1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007

93 1,7K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 14,91 MB

Nội dung

1.1. Tính cấp thiết của đề tài Phú vang là một huyện thuần nông với phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy đất nông nghiệp ở đây thường có chất lượng thấp mà phần lớn t

Trang 1

PHẦN 1MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phú vang là một huyện thuần nông với phần lớn diện tích đất sản xuấtnông nghiệp Mặc dù vậy đất nông nghiệp ở đây thường có chất lượng thấpmà phần lớn trong đó là đất cát nội đồng có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp,kết cấu rời rạc, dễ hạn vào mùa khô và úng vào mùa mưa Nhiều loại câytrồng được người dân sử dụng nhằm tăng thêm vụ hoặc thay thế những câytrồng truyền thống (lúa, khoai lang v.v) nhằm nâng cao mức thu nhập thấpđáng kể của người nông dân trong vùng Trong những năm gần đây huyệncũng đã có nhiều hoạt động khuyến nông tích cực nhằm cải tạo hoặc giớithiệu những giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn những giống câytrồng hiện hành Trong số đó giống lạc L 14 đã được bà con nông dân đánh giácao và thị trường nội địa tiêu thụ mạnh, giống lạc mới L14 đang được trồngkhá phổ biến tại địa phương này, việc xác định các yếu tố hạn chế và vai tròbổ sung tích cực của các yếu tố dinh dưỡng cho cây lạc nhằm phát huy cóhiệu quả tiềm năng của giống lạc L14 là một nhu cầu hết sức cấp thiết trongviệc mở rộng diện tích trồng lạc của huyện.

Với những tiềm năng rộng lớn về đất sản xuất nông nghiệp, việc sửdụng giống lạc mới L14 trên những chân đất có mức độ dinh dưỡng thấp đãđưa đến việc cần phải xác định vai trò và ảnh hưởng của những yếu tố dinh

dưỡng chính như N và P là hết sức cần thiết Trên cơ sở đó đề tài: “Phản ứng

của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện PhúVang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007 " được tiến hành.

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Xác định vài trò của phân bón N và P đối với giống lạc L14.

- Xác định liều lượng thích hợp của hai yếu tố N và P cho giống lạc L14

Trang 2

để có năng suất cao.

1.3 Yêu cầu của đề tài

Thông qua quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suấtcủa giống lạc L14 khi có sự tác động của phân bón để hoàn thiện qui trình bónphân cho lạc ở vùng đất cát nội đồng ở Phú Vang.

1.4 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng có thể duy trì quá trình sinhtrưởng, phát triển của mình nhờ được cung cấp dinh dưỡng từ đất mà khôngcần phải bón phân Tuy nhiên, để đạt được năng suất cây trồng cao, ổn địnhvà chất lượng nông sản tốt, bên cạnh các yếu tố về chất lượng giống, điềukiện mùa vụ, biện pháp chăm sóc…cây lạc rất cần được cung cấp đầy đủ vàhợp lý các chất dinh dưỡng bổ sung

Thực tế sản xuất cho thấy, không cứ phải đầu tư lượng phân bón càngcao thì năng suất cây trồng đạt được càng cao Bón phân một cách tuỳ tiệnkhông chỉ làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng mà còn gây ô nhiễm môitrường đất và nước Vì vậy, trong quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng,việc đảm bảo cân bằng dinh dưỡng đầu vào và đầu ra ở mức độ cần thiết đểlàm sao để vừa tăng năng suất và đảm bảo ổn định độ phì nhiêu đất có tầmquan trọng đặc biệt (Nguyễn Văn Bộ, 1999) [10] Điều này đặc biệt có ýnghĩa đối với các loại đất nghèo dinh dưỡng như đất cát nội đồng huyện PhúVang, Thừa Thiên Huế

1.5 Giới hạn nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ tập trung vào vụ Xuân năm 2007 tại vùng đất cát nộiđồng huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế mà người dân đang trồng lạc.

- Phản ứng của các giống lạc khác nhau với hai loại phân bón trên cóthể không giống nhau Tuy nhiên, L14 là giống duy nhất được sử dụng trongnghiên cứu này.

Trang 3

PHẦN 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Vai trò của cây lạc

2.1.1 Giá trị dinh dưỡng của cây lạc

Cây lạc (Arachis hypogeae L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy

dầu có giá trị kinh tế cao Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lạc rất cao vàrất có giá trị đối với sức khoẻ con người Thành phần sinh hoá của lạc nhưsau: [11]

Dầu lạc là dầu thực phẩm tốt được cơ thể hấp thụ dễ dàng, thành phầnchủ yếu của dầu lạc là các axit béo chưa no (80%) còn lại khoảng 20% là axitbéo no Axit béo trong dầu lạc chủ yếu là bốn loại sau đây: axit oleic(C18H34O2); axit linoleic (C18H32O2); axit panmitic (C16H32O2) và axit stearic(C18H36O2).

Ngoài ra trong thành phần của lạc còn có cacbuahyđro thơm: C15H30;C19H38 và các vitamin B1, B2, PP và A Protein lạc chứa đầy đủ 8 axit aminkhông thay thế trong đó có 4 axit amin đạt hàm lượng quy định của FAO vềhàm lượng các axit amin không thay thế trong thành phần protein thực phẩm.Đó là: lơxin, Izolơxin, valin, phenylalanin [11].

Trang 4

Do hạt lạc có giá trị kinh tế cao như vậy nên từ lâu người ta đã sử dụnglạc như một nguồn thực phẩm quan trọng Sản phẩm lạc được sử dụng rất đadạng, phong phú như luộc, rang, bột dinh dưỡng, bánh kẹo.

Ngày nay nhờ nền công nghiệp phát triển người ta chế biến nhiều mặt hàngthực phẩm có giá trị từ lạc như rút dầu, bơ lạc, chao, phomat lạc, sữa lạc…

Một giá trị khác của lạc mà không thể không nhắc tới là làm thức ăn gia súc.Khô dầu lạc chứa 50,8% protein; 7% lipit; 24,3% gluxit; 4,4% xenlulolà nguồn thức ăn giàu protein trong chăn nuôi Do giá trị dinh dưỡng cao nêntrong khẩu phần thức ăn gia súc khô dầu lạc có thể chiếm tới 25-35% Trongthân lá lạc chứa tới 11,75% protein; 1,84% lipit; 46,95% gluxit [11] Do đó nócũng là một nguồn thức ăn rất tốt trong chăn nuôi.

Về mặt dinh dưỡng, thành phần hạt lạc chủ yếu chứa dầu 44 - 56%,protein 25 - 34%, ngoài ra còn có các vitamin và các chất khoáng khác.

Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp chất béo và bổ sung protein cho con người Hàm lượng các chất dinh dưỡng của một số các loại hạt được trình bày trong bảng sau đây.

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại hạt [11]

Đơn vị: %

Lạc 40,0 - 60,7 20,0 - 23,6 6,0 - 22,0 1,8 - 4,6Vừng 46,2 - 61,0 17,6 - 27,0 6,7 - 19,6 3,7 - 7,0Đậu tương 10,0 - 28,0 35,0 - 52,0 28,0 4,4 - 6,0Hướng dương 40,0 - 67,0 21,0 - 60,0 2,0 - 6,5 3,2 - 5,4

2.1.2 Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường

Lạc là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng được gieo trồng trênnhiều chân đất khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trên thị trường thương mại thế giới lạc là mặt hàng xuất khẩu đem lạikim ngạch cao của nhiều nước Theo số liệu của FAO, hiện đang có hơn 100

Trang 5

nước trồng lạc Ở Xenegan giá trị từ lạc chiếm 1/2 thu nhập, chiếm 80% giátrị xuất khẩu Ở Nigieria chiếm 60% giá trị xuất khẩu

Trong các loại cây có dầu trồng hàng năm trên thế giới, lạc là cây đứngthứ hai sau đậu tương về diện tích và sản lượng Ở châu Á có 25 nước trồng lạc,Việt Nam là nước đứng thứ 5 sau Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia và Myama.Hiện nay ở nước ta, lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu quantrọng, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 100 triệu USD [110].

Không những ở nước ta mà trên thị trường thương mại thế giới lạc cũnglà mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại kim ngạch cao cho nhiều nước Ởnước ta lạc sản xuất hằng năm phần lớn dành cho xuất khẩu Những năm gầnđây chúng ta đã xuất khẩu khoảng 70 - 80 ngàn tấn lạc nhân qua các nướcnhư: Đức, Pháp, Ý cho nên lạc cũng là cây đem lại nguồn thu ngoại tệ quantrọng [94].

Ở Việt Nam: thị trường xuất khẩu lạc chính của Việt Nam hiện nay là:Singapo, Pháp, Cộng Hoà Liên Bang Đức, Nhật, Indonexia, Đài Loan, HồngKông Đến năm 1999 do chất lượng lạc nhân chúng ta không cao nên một sốnước như: Hồng Kông, Đài Loan đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc Sảnxuất lạc đạt hiệu quả kinh tế rất cao, tỷ suất lợi nhuận tới 31,86% (cao hơn mộtsố nông sản khác) và xuất khẩu lạc góp 15,11% cho nguồn vốn xuất khẩu [6].

Hiện nay Việt Nam đứng vào hàng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớnnhất thế giới Do đó việc đầu tư nghiên cứu để cải tạo giống, kích cỡ hạt, chấtlượng cần được quan tâm hơn.

Xuất khẩu lạc trong những năm qua đóng góp khoảng 15 % trong nguồnhàng nông sản xuất khẩu Tuy nhiên chất lượng xuất khẩu lạc của Việt Namvẫn chưa thật sự đáp ứng thoả mãn nhu cầu nhập khẩu của một số nước Vìvậy cần nâng cao giá trị chất lượng nông sản phẩm để đạt được kim ngạch caovà mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trang 6

Xuất khẩu lạc được quy định như sau: Loại 1: 160 - 180 hạt/100g

Loại 2: 200 - 220 hạt/100gLoại 3: 230 - 270 hạt/100g

Muốn tăng được thu nhập từ lạc chúng ta phải đa dạng sản phẩm, ngoàilạc nhân còn phải xuất khẩu cả dầu lạc, khô dầu, nắm bắt thị trường nhạy bénđể đầu cơ tích trữ lạc quả khô.

Phát triển cây lấy dầu nói chung, trong đó cây lạc được Bộ Nông nghiệpvà phát triển nông thôn xác định là một trong những cây trọng điểm trongchương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của nước ta Trên cơ sở hệthống giải pháp kỹ thuật tổng hợp đồng bộ, tiếp thu kinh nghiệm và nhữngthành tựu mới của các nước trong thời gian tới về sản xuất lạc, nước ta sẽ cóđiều kiện để đạt được đầy đủ các tiêu chí về xuất khẩu Góp phần phát triểnmột nền nông nghiệp bền vững, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhậpvà đời sống của nhân dân.

Nếu Nhà nước có chính sách thỏa đáng để khai thác triệt để những tiềmnăng vốn có của cây lạc thì trong vòng 5 năm (2000 - 2005) năng suất lạc củaViệt Nam sẽ đạt bình quân 1,5 - 2 tấn/ha, diện tích gieo trồng mở rộng tới400.000 ha và có thể cao hơn nữa.

2.1.3 Vai trò cải tạo đất và xen canh trong hệ thống canh tác đa canh

Giá trị cải tạo đất của lạc ngoài phần thân lá, trên rễ lạc còn có vikhuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm từ dạng đạm tự do thành dinhdưỡng cung cấp cho cây trồng Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng đạm để lạitrên một ha có thể đạt từ 70 - 110 kg/ha/vụ Chính nhờ khả năng cố định đạmmà lượng protein trong hạt, trong các bộ phận khác của cây lạc cao hơn nhiềucác cây trồng khác [6].

Lạc là một loài cây họ đậu, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng không

Trang 7

thuộc loại cao lắm, bên cạnh đó lạc có khả năng sử dụng được đạm do vi sinhvật cố định từ không khí, nhờ vi sinh vật này sống cộng sinh trong nốt sần ở rễ

cây họ đậu Trong hệ thống cố định N sinh học, giữa vi khuẩn Rhozobium và

cây bộ đậu là quan trọng nhất, ước tính đạt trên 80 triệu tấn mỗi năm tươngđương với lượng phân đạm vô cơ trên toàn thế giới năm 1990 [94].

Cây lạc có khả năng cố định được 72 - 124 kg N /ha, dưới tác động hoáhọc, sinh học N phân tử được chuyển thành đạm vô cơ được cây trồng sửdụng sau đó trả lại cho đất [94].

Mặt khác người ta còn dùng thân lá lạc để cải tạo đất bởi vì trong đó cótỷ lệ một số chất dinh dưỡng cao

So sánh với phân chuồng tính theo chất khô thì tỷ lệ lân và kali trongthân lá lạc xấp xỉ ngang phân chuồng, riêng đạm của thân lá lạc bằng 2 lầnphân chuồng Cho nên thân lá lạc còn là loại phân xanh có giá trị cả về sốlượng và chất lượng Mỗi ha lạc cho khối lượng trung bình từ 8 - 10 tấn cókhi đến 15 - 20 tấn thân lá tươi Hiện nay, hầu hết các vùng trồng lạc đều sửdụng thân lá lạc làm phân bón cho lúa, màu Mỗi ha thân lá lạc đủ bón cho 2 -3 ha lúa và năng suất tăng rõ rệt [52]

Vì vậy người ta trồng lạc luân canh với cây khác, xen canh giữa các câyhàng rộng như chè, sắn, dâu, dừa, mía ở thời kỳ chưa kép tán, để cải tạo đất,chống xói mòn và tăng độ phì nhiêu đất.

2.2 Tình hình trồng lạc ở trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình trồng lạc trên thế giới

Lạc được du nhập vào Châu Âu khoảng 500 năm trước nhưng thực sựphát triển rộng khắp thế giới vào khoảng 125 năm trở lại đây khi công nghiệpép dầu lạc ra đời Hiện nay lạc là cây đứng thứ hai trong số các cây lấy dầu(về diện tích và sản lượng ) sau đậu tương.

Tình hình sản xuất lạc trên thế giới tính đến năm 2005 được thể hiện

Trang 8

qua bảng 2.2:

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, và sản lượng lạc trên thế giới.

TT Tên nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sảnlượng (triệu tấn)2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 20051 Ấn Độ 8,00 8,00 6,72 9,60 9,30 9,67 7,68 7,44 6,502 T-Quốc 5,08 5,12 4,87 26,5 27,41 30,0 13,46 14,03 14,633 Nigieria 2,80 2,80 2,88 9,60 9,60 10,1 2,69 2,69 2,934 Indonexia 0,68 0,70 0,72 20,10 20,62 20,4 1,37 1,44 1,475 Mỹ 0,53 0,56 0,65 35,40 33,90 32,4 1,80 1,90 2,116 Xu Đăng 1,90 1,90 1,90 6,70 6,70 6,31 1,27 1,27 1,027 Xenegan 0,57 0,64 0,75 6,51 7,20 8,00 0,37 0,46 0,608 Myanma 0,57 0,58 0,58 12,30 12,30 12,3 0,70 0,71 0,719 Camarun 0,20 0,20 0,20 9,70 9,70 9,75 0,19 0,19 0,1910 Việt Nam 0,24 0,25 0,26 16,66 17,43 17,4 0,40 0,43 0,45Thế Giới 25,02 24,92 25,21 14,55 14,40 14,4 36,40 35,88 36,48

Nguồn:FAOSTAT, 2006

Trên thế giới lạc chủ yếu được trồng tập trung ở Châu Á, Châu Phi vàChâu Mỹ Trong đó Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất, chiếm 31,3% và18% sản lượng.

Tính hết năm 2005, diện tích lạc trên thế giới có khoảng 25,21 triệu ha.Trong đó quốc gia có diện tích lớn nhất là Ấn Độ 6,72 triệu ha, tiếp theo làTrung Quốc 4,87 triệu ha, Nigieria 2,88 triệu ha, Xu Đăng 1,90 triệu ha,Indonexia 0,72 triệu ha [6].

Năng suất lạc của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn vàkhông ổn định qua các năm Nước có năng suất lớn nhất là Mỹ 32,48 tạ/hatiếp theo là Trung Quốc 30,04 tạ/ha, Indonexia 20,41 tạ/ha, Xenegan 8,00 tạ /ha, Xu Đăng 6,31 tạ/ha.

Mặc dù Ấn Độ là nước có diện tích trồng lớn nhất nhưng năng suất lại

Trang 9

không cao Năng suất cao đạt được ở Israel (trên 65 tạ/ha) nhưng diện tích chỉcó 3000 ha.

Theo số liệu của FAO, trên thế giới hiện có trên 100 nước trồng lạc, vớitổng diện tích trong các niên vụ từ năm 1998 - 1999 đến 2000 - 2001 đạt21.630.000ha (1999 - 2000) Diện tích trồng lạc tập trung ở các nước Châu Áchiếm 63,17% tổng diện tích, Châu Phi 31,81%, Châu Mỹ 5,8%, Châu Âu0,22% Các nước có diện tích lớn gồm 10 nước trong đó Ấn Độ có diện tíchlớn nhất đạt 8.100.000ha, Trung Quốc là 4.100.000ha, Nigiêria: 1.190.000ha(Hoàng Đức Phương và các tác giả, 2003) [82]

Diện tích trồng lạc trên thế giới hàng năm biến động từ: 19,97 - 21,34triệu ha Đứng đầu là Ấn Độ: 7,20 - 8,10 triệu ha, tiếp đến là Trung Quốc:3,72 - 4,20 triệu ha, Nigienia: 0,70 - 0,80 triệu ha, Senegal: 0,62 - 0,73 triệuha (USDA, 1999) [22].

Năng suất bình quân thế giới: 1,33 1,39 tấn/ha, đứng đầu là Mỹ: 2,81 3,03 tấn/ha, thứ đến là Trung Quốc: 2,59 - 2,90 tấn/ha, Indonesia: 1,52 tấn/ha(Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000) [33]

-Trong khi đó năng suất lạc ở Việt Nam năm 2000 là: 1,45 tấn/ha trêndiện tích 243,9 ngàn ha (Niên giám thống kê năm 2000) [91]

Năng suất biến động lớn giữa các nước trên thế giới Các nước có năngsuất cao trên diện tích hẹp là Ixraen đạt 68,33 tạ/ha; một trang trại ở nước cộnghoà Nam Phi đạt 100tạ/ha (Hoàng Đức Phương và các tác giả, 2003) [82]

Như vậy tiềm năng cho năng suất của lạc cũng rất lớn khi được đầu tưvào công nghệ sản xuất giống.

Sản lượng lạc hàng năm thế giới đạt từ: 26,63 - 29,66 triệu tấn Đứngđầu là Trung Quốc: 9,65 - 12,00 triệu tấn, thứ đến là Ấn Độ: 7,85 - 8,00 triệutấn, Mỹ: 1,61 - 1,80 triệu tấn (USDA, 1999) [22].

Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất

Trang 10

và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác Trong khi năng suấtlạc bình quân của thế giới mới đạt xấp xỉ 1,3 tấn trên hecta ở Trung Quốc, thửnghiệm trên diện hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn trên hecta, cao hơn9 lần so với năng suất bình quân của thế giới Trên diện tích rộng hàng chụchecta, năng suất lạc có thể đạt 9,6 tấn/ha Gần đây, tại Viện Quốc tế Nghiêncứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (IRISAT) Ấn Độ đã thông báo sựkhác biệt giữa năng suất lạc trên các trạm trại nghiên cứu và năng suất trênđồng ruộng nông dân là từ 4 - 5 tấn/ha Trong khi năng suất của các cây ngũcốc như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tới trần và có xu hướng giảm dần ởnhiều nước trên thế giới thì năng suất cây lạc trong sản xuất còn khác rất xa sovới năng suất tiềm năng Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suấtvà hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất để khai thác tiềm năng Chiến lược này đã được áp dụng thànhcông ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sảnxuất lạc của các nước trên thế giới (Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000) [33]

2.2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lạc ở Việt Nam

Ở Việt Nam cây lạc được trồng từ lâu đời, tuy nhiên không được quantâm và phát triển Trong những năm trở lại đây, cây lạc đã được quan tâm vàphát triển hơn Nhưng so với một số cây trồng khác thì diễn biến tăng về diệntích, năng suất và sản lượng đều giảm.

Từ năm 1990 đến nay công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹthuật trồng lạc ở nước đã được quan tâm hơn trước Các đề tài nghiên cứu cấpnhà nước và cấp ngành, các dự án trong nước và quốc tế về nghiên cứu vàchuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên cây lạc đã được triển khai thu hút sự tham giacủa một đội ngũ đông đảo các cán bộ nghiên cứu đã được khuyến nông trongcả nước Phát triển cây lấy dầu, trong đó có cây lạc đã được Bộ Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn xác định là một trong những vấn đề trọng điểm trong

Trang 11

chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của nước ta Hợp tác Quốc tếtrong lĩnh vực nghiên cứu phát triển cây lạc đã được tăng cường Thông quachương trình hợp tác với ICRISAT và Mạng lưới Đậu đỗ và Cây cốc châu Á(CLAN), Việt Nam đã có điều kiện cử cán bộ nghiên cứu và khuyến nông điđào tạo nâng cao trình độ đồng thời tiếp cận được với các thành tựu mới và họchỏi, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển sản xuất lạc trên thế giới vàcác nước trong khu vực Một số tiến bộ kỹ thuật phổ biến ở các nước khác đãđược chọn lọc, thử nghiệm và ứng dụng đem lại hiệu quả ở Việt Nam Dự ánnghiên cứu thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật trồng lạc trọng điểm ở Việt nam đãđược nông dân, cán bộ địa phương, mạng lưới CLAN và các nước trong khuvực đánh giá cao Các yếu tố hạn chế chính đối với sản xuất lạc ở nước ta đãđược xác định và trên cơ sở đó các hướng nghiên cứu chính nhằm đáp ứng nhucầu của nông dân đã được xây dựng và thực hiện bước đầu đem lại hiệu quả rấtđáng khích lệ Thí dụ, để khắc phục tình trạng thiếu tro dừa bón cho cây lạc ởvùng Đông Nam Bộ, Viện Cây có dầu đã nghiên cứu đề xuất chế phẩm thaythế tro dừa (ACA) vừa tiện lợi trong sử dụng, vừa hạ giá thành sản xuất 6%,vừa tăng năng suất và chất lượng lạc Để nông dân chủ động phòng ngừa bệnhhéo xanh vi khuẩn, một bệnh rất phổ biến và khó phòng trừ ở nhiều vùng trồnglạc nước ta Viện KHKTNN Việt Nam đã chọn ra giống lạc MD7 kháng bệnh,năng suất, có chất lượng tốt và khả năng thích ứng rộng đã và đang được pháttriển nhanh trong sản xuất Đáng chú ý là một số giống lạc mới có tiềm năngnăng suất cao như giống 1660, LVT LO2, VD1, LO5, ngắn ngày, chịu hạn,phục vụ cho vùng nước trời với năng suất khá (18 - 25tạ/ha) đã được đưa ra sảnxuất Một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc cũng đã được áp dụng như phânbón NPK cân đối, mật độ gieo thích hợp, kỹ thuật che phủ nilon đã làm tăngnăng suất 30 - 40% Nhiều mô hình thâm canh lạc đạt năng suất cao trên 3 tấn/ha đã được trình diễn trên đồng ruộng nông dân ở nhiều địa phương (Ngô Thế

Trang 12

Dân và các tác giả, 2000) [33]

Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở nước ta còn rất lớn Kết quảnghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy trên diện tích rộng hàng chụchecta, gieo trồng giống mới với các biện pháp canh tác tiên tiến, nông dân cóthể dễ dàng đạt năng suất lạc 4- 5 tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất lạc bìnhquân trong sản xuất đại trà Điều đó chứng tỏ rằng các kỹ thuật tiên tiến đượcáp dụng rộng rãi trong sản xuất sẽ góp phần rất đáng kể trong việc tăng năngsuất và sản lượng lạc ở nước ta Vấn đề chính hiện nay là làm sao để các giốngmới và các kỹ thuật tiến bộ đến được với nông dân và được nông dân tiếp nhận.Nhà nước ta đã đề ra chỉ tiêu đưa diện tích cây lạc lên 400.000 ha vàonăm 2005 với năng suất bình quân 1,5 - 2,0 tấn/ha Để đạt được mục tiêu đề ratrước hết chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và ứng dụng tiếnbộ kỹ thuật một cách rộng rãi trong sản xuất Trên cơ sở áp dụng hệ thống cácgiải pháp kỹ thuật tổng hợp đồng bộ, tiếp thu kinh nghiệm của các nước trênthế giới, trong thời gian tới sản xuất lạc ở nước ta sẽ có điều kiện để đạt đượcnhững thành tựu mới, góp phần phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bềnvững, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.

Sự biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở nước ta từ 1975- 1998 có thể chia làm 4 đoạn chính:

+ Từ năm 1975 - 1979: giai đoạn này diện tích gieo trồng lạc có xu thếgiảm từ 97,1 ngàn ha (1976) xuống còn 91,8 ngàn ha (1979), giảm bình quân2,0% năm Năng suất và sản lượng lạc giai đoạn này cũng giảm, năm 1976năng suất đạt 10,3 tấn/ha, năm 1979 chỉ còn 8,8 tấn/ha, giảm 5,0% Nguyênnhân chính là thực trạng phòng trào hợp tác hoá bị sa sút, yêu cầu giải quyếtđủ lương thực cần thực trạng phong trào hợp tác hoá bị sa sút, yêu cầu giảiquyết đủ lương thực cần đặt lên hàng đầu, sản xuất lạc lúc này chủ yếu mangtính tự cung, tự cấp nên cây lạc không được đầu tư phát triển.

Trang 13

+ Từ 1980 - 1987: Thời kỳ này diện tích trồng lạc tăng nhanh: 91,8 ngànha năm 1979 lên 237,8 ngàn ha năm 1987 Tốc độ tăng trường hàng năm từ5,6% năm đến 24,8% năm Diện tích năm 1987 tăng gấp 2 lần so với năm1980 và sản lượng tăng 2,3 lần Cây lạc ở giai đoạn này phát triển nhanh là docó hiệp định xuất khẩu với Liên xô cũ và các nước Đông Âu, đồng thời trongnông nghiệp bắt đầu thực hiện khoán theo chỉ thị 100 TW (1981) [67], sự mởrộng và ổn định thị trường xuất khẩu cũng như chính sách đổi mới trong sảnxuất nông nghiệp đã khuyến khích nông dân khai hoang, tăng vụ, từ đó diệntích gieo trồng nói chung và diện tích trồng lạc nói riêng được mở rộng Mặcdù diện tích gieo trồng tăng lên nhanh chóng, nhưng năng suất không tăng,chỉ dao động từ 8,8 đến 9,7 tạ/ha Sản xuất lạc lúc này còn mang tính quảngcanh truyền thống.

+ Từ 1988 - 1993: Ba năm đầu, diện tích trồng lạc giảm, từ 23,7 ngàn ha(1987) xuống còn 201,4 ngàn ha (1989), giảm với tốc độ 2,0% năm và sau đóphục hồi trở lại Nguyên nhân chủ yếu là do mất thị trường tiêu thụ truyềnthống, thị trường mới chưa kịp tiếp cận, giá lạc thế giới giảm trong hai năm1988 - 1989 (Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000) [33]

+ Từ năm 1994 - 1998: Giai đoạn này, diện tích trồng lạc năm 1998 tăng8% so với năm 1994 và sản lượng tăng nhanh (25%) Tốc độ tăng trưởng sảnlượng lạc giai đoạn này chủ yếu là nhờ có sự tăng trưởng nhảy vọt về năngsuất (20%) Bên cạnh đó, chúng ta đã tiếp cận được với thị trường Quốc tếmới và nhu cầu cho chế biến trong nước cũng tăng lên (Ngô Thế Dân và cáctác giả, 2000) [33]

Ở Việt Nam, từ Những năm 1980 sản xuất lạc có chiều hướng phát triểnngày càng tăng Trong 10 năm từ 1981 - 1990, diện tích tăng bình quân7%/năm, sản lượng tăng 9%/năm Từ năm 1990 - 1995, sản xuất lạc tăng vềdiện tích và sản lượng song năng suất lạc vẫn còn thấp, chỉ đạt 1tấn/ha.Những năm gần đây (1996 - 1998) diện tích và sản lượng lạc tăng rõ rệt,

Trang 14

năng suất đạt gần 1,5 tấn/ha Một trong những yếu tố quan trọng nhất gópphần nâng cao năng suất lạc là do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới (NgôThế Dân và các tác giả, 200) [33]

Hiện nay ở nước ta lạc chủ yếu phân bố ở bốn vùng lớn: Miền núi trungdu Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Khu Bốn cũ và Miền Đông Nam Bộ Cảbốn vùng này chiếm 3/4 diện tích và sản lượng của cả nước, số còn lại nằmrải rác ở một số vùng khác.

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

(1000 ha)

Năng suất(tấn/ha)

Sản lượng(1000 tấn)

Trong những năm từ 2002-2005 năng suất lạc hầu như không tăng hoặctăng không đáng kể Tuy năng suất lạc có tăng nhưng nhìn chung so với tiềmnăng của đất đai, của các giống lạc hiện nay thì năng suất của nước ta còn thấp,năng suất bình quân trên cả nước tính hết niên vụ năm 2005 đạt 17,4 tạ/ha.

2.2.3.Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế

Trong những năm gần đây, Ở một số địa phương của tỉnh Thừa ThiênHuế cây lạc được coi là cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và ổn địnhhơn so với các cây trồng khác Nông dân đã từng bước trồng lạc để thay thếcho các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp Vì vậy đã góp phần làm cho diện

Trang 15

tích và sản lượng lạc ở Thừa Thiên Huế ngày càng được mở rộng và tăng lên.Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Thừa Thiên Huế đến năm 2006được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế

(1000 ha)

Năng suất(tấn/ha)

Sản lượng(1000 tấn)

(Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, 2006)

Qua số liệu ở bảng 3 cho thấy từ năm 1995-1998 diện tích và sản lượnglạc ngày càng tăng Về diện tích tăng từ 3300 ha lên 4300 ha, về sản lượngtăng từ 4500 tấn lên 5800 tấn Riêng năm 1999-2000 thì cả diện tích và sảnlượng đều giảm Tuy nhiên trong những năm gần đây từ năm 2001- 2006 diệntích và sản lượng lạc có xu hướng tăng lên Trong năm 2006 diện tích trồnglạc tăng lên 6000ha, sản lượng đạt 9024 tấn.

Nhìn chung diện tích tăng dần qua các năm nhưng năng suất chưa cao,có xu hướng giảm và không ổn định.

Trang 16

2.2.4 Tình hình sản xuất một số cây trồng và đặc điểm của đất cáttrồng lạc chính ở Thừa Thiên Huế.

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của Thừa Thiên Huế

Loại cây trồng Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha)

Nguồn: Niên giám thống kê 2003

Số liệu ở bảng cho ta thấy, lạc là loại cây trồng ngắn ngày có diện tíchgieo trồng khá lớn trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh.

Theo số liệu điều tra nông hộ của chúng tôi, mặc dù có diện tích gieotrồng không lớn bằng khoai lang và sắn nhưng xét về thu nhập thì lạc là loạicây trồng cho thu nhập cao nhất và có giá trị ngày công cũng cao nhất(30.000đ/ngày so với 15.000đ so với cây lúa) Có thể nói, sản xuất lạc có sứchấp dẫn khá lớn đối với các hộ dân trong vùng, đặc biệt ở những vùng đồngbằng và gò đồi của tỉnh, trên các diện tích đất trồng lúa một vụ, năng suấtkhông cao và không ổn định.

Hiện nay, bên cạnh giống lạc Giấy Kim Long, một số giống lạc khác nhưDù Tây Nguyên, MD7, L14 cũng đã từng bước được đưa vào gieo trồng ở nhiềuđịa phương trong tỉnh Tuy nhiên, do các giống lạc này có tỷ lệ nhân/quả khôngcao, vỏ quả dày, một số giống này còn gặp khá nhiều khó khăn Cho đến naythì lạc Giấy Kim Long vẫn được gieo trồng phổ biến hơn cả.

Đất cát là một loại đất xấu, năng suất cây trồng trên đất này thường đạtthấp, loại đất này xuất hiện ở nhiều nơi, và tập trung ở nhiều vùng trong cảnước, đặc biệt vùng Duyên Hải Miền Trung.

Đất cát được đặc trưng bởi một số tính chất sau:

Trang 17

* Tính chất vật lý:

Thành phần cơ giới của đất rất nhẹ, phần lớn ở dạng cát mịn và cát thô.Hàm lượng sét (<0,001mm) biến đổi từ 1,4 - 12,8% Cáct vật lý (>0,001mm)chiếm khoảng 78% - 90%.

Tỷ trọng của đất xung quanh 2,62,7 Dung trọng biến động từ 1,2 1,34g/cm3 Độ xốp của đất vào loại khá và đạt 49,2 - 51,5%.

-Đất có cấu trúc đoàn lạp bền trong nước không đáng kể Đoàn lạp >1mm chỉ chung quanh 1 - 5% Các cấp hạt > 0,25mm chiếm tỷ lệ khoảng 10-30 Những cấp hạt có hoạt tính cao (0,5-1mm) ở đất cát chỉ bằng 1/10-1/5 sovới đất bạc màu.

Khả năng giữ nước của đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết làthành phần cơ giới và cấu trúc Sức chứa ẩm đồng ruộng của đất thấp, chỉ đạt1-20% ở lớp mặt, các tầng sâu có trường hợp chỉ đạt 6-10%.

Sức chứa ẩm đồng ruộng thấp, nhưng vì độ ẩm cây héo thấp, nên lượngnước hữu hiệu của đất thuộc loại khá (16-20%).

Đất thoát nước dễ, thấm nước nhanh, nhưng giữ nước kém Đất có độthông khí cao, vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh làm cho quá trình khoánghoá chất hữu cơ và mùn xảy ra mãnh liệt, vì vậy đất cát thường nghèo mùn.Đất thường nóng nhanh, lạnh nhanh gây bất lợi cho cây trồng và vi sinh vật đất.Đất cát khi khô rời rạc nên dễ cày bừa, ít tốn công, rễ cây phát triển dễnhưng cỏ mọc nhanh Khi đất cát gặp mưa to hay do nước tưới sẽ bị dí chặt.

* Tính chất hoá học

Độ phì nhiêu của đất cát nhìn chung rất thấp Hàm lượng chất hữu cơdao động từ 0,6 - 1,0% Ở lớp đất mặt, đạm tổng số thay đổi trong khoảng0,03 - 0,09% Kali tổng số thấp song ở các lớp sâu 100 - 110cm có chiềuhướng tăng (0,77 - 1,3%).

Kết quả phân tích trên 1000 mẫu đất của Nguyễn Thị Dần và Trần Thúc

Trang 18

Sơn (1990) [35] cho thấy: hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất cát biển rấtthấp, trung bình 3-5mg P2O5 và 6-7mg K2O/100g đất.

Đất cát có độ chua trung bình hoặc kiềm yếu, phần lớn pHKCl từ 5,5-6,0nhiều vùng đạt 6,0-7,5 Lượng Ca++ chung quanh 4-9 ldl/100g đất Ở các tầngsâu (80-90cm), lượng Ca++ trao đổi có chiều hướng tăng, đạt 11-14 ldl/100gđất Lượng Mg++ biến đổi từ 1-2 ldl/100g đất.

Tuy nhiên đất cát cũng có một số ưu thế nhất định, như thành phần cơgiới nhẹ, dễ canh tác, dễ san bằng, dễ cải tạo, nước ngầm không bị mặn, xuấthiện nông, nhờ vậy dễ điều hoà chế độ nhiệt và chế độ ẩm cho cây trồng Bởithế, nếu biết bố trí cây trồng hợp lý kết hợp phân bón cân đối sẽ cho năng suấtvà hiệu quả kinh tế khá.

2.3 Những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lạc

Ở Việt Nam trước năm 1995 năng suất lạc bình quân chỉ đạt 10 tạ/ha.Sau năm 1995 năng suất lạc đã có những bước tăng rõ rệt, đặc biệt từ năm2002 trở lại đây Năm 2005 năng suất lạc bình quân toàn quốc đạt 17,4 tạ/ha.Đạt được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của các tiến bộ kỹ thuậtmới về giống và các biện pháp thâm canh.

Một số tiến bộ kỹ thuật mới được ghi nhận đó là:

- Về giống: nhờ sự hợp tác giữa Việt Nam và Viện nghiên cứu hoa màuquốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) mà chúng ta đã tạo rađược một bộ giống phong phú.

+ Giống chín sớm: để khắc phục hiện tượng hạn đầu vụ và mưa cuối vụxuân cho các vùng trồng lạc miền Bắc Việt Nam Giống LO5 ra đời đã đápứng đòi hỏi của sản xuất Giống này có tỷ lệ nhân cao (76%) Tuy là giốngngắn ngày nhưng có năng suất khá cao 29,6 tạ/ha [31].

+ Giống cho vùng nước trời: sử dụng cho những vùng không chủ độngtưới tiêu Điển hình là các giống X96; 92056 Kết quả thử nghiệm các giốngnày đều cho năng suất cao từ 36,3 - 40.1 tạ/ha [31].

Trang 19

+ Giống cho vùng thâm canh: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển NôngThôn đã công nhận hai giống cho vùng thâm canh có nguồn gốc từ TrungQuốc đó là: LO2 và LVT, những giống này đều cho năng suất cao 30 tạ/ha.Ngoài ra chúng ta còn tạo ra một số giống kháng được bệnh mốc vàng, giốngkháng bệnh héo xanh vi khuẩn như: LO2, MD7

- Về tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh tăng năng suất lạc: Trong thờigian qua đã có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lạcnhanh chóng được áp dụng vào sản xuất Các nghiên cứu đó tập trung vào cácvấn đề sau:

+ Xây dựng chế độ phân bón hợp lý+ Kỹ thuật che phủ nilon

+ Chế độ nước tưới hợp lý+ Kỹ thuật trồng xen, chuyển vụ

+ Kỹ thuật sử dụng các chất kích thích sinh trưởng

Với những tiến bộ kỹ thuật mới này đã nhanh chóng góp phần giúp chonăng suất và sản lượng lạc nước ta ngày càng tăng.

2.4 Cân đối dinh dưỡng cho cây trồng

Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chấtdinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý chotừng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chấtlượng nông sản tốt và an toàn môi trường sinh thái.

Theo tổng kết của Tổ chức Nông nghiệp thế giới (FAO), có 10 nguyênnhân chính làm giảm hiệu lực phân bón, trong đó bón phân cân đối giữ vai tròquan trọng nhất.

Trang 20

Bảng 2.6: Nguyên nhân giảm hiệu lực phân bón

3 Thời kỳ gieo cấy không thích hợp 20 - 40

5 Mật độ gieo cấy không thích hợp 10 - 256 Vị trí và cách bón phân không thích hợp 5 - 10

Bón phân cân đối không có nghĩa là phải cung cấp cho cây trồng các nguyêntố dinh dưỡng bằng nhau về khối lượng Mỗi chất dinh dưỡng có những tác dụngriêng biệt nhất định trong đời sống cây trồng, chúng ảnh hưởng đến sinh trưởng,phát triển của cây, quang hợp, mức năng suất và chất lượng nông sản Khi nồngđộ một chất dinh dưỡng trong mô cây hạ dưới mức tối thiểu sinh lý cần thiết, cáctriệu chứng thiếu dinh dưỡng bắt đầu xuất hiện trong các bộ phận đặc trưng củacây Đây là những chỉ thị hữu ích giúp tìm biện pháp khắc phục.

Chính vì vậy, để có cơ sở cho việc bón phân cân đối cần thiết phải biếtđược khả năng cung cấp dinh dưỡng của mỗi loại đất, nhu cầu dinh dưỡng củamỗi loại cây trồng và sự phụ thuộc của mỗi yếu tố vào từng điều kiện thời tiếtcũng như chế độ canh tác cụ thể Cuối cùng, bón phân cân đối đáp ứng đượctối thiểu 3 yêu cầu: bón đúng về các yếu tố dinh dưỡng cây trồng cần, bón đủvề lượng và bón phù hợp về tỷ lệ các nguyên tố đó

2.5 Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với lạc

2.5.1.Vai trò của N và phân N đối với lạc

Đạm là yếu tố hàng đầu đối với các cơ thể sống vì nó là thành phần cơ bản

Trang 21

của protein chất cơ bản biểu hiện sự sống Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bảncần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các chất men, các bazơ cónitơ, thành phần cơ bản của axit nuclêic, trong các AND, ARN của nhân tế bào,nơ khu trú các thông tin di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợpprotein Do vậy đạm là yếu tố cơ bản của quá trình đồng hoá cacbon, kích thíchsự phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác [52]

Cây lạc chứa nhiều đạm trong lá, hạt Thiếu đạm cây cằn cỗi, mảnh dẻ,mềm yếu và có dáng cao do sự sinh trưởng bị trừng trệ khá sớm và do các lánon phát triển không đầy đủ, không đẫy, nảy nở rất chậm, những lá già đã mọcbình thường rồi cuống cũng dài ra hơn bình thường, màu lá ban đầu thì sángmàu sau chuyển sang màu xanh nhạt và cuống lá sau cũng chuyển màu, lá sẽngã sang vàng Hiện tượng chuyển màu tập trung ở giữa lá, các lá non cũng bịnhạt và chuyển màu và cũng mọc dài ra Thiếu đạm nặng thì lá gốc vàng rụng,sự hình thành quả bị hạn chế và cây có thể chết sau hai tháng trồng cây lạc noncần đạm để sinh trưởng tốt, phân cành sớm Khi ra hoa đầu tiên lạc cần đến70% tổng lượng đạm Tuy lạc hút được một phần đạm từ không khí nhờ vikhuẩn nốt sần nhưng phải sau 3 tuần thì lạc mới phát triển đủ rễ, và khi cây nởhoa thì nốt sần mới phát triển mạnh Do đó thời kỳ cây con, lạc chưa cố định vàtự cung cấp được đạm nên cần bón hỗ trợ cho lạc để xúc tiến sự hình thành nốtsần và phân hoá mầm hoa, tăng nhiều quả Tuy nhiên, nếu bón đạm quá nhiềuthì ức chế hình thành nốt sần và hoạt động của vi khuẩn dẫn đến cây vóng lốp,số cành hữu hiệu giảm Khi thiếu nitơ, hàm lượng lân tổng số trong cây cũnggiảm xuống (L.Azueva và Golubêva, 1963) [23], Khi bón phân cho lạc dạngSunphat amon ((NH4)2SO4) và Nitrat amon (NH4NO3) tốt hơn dạng urê Nghiêncứu ở Trung Quốc cho thấy hiệu lực phân đạm từ 12 - 13 kg lạc quả/1kgN [52].

Đạm là thành phần của nguyên sinh chất tế bào, axít amin, axít nucleic

Trang 22

(AND và ARN), các enzim và diệp lục Đạm là chất dinh dưỡng chủ yếu củacây lạc Đạm có vai trò làm tăng sinh trưởng và phát triển của mô sống, quyếtđịnh phẩm chất của nông sản Cây lạc chứa nhiều đạm trong lá và hạt Thiếuđạm cây sinh trưởng kém, lá mảnh, có màu xanh nhạt, sự hình thành quả bịhạn chế (Trần Văn Lài, 1993) [69]

Nhìn chung, nhu cầu đạm của cây lạc có sự khác nhau trong từng giaiđoạn sinh trưởng phát triển của nó Nó có thể tự thoả mãn một phần nhu cầuđạm của mình nhờ hoạt động của sinh vật cố định đạm sống cộng sinh ở rễnhưng phải sau 3 tuần thì lạc mới phát triển đủ rễ và sau khi nở hoa thì nốtsần mới phát triển mạnh Đạm bên ngoài trở nên rất cần thiết cho cây lạctrong giai đoạn trước khi nở hoa do tính ký sinh của vi khuẩn nốt sần Vì vậy,bón đạm cho lạc ở thời kỳ đầu là rất cần thiết để xúc tiến việc hình thành nốtsần và phân hoá mầm hoa Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều đạm thì sẽ ức chế sựhình thành và hoạt động của vi khuẩn nốt sần làm cho cây vống lốp, số cànhhữu hiệu giảm (Nguyễn Văn Bình, 1996) [12].

Mặc dầu có nhu cầu đạm cao nhưng trong thực tế đạm bón cho lạc baogiờ cũng thấp hơn lân và kali Bón nhiều đạm cho lạc sẽ làm cho sinh khốiphát triển mạnh (Nguyễn Văn Bộ và cs, 1999) [17], thời gian sinh trưởng kéodài, ngăn cản sự hình thành nốt sần ở rễ và khả năng cố định đạm của vi sinhvật nốt sần do sản phẩm quang hợp chuyển hoá nhanh thành protein, làmgiảm việc cung cấp hydratcacbon cho các vi sinh vật này (Nguyễn Hữu Quân,1984) [100].

Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của viện Nông hoá Thổ nhưỡng chỉ rarằng trên đất nhẹ chỉ nên bón khoản 30kgN/ha là thích hợp, nếu tăng lên đến40kgN/ha thì sẽ làm giảm hiệu suất, hiệu suất của 1kg N trên đất cát ven biểnvà bạc màu là từ 6 - 10kg lạc vỏ [69] Trên đất chuyển màu tại Quảng Trị nếubón 30kgN cho hiệu quả cao nhất (11kg lạc khô/kgN) Trên đất cát biển tỉnh

Trang 23

Thừa Thiên Huế nếu bón đạm đơn độc liều lượng 40kgN/ha hiệu quả đạt4,88kg lạc quả/kgN [10].

2.5.2 Vai trò của P và phân lân đối với lạc

Lân là yếu tố dinh dưỡng chủ đạo của cây lạc và cũng là một trongnhững yếu tố hạn chế năng suất trên các loại đất trồng lạc có thành phần cơgiới nhẹ Lân là nguyên tố cần thiết để làm tăng lượng dầu, cần cho hoạt độngcủa vi khuẩn Lân làm tăng khả năng huy động đạm cho cây Trong cây lântồn tại ở dạng Photpho lipit và Nucleo protein, trong lá lân tồn tại dưới dạngaxit photphoric tham gia tổng hợp các chất có chứa nitơ Cũng như đạm, tỷ lệlân cao ở trong hạt và các cơ quan non, cơ quan đang phát triển để dùng vàoviệc tổng hợp chất hữu cơ mới, do vậy hiện tượng thiếu lân biểu hiện ở lá giàtrước Cây non rất mẫn cảm với việc thiếu lân, thiếu lân trong thời kỳ này câycon sẽ cho hậu quả rất xấu, sau này dù bón nhiều lần cũng không bù đắp đượcdo vậy cần bón lót lân ngay từ giai đoạn đầu và bón gần hạt vì khả năng dichuyển của lân trong đất rất thấp Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết vớidinh dưỡng đạm, cây được bón cân đối đạm, lân sẽ xanh tốt, sinh trưởngmạnh, nhiều hoa, lắm quả, chín sớm và phẩm chất nông sản cao [52].

Lân là thành phần của axít nucleic, photphatít, protein, lipít, coenzim,NAD, NADN, ATP và nhiễm sắc thể Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào,mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, sự ra hoa, sự phát triển của hạt vàquả (Vũ Hữu Yêm, 1995) [108]; (Trần Văn Lài, 1993) [70] Ngoài việc xúctiến rễ phát triển, lân còn là thức ăn chính của vi khuẩn có tác dụng đẩy mạnhsự hình thành và nâng cao hoạt tính của nốt sần, làm tăng khả năng hút, giữđạm khí trời, thúc đẩy lạc tăng số cành hữu hiệu, hoa nở sớm và tập trung, nângcao tỷ lệ quả và quả chắc, màu sắc đẹp, giảm tỷ lệ nước trong quả Quan trọnghơn là xúc tiến quá trình hình thành chất bé, dầu và chất đạm, làm tăng tỷ lệdầu trong hạt, quả chóng già chín Đặc biệt lân sẽ tăng cường hiệu lực hút phân

Trang 24

đạm nên tiết kiệm được một lượng phân đạm đáng kể.

Lân thường được xem xét như một yếu tố dinh dưỡng hạn chế sinhtrưởng, phát triển và năng suất của các loại cây họ đậu ở các vùng nhiệt đớivà cận nhiệt đới (Ae và cs, 1991) [112].

Lượng phân bón không thích hợp sẽ làm giảm cường độ quá trình đồnghoá carbonhydrate, trong khi đó việc tổng hợp chất này thông qua quá trìnhquang hợp vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng tích luỹ carbonhydrates làm cho lácó màu xanh sẫm, trầm trọng hơn sẽ có màu huyết dụ và có ảnh hưởng bất lợiđối với quá trình quang hợp và cuối cùng sẽ làm sụt giảm năng suất cây trồngrõ rệt (Vũ Văn Vụ và cs, 1993) [102].

Sự hình thành và phát triển của nốt sần ở rễ lạc và quá trình cố địnhđạm chịu ảnh hưởng rất lớn của lượng lân trong đất trồng lạc cũng như lượnglân được bón bổ sung từ các loại phân bón thì mối liên quan chặt chẽ giữanguyên tố lân và quá trình cố định đạm ở cây họ đậu được thể hiện như sau:

* Nốt sần bắt đầu hình thành khi lông hút rễ bị lây nhiễm bởi vi khuẩn

Rhizobium và ở giai đoạn này, việc thiếu hụt lân làm cho rễ kém phát triển sẽ

ngăn cản sự hình thành nốt sần và giảm cường độ quá trình cố định đạm cũngnhư sự thu hút nước và dinh dưỡng của cây.

* Quá trình cố định đạm đòi hỏi nguồn năng lượng lớn cho sinh trưởngcủa vi khuẩn nốt sần và sự chuyển hoá N2 thành NH3 Nguồn năng lượng đóchủ yếu cũng được cung cấp từ lân ở dạng ATP.

* Lân có vai trò tích cực trong việc vận chuyển các sản phẩm của quátrình quang hợp từ lá về rễ và sự di chuyển của các hợp chất có đạm trongnốt sần về các bộ phận khác của cây và làm tăng hàm lượng đạm trong thânlá.

Ngoài ra, bón lân có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ câytrồng, nhờ đó mà cây có khả năng thu hút nhiều hơn các nguyên tố dinh

Trang 25

dưỡng từ đất và từ phân bón.

Thiếu lân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nốt sần, khả năngtích luỹ chất khô và năng suất lạc Bón lân có tác dụng kích thích sự pháttriển của bộ rễ vì vậy ở cây họ đậu nói chung và cây lạc nói riêng được bónđầy đủ lân thường hình thành một số lượng lớn nốt sần hữu hiệu ở rễ, nốt sầnthường lớn và có màu hồng (Nguyễn Văn Bình, 1996) [12].

Khi thiếu nguyên tố lân, cây con cằn cỗi, thời gian sinh trưởng chậm, lánon vàng nhạt, thể hiện dấu hiệu khô héo nhanh ảnh hưởng xấu tới sự pháttriển của nốt sần, hoa rụng nhiều quả ít, kém chắc, năng suất và phẩm chất lạcđều giảm (Nguyễn Quỳnh Anh, 1994) [2]

Theo kết quả nghiên cứu về lân đối với lạc cho thấy rằng đất càngnghèo thì hiệu lực của lân càng cao Các nghiên cứu của nhiều nước đều chothấy rõ hiệu lực của lân càng cao Các nghiên cứu của nhiều nước đều chothấy rõ hiệu lực của phân lân là 4,5 - 11kg quả khô/1kg P2O5 Các nghiên cứuở Việt Nam với các liều lượng lân từ 60 - 90kg P2O5 cho thấy hiệu lực chungcủa lân biến động từ 3,3 - 9,2kg lạc quả/1kg P2O5, hiệu lực của các dạng phânlân cũng khác nhau: photphoric: 2,5 - 6,8kg lạc quả/1kg P2O5), hiệu lực thấphơn ở phù sa mới (2,8kg lạc quả/1kg P2O5), bón supe photphat đạt hiệu lực 6 -9,2kg lạc quả/1kg P2O5 Trên đất cát biển Thừa Thiên - Huế khi bón phân lânđơn độc lượng 90kg P2O5/ha hiệu quả đạt 6,79kg lạc khô/kg P2O5 Bón phốihợp 40kgN + 90kg P2O5/ha hiệu quả đạt 5,6kg lạc quả khô/kg P2O5 [52].

2.5.3 Vai trò của kali và phân kali đối với lạc

Đối với cây trồng, kali là một trong 3 nguyên tố khoáng thiết yếu nhất.Vai trò quan trọng nhất của kali được thể hiện ở khả năng hoạt hoá các enzimtrong hợp chất ATP đóng vai trò cung cấp năng lượng cho rất nhiều quá trìnhsinh hoá xảy ra trong cây (Trần Văn Lài, 1993) [69].

Kali có vai trò quan trọng trong sự quang hợp của lá và sự phát triển

Trang 26

của quả, tăng khả năng giữ nước của tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc,tăng thêm tính chịu hạn và chống đổ cho cây Do tác động đến quy trìnhquang hợp và hô hấp nên kali ảnh hưởng tích cực đến việc tổng hợp đạm vàtổng hợp protein Kali làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều đạm Thiếukali cây quang hợp giảm mà hô hấp tăng lên nên năng suất giảm, chất lượngquả kém Kali xúc tiến sự phân cành của lạc, tăng chiều cao cành, tăng nhiềuhoa, làm hoa nở đều và vỏ ít thối, trắng vỏ Kali còn có tác dụng tăng sức đềkháng của cây, giúp lạc chống chịu khá một số sâu bệnh, kali còn tác độngđến toán bộ thời gian sinh trưởng của cây và cuối cùng đến năng suất lạc Mộtnồng độ kali cao trong phạm vi kết quả của cây lạc có hại vì ảnh hưởng tớichất lượng quả, đặc biệt là khi thiếu canxi Tỷ lệ K:Ca:Mg quan trọng hơn làhàm lượng của mỗi chất riêng lẻ Tăng nồng độ magiê trong dung dịch cácchất làm giảm sự hấp thụ kali, cũng vậy hấp thụ canxi giảm khi nồng độmagiê tăng Có một sự đối kháng giữa hấp thụ của từng chất K, Mg, Ca (Fragreria, 1973) [77]

Thiếu kali cũng sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm lại, các lá bị chết khôvà chuyển màu, thân lạc có màu đỏ chót, lá xanh nhạt sau đó chuyển vàng(Burkhart và Collons, 1941) Ở những lá già khi bị thiếu kali thì phần mép láxuất hiện các đốm màu vàng nhạt, phần còn lại vẫn có màu xanh đặc trưng,còn trên các lá non thì hiện tượng chuyển màu lại tương đối đều hơn, có khicòn có những chấm nhỏ màu nâu nhiều quả một hạt và năng suất thấp, tuynhiên nếu lượng kali quá nhiều sẽ làm giảm năng suất của những giống dạngđứng chín sớm (Wlker, 1979) [77].

Kali có tác dụng hoạt hoá các enzim có liên quan đến quá trình quanghợp, chuyển hoá các hydrat cacbon và protein cũng như giúp di chuyển vàduy trì sự ổn định của chúng Kali giúp điều khiển quá trình sử dụng nướcbằng đóng mở khí khổng, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm dạng NH4+, cải

Trang 27

thiện khả năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết âm u nên tăng hiệu suất quanghợp Kali còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành màng tế bào và độ chắc củanó nên tăng khả năng chống lốp đổ, tăng khả năng chống bệnh của cây trồng.Kali có tác dụng làm tăng phẩm chất của nông sản, tăng kích thước hạt (VũHữu Yêm, 1995) [108]; (Võ Minh Kha, 1996) [65].

Khác với lân, kali không tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành nốtsần Tuy nhiên, ảnh hưởng của kali đến chỉ tiêu này có thể thông qua việc tíchluỹ và vận chuyển lân trong cây Sự vận chuyển phốt pho và một số nguyên tố

khác trong các xylem trong cây bị giảm sút khi cây không được cung cấp đầy

đủ kali Bón đầy đủ kali góp phần đảm bảo cân bằng lân trong cây, tạo điềukiện để hệ rễ phát triển mạnh và tăng nhanh số lượng nốt sần xâm nhập (TrầnVăn Lài, 1995) [70]; (Võ Minh Kha, 1996) [65] Kali có vai trò vận chuyểncác carbonhydrates vào rễ cây họ đậu và tạo điều kiện để nốt sần có thể hìnhthành nhiều hơn (Nguyễn Vy, 1993) [103]

Cây lạc trong thời kỳ phát triển hút một lượng kali rất lớn Tác dụngcủa kali đối với lạc thể hiện ở khả năng xúc tiến sự phân cành, tăng chiều caocây, tăng nhiều hoa, làm hoa nở nhiều, tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu, tăng trọnglượng quả hạt, quả chắc và to, chín đều và ít thối, trắng vỏ Nó còn tác dụngtăng sức đề kháng của cây, giúp cây chống một số sâu bệnh Kali tác độngđến đều toàn bộ thời gian sinh trưởng của cây và cuối cùng là đến năng suấtcủa lạc (Trần Văn Lài, 1993) [69]; (Nguyễn Văn Bình và cs, 1996) [11].

Thông thường, ảnh hưởng của kali đến một số chỉ tiêu sinh trưởng củacây lạc không phải là ảnh hưởng trực tiếp mà thông qua một số quá trình sinhlý xảy ra trong cây như quá trình quang hợp Theo thì sự trao đổi electrontrong quá trình sản xuất ATP trong cây chỉ cân bằng với sự có mặt của K+ Sựthiếu hụt kali sẽ làm giảm sút quá trình hình thành ATP và vì vậy có ảnhhưởng tiêu cực đến tất cả các quá trình xảy ra trong cây Bón đầy đủ kali có

Trang 28

tác dụng thúc đẩy quá trình quang hợp và hình thành các cơ quan sinh trưởng(Amstrong, 1998) [113] Mặt khác, một vai trò nổi bật của kali và khác hẳnđạm và lân, đó là vai trò hoạt hoá hơn 60 enzim trong cây Kali làm thay đổitrạng thái lý học của phân tử enzim, trung hoà các anion hữu cơ và các hợpchất cho rất nhiều phản ứng có enzim xúc tác (Amstrong, 1998) [113]; (TrầnVăn Lài, 1995) [70].

2.5.4 Vai trò của Ca và vôi đối với lạc

Canxi là yếu tố cơ bản của đất có tác dụng khống chế pH của đất, đồngthời là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết của cây lạc Ở pH thích hợp chúng ngănngừa sự gây độc của nhôm và các nguyên tố gây độc khác, tạo điều kiện thuậnlợi cho hoạt động của vi khuẩn nốt sần và làm tăng hiệu quả các nguyên tố khác.

Canxi tồn tại trong cây lạc dưới dạng pentat canxi là chất kết dính tếbào và cần cho sự phân chia tế bào Canxi có ảnh hưởng lớn đến năng suất vàchất lượng của lạc, lý do là lạc nhất thiết phải hấp thu canxi mới phát triểnđược quả Canxi hấp thu chuyển qua thân đến lá và hoa, sự cần thiết phải hấpthu canxi là sau khi hoa thụ phấn, tia hình thành và xuyên vào đất, khi tia vàođất, canxi ngừng chuyển từ thân vào tia quả Để hình thành quả, tia phải hấpthu canxi từ đất xung quanh Dù rằng canxi có thừa ở rễ, thân, á cũng khôngcó ích gì cho quả (Vandel, 1944 và Bledsoe, 1946) Thiếu canxi biểu hiện ởnhững chấm lẫn phía dưới lá, thân nứt ở gốc, vỏ và tia quả giòn, màu tối, rễkém phát triển, số lượng và trọng lượng nốt sần, lượng chất khô của cây đềugiảm, thiếu canxi còn ảnh hưởng đến độ chắc và chất lượng quả, tổng số tiaquả/cây [77]

Canxi là chất giải độc của cây trồng thông qua việc trung hoà các chấtaxit hữu cơ, có tác dụng hoạt hoá các enzim, đặc biệt là ATP (Cục Kn và KL1998) [22].

Đối với lạc trước hết Canxi là thức ăn cần thiết Ngoài ra Canxi còn

Trang 29

giảm độ chua, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nốt sần hoạt động cốđịnh đạm nhiều hơn, Canxi ngăn ngừa việc tích luỹ các chất độc hại và điềuchỉnh bốc hơi nước, làm tăng sức chịu hạn cho lạc.

Bón Canxi còn huy động được đạm cho cây dùng, quả thêm chắc và tiếtkiệm được bón đạm.

Lạc rất mẫn cảm với Canxi và có yêu cầu cao với Canxi, nhất là thời kìkết quả Canxi làm cho rễ phát triển, tia dài và cứng thuận lợi cho việc hìnhthành quả.

Bộ rễ, tia và quả còn non trực tiếp hút được Canxi Bón Canxi phối hợpvới kali thì sẽ kiện toàn cấu tạo bộ máy của tia làm tăng tỷ lệ đậu quả, giảmquả ép, tăng số quả 2 hạt, hạt tròn đẹp, quả ít eo Canxi là yếu tố quan trọngnhất để sản xuất lạc quả to Ngoài ra Canxi còn có tác dụng phòng chống sâubệnh: giảm kiến mối làm hại mầm.

Thiếu Canxi từ gốc đến ngọn cây lạc bị chuyển màu, lá chuyển mà cóđốm trắng, lá già hơi vàng chết dần, thiếu nặng thì cây vàng úa, cuống lá dễgãy, ngọn héo Ngoài ra khi thiếu Canxi hoa rụng nhiều, ít đậu quả, quả ốplép, vỏ quả giòn, kích thước hạt nhỏ (Nguyễn Văn Bình và cs, 1996) [11]

2.5.5 Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lạc trên thế giới và ViệtNam

2.5.5.1 Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lạc trên thế giới

Cây lạc dường như rất mẫn cảm với bón phân không cân đối, do đó cónhững kết quả mâu thuẫn nhau khi làm những thí nghiệm về phân bón(Harris, 1951) Các nghiên cứu của nhiều tác giả về nhu cầu dinh dưỡng củalạc cho thấy cây lạc hấp thụ 94 kgN, 24,2kgP, 26kgK đã đạt năng suất 1338kglạc quả/ha (Bouyer, 1949), hấp thụ 63kg N, 4kgP, 26kgK đạt năng suất 870kghạt/ha và 1910 kg chất khô/ha (Bunting và Anderson, 1960) Thí nghiệm phânbón ở Punjab cho thấy tổng lượng dinh dưỡng để đạt được năng suất 2120kg

Trang 30

quả/ha cần phải có 167 kgN, 9,7kgP và 87 kgCa (Nijhawan, 1962) Zuleta(1950) cho biết để đạt được 1000 kg hạt, 500 kg lạc vỏ, 2000 kg thân lá đã lấyđi 78,6 kgN, 6,3 kg P2O5 , 43,1 kg K2O/ha Trên đất cát pha, cây lạc lấy đi75,1 kgN, 8,4 kg P2O5, 17,3 kg K2O cho năng suất 715 kg quả và 1422 kgthân lá (Raja Rao, 1977) [77]

Chokhey Sigh và Pathak (1969) cho biết bón phối hợp 11,0 kg N/ha, 10kg P2O5/ha và 19,0 kg K2O/ha sẽ tăng năng suất lạc là 154% so với đối chứngvà cao hơn một cách có ý nghĩa khi bón đơn độc N, P và K hoặc khi bón cùnglúc 2 trong 3 yếu tố trên ở đất nhẹ hoặc trung bình Thí nghiệm trên ruộng củacác chủ trại cho thấy bón N:P:K theo tỷ lệ 1:2:2 hay 1:2:3 đạt hiệu quả kinh tếcao hơn cả (Mainy, 1959) Lượng phân bón được đề nghị ở Ấn Độ là 10-20kgN/ha, 20 - 60 kgP2O5/ha và 0 - 60 kgK2O/ha, hiệu suất 1 kgN khoảng 6-10kg lạc khô, 1kg P2O5 khoảng 4 - 6 kg lạc khô và 1kg K2O khoảng 6 - 10 kg lạckhô Ở Mỹ lượng phân bón được đề nghị là 20 - 25 kgN/ha, 50-80 kg P2O5.Xem lại tài liệu càng thấy rõ sự cần thiết phải bón NPK phối hợp và cân đối,với lạc bón phối hợp 10-20 kgN + 10 - 30 kgP2O5 và 20-40 kgK2O/ha là tốiưu [77].

Kết quả của 436 thí nghiệm trên ruộng chủ trại (1967 - 1972) ở tất cảcác vùng trồng lạc của Ấn Độ cho thấy: bón phối hợp 30 kgN + 17 kgP2O5/ha,tăng năng suất gấp đôi so với chỉ bón 30 kgN/ha, và nếu bón thêm 16 kg K2O/ha vào lượng phân đã bón là 30 kgN và 17kgP2O5/ha thì năng suất lại tăngthêm nhiều (Kanwar, 1978) Thí nghiệm tiến hành ở Parou (1961) cho thấy:không có phân chuồng hay phân hoá học năng suất lạc vỏ chỉ đạt 1950 kg/ha,nếu chỉ bón phân hoá học năng suất chỉ đạt 3091 kg lạc vỏ/ha, bón NPK + 10tấn phân chuồng/ha năng suất đạt 3540 kg/ha [77].

Thí nghiệm ở Vênêzuêla bón 160 kgN/ha làm tăng năng suất lạc 57,3%so với công thức bón 40 kgN/ha, tuy nhiên nhiều tác giả đã thấy rằng, năngsuất lạc chỉ tăng khi có một tỷ lệ thích đáng giữa N và P2O5, nếu bón lượng

Trang 31

đạm quá lớn, hiệu quả tăng sản của phân bón sẽ giảm nhiều.

Trang 32

Bảng 2.7: Thí nghiệm tiến hành trên đất cát Kalihari [66]

Năng suất (kglạc nhân/ha)

% so với đốichứng

Nadagouda (1978) điểm lại kết quả của các thí nghiệm tiến hành trênruộng của các chủ trại ở Bijapur và cho biết: bón 30 kgN/ha tăng năng suấtquả là 28,8% so với đối chứng và bón phối hợp 30N + 18 P2O5 + 25 K2Okg/ha tăng năng suất 39,9% Ở điều kiện nước trời, tăng năng suất có ý nghĩakhi bón thêm lân trên nền đạm + kali trên đất limông cát ở Tirupati (Raja Rao,1978) Sankara Reddi và Adivi Reddi (1979) nhấn mạnh yêu cầu phải bón cânđối và khuyến cáo nên bón 20 + 17,5 + 33 kg NPK/ha cho lạc không đượcchủ động tưới tiêu.

Trang 33

Như vậy, bón NPK cân đối cho lạc là việc làm rất cần thiết Kanwar(1983) tóm tắt lại những kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng lạc ở Ấn Độ và hiệuquả bón phân từ năm 1958-1959 đến 1975-1976 đã kết luận: chỉ cần bón cân đốithôi đã có thể tăng sản lượng lạc lên rất nhiều [77]

2.5.5.2 Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lạc ở Việt Nam

Thí nghiệm bón phân cho lạc của Trại tổng hợp Bắc Giang ở đất có pH6,5 - 6,8 thấy [105]

+ Bón 8 tạ/ha supe phôtphát năng suất lạc đạt 2.063 kg/ha+ Bón 16 tạ/ha supe phôtphát năng suất lạc đạt 2.790kg/ha+ Bón 32 tạ/ha supe phôtphát năng suất lạc đạt 3.107 kg/ha

Ở những đất có pH trên 6,8 thì năng suất tăng chậm hơn, kali và đạmcũng làm năng suất tăng rõ rệt:

+ Khi không bón phân: năng suất là 645 kg/ha+ Khi bón P - K: năng suất là 2.611kg/ha+ Khi bón N - K: năng suất là 1992 kg/ha+ Khi bón N - P: năng suất là 432 kg/ha+ Khi bón N - P - K: năng suất là 2.011 kg/ha

Các chỉ tiêu khác như số lượng quả của một cây, trọng lượng 100 hạt cũng thay đổi theo chiều hướng như năng suất quả khô (Ngô Như Toàn, 1967).

Hợp tác xã Tân Tiến, Hiệp Hoà đã làm những thí nghiệm đáng chú ý vềviệc bón lân cho lạc trồng ở đất bạc màu phát triển trên nền phù sa cổ, trồnggiống lạc đỏ Bắc Giang trong vụ Xuân 1966 và đã có những kết luận như sau:Khi không bón phân, cây cao 39,1cm, có 48,5% quả lép, năng suất đạt 4,64tạ/ha; bón 40N + 60P cây cao 49,5 cm, tỷ lệ quả lép giảm còn 32,7%, năngsuất tăng đến 7,58 tạ/ha; bón 40N + 40K các số liệu tương ứng là 47,3cm,31,6%, 6,69 tạ/ha; bón 40N + 60P + 40K tương ứng là 51,8cm, 32,6% và10,12 tạ/ha Ở những công thức có bón lân, tỷ lệ quả lép giảm rõ rệt chỉ cònkhoảng 32%, cây cũng không quá cao, năng suất cũng ổn định, tác dụng tăng

Trang 34

năng suất cao nhất khi bón phối hợp NPK [105]

- Kết quả nhiều thí nghiệm của Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng đã chỉ rarằng trên nền 10 tấn phân chuồng; 60 P2O5; 30 K2O liều lượng đạm thích hợpcho lạc trên đất nhẹ là 30N, năng suất lạc 16-18 tạ/ha Nếu tăng liều lượngđạm 40N, năng suất lạc giảm rõ rệt Hiệu suất 1 kgN trên hai loại đất bạc màuvà cát biển biến đổi từ 6-10 kg lạc tỷ lệ N : P thích hợp ở đây là 1 : 2 nhưngkhi nâng lượng lân lên thì tỷ lệ N : P bao nhiêu là thích hợp vì sự cân đối dinhdưỡng trong thâm canh lạc là cần được xác định [43]

- Theo PTS Nguyễn Thị Dần, PTS Thái Phiên và cộng sự (1991) thìtrên các chân đất càng nghèo lân, hiệu lực của lân càng cao Trung bình hiệusuất 1 kg P2O5 là 4 - 6 kg lạc Hiệu suất 1 kg đầu tư thêm trên mức 60 P2O5 là3,6 - 5 kg lạc Do đó, để đạt giá trị kinh tế cao bón 60 P2O5, để thu sản phẩmcao cần bón 90 P2O5 năng suất lạc ở mức này có thể đạt 10 - 18 tạ/ha [43]

- Theo kết quả nghiên cứu của Thái Phiên và cộng sự (1998) bón phâncho lạc trên đất bazan và đất phiến thạch cho hiệu quả cao tăng năng suất 24-145% trên đất bazan và 11 - 71% trên đất phiến thạch so với không bón phân.Năng suất lạc xuân và lượng phân bón có tương quan chặt chẽ với nhau trên cảhai loại đất bazan (Phủ Quỳ) và phiến thạch (Kim Bôi) Bón lân tăng năng suấtlạc 17-68% trên đất bazan và 32-45% trên đất phiến thạch Năng suất lạc đạtcao nhất ở mức 90 P2O5/ha đối với đất bazan Phủ Quỳ và 100 kg P2O5 đối vớiđất phiến thạch (Kim Bôi) trên nền 40N + 90 K2O [64]

- Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Bồn, trên đất cát biển điển hình khôở Thừa Thiên Huế khi trồng lạc thì lân là yếu tố dinh dưỡng hạn chế năngsuất lạc trước tiên sau đó đến đạm [19]

- Theo Cục Khuyến nông khuyến lâm (1998) thì bón phân cân đối cholạc dù trên loại đất nào cũng làm tăng năng suất đáng kể Trên đất cát venbiển bón cân đối đạm lân cho bội thu 2,5 - 3,2 tấn/ha Trên đất bazan bội thu5,6 - 10 tạ/ha Kali cũng là yếu tố quan trọng trong cân đối dinh dưỡng của

Trang 35

cây lạc Quy luật tương tự cũng thấy trên đất bạc màu, đất xám, đất bazan tuy nhiên dù kali có hiệu quả cao song cũng chỉ nên cân đối ở mức 20 - 10kgN, 60 - 90 K2O/ha, bón kali cao hơn nữa không tăng năng suất và giảm hiệuquả Với năng suất trung bình 1,5 - 2 tấn lạc củ thì tỷ lệ dinh dưỡng cân đốicho lạc là 20 - 30 kg N, 60 - 90 kg P2O5 và 30 - 60 kg K2O [18]

Như vậy sau khi điểm qua tình hình nghiên cứu về phân bón cho lạctrên thế giới và ở Việt Nam có thể nhận thấy rằng đề tài mà chúng tôi tiếnhành là một đề rất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.

2.5.6 Những yếu tố hạn chế trong đất trồng lạc và cây họ đậu

Quan điểm cho rằng yếu tố hạn chế là yếu tố khi được cải thiện sẽ chonhững kết quả và năng suất vượt trội, hơn hẳn sự cải thiện các yếu tố khác.

Những yếu tố hạn chế năng suất lạc ở Việt Nam là: thiếu giống có năngsuất cao, đất trồng lạc thiếu dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ và mùn thấp,pH thấp (hoặc cao), vi sinh vật ít, sâu bệnh hại lạc phòng trừ chưa có hiệuquả Trong rất nhiều các yếu tố hạn chế đó, yếu tố dinh dưỡng hạn chế năngsuất lạc có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể (Trần Văn Lài, 1993) [69].

Triệu chứng thiếu lân đối với hầu hết cây trồng đã được phát hiện trongthập niên 70 - 80 và trong vài năm gần đây lại xuất hiện triệu chứng thiếu kaliđối với lúa, lạc, đậu tương, thuốc lá và nhiều cây trồng khác Hiện tượngxuất hiện yếu tố hạn chế trên một loại đất ở cùng một thời điểm, với một câytrồng là điều mà nhiều người nghiên cứu và sản xuất quan tâm.

Trên cùng một địa điểm, có thể xuất hiện cùng một lúc nhiều yếu tố hạnchế nhưng không thể khắc phục được triệt để nếu chưa tìm ra yếu tố hạn chếnhất Theo đó, việc nghiên cứu để phát hiện yếu tố hạn chế có nghĩa to lớn cảvề lý luận lẫn thực tiễn trong việc bón phân hợp lý và cân đối để đạt đượcnăng suất cao, phẩm chất tốt đồng thời tạo được độ phì nhiêu cho đất.

Có những đất có độ phì nhiêu rất cao, xét về độ phì nhiêu tự nhiênnhưng lại thiếu một chất dinh dưỡng nào đó làm cho các chất dinh dưỡng

Trang 36

khác không thể phát huy được Như vậy sự thiếu hụt một chất dinh dưỡng nàyhoặc một chất dinh dưỡng khác sớm muộn cũng dẫn tới yếu tố hạn chế(Nguyễn Vy, 1998) [104].

Việt Nam là quốc gia nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên đấtthường rất chua, thiếu lân hoặc có khả năng cố định lân cao, thiếu kali, magiê,lưu huỳnh ở những vùng đất ẩm Đất thường có khả năng hấp thu và lưu trữchất dinh dưỡng thấp, thiếu đạm, mặc dù quá trình khoáng hoá chất hữu cơxảy ra rất mạnh mẽ (IFA, 1998) [21].

Ở Việt nam, hơn một nửa diện tích đất trồng trọt có hàm lượng chấtdinh dưỡng thấp và có những yếu tố hạn chế cần khắc phục như độ chua, hàmlượng sắt, nhôm di động cao và độ mặn cũng như khả năng giữ chất dinhdưỡng kém.

Trong số các thiếu hụt về chất dinh dưỡng trong đất Việt Nam lớn nhấtvà quan trọng nhất là thiếu hụt về đạm, lân và kali Đây cũng là chất dinhdưỡng mà cây trồng hấp thụ lớn nhất.

Trong các loại đất chua, sự thiếu canxi và magiê cũng trở nên quantrọng Ở nhiều nơi còn xuất hiện sự thiếu hụt lưu huỳnh và kẽm Thiếu lưuhuỳnh đang là một yếu tố phổ biến trong sản xuất, đặc biệt là những vùng chỉdùng Urê hoặc DAP.

Việc hoàn trả không đầy đủ về chất lượng các chất dinh dưỡng ở dạngvô cơ và hữu cơ đã làm cho đất kiệt màu khá rõ, đây cũng là nguyên nhânxuất hiện yếu tố dinh dưỡng hạn chế.

Yếu tố hạn chế cũng xuất hiện khi nồng độ một chất vượt quá ngườngcho phép đã trở thành độc tố thì cũng kìm hãm sự phát triển của cây trồng ,làm giảm năng suất, thậm chí không cho thu hoạch Có thể lấy trường hợpđất bị nhiễm mặn do nồng độ muối tan chủ yếu là: Na+, Cl- cao, trong điềukiện yếu khí sẽ dẫn đến tích luỹ nhiều sản phẩm khử như: H2S, Fe++ thườngthấy ở các vùng thung lũng núi cao, vùng đất phèn Trong trường hợp này ta

Trang 37

gọi là yếu tố hạn chế thừa.

Tuy nhiên, định luật hạn chế năng suất cây trồng có thể mở rộng đối vớicác yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, nước, ánh sáng Mặc dù đủ các yếu tố vềphân bón nhưng thiếu nước thì việc cung cấp nước sẽ quyết định mức năngsuất của cây trồng Nhiệm vụ của các nhà khoa học nghiên cứu ngành trồng trọtlà phải tìm ra được các yếu tố hạn chế, yếu tố hạn chế này được giải quyết thìphát sinh yếu tố mới Muốn đầy đủ và giúp cho việc bón phân có hiệu quả thìđịnh luật này được mở rộng như sau: "năng suất cây trồng phụ thuộc vào chấtdinh dưỡng nào có hàm lượng dễ tiêu thấp nhất so với yêu cầu của cây trồng"(Bùi Đình Dinh, 1998) [41].

Trang 38

*Loại phân đạm sử dụng là Ure.

*Lân: với 4 mức 0, 30, 60, 90 kgP2O5/ha*Đạm: với 3 mức 0, 25, 50 kgN/ha

3.1.2 Địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí ở xã Phú Đa, huyện Phú Vang, Tỉnh ThừaThiên Huế

3.3 Nội dung nghiên cứu

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của lân đến sinh trưởng và phát triển củagiống lạc L14.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng và phát triển củagiống lạc L14.

+ Nghiên cứu những tương tác nếu có giữa hai yếu tố.

+ Nghiên cứu hiệu quả kinh tế

Trang 39

+ Ảnh hưởng của các tổ hợp bón phân đến nông hoá thổ nhưỡng đất

3.4 Phương pháp nghiên cứu* Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu trực giao hai yếu tố , 3 lần nhắc lạivới 4 mức lân và 3 mức đạm

+ Sơ đồ bố trí thí nghiệm

P60

Trang 40

trong suốt thời gian sinh trưởng phải luôn tơi xốp để bộ rễ phát triển tốt, nốtsần có thể hình thành sớm và các tia quả đâm xuống đất dễ dàng, quá trìnhlớn của quả được thuận lợi và dễ nhổ khi thu hoạch Vì vậy, đất trồng lạc phảiđảm bảo 3 yêu cầu:

- Đất tơi, nhỏ, xốp và đủ ẩm- Sạch cỏ dại

- Ruộng phẳng, giữ nước và thoát nước nhanh, có hệ thống tưới và tiêunước tốt Ở đất thịt nhẹ có thể cày sâu 25 - 30cm Có thể cày bừa 1 - 2 lần.

* Lên luống: Luống cao 30 - 35 cm, mỗi luống rộng 2 m, luống cáchluống 25 cm, rạch hàng sâu 15 cm, độ gieo hạt thích hợp 3 - 5cm.

- Mật độ 33 cây/m2, hàng cách hàng 30 cm, cây cách cây 10 cm Lạcgiống được ngâm với nước ấm 1 giờ trước khi đem gieo Sau đó vớtnhẹ tay để lạc ráo nước rồi đem gieo, độ sâu lấp hạt 2 - 3 cm

Ngày đăng: 31/10/2012, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại hạt. [11] - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của một số loại hạt. [11] (Trang 4)
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, và sản lượng lạc trên thế giới. - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, và sản lượng lạc trên thế giới (Trang 8)
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam (Trang 14)
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế (Trang 15)
Bảng 2.6: Nguyên nhân giảm hiệu lực phân bón - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 2.6 Nguyên nhân giảm hiệu lực phân bón (Trang 20)
Bảng 4.1. Tình hình thời tiết khí hậu  của huyện Phú Vang (1996- 2005) Tháng Nhiệt độ ( 0 C) Ẩm độ (%) Mưa (mm) - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 4.1. Tình hình thời tiết khí hậu của huyện Phú Vang (1996- 2005) Tháng Nhiệt độ ( 0 C) Ẩm độ (%) Mưa (mm) (Trang 44)
Bảng 4.2: Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Xuân năm 2007 - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 4.2 Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Xuân năm 2007 (Trang 45)
Bảng 4.3: Thời gian sinh trưởng phát triển của lạc qua các giai đoạn  (ngày) - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 4.3 Thời gian sinh trưởng phát triển của lạc qua các giai đoạn (ngày) (Trang 47)
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến chiều cao thân chính  của lạc (cm) - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến chiều cao thân chính của lạc (cm) (Trang 50)
Đồ thị  4.2: Ảnh hưởng của các mức lân tới chiều cao cây - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
th ị 4.2: Ảnh hưởng của các mức lân tới chiều cao cây (Trang 51)
Đồ thị 4.1: Ảnh hưởng của các mức đạm tới chiều cao cây - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
th ị 4.1: Ảnh hưởng của các mức đạm tới chiều cao cây (Trang 51)
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của đạm và lân đến sự phát triển của cành lạc qua  các thời kỳ ( cành/cây ) - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của đạm và lân đến sự phát triển của cành lạc qua các thời kỳ ( cành/cây ) (Trang 55)
Đồ thị 4.3: Ảnh hưởng của đạm đến chiều dài cành cấp 1 của cây lạc - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
th ị 4.3: Ảnh hưởng của đạm đến chiều dài cành cấp 1 của cây lạc (Trang 56)
Đồ thị 4.4: Ảnh hưởng của lân đến chiều dài cành cấp 1 - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
th ị 4.4: Ảnh hưởng của lân đến chiều dài cành cấp 1 (Trang 57)
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến chiều dài cành cấp 1  của lạc - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến chiều dài cành cấp 1 của lạc (Trang 58)
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của đạm và lân đến sự tăng trưởng số lá qua các  thời kỳ của lạc - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của đạm và lân đến sự tăng trưởng số lá qua các thời kỳ của lạc (Trang 61)
Bảng 4.8 : Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến số lượng nốt sần  (nốt sần/cây) - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến số lượng nốt sần (nốt sần/cây) (Trang 64)
Đồ thị 4.5: Ảnh hưởng của các mức đạm đến số lượng nốt sần - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
th ị 4.5: Ảnh hưởng của các mức đạm đến số lượng nốt sần (Trang 65)
Đồ thị 4.6: Ảnh hưởng của các mức lân đến số lượng nốt sần - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
th ị 4.6: Ảnh hưởng của các mức lân đến số lượng nốt sần (Trang 65)
Bảng 4.9 : Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến khối lượng nốt sần - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến khối lượng nốt sần (Trang 67)
Đồ thị 4.7: Ảnh hưởng của các mức đạm đến khối lượng nốt sần - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
th ị 4.7: Ảnh hưởng của các mức đạm đến khối lượng nốt sần (Trang 68)
Đồ thị 4.8: Ảnh hưởng của các mức lân đến khối lượng nốt sần - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
th ị 4.8: Ảnh hưởng của các mức lân đến khối lượng nốt sần (Trang 68)
Bảng 4.11a: Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến các yếu tố cấu  thành năng suất và năng suất lạc - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 4.11a Ảnh hưởng của các mức đạm và lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc (Trang 76)
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của đạm và lân đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc  ( tính cho 1 ha ) - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của đạm và lân đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc ( tính cho 1 ha ) (Trang 80)
Đồ thị 4.9: Hiệu quả kinh tế của việc bón đạm và lân cho lạc - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
th ị 4.9: Hiệu quả kinh tế của việc bón đạm và lân cho lạc (Trang 81)
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu hoá tính đất trước và sau thí nghiệm - Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu hoá tính đất trước và sau thí nghiệm (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w