Hiệu lực diệt tồn lưu của các mẫu hóa chất đối với màn và tường vách trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid để phòng chống muỗi anopheles epiroticus linton harbach, 2005 đã kháng hóa chất diệt côn trùng (Trang 55)

trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.1.3.1. Hiệu lực tồn lưu của các mẫu tường phun với An. dirus chủng PTN

Xác định thời gian diệt tồn lưu của hóa chất trên các loại vật liệu khác nhau là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại hóa chất trước khi được quyết định sử dụng để phòng chống véc-tơ trong chương trình PCSR.

Dựa vào hiệu lực diệt tồn lưu được đánh giá, cụ thể là thời gian hóa chất còn có tác dụng diệt côn trùng, các nhà lập kế hoạch sẽ quyết định chiến lược sử dụng hóa chất trong phòng chống véc-tơ như một năm sẽ tiến hành phun tẩm bao nhiêu lần và thời điểm sẽ tiến hành phun tẩm trong năm. Với những hóa chất có hiệu lực diệt tồn lưu ngắn < 3 tháng sẽ không được lựa chọn trong chương trình quốc gia PCSR; những hóa chất có thời gian diệt tồn lưu từ 3 đến dưới 6 tháng sẽ được chỉ định phun, tẩm 2 lần/năm và những hóa chất có thời gian diệt tồn lưu trên 6 tháng sẽ được chỉ định phun, tẩm 1 lần/năm vào những thời điểm thích hợp cho từng địa phương để có thể vừa bảo vệ được dân cư vừa tiết kiệm được kinh phí PCSR.

Sau khi đã thử nghiệm đánh giá hiệu lực xua diệt trong buồng Glass - Chamber để quyết định lựa chọn các hóa chất phù hợp cho các thử nghiệm tiếp theo. Chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực diệt tồn lưu của 4 mẫu hóa chất: F0 là loại hóa chất đang được sử dụng phun tồn lưu trong chương trình PCSR Quốc gia; 3 hỗn hợp hóa chất IF1,

47

IF2, IF3 là ba mẫu hóa chất đã được thử với các mẫu tường vách cụ thể ở đây là vách gỗ, loại vách phổ biến nhất ở vùng dự định tiến hành tại thực địa.

Bảng 3.3. Hiệu lực tồn lưu của các mẫu tường phun với muỗi An. dirus tại

phòng thí nghiệm TT Hóa

chất phun tường

Tỷ lệ (%) muỗi chết sau phun 24 giờ 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9 tháng 1 F0 100 100 100 100 100 80±3 70±2 55±3 42±2 *** 2 IF1 100 100 100 100 100 85±5 80±5 75±3 55±2 45±2 3 IF2 100 100 100 100 100 82±2 70±2 60±2 45±3 *** 4 IF3 100 100 100 100 100 85±3 70±2 55±3 40±2 ***

Ghi chú: *** Không thử nghiệm do xác định mẫu tường vách đã hết tác dụng diệt tồn lưu (tỷ lệ muỗi chết dưới 50%).

Hình 3.1. Biến đổi tỷ lệ % muỗi An. dirus chết của các mẫu tường phun hóa

chất tại phòng thí nghiệm 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tỷ lệ % muỗi chết

Thời gian sau khi phun (tháng)

Mẫu Fo Mẫu IF1 Mẫu IF2 Mẫu IF3

48

Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới WHO/VBC/89.981 khi tỷ lệ muỗi chết nhỏ hơn 50% là hóa chất hết tác dụng tồn lưu trên tường vách. Trong quá trình thử nghiệm khi tỷ lệ muỗi chết ở quanh ngưỡng hết giá trị, sẽ tiến hành lặp lại thử nghiệm một lần nữa vào tháng tiếp theo để khẳng định lại hiệu lực của hóa chất.

Kết quả ở bảng 3.3 và hình 3.1 cho thấy hiệu lực diệt tồn lưu của tường phun hỗn hợp IF1 với An. dirus (chủng PTN) có tác dụng 8 tháng tỷ lệ muỗi chết là 55%,

cao hơn so với tường phun Fendona 10SC liều đơn thuần (30 mg/m2) (p<0,05) và hai mẫu hỗn hợp IF2, IF3 có hiệu lực diệt tồn lưu là 7 tháng.

Kết hợp với kết quả về hiệu lực thử nghiệm xua diệt ở trên mẫu IF1 (10 mg Icon + 20 mg Fendona/m2) có khả năng diệt muỗi tốt nhất, thời gian ngã gục KT50 và KT90 đạt 145 và 195 giây, với liều hỗn hợp IF1 30 mg/m2 là liều đang được sử dụng để phun tồn lưu trên tường vách nên chúng tôi lựa chọn hỗn hợp hóa chất này để thử nghiệm hiệu quả hóa chất phun tường cách tại thực địa.

Việc đánh giá hiệu lực diệt tồn lưu của hóa chất thường được tiến hành khi chuẩn bị lựa chọn các hóa chất mới cho phòng chống véc-tơ hoặc khi muốn đánh giá chất lượng phun, tẩm tại các địa phương.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, việc đánh giá hiệu lực diệt tồn lưu là nhằm lựa chọn hóa chất mới để sử dụng trong vùng có véc-tơ kháng hóa chất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Trần Đức Hinh và cộng sự tiến hành năm 1999, tại thời điểm đó đã đánh giá hiệu lực diệt tồn lưu của 5 loại hóa chất Icon 2,5 CS, Imperator 50 EC, K-Othrin 1SC, Vectron 10 EW và Fendona 10 SC và đã lựa chọn ra 2 loại hóa chất được sử dụng trong chương trình phòng chống sốt rét quốc gia trong suốt gần 15 năm qua là Icon 2,5 CS và Fendona 10 SC [10].

3.1.3.2. Hiệu lực tồn lưu của các mẫu màn tẩm với An. dirus (chủng PTN)

Tương tự với thử nghiệm hiệu lực tồn lưu trên tường vách, theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới WHO/VBC/85.1 khi tỷ lệ muỗi chết nhỏ hơn 70% là hóa chất hết tác dụng diệt tồn lưu trên màn. Trong quá trình thử nghiệm khi tỷ lệ muỗi chết ở quanh ngưỡng hết giá trị, sẽ tiến hành lặp lại thử nghiệm một lần nữa vào tháng tiếp theo để khẳng định lại hiệu lực của hóa chất, nếu tỷ lệ chết thực sự dưới

49

ngưỡng 70% thì chúng ta không cần tiến hành thêm thử nghiệm ở các tháng tiếp theo.

Chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực diệt tồn lưu của 4 mẫu hóa chất: I0 là loại hóa chất đang được sử dụng tẩm màn trong chương trình PCSR Quốc gia; 3 hỗn hợp hóa chất IF1, IF2, IF3 là ba mẫu hóa chất đã được thử nghiệm đảm bảo hiệu lực xua diệt.

Kết quả ở bảng 3.4 và hình 3.2 cho thấy màn tẩm với mẫu phối hợp (IF1, IF2, IF3) có hiệu lực diệt tồn lưu với muỗi An. dirus (chủng PTN) đạt 7 đến 8 tháng, tỷ lệ

muỗi chết từ 70-75%, kết quả cho thấy cao hơn so với mẫu màn tẩm đơn thuần ( F0) hết hiệu lực sau 5 tháng (p<0,05).

Bảng 3.4. Hiệu lực tồn lưu của các mẫu màn tẩm với An. dirus trong phòng thí nghiệm

T T Hóa chất tẩm màn

Tỷ lệ (%) muỗi chết sau khi tẩm màn 24 giờ 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9 tháng 1 I0 100 100 100 100 95±5 76±2 60±2 55±1 *** *** 2 IF1 100 100 100 100 100 99±2 95±2 89±2 75±3 65±2 3 IF2 100 100 100 100 100 94±2 85±2 75±2 72±3 60±2 4 IF3 100 100 100 100 95±1 85±3 75±2 70±2 65±2 ***

Ghi chú: *** Mẫu màn đã thử nghiệm khẳng định hết hiệu lực diệt tồn lưu (< 70%) nên không tiến hành tiếp thử nghiệm.

50

Hình 3.2. Biến đổi tỷ lệ % muỗi An. dirus chết của các mẫu màn tẩm hóa chất

tại phòng thí nghiệm

Kết hợp với kết quả nghiên cứu hiệu lực xua diệt mẫu IF2 (10mg Icon + 15 mg Fendona/m2) và mẫu IF3 (10 mg Icon + 10 mg Fendona/m2) có hiệu lực diệt muỗi tương đương nhau. Tuy nhiên, với liều tối thiểu khuyến cáo của chương trình PCSR Quốc gia là 20 mg hóa chất nguyên chất trên 1m2 màn, nên chúng tôi lựa chọn mẫu IF3 liều 20 mg/m2 để tẩm màn tại thực địa.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Trần Đức Hinh và cộng sự [10] Icon 2,5 CS tẩm màn với liều 20 mg/m2 tồn lưu được 7-11 tháng tại thực địa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid để phòng chống muỗi anopheles epiroticus linton harbach, 2005 đã kháng hóa chất diệt côn trùng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)