Phỏng vấn

Một phần của tài liệu Thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí kinh tế Việt Nam (Trang 49)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2 Phỏng vấn

Trên cả 3 ấn phẩm mà luận văn khảo sát là Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Thời báo Kinh tế Sài gòn, loại hình phỏng vấn trong thông tin chỉ dẫn đầu tư có thể xem như một thể loại rất được các phóng viên của các tờ báo này quan tâm thực hiện, trong đó phỏng vấn trên tờ Đầu tư chiếm tỉ trọng khá cao (với 30,44%). Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong các bài phỏng vấn, người được hỏi trả lời thẳng vào những vấn đề đặt ra, những thông tin chỉ dẫn do các đầu mối chịu trách nhiệm trình bày nên có sức thuyết phục cao, và thực sự hỗ trợ hữu hiệu đối với nhà đầu tư.

Ở tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam dù là báo ngày, nhưng tỉ lệ sử dụng thể loại phỏng vấn chỉ ở mức 10,81%., bởi lẽ, đặc trưng của tờ báo này là cung cấp các số liệu kinh tế, trên cơ sở đó đưa ra các bình luận nhận định. Đây là thế mạnh của ấn phẩm này. Còn các phỏng vấn chỉ dành để đối thoại hoặc quảng bá cho doanh nghiệp.

Các bài phỏng vấn hoặc là phỏng vấn một nhân vật – phỏng vấn chính, hoặc là chùm phỏng vấn các nhóm nhân vật. Nếu sử dụng hình thức bài phỏng vấn chính thì người đươc phỏng vấn thường là lãnh đạo cao cấp ở một địa phương (Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch UBND tỉnh, Thành phố) hoặc một một lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp (Chủ tịch, phó chủ tịch tập

đoàn; giám đốc điều hành) và các vấn đề trao đổi xoay quang những thông tin cần thiết để thu hút đầu tư vào một địa phương, lĩnh vực, ngành nghề hoặc thậm chí một dự án đầu tư cụ thể và đi kèm thường là bảng danh mục các dự án ưu tiên mời gọi đầu tư.

Chùm phỏng vấn ngắn thường xuất hiện với vai trò là bài „đệm” cho một bài phỏng vấn hoặc bài phân tích chính về cơ hội đầu tư vào một địa

phương, lĩnh vực, ngành nghề cụ thể được một chuyên gia hoặc phóng viên thực hiện. Chùm phỏng vấn chỉ nhằm mang tính minh họa với đối tượng phỏng vấn có thể là các nhà đầu tư liên quan đã đầu tư thành công tại địa phương. Họ sẽ trả lời lý do tại sao chọn địa phương đó để đầu tư hoặc giới thiệu về khuynh hướng mở rộng đầu tư dự án của mình trong tương lại hoặc nhận định về điều kiện thuận lợi của môi trường đầu tư mà họ đầu tư vào.

Bảng 2.4 Tỉ lệ bài phỏng vấn thông tin chỉ dẫn đầu tƣ trên tổng số bài phỏng vấn sử dụng trên 3 tờ báo Đầu tƣ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Việt Nam

Ấn phẩm Phỏng vấn

TTCDĐT

Tổng số bài phỏng vấn

Tỉ lệ Thời báo Kinh tế

Việt Nam

255 2358 10,81%

Thời báo kinh tế Sài Gòn

25 104 24,03%

Đầu tư 495 1.626 30,44%

Riêng tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn rất ít sử dụng loại hình phỏng vấn vì đặc trưng của ấn phẩm này là tạp chí ra hàng tuần. Đồng thời, tờ báo này xây dựng một đội ngũ cộng tác viên chuyên gia khá mạnh và nhiều nên thế mạnh của ấn phẩm này thiên về bình luận, phân tích phản biện vấn đề là chính.

Một dạng khác của phỏng vấn cũng xuất hiện khá thường xuyên trên 3 ấn phẩm mà chúng tôi khảo sát – đó là dạng bài Hỏi – Đáp, thường sử dụng dưới dạng hộp thư. Trong khi phỏng vấn là nhiều câu hỏi xoay quanh một vấn đề thì với dạng hỏi – đáp, mỗi vấn đề là 1 câu hỏi. Dạng này được sử dụng khá phổ biến trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn (đã dành hẳn 2 trang dành cho bạn đọc phản hồi đặt câu hỏi) và trên Thời báo Kinh tế Việt Nam ở chuyên trang bạn đọc.

Dạng hỏi – đáp được sử dụng với mục đích chính là trả lời nhanh, cụ thể tập trung chủ yếu là lĩnh vực pháp lý do doanh nhân-doanh nghiệp đưa ra những thắc mắc. Những thắc mắc này thường được doanh nhân viết thư gửi về tòa soạn báo hoặc gửi email.

Cách trả lời phải ngắn gọn. Ví dụ doanh nghiệp hỏi làm thủ tục xin giấy phép đầu tư ở đâu thì phải trả lời ngay địa chỉ làm thủ tục này, không bình luận và đưa vào các chi tiết rườm rà mà trả lời ngắn gọn, đi vào thẳng vấn đề.

Một phần của tài liệu Thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí kinh tế Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)