7. Kết cấu luận văn
2.1.3.2 Các chuyên trang có thông tin chỉ dẫn đầu tư
Thông tin chỉ dẫn đầu tư của Thời báo kinh tế Việt Nam (TBKTVN) được tổ chức không tập trung mà nằm rải rác trong các chuyên mục do được phân bổ theo vấn đề hoặc lĩnh vực đầu tư. Ví dụ cùng một thông tin chỉ dẫn đầu tư địa phương thì có khi có bài viết “Bình Định: Điểm đến đầu tư thân thiện” (TBKTVN số ra 18/1/2010), giới thiệu các tiềm năng đầu tư, danh mục các dự án đầu tư dự kiến kêu gọi tại hội nghị xúc tiến đầu tư Bình Định lại được đăng ở trang 1, trong khi cũng là bài viết thuần về chỉ dẫn đầu tư địa phương “Quảng Ninh: Được mùa thu hút FDI” lại nằm ở trang Hội nhập
kinh tế (TBKTVN số ra 15/11/2010), hoặc một bài phỏng vấn về tiềm năng thu hút đầu tư lĩnh vực lại thiết kế nằm ở trang tiền-hàng... Điều này cho
thấy việc bố trí sắp đặt trình bày thông tin chỉ dẫn đầu tư của TBKTVN thiếu tính nhất quán và tạo ra cảm giác thư ký tòa soạn không chú trọng đầu tư vào hình thức thông tin chỉ dẫn này.
2.2 Các thể loại báo chí đƣợc sử dụng chủ yếu để chỉ dẫn- tƣ vấn đầu tƣ
2.2.1 Tin
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: tin về chỉ dẫn đầu tư tuy xuất hiện thường xuyên nhưng số lượng không nhiều so với tổng thể số lượng tin trên
Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Thời báo Kinh tế Việt Nam. Ngược lại với báo
Đầu tư, thông tin chỉ dẫn này xuất hiện dưới nhiều cột mục khác nhau. Đây là những thông tin về chủ trương chính sách thu hút đầu tư mới, thông tin về các sự kiện, hội nghị kêu gọi-xúc tiến đầu tư của các địa phương, các sở ngành, thông tin sự kiện mời gọi đối tác đầu tư của các doanh nghiệp-nhà đầu tư, những thông tin chỉ dẫn này đôi khi có đi kèm địa chỉ hướng dẫn cụ thể để người đọc dễ dàng liên hệ.
Tuy nhiên, có một điểm chung cũng cần lưu ý là có các dạng thông tin chỉ dẫn đầu tư thường đi cùng với nhau trong một bản tin theo dạng nếu thông tin chỉ dẫn quốc gia đầu tư sẽ có kèm lĩnh vực; ngành nghề đầu tư và đội khi đi kèm minh chứng về đối tác và dự án đầu tư. Hoặc thông tin chỉ dẫn về pháp lý đầu tư sẽ đi kèm pháp lý chỉ dẫn đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề đầu tư; hoặc thông tin chỉ dẫn dự án đầu tư thường đi kèm đối tác, chỉ dẫn yêu cầu về dòng vốn cần đầu tư cho dự án… Nói cách khác, các thông tin chỉ dẫn đầu tư có tính chất đan xen lẫn nhau trong các thể loại báo chí trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Đầu tư.
Tuy nhiên, trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, các thông tin chỉ dẫn đầu tư ngoài việc nằm trong chuyên trang Tin tức, doanh nghiệp… còn được bố trí riêng trong chuyên mục “Cần biết” (trang 60-61 hoặc 62-63). Tương tự,
trên báo Đầu tư do đặc thù chuyển tải thông tin đầu tư, nên thông tin chỉ dẫn được nằm trong chuyên mục riêng như “Nhịp sống doanh nghiệp” trong
trang Doanh nghiệp-doanh nhân hoặc Danh mục dự án đầu tư hoặc lĩnh vực kêu gọi đầu tư cụ thể trong trang “Cơ hội đầu tƣ” được báo tổ chức riêng.
Trên báo Đầu tư, dạng tin này chỉ xuất hiện tần suất từ 12-26 tin/số báo (chiếm tỉ lệ 26,7%). Thông tin chỉ dẫn đầu tư thể hiện khá đầy đủ cả 6
loại hình chỉ dẫn đầu tư, trong đó nhiều nhất vẫn là chỉ dẫn dự án đầu tư (Chiếm tỉ lệ 31,7% trong lượng thông tin chỉ dẫn đầu tư); Thông tin chỉ dẫn quốc gia địa điểm đầu tư chiếm 19,8% và thứ ba là thông tin chỉ dẫn vốn đầu tư chiếm 16,3%. Điều nay cho thấy báo chí hướng nhà đầu tư quan tâm rất nhiều vào các địa phương, lĩnh vực ưu tiên mời gọi đầu tư. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự hình thành và phát triển chuyên mục “Cơ hội đầu tƣ”,
đây là chuyên mục chuyên thực hiện các bài thu hút đầu tư vào địa phương theo yêu cầu của UBDN tỉnh và chương trình xúc tiến đầu tư cấp quốc gia triển khai tại các tỉnh thành trên quy mô cả nước.
Tuy nhiên, xét trên tỉ lệ thông tin chỉ dẫn đầu tư so với thông tin đầu tư được chuyển tải trên báo Đầu tư thì thông tin tập trung chủ yếu vào chỉ dẫn lĩnh vực, ngành nghề đầu tư (chiếm 60,5%), chỉ dẫn đối tác đầu tư (chiếm 60,3%); thông tin về chỉ dẫn quốc gia, địa điểm đầu tư chiếm vị trí thứ ba với 53,8%. Phỏng vấn từ ông Thân Trọng Phúc, Tổng giám đốc quỹ đầu tư DFJV cho thấy, những thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo Đầu tư hiện nay còn rất chung chung mới dừng ở lĩnh vực, quốc gia và đối tác, trong khi vấn đề quan tâm nhất của nhiều nhà đầu tư vẫn là thủ tục pháp lý (45,1%) và dự án đầu tư cụ thể (18,6%) thì lại chiếm tỉ lệ thấp, đây chính là điều cần điều chỉnh trong việc tăng giảm lượng thông tin chỉ dẫn đầu tư cần thiết đáp ứng được yêu cầu của độc giả và nhà đầu tư
Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng tin có sử dụng thông tin chỉ dẫn đầu tƣ trên báo Đầu tƣ (2008-2010)
Dạng thông tin Số lƣợng Thông tin chỉ dẫn đầu tƣ (TTCDĐT) Số lƣợng tin đầu tƣ Tỉ lệ TTCDĐT/thông tin đầu tƣ Tỉ lệ các dạng TTCDĐT sử dụng TTCD Quốc gia địa điểm đầu tư
150 279 53,8% 19,8%
Cách viết tin trên báo Đầu tư rất ngắn gọn và đơn giản. Ví dụ: Sau gần 2 tháng thử nghiệm, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh đa quốc gia Jollibee vừa chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặt tại siêu thị CoopMart Cần Thơ. Jollibee là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất tại Philippines, hoạt động với hơn 660 cửa hàng trên phạm vị toàn cầu. Tại Việt Nam, Jollibee hiện có 11 nhà hàng, trong đó 9 nhà hàng tại TP.HCM, 1 tại Biên Hòa và 1 tại Cần Thơ. Theo kế hoạch, Jollibee dự kiến sẽ mở thêm 2 nhà hàng nữa trong năm nay và 3 nhà hàng nữa trong năm tới tại khu vực TP.HCM và ĐBSCL như Long Xuyên; An Giang…(trang 3, Đầu tư ngày 2/10/2009).
Trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, dạng tin có thông tin chỉ dẫn đầu tư xuất hiện với tần suất tương đối khoảng 24,5%. Thông tin chỉ dẫn đầu tư cũng được thể hiện khá đầy đủ, trong đó thông tin chỉ dẫn vốn đầu tư chiếm tỉ trọng cao nhất với 28,1%; thông tin chỉ dẫn dự án đầu tư chiếm tỉ lệ 26,2% và thông tin chỉ dẫn quốc gia-địa điểm đầu tư đứng thứ ba với 21,9%.
Thông tin chỉ dẫn vốn đầu tư chiếm tỉ trọng cao một phần do đối tượng khách hàng chủ yếu của ấn phẩm này là các doanh nhân, đã và đang triển khai đầu tư hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam họ cần bổ sung tục, pháp lý hỗ trợ đầu tư TTCD lĩnh vực, ngành nghề đầu tư 69 114 60,5% 9,1% TTCD đối tác đầu tư 105 174 60,3% 13,9% TTCD vốn đầu tư 123 819 15,01% 16,3% TTCD dự án đầu tư 240 1.293 18,6% 31,7% Tổng số tin 756 2.832 26,7%
nguồn vốn và hỗ trợ tài chính cần thiết trong việc hình thành và ra quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, xét trên tỉ lệ thông tin chỉ dẫn đầu tư so với thông tin đầu tư được chuyển tải trên Thời báo Kinh tế Việt Nam thì thông tin tập trung chủ yếu vào chỉ dẫn thủ tục pháp lý, hỗ trợ đầu tư (chiếm 56,3%); Thông tin chỉ dẫn quốc gia, địa điểm đầu tư chiếm 38% và thông tin chỉ dẫn vốn đầu tư chiếm 20,6%. Kết quả khảo sát cho thấy nếu so sánh với báo Đầu tư, rõ ràng thông tin chỉ dẫn đầu của Thời báo Kinh tế Việt Nam, đáp ứng khá gần các nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt về vấn đề pháp lý. Điều này cho thấy lãnh đạo tờ báo cũng rất lưu tâm trong việc chọn loại thông tin chỉ dẫn đầu tư phù hợp để chuyển tải trên mặt báo.
Bảng 2.2: Thống kê số lƣợng tin có sử dụng thông tin chỉ dẫn đầu tƣ trên Thời báo Kinh tế Việt Nam (2008-2010)
Dạng thông tin Số lƣợng Thông tin chỉ dẫn đầu tƣ (TTCDĐT) Số lƣợng tin đầu tƣ Tỉ lệ TTCDĐT/th ông tin đầu tƣ Tỉ lệ các dạng TTCDĐT đã sử dụng TTCD Quốc gia địa điểm đầu tư 186 489 38% 21,9% TTCD thủ tục, pháp lý hỗ trợ đầu tư 120 213 56,3% 14,2% TTCD lĩnh vực, ngành nghề đầu tư 87 174 5% 10,3% TTCD đối tác đầu tư 51 102 5% 6% TTCD vốn đầu tư 237 1.149 20,6% 28,1% TTCD dự án đầu tư 222 1.329 16,7% 26,2% Tổng số tin 846 3.456 24,5%
Trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG), dù là tạp chí tuần, như tòa soạn vẫn dành đất khá nhiều cho việc chạy tin, do vậy so về tỉ lệ lượng thông tin chỉ dẫn đầu tư trên ấn phẩm này đạt tỉ trọng 37,6%. Trong đó thông tin chỉ dẫn đối tác đầu tư chiếm 34,6%; thông tin dự án đầu tư chiếm 24,2%; Thông tin chỉ dẫn vốn đầu tư chiếm 13,3% . Điều này cho thấy, Ban biên tập rất chú trọng trọng việc chuyển tải thông tin chỉ dẫn đối tác, thông tin chỉ dẫn lĩnh vực, thông tin chỉ dẫn dự án, nguồn vốn đầu tư một cách cụ thể. Theo ông Nguyễn Vạn Phú, Tổng thư ký tòa soạn Thời báo Kinh tế Sài Gòn, thông tin chỉ dẫn đầu tư trên TBKTSG được thể hiện dưới hai hình thức. Thứ nhất tiềm ẩn trong bài viết trên các chuyên trang của báo từ tài chính-ngân hàng; tiêu điểm; chuyện làm ăn… Thứ hai, thông tin chỉ dẫn đối tác, chỉ dẫn
pháp luật đầu tư sẽ được bố trí ở chuyên mục riêng là “Doanh nghiệp cần biết” (thường ở trang 61-63)
Bảng 2.3 Thống kê số lƣợng tin có sử dụng thông tin chỉ dẫn đầu tƣ trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn (2008-2010)
Dạng thông tin Số lƣợng Thông tin chỉ dẫn đầu tƣ (TTCD ĐT) Số lƣợng tin đầu tƣ Tỉ lệ TTCDĐT/thô ng tin đầu tƣ Tỉ lệ các dạng TTCDĐT đã sử dụng
TTCD Quốc gia địa điểm đầu tư
68 243 27,9% 6,3%
TTCD thủ tục, pháp lý hỗ trợ đầu tư
120 153 78,4% 11,3%
ngành nghề đầu tư
TTCD đối tác đầu tư 368 674 54,6% 34,6%
TTCD vốn đầu tư 142 319 44,5% 13,3%
TTCD dự án đầu tư 258 1.293 19,9% 24,2%
Tổng số tin 1.064 2.832 37,6%
2.2.2 Phỏng vấn
Trên cả 3 ấn phẩm mà luận văn khảo sát là Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Thời báo Kinh tế Sài gòn, loại hình phỏng vấn trong thông tin chỉ dẫn đầu tư có thể xem như một thể loại rất được các phóng viên của các tờ báo này quan tâm thực hiện, trong đó phỏng vấn trên tờ Đầu tư chiếm tỉ trọng khá cao (với 30,44%). Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong các bài phỏng vấn, người được hỏi trả lời thẳng vào những vấn đề đặt ra, những thông tin chỉ dẫn do các đầu mối chịu trách nhiệm trình bày nên có sức thuyết phục cao, và thực sự hỗ trợ hữu hiệu đối với nhà đầu tư.
Ở tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam dù là báo ngày, nhưng tỉ lệ sử dụng thể loại phỏng vấn chỉ ở mức 10,81%., bởi lẽ, đặc trưng của tờ báo này là cung cấp các số liệu kinh tế, trên cơ sở đó đưa ra các bình luận nhận định. Đây là thế mạnh của ấn phẩm này. Còn các phỏng vấn chỉ dành để đối thoại hoặc quảng bá cho doanh nghiệp.
Các bài phỏng vấn hoặc là phỏng vấn một nhân vật – phỏng vấn chính, hoặc là chùm phỏng vấn các nhóm nhân vật. Nếu sử dụng hình thức bài phỏng vấn chính thì người đươc phỏng vấn thường là lãnh đạo cao cấp ở một địa phương (Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch UBND tỉnh, Thành phố) hoặc một một lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp (Chủ tịch, phó chủ tịch tập
đoàn; giám đốc điều hành) và các vấn đề trao đổi xoay quang những thông tin cần thiết để thu hút đầu tư vào một địa phương, lĩnh vực, ngành nghề hoặc thậm chí một dự án đầu tư cụ thể và đi kèm thường là bảng danh mục các dự án ưu tiên mời gọi đầu tư.
Chùm phỏng vấn ngắn thường xuất hiện với vai trò là bài „đệm” cho một bài phỏng vấn hoặc bài phân tích chính về cơ hội đầu tư vào một địa
phương, lĩnh vực, ngành nghề cụ thể được một chuyên gia hoặc phóng viên thực hiện. Chùm phỏng vấn chỉ nhằm mang tính minh họa với đối tượng phỏng vấn có thể là các nhà đầu tư liên quan đã đầu tư thành công tại địa phương. Họ sẽ trả lời lý do tại sao chọn địa phương đó để đầu tư hoặc giới thiệu về khuynh hướng mở rộng đầu tư dự án của mình trong tương lại hoặc nhận định về điều kiện thuận lợi của môi trường đầu tư mà họ đầu tư vào.
Bảng 2.4 Tỉ lệ bài phỏng vấn thông tin chỉ dẫn đầu tƣ trên tổng số bài phỏng vấn sử dụng trên 3 tờ báo Đầu tƣ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Việt Nam
Ấn phẩm Phỏng vấn
TTCDĐT
Tổng số bài phỏng vấn
Tỉ lệ Thời báo Kinh tế
Việt Nam
255 2358 10,81%
Thời báo kinh tế Sài Gòn
25 104 24,03%
Đầu tư 495 1.626 30,44%
Riêng tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn rất ít sử dụng loại hình phỏng vấn vì đặc trưng của ấn phẩm này là tạp chí ra hàng tuần. Đồng thời, tờ báo này xây dựng một đội ngũ cộng tác viên chuyên gia khá mạnh và nhiều nên thế mạnh của ấn phẩm này thiên về bình luận, phân tích phản biện vấn đề là chính.
Một dạng khác của phỏng vấn cũng xuất hiện khá thường xuyên trên 3 ấn phẩm mà chúng tôi khảo sát – đó là dạng bài Hỏi – Đáp, thường sử dụng dưới dạng hộp thư. Trong khi phỏng vấn là nhiều câu hỏi xoay quanh một vấn đề thì với dạng hỏi – đáp, mỗi vấn đề là 1 câu hỏi. Dạng này được sử dụng khá phổ biến trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn (đã dành hẳn 2 trang dành cho bạn đọc phản hồi đặt câu hỏi) và trên Thời báo Kinh tế Việt Nam ở chuyên trang bạn đọc.
Dạng hỏi – đáp được sử dụng với mục đích chính là trả lời nhanh, cụ thể tập trung chủ yếu là lĩnh vực pháp lý do doanh nhân-doanh nghiệp đưa ra những thắc mắc. Những thắc mắc này thường được doanh nhân viết thư gửi về tòa soạn báo hoặc gửi email.
Cách trả lời phải ngắn gọn. Ví dụ doanh nghiệp hỏi làm thủ tục xin giấy phép đầu tư ở đâu thì phải trả lời ngay địa chỉ làm thủ tục này, không bình luận và đưa vào các chi tiết rườm rà mà trả lời ngắn gọn, đi vào thẳng vấn đề.
2.2.3 Phân tích-bình luận
Đây được xem là hai thể loại yêu thích của các phóng viên trên cả 3 ấn phẩm Thời báo Kinh tế Sài Gòn,Thời báo Kinh tế Việt Nam và báo Đầu tư.
Trong đó, Thời báo Kinh tế Việt Nam có tỉ lệ sử dụng đến 67,6%; báo Đầu tư
có tỉ lệ sử dụng đạt 58,8% và Thời báo Kinh tế Sài Gòn có tỉ lệ sử dụng đạt 33,3%. Điều này phù hợp với đối tượng bạn đọc và đặc thù của ba tờ báo.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG), thể loại phân tích-bình luận theo khảo sát của chúng tôi, đây là một thể loại rất mạnh với sự tham gia của rất nhiều các chuyên gia kinh tế chuyên sâu trên các lĩnh vực khi tham gia phân tích-bình luận một chủ trương-chính sách, một vấn đề thời sự kinh tế. Theo ông Nguyễn Vạn Phú, Tổng thư ký tòa soạn Thời báo Kinh tế Sài Gòn, thông tin chỉ dẫn đầu tư “nằm ẩn” trong chính các bài phân tích-bình luận của báo dưới góc nhìn của các chuyên gia.
Nếu như bình luận được sử dụng nhiều trên TBKTSG, thì trên Thời báo Kinh tế Việt Nam và báo Đầu tư, qua khảo sát của chúng tôi tỉ lệ sử dụng khá cao lần lượt 67,6% và 58,8%. Tuy nhiên, thông tin chỉ dẫn đầu tư được thể hiện dưới dạng phân tích là chủ yếu và được bố trí trong các chuyên mục