Phân tích-bình luận

Một phần của tài liệu Thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí kinh tế Việt Nam (Trang 54)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3Phân tích-bình luận

Đây được xem là hai thể loại yêu thích của các phóng viên trên cả 3 ấn phẩm Thời báo Kinh tế Sài Gòn,Thời báo Kinh tế Việt Nam và báo Đầu tư.

Trong đó, Thời báo Kinh tế Việt Nam có tỉ lệ sử dụng đến 67,6%; báo Đầu tư

có tỉ lệ sử dụng đạt 58,8% và Thời báo Kinh tế Sài Gòn có tỉ lệ sử dụng đạt 33,3%. Điều này phù hợp với đối tượng bạn đọc và đặc thù của ba tờ báo.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG), thể loại phân tích-bình luận theo khảo sát của chúng tôi, đây là một thể loại rất mạnh với sự tham gia của rất nhiều các chuyên gia kinh tế chuyên sâu trên các lĩnh vực khi tham gia phân tích-bình luận một chủ trương-chính sách, một vấn đề thời sự kinh tế. Theo ông Nguyễn Vạn Phú, Tổng thư ký tòa soạn Thời báo Kinh tế Sài Gòn, thông tin chỉ dẫn đầu tư “nằm ẩn” trong chính các bài phân tích-bình luận của báo dưới góc nhìn của các chuyên gia.

Nếu như bình luận được sử dụng nhiều trên TBKTSG, thì trên Thời báo Kinh tế Việt Nam và báo Đầu tư, qua khảo sát của chúng tôi tỉ lệ sử dụng khá cao lần lượt 67,6% và 58,8%. Tuy nhiên, thông tin chỉ dẫn đầu tư được thể hiện dưới dạng phân tích là chủ yếu và được bố trí trong các chuyên mục của báo. Riêng báo Đầu tư có tổ chức một chuyên trang riêng với tên gọi

“Cơ hội đầu tƣ” dành đăng tải các thông tin chỉ dẫn đầu tư của các địa

phương, có chỉ dẫn lĩnh vực ngành nghề và chỉ dẫn dự án đầu tư khá cụ thể

Ngoài ra, báo Đầu tư, còn có chuyên mục “Góc nhìn đầu tƣ” là

vấn đề kinh tế vĩ mô. Thông tin chỉ dẫn đầu tư nằm trong chuyên mục bình luận của Đầu tư theo khảo sát của chúng tôi chỉ chiếm khoảng 19-21% trên tổng lượng bài sử dụng trong một năm.

Bảng 2.5 Tỉ lệ sử dụng bài phân tích-bình luận trên 3 ấn phẩm Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Đầu tƣ

Ấn phẩm Phân tích-bình

luận TTCDĐT

Tổng số bài phân tích-bình luận

Tỉ lệ Thời báo Kinh tế

Việt Nam 138 204 67,6%

Thời báo kinh tế Sài Gòn

779 2.340 33,3%

Đầu tư 90 153 58,8%

2.3 Cách thức và quy trình thực hiện thông tin chỉ dẫn đầu tƣ

2.3.1 Cách thức thực hiện thông tin chỉ dẫn đầu tư

Theo GS Trần Ngọc Thơ, Trưởng khoa tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Tp.HCM, để chỉ dẫn - tư vấn có hiệu quả phải xác định được đối tượng mình chỉ dẫn - tư vấn là ai, trình độ học vấn thế nào, văn hóa ra sao,… để có cách thức chỉ dẫn - tư vấn hợp lý. Bên cạnh đó thì người chỉ dẫn - tư vấn đầu tư cho doanh nhân, nhà đầu tư cũng phải được “sàng lọc” một cách kỹ càng.

Qua khảo sát các bài báo trên 3 ấn phẩm cho thấy 3 điểm nổi bật trong dạng sản phẩm mang tính chất chỉ dẫn - tư vấn là:

Thứ nhất: Ngắn gọn, đơn giản

Viết ngắn gọn nhưng trình bày được nội dung thông tin cần truyền đạt là một trong những xu hướng của báo chí hiện đại, mà lại phù hợp với bạn đọc là các nhà đầu tư doanh nhân. Với đối tượng này, thời gian luôn rất ít ỏi, do vậy họ thường chỉ đọc lướt qua các tiêu đề và chỉ chuyên tâm đọc những thông tin hấp dẫn, mang tính tò mò hoặc liên quan trực tiếp đế nghề nghiệp,

công việc, nhu cầu đầu tư, kinh doanh của họ. Mặt khác, báo chí phục vụ đối tượng này phải in ấn trên giấy chất lượng tốt, trọng lượng nặng. Do vậy, để chuyển tải nội dung và tạo sự thoáng trong trình bày thiết kế tạo sự hấp dẫn đòi hỏi bài viết phải cô đọng, xúc tích, tránh diễn giải lê thê dài dòng.

Ngoại trừ Thời báo Kinh tế Sài Gòn có các bài viết dung lượng tối thiểu 1.000-2.000 chữ, còn lại các bài viết trên Đầu tư Thời báo Kinh tế Việt Nam đều chỉ có dung lượng dưới 900 chữ, rất ít có những bài trên 1000 từ. Vì các bài này thường giới thiệu các lĩnh vực đầu tư rất cụ thể, kèm theo các yêu cầu, chỉ dẫn rõ ràng có thể trình bày dưới dạng box nên yêu cầu tòa soạn đặt ra với phóng viên thực hiện luôn là “ngắn gọn, cô đọng, đi thẳng vào vấn đề muốn trình bày”. Khi trình bày cần dẫn chứng cụ thể, nếu được cần có đối thoại, phỏng vấn trực tiếp với người có trách nhiệm về những chỉ dẫn đầu tư cụ thể càng tốt.

Việc thể hiện ngắn gọn, sử dụng câu đơn giản sẽ giúp bạn đọc, nhà đầu tư dễ nắm bắt vấn đề và dễ hiểu dễ thực hiện và triển khai nhanh

Thứ hai: Dễ hiểu, dễ nhớ

Theo GS Trần Ngọc Thơ, đã là thông tin chỉ dẫn thì cần sự dễ hiểu, dễ nhớ để nhà đầu tư dễ áp dụng. Muốn như vậy trong khâu truyền đạt cần chú trọng “bình dân” hóa chứ không “rẻ hóa” thuật ngữ kinh tế trong khi thực hiện truyền thông. Có thể tham khảo mô hình của Bloomberg; CNBC… kênh truyền thông họ có thông tin chỉ dẫn đầu tư rất rõ ràng và không mang tính quảng cáo, họ có quan điểm rõ ràng, chẳng hạn như có chuyên mục chỉ dẫn đầu tư vào vàng rất rõ ràng không chung chung. Họ cũng có những mục như về tiền tệ sẽ có chuyên gia hướng dẫn đầu tư vào loại ngoại tệ nào, bán loại ngoại tệ nào; Về vàng nên mua vàng hay bán vàng và vì sao; hoặc danh mục đầu tư vừa vàng vừa ngoại tệ thì nên mua loại nào, bán loại nào, cơ cấu đầu tư ra sao để sinh lợi ngắn hạn, sinh lợi dài hạn, mỗi một mục đích đầu tư (ngắn hạn hay dài hạn) sẽ được tư vấn và chỉ dẫn một cách rõ ràng; về hàng

hóa có cao su; sắt; kẽm; dầu… đều được hướng dẫn và phân tích rất kỹ càng, theo cách dễ hiểu, dễ nhớ.

Xem trên mạng Washington Post; Finance Times… cũng có rất nhiều bài có thông tin chỉ dẫn đầu tư được trình bày dưới dạng bài giới thiệu với người viết là những phóng viên rất uy tín, giới thiệu vùng miền đầu tư hấp dẫn, với văn phong dí dỏm, khu du lịch nào đó có dịch vụ tốt, món ăn ngon, có cơ hội đầu tư… các chỉ dẫn này được trình bày dưới dạng tiềm ẩn, theo khuynh hướng dẫn dắt người đọc thử nghiệm hoặc thực hiện làm theo, chứ không phải là chỉ dẫn được trình bày riêng biệt với chuyên mục riêng sẽ dễ bị hiểu là quảng cáo, hay PR trá hình, đôi khi sẽ phản tác dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba: Ngƣời tham gia chỉ dẫn

Đây là đối tượng vô cùng quan trọng, vì uy tín cơ quan truyền thông khi thực hiện chỉ dẫn-tư vấn hoàn toàn lệ thuộc vào yếu tố này. Người tham gia chỉ dẫn tư vấn có thể là chuyên gia, nhà báo và chuyên gia thực tế (nhà đầu tư có kinh nghiệm).

Những người tham gia trả lời là những chuyên gia thứ thiệt và cơ quan truyền thông đều giới thiệu rất chi tiết tiểu sử của những người này để tăng uy tín như họ đã học ở đâu? Họ làm việc bao nhiêu năm? Có những thành công gì? Kinh nghiệm ở những quỹ nào… Ở Việt Nam người chỉ dẫn đầu tư đôi khi lại không có kinh nghiệm gì hết, chỉ có tên là xuất hiện hoài nên được mời nên độ tin cậy gần như không có, thậm chí phản tác dụng dẫn đến thị trường có nhiều câu nói “tôi nghe chuyên gia đó nói tôi làm ngược lại thì thành công”.

Ngoài chuyên gia thì như chúng tôi đã phân tích ở chương 1, với các tác phẩm báo chí có nội dung chỉ dẫn – tư vấn, vai trò của nhà báo cũng không thể xem nhẹ. Nhà báo là người gắn trực tiếp với trang báo, hơn ai hết họ hiểu rõ mục tiêu mà trang báo hoặc cơ quan truyền thông của mình hướng

tới. Hơn nữa, qua quá trình tác nghiệp, họ cũng cần am hiểu thêm về nhà đầu tư, doanh nhân những đối tượng họ sẽ chỉ dẫn - tư vấn. Do vậy nhà báo là nhà chỉ dẫn - tư vấn cũng là một điều đương nhiên.

Trên các ấn phẩm Thời báo Kinh tế Sài Gòn; Thời báo Kinh tế Việt Nam và báo Đầu tư vai trò của nhà báo thể hiện rõ nét, bởi dù các chuyên gia viết bài thì cũng phải thông qua sự biên tập của nhà báo mới lên trang xuất hiện trước công chúng. Song song đó, vai trò của nhà báo là rất quan trọng, họ phải là cầu nối, sàng lọc, tìm kiếm chuyên gia phù hợp, đặt vấn đề và triển khai một cách phù hợp với yêu cầu. Do vậy, nhà báo trong trường hợp này rất cần có kiến thức về đầu tư.

Và một đối tượng cũng có vai trò không kém phần quan trọng trong việc chỉ dẫn đầu tư chính là nhà đầu tư. Nhà đầu tư thực tế thành công nói – nhà đầu tư nghe là cách tuyên truyền rất hiệu quả cho cộng đồng các nhà đầu tư. Vì đấy là người thật, việc thật, nhà đầu tư, bạn đọc rất quan tâm đến những trải nghiệm thực tế của đối tượng này. Do trình độ nhà đầu tư, bạn đọc, người tiếp nhận luôn thay đổi theo chiều hướng hình xoáy trôn ốc đi lên. Do vậy, người tham gia chỉ dẫn đầu tư phải là người có uy tín, người càng thành công từ các thất bại thì uy tín trong chỉ dẫn sẽ càng cao vì đó là những kinh nghiệm xương máu với nhiều nhà đầu tư mà tiền đơn thuần không thể mua được. Do đó đây là hình thức rất cần phát huy trong thực hiện thông tin chỉ dẫn đầu tư.

2.3.2 Quy trình thực hiện thông tin chỉ dẫn đầu tư

Trên cơ sở thực hiện phỏng vấn, tìm hiểu và khảo sát quy trình từ Thư ký tòa soạn đến phóng viên của 3 ấn phẩm Thời báo Kinh tế Sài Gòn; Thời báo Kinh Tế Việt Nam và báo Đầu tư, chúng tôi xin phác thảo quy trình thực hiện thông tin chỉ dẫn đầu tư gồm những giai đoạn như sau

Thông tin chỉ dẫn đầu tư được xem là một trong những nguồn tin quan trọng cho báo chí kinh tế nói chung và báo Đầu tư nói riêng. Với báo Đầu , việc tìm tòi, xây dựng thông tin chỉ dẫn đầu tư được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Mặt khác trong bối cảnh cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt giữa các cơ quan báo chí nói chung và các báo kinh tế nói riêng, thông tin chỉ dẫn đầu tư được xem là lợi thế cạnh tranh riêng của báo

Đầu tư bắt đầu từ năm 2007. Với mục tiêu xác lập lợi thế cạnh tranh thông tin riêng, tạo sự khác biệt so với các ấn phẩm báo chí khác, báo Đầu tư đã có kế hoạch cải tiến nội dung và hình thức, trong đó quan trọng nhất là định hình phong cách viết chuyển dần từ phản ánh kinh té vĩ mô sang các vấn đề vi mô, trong đó chú trọng cung cấp thông tin nhà đầu tư và doanh nghiệp cần, chứ không phải cung cấp thông tin báo có. Trên cơ sở nguyên tắc này, báo Đầu tư đã thiết lập kênh thông tin chính thống với Bộ Kế hoạch Đầu tư, đặc biệt là Cục Đầu tư nước ngoài và Cục đăng ký kinh doanh để thiết lập kênh thông tin đầu tư cập nhật liên tục về sự tăng giảm vốn đầu tư trên bình diện quy mô cả nước hoặc quy mô các địa phương, số liệu đầu tư của từng quốc gia, số liệu đầu tư vào từng địa phương, số dự án, số liệu đầu tư của một số ngành nghề nhất định… Những thông tin này được trình bày dưới dạng số liệu thống kê, bảng biểu trên chuyên trang InvestLink của ấn phẩm

báo Đầu tư tiếng Anh là Vietnam Investment Review. Đồng thời, trên ấn phẩm chính, báo Đầu tư đã hình thành chuyên trang “Cơ hội đầu tƣ” với mục tiêu chính là “Tập trung bài vở định hướng xu thế đầu tư, chỉ rõ cho nhà đầu tư từng lĩnh vực, ngành nghề, địa phương có thể đầu tư, với từng cơ hội cụ thể”. Thông qua chuyên mục này, báo Đầu tư còn tổ chức kết nối với các địa phương tổ chức hình thành các chuyên đề phục vụ công tác xúc tiến đầu tư cho từng địa phương với các thông tin chỉ dẫn đầu tư tập trung cung cấp theo hướng chuyên biệt của từng địa phương, từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Hình thức thể hiện chủ yếu dưới dạng bài phản ánh, bài tổng quan về lĩnh vực ưu đãi đầu tư của địa phương; bài phỏng vấn tập trung về từng lĩnh

vực ưu đãi đầu tư… số lượng định kỳ của chuyên mục “Cơ hội đầu tƣ”

được cơ cấu cố định tối thiểu 1 trang/số, nếu thông tin hay, hấp dẫn có thể tăng lên 2 trang/số và có thể lên đến 6-8 trang/số nếu có chuyên đề phục vụ thông tin chỉ dẫn đầu tư cho các địa phương.

Với Thời báo Kinh tế Việt Nam, thông tin chỉ dẫn đầu tư thường chỉ tập trung từ các nguồn như văn bản chính thống từ Bộ Kế hoạch Đầu tư hoặc Sở Kế hoạch Đầu tư, UBND các địa phương hoặc từ một số chuyên gia phát biểu tại các hội nghị về xúc tiến đầu tư. Phương thức phản ánh của Thời báo Kinh tế Việt Nam tập trung theo hình thức tổng quan là chính, với nguồn nguyên liệu chính là các báo cáo từ các cơ quan chức năng, người viết chỉ làm công tác chọn lọc các thông tin hữu ích phù hợp nhu cầu thông tin của bạn đọc, biên tập và chỉnh sửa lại theo văn phong báo chí. Tuy nhiên, thông tin chỉ dẫn đầu tư trên Thời báo kinh tế Việt Nam còn thể hiện linh hoạt hơn trong các dạng như Ký nhân vật (chuyên mục kinh doanh) dưới dạng phản ánh các gương doanh nhân, nhà đầu tư thành đạt, trên cơ sở đó họ chia sẻ các kinh nghiệm đầu tư, bí quyết đầu tư, cách thức chọn lựa lĩnh vực, phương thức đầu tư để có được hiệu quả cao nhất và từ những chia sẻ này (tuy nhiên được phản ánh và sàng lọc lại dưới lăng kính của người viết) những thông tin chỉ dẫn đầu tư mới xuất hiện. Mặt khác, thông tin chỉ dẫn đầu tư còn xuất hiện dưới hình thức bản tin tồng hợp; bản tin phân tích, đối thoại bàn tròn, bản tin báo cáo…

Với Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG), thông tin chỉ dẫn đầu tư được thể hiện không chỉ khu trú ở chuyên mục đầu tư mà có thể được chuyển tải trong các dạnh bài viết phản ánh, tổng quan, bài phân tích, bình luận ở các chuyên mục khác như chủ điểm; chuyện làm ăn… tuy nhiên do tính chất tạp chí, các thông tin này được phân tích trình bày một cách bài bản, đi kèm với nhận định và phân tích của các chuyên gia chuyên ngành theo từng lĩnh vực. Thậm chí những thông tin chỉ dẫn đầu tư đôi khi không

phải do chính phóng viên là người tìm kiếm, khai thác chuyển tải mà chính các chủ doanh nghiệp, các doanh nhân là người chấp bút chia sẻ các kinh nghiệm đầu tư, cung cấp thông tin chỉ dẫn về lĩnh vực ngành nghề có thể đầu tư hiệu quả. Các thông tin này được các biên tập viên, thư ký tòa soạn của

TBKTSG tổ chức biên tập, hiệu chỉnh theo văn phong báo chí trước khi đăng tải.

Tóm lại phương thức khai thác thông tin chỉ dẫn đầu tư của các phóng viên kinh tế chủ yếu từ 3 nguồn chính:

Thứ nhất: văn bản chính thống, đây là được xem là kênh thông tin

hữu hiệu nhất và được khai thác nhiều nhất trong hệ thống nguyên liệu xử lý cho thông tin chỉ dẫn đầu tư. Các văn bản này có thể được sử dụng từ nguồn các Bộ ngành có nhu cầu định hướng thu hút đầu tư; sở kế hoạch đầu tư các tỉnh thành, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành, các viện nghiên cứu kinh tế…

Một phần của tài liệu Thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí kinh tế Việt Nam (Trang 54)