộ nuôi.

Theo như điều tra, kênh tiêu thụ sản phẩm của các hộ nuôi ở Quảng An khá đơn giản, các hộ nuôi chỉ bán cho các tư thương về mua tại ao hoặc tại nhấu đó sản phẩm được đưa đi tiêu thụ tại thành phố hoặc các địa điểm khác nhà hàng khách sạn….Tôm, cua,cá là những sản phẩm có giá bán khá cao, trong khi đó người tiêu dùng tại địa phương là những người có thu nhập thấp nên việc bán các sản phẩm này tại chợ địa phương là không thể, mặt khác việc tiêu thụ sản phẩm ở chợ thành phố cũng gặp nhiều khó khawndo việc đi lại cũng như vấn đè bảo quản trong khi xã lại chưa có cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm. Vì vây, việc bán sản phẩm cho các thương lái nhỏ địa phương là điều tất yếu dù người nuôi bị ép giá. Dưới đây là tình hình tiêu thụ tôm cua cá tại các hộ điều tra:

Chỉ tiêu Số hộ

Tổng số hộ 50

Địa điểm bán sản phẩm 1. Tại chợ 0

2. Tại nhà 0

3. Tại ao 50

Bán cho ai? 1. Tư thương 50

2. Doanh nghiệp 0

3. Người tiêu dùng 0

Ta thấy rằng các hộ điều tra đều bán sản phẩm của mính cho tư thương, do phụ thuộc vào tư thương nên các hộ thường bị ép giá. Việc phát triển các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại địa phương là điều cần phải được nghĩ đến trong những năm tới đây để phát triển nghề NTTS một cách bền vững theo hướng tăng lợi nhuận cho các hộ nuôi.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w