Đánh giá các thử nghiệm trong nhà bẫy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid để phòng chống muỗi anopheles epiroticus linton harbach, 2005 đã kháng hóa chất diệt côn trùng (Trang 67)

3.2.5.1. Đánh giá chất lượng nhà bẫy

Để đánh giá chất lượng nhà bẫy, theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới phải tiến hành hai thử nghiệm: để kiểm tra sự có mặt của động vật ăn côn trùng và kiểm tra độ kín của nhà bẫy dựa vào số lượng muỗi sống và chết được thả ra, bắt lại trong nhà bẫy [55,57]. Đánh giá mức độ thu hút muỗi của nhà bẫy dựa vào số lượng muỗi thu được trong nhà bẫy sau 6 đêm trước khi thử nghiệm với màn và tường vách.

- Kiểm tra sự có mặt của động vật ăn côn trùng và độ kín của nhà bẫy

Đánh giá sự có mặt của động vật ăn côn trùng và độ kín của nhà bẫy theo phương pháp được trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, kết quả được thể hiện ở bảng 3.10:

59

Bảng 3.10. Tỷ lệ (%) muỗi chết và muỗi sống được thả - bắt lại trong nhà bẫy

Nhà bẫy Tỷ lệ (%) muỗi bắt lại được trong nhà bẫy sáng hôm sau

Muỗi chết Muỗi sống Nhà 1 97,0 72,0 Nhà 2 90,0 79,0 Nhà 3 95,0 75,0 Nhà 4 98,0 78,0 Nhà 5 92,0 81,0 Nhà 6 95,0 80,0 Trung bình 94,5 77,5

Số liệu trong bảng 3.10 cho thấy: tỷ lệ muỗi chết bắt lại được từ 90,0% đến 98,0% (trung bình 94,5%) chứng tỏ sự có mặt của động vật ăn côn trùng trong nhà bẫy là không đáng kể; tỷ lệ muỗi sống bắt lại được từ 72,0% đến 81,0% (trung bình 77,5%) chứng tỏ nhà bẫy đủ kín để có thể tiến hành thử nghiệm [55,57].

- Đánh giá mức độ thu hút muỗi của các nhà bẫy

Số liệu trong bảng 3.11 cho thấy số lượng trung bình An. epiroticus bắt được

trong một nhà bẫy trong một đêm dao động từ 29,2 đến 36,7 con và khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa các nhà bẫy (p> 0,05). Điều này chứng tỏ giữa các

nhà bẫy không có sự khác nhau về mức độ thu hút muỗi An. epiroticus.

Bảng 3.11. Số lượng An. epiroticus bắt được (6 đêm) trong từng nhà bẫy trước

khi thử nghiệm Nhà bẫy Nhà 1 Nhà 2 Nhà 3 Nhà 4 Nhà 5 Nhà 6 Tổng số An. epiroticus bắt được 180 210 175 190 220 201 Số An. epiroticus trung bình/đêm 30,00 35,00 29,17 31,67 36,67 33,50 So sánh p p>0,05

60

3.2.5.2. Hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà bẫy của các loại màn

Thí nghiệm tiếp theo để đánh giá hiệu lực của các loại màn tại thực địa là đánh giá hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà bẫy của các màn tẩm hỗn hợp hóa chất, màn tẩm Icon đơn thuần và màn đối chứng không tẩm hóa chất.

Thí nghiệm này được tiến hành trong 3 tuần tại ba nhà bẫy như đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu.

Sau 18 đêm, đã bắt được tổng số 1628 con muỗi An. epiroticus trong 3 nhà

bẫy thử nghiệm có treo 3 loại màn khác nhau theo bảng 3.12.

Bảng 3.12. Hiệu lực ngăn cản muỗi An. epiroticus trong 3 nhà bẫy sử dụng các

loại màn tẩm khác nhau

Các chỉ số Các loại màn thử nghiệm

Đối chứng Màn tẩm I0 Màn tẩm IF3

Tổng số An. epiroticus bắt được

trong 18 đêm (con) 750 452 426

Số lượng trung bình

An. epiroticus/ đêm (con/đêm) 41,67 25,11 23,61

Hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà (%) 0 39,73 43,20

So sánh p p < 0,05 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu trong bảng 3.12 cho thấy hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà bẫy khi sử dụng màn tẩm phối hợp IF3(10 mg Fendona 10SC + 10 mg Icon 2,5CS/m2) là 43,20% cao hơn so với nhà bẫy sử dụng màn tẩm đơn (39,73%) hay màn không tẩm (0%), có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). So sánh với các nghiên cứu trước đây của Trần Công Hiền khi nghiên cứu hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà bẫy của các loại màn khác nhau gồm Permanet 2.0 không giặt; Permanet 3.0 không giặt, Permanet 2.0 giặt 20 lần; Permanet 3.0 giặt 20 lần và màn tẩm Icon giặt 5 lần thấy hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà bẫy tương ứng là: 30,7; 20,1; 26,2; 35,1 và 7,1 nhận thấy hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà trong thử nghiệm này cao hơn, có thể là do các màn mới được tẩm xong và thử nghiệm ngay, chưa giặt và chưa sử dụng tại thực địa [7].

61

Kết quả của chúng tôi khi so sánh với nghiên cứu của Vũ Đức Chính cũng tại địa điểm này khi thử nghiệm với các loại màn gắn các hóa chất khác nhau thuộc nhóm pyrethroid và màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu chưa giặt là tương đương: 49,1% và 47,5% [5].

- Tỷ lệ muỗi bay ra ngoài nhà bẫy sử dụng các loại màn khác nhau

Phần hiên sau của nhà thử nghiệm là để bẫy thu những con muỗi đã vào nhà, rồi sau đó tìm đường thoát ra ngoài, kết quả thu được trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Tỷ lệ (%) muỗi An. epiroticus bay ra ngoài ở các nhà bẫy sử dụng

các loại màn khác nhau

Các chỉ số Các loại màn thử nghiệm

Đối chứng Màn tẩm I0 Màn tẩm IF3

Tổng số An. epiroticus bắt được

trong 18 đêm (con) 750 452 426

Tổng số muỗi An. epiroticus bắt

trong bẫy hiên trong 18 đêm (con) 297 196 206

Tỷ lệ muỗi bay ra ngoài nhà (%) 39,60 43,36 48,36

So sánh p p < 0,05

Số liệu trong bảng 3.13 cho thấy trong nhà bẫy có sử dụng màn tẩm phối hợp, tỷ lệ muỗi bay ra ngoài bẫy hiên (48,36%) cao hơn so với nhà đối chứng (39,60%) và nhà sử dụng màn tẩm đơn thuần (43,36%) (p < 0,05). Chứng tỏ hỗn hợp hóa chất sử dụng có tác dụng xua đuổi muỗi ra khỏi nhà cao hơn so với hóa chất Icon đơn liều, hóa chất này có hiệu quả phòng chống cá nhân. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự với nghiên cứu của Vũ Đức Chính và Trần Công Hiền khi nghiên cứu với màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu [5,7].

- Hiệu lực ức chế muỗi đốt mồi của các loại màn

Khi muỗi đã vào nhà sẽ tìm đến người ngủ trong màn để hút máu, khi đó chúng có thể bị ảnh hưởng bởi màn không tẩm hóa chất (đối chứng) và màn tẩm hóa chất (các loại màn thử nghiệm). Hiệu lực ức chế muỗi đốt mồi là yếu tố quan trọng quyết định hiệu lực bảo vệ cá nhân và hiệu quả phòng chống sốt rét của các

62

biện pháp phòng chống véc-tơ. Mặc dù màn đối chứng và các loại màn có tẩm hóa chất trong thử nghiệm này đều được cắt 6 lỗ thủng như nhau và đó là nơi mà muỗi có thể bay vào để đốt người ngủ trong màn, nhưng tỷ lệ muỗi đốt máu trong nhà bẫy sử dụng màn có tẩm hóa chất đều thấp hơn có ý nghĩa so với đối chứng, chứng tỏ rằng hóa chất trên màn có tác dụng như một hàng rào ngăn cản muỗi tiếp cận người để đốt máu.

So sánh hiệu lực ức chế đốt mồi với An. epiroticus của các loại màn được thể hiện

ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Hiệu lực ức chế đốt máu và hiệu lực bảo vệ cá nhân đối với muỗi

An.epiroticus trong các nhà bẫy sử dụng các loại màn khác nhau

Các chỉ số

Các loại màn thử nghiệm

Đối chứng Màn tẩm I0 Màn tẩm IF3

Tổng số An. epiroticus bắt được

trong 18 đêm (con) 750 452 426

Tổng số muỗi An. epiroticus no (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

máu trong 18 đêm (con) 191 51 28

Tỷ lệ muỗi đốt mồi (%) 25,46 11,28 6,57

Hiệu lực ức chế đốt máu (%) 0 55,69 74,19

Hiệu lực bảo vệ cá nhân (%) 0 73,30 85,34

So sánh p p< 0,05

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy: so với màn đối chứng, tỷ lệ muỗi đốt được máu ở các nhà thử nghiệm có treo màn tẩm hóa chất đều thấp hơn nhiều và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Do đó, hiệu lực ức chế đốt mồi (74,19%) và hiệu lực bảo vệ cá nhân (85,34%) cao hơn hẳn so với màn tẩm đơn hay màn đối chứng.

63

-Tỷ lệ muỗi chết trong các nhà bẫy sử dụng các loại màn khác nhau

Hiệu lực diệt của hỗn hợp hóa chất nhóm pyrethroid thể hiện rõ ở tỷ lệ muỗi chết cao hơn so với ở các nhà bẫy đối chứng và nhà bẫy sử dụng màn tẩm đơn thuần. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.15.

Bảng 3.15. Hiệu lực diệt đối với An. epiroticus trong các nhà bẫy sử dụng các

loại màn khác nhau

Các chỉ số

Các loại màn thử nghiệm

Đối chứng Màn tẩm I0 Màn tẩm IF3

Tổng số An. epiroticus bắt được

trong 18 đêm (con) 750 452 426

Tổng số muỗi An. epiroticus chết

trong 18 đêm (%) 236 341 382

Tỷ lệ muỗi chết (%) 31,47 75,44 89,67

Hiệu lực diệt chung (%) 0 14,0 19,47

Tỷ lệ chết trong số no máu (%) 10,47 86,27 92,86

Tỷ lệ chết trong số muỗi đói (%) 40,57 95,24 98,30

Bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ muỗi chết trong các nhà bẫy sử dụng màn tẩm hóa chất từ 75,44% đến 89,67%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ chết ở nhà đối chứng là 31,47%, sai khác có ý nghĩa thống kê. Hiệu lực diệt chung đạt từ 14,0% đến 19,47%.

3.2.5.3. Thử nghiệm các mẫu tường gỗ

- Hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà bẫy của có sử dụng các loại tường

Sau 18 đêm, đã bắt được tổng số 1620 con muỗi An. epiroticus trong 3 nhà

64

Bảng 3.16. Hiệu lực ngăn cản muỗi An. epiroticus vào nhà trong 3 nhà bẫy sử

dụng các loại tường khác nhau

Các chỉ số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các loại tường thử nghiệm

Đối chứng Tường phun

F0

Tường phun IF1

Tổng số An. epiroticus bắt được

trong 18 đêm (con) 715 460 445

Số lượng trung bình

An. epiroticus/ đêm (con/đêm) 39,72 25,56 24,72

Hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà (%) 0 35,66 37,76

So sánh p p < 0,05

Số liệu trong bảng 3.16 cho thấy hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà bẫy khi sử dụng tường phun phối hợp IF1 (20 mg Fendona 10SC + 10 mg Icon 2,5CS/m2) là 37,76% cao hơn so với nhà bẫy sử dụng tường phun đơn (35,66%) hay tường không phun, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

- Tỷ lệ muỗi bay ra ngoài nhà bẫy sử dụng các loại tường khác nhau

Tỷ lệ muỗi vào nhà bẫy và bay ra ngoài hiên khi sử dụng tường phun hỗn hợp không có sự khác biệt so với đối chứng và tường phun Fendona đơn thuần, nên không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (bảng 3.17).

Bảng 3.17. Tỷ lệ (%) muỗi An. epiroticus bay ra ngoài ở các nhà bẫy sử dụng

các loại tường khác nhau

Các chỉ số Các loại tường thử nghiệm

Đối chứng Tường phun F0 Tường phun IF1

Tổng số An. epiroticus bắt được

trong 18 đêm (con) 715 460 445

Tổng số muỗi An. epiroticus bắt

trong bẫy hiên trong 18 đêm (con) 263 162 156

Tỷ lệ muỗi bay ra ngoài nhà (%) 36,78 35,22 35,06

65

- Hiệu lực ức chế muỗi đốt mồi của các loại tường

Bảng 3.18. Hiệu lực ức chế đốt máu và bảo vệ cá nhân đối với An. epiroticus

trong các nhà bẫy sử dụng các loại tường khác nhau

Các chỉ số Các loại tường thử nghiệm

Đối chứng Tường phun F0 Tường phun IF1

Tổng số An. epiroticus bắt được

trong 18 đêm (con) 715 460 445 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số muỗi An. epiroticus no

máu trong 18 đêm (con) 200 58 36

Tỷ lệ muỗi đốt mồi (%) 27,97 12,61 8,09

Hiệu lực ức chế đốt máu (%) 0 54,91 71,07

Hiệu lực bảo vệ cá nhân (%) 0 71,00 82,00

Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy: so với tường đối chứng, tỷ lệ muỗi đốt máu ở các nhà thử nghiệm có dựng tường phun hóa chất đều thấp hơn nhiều và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Do đó, hiệu lực ức chế đốt mồi (71,07%) và hiệu lực bảo vệ cá nhân (82%) cao hơn hẳn so với tường phun đơn và tường đối chứng.

- Tỷ lệ muỗi chết trong các nhà bẫy sử dụng các loại tường khác nhau

Bảng 3.19. Hiệu lực diệt đối với muỗi An. epiroticus trong các nhà bẫy sử dụng

các loại tường khác nhau

Các chỉ số Các loại tường thử nghiệm

Đối chứng Tường phun F0 Tường phun IF1

Tổng số An. epiroticus bắt được

trong 18 đêm (con) 715 460 445

Tổng số muỗi An. epiroticus

chết trong 18 đêm (con) 250 332 386

Tỷ lệ muỗi chết (%) 34,96 72,17 86,74

Hiệu lực diệt chung (%) 0 11,46 19,02

Tỷ lệ chết trong số no máu (%) 11,00 84,48 86,11

66

Bảng 3.19 cho thấy tỷ lệ muỗi chết trong các nhà bẫy sử dụng tường phun hóa chất từ 72,17% đến 86,74%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ chết ở nhà đối chứng là 34,96%, sai khác có ý nghĩa thống kê. Hiệu lực diệt chung đạt từ 11,46% đến 19,02%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid để phòng chống muỗi anopheles epiroticus linton harbach, 2005 đã kháng hóa chất diệt côn trùng (Trang 67)