nhóm pyrethroid
Những nghiên cứu trước đây cho biết rằng An. epiroticus có mặt quanh năm
tại địa điểm nghiên cứu, có mật độ cao vào những tháng có lượng mưa thấp [37] và đã kháng với các hóa chất nhóm pyrethroid [4]. Thử nghiệm sinh học xác định mức
nhạy cảm của loài muỗi An. epiroticus được tiến hành vào tháng 10/2013 tại thực địa, kết quả được thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá mức độ nhạy cảm của An. epiroticus với
Alphacypermethrin 30 mg/m2 và Lambdacyhalothrin 0,05% Loài muỗi thử Lô thử Số muỗi thử/1 lần Số lần thử
Tỷ lệ (%) muỗi chết sau 24 giờ Alphacypermethrin 30 mg/m2 Lambdacyhalothrin 0,05% An. epiroticus (thực địa) Thí nghiệm 100 3 72 ± 2 76 ± 2 Đối chứng 40 3 0 0
Điều kiện thử nghiệm: Thực địa: Nhiệt độ: 23-240C; Độ ẩm: 80% ± 10% Ngày thử: 15/10/2013
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ muỗi An. epiroticus chủng thực địa chết
sau 24 giờ là 72 - 76% so sánh với quy định của Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định
quần thể muỗi An. epiroticus tại xã An Trạch đã kháng với cả 2 hóa chất nhóm
pyrethroid đang sử dụng trong chương trình PCSR Quốc gia.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Vũ
Đức Chính và cộng sự, 2011 khi tổng kết đánh giá độ nhạy cảm của An. epiroticus
ở 16 điểm thuộc các sinh cảnh vùng nước lợ ven biển Nam Bộ, nhận thấy sự kháng
của An. epiroticus ở các điểm với cả 5 hóa chất thuộc nhóm pyrethroid đã ở mức độ cao [5]. Hiện tượng kháng hóa chất của An. epiroticus tại các điểm nghiên cứu ở
Đông Nam Bộ đã xuất hiện từ những năm 2003-2004. Tại An Trạch theo tổng kết
53
thuộc nhóm pyrethroid. Mặc dù có sự biến động giữa ba lần thử nhưng tỷ lệ chết
của muỗi ở các lần thử sinh học đều nằm trong giới hạn xác định An.epiroticus ở An
Trạch, Đông Hải, Bạc Liêu đã kháng hoặc có thể kháng với các hóa chất nhóm pyrethroid (tỷ lệ chết từ 41-77%).