ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ LÊ MINH TOÀN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH CÀ PHÊ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG THƯƠNG HIỆU CHÍNH CỦA DU LỊ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
LÊ MINH TOÀN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SẢN PHẨM
DU LỊCH CÀ PHÊ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG THƯƠNG HIỆU CHÍNH CỦA DU LỊCH ĐĂK LĂK
LUËN V¡N TH¹C SÜ DU LỊCH
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
LÊ MINH TOÀN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SẢN PHẨM
DU LỊCH CÀ PHÊ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG THƯƠNG HIỆU CHÍNH CỦA DU LỊCH ĐĂK LĂK
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Cấu trúc của đề tài 12
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH 13
1.1 Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch 13
1.1.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch 13
1.1.2 Đặc tính của sản phẩm du lịch 14
1.1.3 Cấu thành của sản phẩm du lịch 16
1.1.4 Các điều kiện tác động đến việc xây dựng sản phẩm du lịch 17
1.1.5 Các yêu cầu về xây dựng sản phẩm du lịch đảm bảo khả năng hình thành thương hiệu 19
1.2 Cơ sở lý luận về thương hiệu du lịch 20
1.2.1 Khái niệm thương hiệu du lịch 20
1.2.2 Vai trò của thương hiệu 22
1.2.3 Một số nội dung chính về phát triển thương hiệu du lịch 24
Tiểu kết chương 1 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH Ở ĐĂK LĂK 26 2.1 Tổng quan về tiềm năng du lịch Đăk Lăk 26
2.1.1 Vị trí địa lý, khí hậu, dân số 26
2.1.2 Tài nguyên du lịch 27
2.2 Thực trạng kinh doanh du lịch ở Đăk Lăk 29
2.2.1 Số lượng khách du lịch 29
2.2.2 Doanh thu 35
2.3 Thực trạng sản phẩm du lịch Đăk Lăk 36
2.3.1 Các yếu tố và điều kiện chính phát triển sản phẩm du lịch 36
2.3.2 Các sản phẩm, loại hình du lịch đang khai thác 37
Trang 42.3.3 Tình hình khai thác tiềm năng du lịch cho phát triển sản phẩm 38
2.3.4 Thực trạng các hoạt động du lịch liên quan đến khai thác giá trị cà phê 39
2.3.5 Điểm mạnh, điểm yếu trong việc khai thác phát triển sản phẩm 42
Tiểu kết chương 2 45
CHƯƠNG 3 TIỀM NĂNG KHAI THÁC VÀ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH GẮN VỚI TÌM HIỂU CÀ PHÊ Ở ĐĂK LĂK 46
3.1 Tiềm năng khai thác cà phê thành sản phẩm du lịch đặc trưng 46
3.1.1 Tổng quát sự hình thành phát triển và tiềm năng cà phê tại Đăk Lăk 46
3.1.2 Mô hình trồng, chăm sóc cà phê 49
3.1.3 Quy trình hái lượm, phơi sấy, rang xay cà phê 50
3.1.4 Quy trình đóng gói và cách thức pha chế cà phê 53
3.1.5 Phân loại cà phê 54
3.1.6 Quy trình nuôi trồng và sản xuất loại cà phê chồn đặc biệt quý hiếm 54
3.1.7 Một số sản phẩm, thương hiệu cà phê nổi tiếng 59
3.2 Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm du lịch tìm hiểu cà phê Đăk Lăk 59
Tiểu kết chương 3 71
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH CÀ PHÊ THÀNH THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐĂK LĂK 72
4.1 Định hướng xây dựng sản phẩm du lịch cà phê và phát triển thương hiệu du lịch Đăk Lăk 72
4.1.1 Khái quát ý tưởng sản phẩm du lịch cà phê 72
4.1.2 Định hướng tour, tuyến, không gian phát triển sản phẩm du lịch cà phê 73
4.1.3 Định hướng xây dựng các hoạt động, trải nghiệm du lịch cà phê 77
4.1.4 Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ 81
4.1.5 Định hướng sử dụng giá trị cốt lõi phát triển thươnghiệu 82
4.2 Giải pháp phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu du lịch cà phê 85
4.2.1 Hoàn thiện các điều kiện hình thành sản phẩm du lịch 85
4.2.2 Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch 86
4.2.3 Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu du lịch 89
Trang 54.2.4 Định hướng công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá 91
4.2.5 Liên kết doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm và thương hiệu du lịch 92
Tiểu kết chương 4 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 101
Trang 6TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TNHH ĐTDL & TM Trách nhiệm hữu hạn đầu tư du lịch và thương mại
AMA American Marketing Association (Hiệp hội Marketing Mỹ)
VNA Viet Nam Airline (Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam)
ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á)
WTO World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch Thế giới)
WIPO World Intellectual Property Organization (Tổ chức Sở
hữu Trí tuệ Thế giới)
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
MICE Meeting Incentive Conventions Exhibition (Loại hình du
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Cấu thành của sản phẩm du lịch 17
Bảng 2.1 Lượng khách du lịch đến Đăk Lăk giai đoạn 2010 – 2014 30
Biểu đồ 2.1 Thời gian lưu trú của khách du lịch tại Đăk Lăk (Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài) 32
Biểu đồ 2.2 Hình thức đi du lịch của khách đến Đăk Lăk 33
Biểu đồ 2.3 Cách thức tổ chức đi du lịch của khách tại Đăk Lăk 34
Biểu đồ 2.4 Các điểm đến tham quan ưa chuộng của khách tại Đăk Lăk 34
Biểu đồ 2.5 Doanh thu du lịch Đăk Lăk giai đoạn 2010 – 2014 35
Biểu đồ 3.1 Hoạt động tham gia du lịch tại Đăk Lăk 60
Biểu đồ 3.2 Nhu cầu tìm hiểu cà phê tại Đăk Lăk 61
Biều đồ 3.3 Nhu cầu tham gia các hoạt động tham quan và tìm hiểu 62
cà phê tại Đăk Lăk 62
Biểu đồ 3.4 Nhu cầu thưởng thức cà phê 63
Biểu đồ 3.5 Sự quan tâm của khách du lịch về sản phẩm cà phê chồn 63
Biều đồ 3.6 Đánh giá về cà phê chồn Đăk Lăk 64
Biều đồ 3.7 Sự quan tâm của khách về sản phẩm lưu niệm 65
Biểu đồ 3.8 Đánh giá của khách du lịch về tiềm năng khai thác 66
sản phẩm du lịch cà phê 66
Biểu đồ 3.9 Đánh giá của khách du lịch về chương trình tour kết hợp tham quan nhà vườn cà phê 67
Biểu đồ 3.10 Đánh giá của khách du lịch về khả năng khai thác quy trình hái lượm, phơi sấy, rang xay cà phê cho phát triển sản phẩm du lịch 68
Biểu đồ 3.11 Đánh giá của khách du lịch về khả năng khai thác chương trình tour tham quan, tìm hiểu quy trình nuôi, chế biến cà phê Chồn 68
Biểu đồ 3.12 Đánh giá của khách du lịch về khả năng khai thác hoạt động tổ chức sự kiện trong phát triển sản phẩm du lịch Đăk Lăk 69
Biểu đồ 3.13 Đánh giá của khách du lịch về lễ hội cà phê 70
Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk 70
Trang 8Bản đồ 4.1 Các tuyến điểm du lịch tham quan tìm hiểu và trải nghiệm 75
các giá trị cà phê 75
Bản đồ 4.2 Các tuyến điểm du lịch tham quan kết hợp tìm hiểu cà phê 77
Sơ đồ 4.3 Cấu trúc thương hiệu du lịch Đăk Lăk 83
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đăk Lăk từ lâu được biết đến như là vùng đất với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, kho tàng sử thi, kiến trúc nhà dài, những ca khúc đầy chất lửa mang âm hưởng đại ngàn…Bên cạnh đó, Đăk Lăk còn sở hữu một hệ thống cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và đa dạng Tiêu biểu là những ngọn thác như: thác Gia Long (thác Dray Sáp thượng), thác Krông Kmar, thác Thủy Tiên, thác Suối Mơ, nhiều hồ lớn thơ mộng như: hồ Lăk, hồ Ea Kao, hồ Ea Đờn, hồ Đăk Minh, các khu rừng nguyên sinh như: vườn quốc gia Yok Đôn, Chư Yang Sin, khu lâm viên Ea Kao Đặc biệt hơn cả, Đăk Lăk được biết đến với cà phê, một thứ thức uống đã trở thành đặc sản của vùng, cà phê được xem như là một nét văn hóa đặc trưng riêng của người Tây Nguyên Đây là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch
Tuy vậy, thời gian qua việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở địa phương này vẫn chưa tạo được sự ấn tượng rõ rệt Hiện nay hàng năm Đăk Lăk đón trung bình khoảng từ 500 – 600 ngàn lượt khách, tăng trưởng bình quân 15 – 20%/năm Các sản phẩm du lịch hiện đang được phát triển tại Đăk Lăk tập trung chủ yếu vào: du lịch sinh thái, cưỡi voi, ngắm thác, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, không gian cồng chiêng, Du lịch tập trung chủ yếu tại các khu, điểm du lịch nổi bật như: trung tâm du lịch Buôn Đôn, Khu du lịch Hồ Lăk, Làng du lịch văn hóa Buôn Jun, Du lịch cộng đồng sinh thái Ko Tam Đến nay, các loại hình du lịch này hiện đã trở nên quá đỗi quen thuộc, không còn nhiều sự khác lạ, độc đáo Bên cạnh
đó tình trạng gia tăng khai thác hồ chứa làm thủy điện cũng đang đe dọa đến nguồn tài nguyên du lịch và cảnh quan môi trường sinh thái, lượng nước tại các thác suy kiệt đến không còn khả năng khai thác du lịch, số lượng đàn voi cũng ngày càng giảm đi vì nhiều nguyên nhân khách quan Tính đến nay ở Đăk Lăk đàn voi chỉ còn không quá 50 con, chủ yếu là để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc và khách du lịch
Trang 10Có thể thấy rõ thực tế về vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch còn đang thiếu hụt, đặc biệt là các sản phẩm du lịch có khả năng khai thác lâu dài, gắn liền với lợi thế về tiềm năng và đặc trưng văn hóa, cũng như có khả năng định rõ thương hiệu
du lịch cho địa phương So với các tỉnh Tây Nguyên cũng như trên cả nước, cà phê Đăk Lăk có giá trị lớn nhất về chất lượng, sản lượng, quy trình, quy mô và sự đa dạng Chính vì vậy mà cà phê Đăk Lăk có một nét độc đáo riêng biệt mà qua đó đã trở nên nổi tiếng không chỉ ở trong mà còn ngoài nước, không chỉ cho tỉnh mà còn cho tiếng tăm cả một vùng Tây Nguyên
Tìm hiểu, tham quan, thưởng thức cà phê có thể mang đến những trải nghiệm phù hợp với mong muốn và nhu cầu của du khách: từ tham quan các trang trại cà phê,những mùa hoa cà phê cho đến mùa thu hoạch, hay như tham quan quy trình hái lượm, phơi sấy, rang xay ở quy mô nhà máy hay quy mô hộ gia đình, từ đóng gói, pha chế cà phê hoặc như quy trình nuôi, sản xuất loại cà phê chồn đặc biệt và cuối cùng là tìm hiểu các loại thành phẩm cà phê để thưởng thức và mua về sử dụng hay làm quà
Tất cả đó đều là những hoạt động, sự trải nghiệm đầy hấp dẫn trong một sản phẩm du lịch đặc trưng và độc đáo mà Đăk Lăk hoàn toàn có thể thực hiện Sản phẩm du lịch này hứa hẹn nhiều giá trị trải nghiệm, giá trị tìm hiểu văn hóa về nét đặc trưng Tây Nguyên
Cà phê nơi đây có sự khác biệt nhưng cũng hết sức đa dạng trong các loại hình, bên cạnh đó còn gắn liền với việc tìm hiểu được cuộc sống, văn hóa, tập tục của người dân vùng đất này trong quá trình sinh sống và canh tác cà phê Sản phẩm
du lịch cà phê có thể được coi là một sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp Nhiều quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong cả nước cũng đã rất thành công khi khai thác phát triển các sản phẩm này, như ở Đà Lạt vốn là nơi trồng nhiều hoa, dâu và những sản phẩm này cũng đã trở nên nổi tiếng, là hình ảnh đặc trưng mỗi khi nhắc đến Đà Lạt
Còn với Đăk Lăk, tình trạng thiếu hụt sản phẩm du lịch đặc trưng mang thương hiệu địa phương đang là mối băn khoăn lớn của những nhà làm công tác du
Trang 11lịch nơi đây Vì thế, việc tìm ra lối đi riêng để du lịch Đăk Lăk ngày một khởi sắc hơnthật sự rất cần thiết, nhìn nhận thực trạng và tiềm năng du lịch nổi trội, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch Đăk Lăk” với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình cùng chính quyền và người dân nơi đây trong việc định hình nên một thương hiệu cho sản phẩm du lịch Đăk Lăk
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Khai thác nguồn nguyên liệu cà phê dồi dào, đầy tiềm năng để phục vụ công tác nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch gắn với tìm hiều cà phê nhằm mang đến những giá trị trải nghiệm to lớn, có khả năng định vị thương hiệu cho sản phẩm du lịch địa phương
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống lý luận về xây dựng sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch
- Nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch, các sản phẩm du lịch hiện có và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm du lịch gắn với cà phê ởĐăk Lăk
- Đánh giá khả năng khai thác cà phê thành sản phẩm du lịch ở Đăk Lăk
- Đề xuất hướng xây dựng sản phẩm du lịch cà phê đặc trưng cho Đăk Lăk
- Đề xuất hướng phát triển thương hiệu sản phẩm cà phê thành thương hiệu của
du lịch Đăk Lăk
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê Đăk Lăk
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở và đề xuất hướng xây dựng sản phẩm du lịch
cà phê thành thương hiệu du lịch Đăk Lăk
Trang 12- Về không gian: Phạm vi giới hạn trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, lấy trọng tâm là thành phố Buôn Mê Thuột trên cơ sở xem xét các mối quan hệ về sự phát triển của ngành du lịch trong phạm vi vùng và liên vùng
- Về thời gian: Đề tài được thực hiện thông qua việc thu thập các số liệu thống
kê và tình hình kinh doanh của ngành du lịch Đăk Lăk giai đoạn 5 năm gần đây và định hướng trong những năm tới
4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trải qua quá trình phát triển, nhiều học giả đã đề cập đến các khái niệm về sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch, trong đó nổi bật là các học giả về lĩnh vực marketing như: Phillip Kotler trong Marketing Essential hay Marketing management hoặc John Wiley Hầu hết các học giả bàn luận về các lý luận về sản phẩm nói chung
Đến các giai đoạn tiếp theo, nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực sản phẩm du lịch như các tác giả M.Coltman, Phillip Kotler cũng đã có những nghiên cứu quan trọng liên quan đến sản phẩm du lịch Các lý luận về thương hiệu du lịch được bàn luận nhiều bởi Crouch & Richie Các lý luận này đã làm rõ được những vấn đề mang tính thuộc tính và đặc điểm của sản phẩm du lịch
và việc xây dựng thương hiệu
Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO là một trong những cơ quan của Liên hiệp quốc đã công bố những tài liệu quan trọng, đó là Cẩm nang hướng dẫn xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch (2009) và Cẩm nang hướng dẫn phát triển sản phẩm
du lịch (2011).Đây là những tài liệu mang tính lý luận và đúc rút thực tiễn du lịch thế giới có giá trị tham khảo lớn
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch từ trước đến nay có thể kể đến các đề tài cấp Bộ tập trung vào việc xây dựng sản phẩm du lịch quốc gia như: đề tài: “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế” – TS
Đỗ Cẩm Thơ (2008), đề tài: “Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa tại các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam (giới hạn tại các di sản: Huế, Hội
Trang 13An, Mỹ Sơn)” – TS Hoàng Thị Điệp (2011), đề tài “Giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam” – TS Đỗ Cẩm Thơ (2014)
Bênh cạnh đó, một số bài báo khoa học cũng đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong việc phát triển sản phẩm du lịch nhưng không có tính toàn diện Một số luận văn thạc sỹ trong thời gian gần đây cũng đề cập đến phát triển sản phẩm du lịch tại một số địa phương nhất định Thế nhưng đa phần các công trình nghiên cứu của các tác giả lại chỉ tập trung vào hướng khai thác nhằm mục đích quảng bá cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc là xây dựng thương hiệu để phục vụ cho việc kinh doanh Trong khi chiến lược phát triển du lịch Việt Nam được Chính phủ phê duyệt cho giai đoạn này có nhiều nội dung định hướng phát triển sản phẩm du lịch cho giai đoạn tới
Mặc dù vậy, hiện nay cũng chưa có các công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc khai thác sản phẩm du lịch gắn với tìm hiểu cà phê như là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng mang thương hiệu địa phương phục vụ nhu cầu phát triển du lịch
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, đề tài luận văn sử dụng các phương pháp để triển khai thực hiện, bao gồm:
- Phương pháp tổng hợp, thu thập: đề tài đã tổng hợp, thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp từ Sở VHTTDL Đăk Lăk, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh về các số liệu kinh doanh và phát triển du lịch…Bên cạnh đó, đề tài cũng tổng hợp, thu thập các nguồn tài liệu, số liệu, thông tin liên quan khác từ các cơ quan, ban ngành địa phương, TW và các tổ chức khác…
- Phương pháp phân tích tài liệu, số liệu: đã thực hiện phân tích tổng hợp, rà soát phân tích các số liệu phục vụ đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Đăk Lăk và thực trạng khai thác tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: đã thực hiện điều tra thị trường khách gồm khách quốc tế và nội địa trên địa bàn toàn tỉnh Đăk Lăk, các vùng phụ cận và một số nơi thuộc các tỉnh lân cận trong thời gian 15 ngày Tổng số
Trang 14phiếu phát ra là 250 phiếu thu lại được 200 phiếu Sử dụng phương thức thống kê mô tả (Goole Drive) kết hợp phân tích xử lý số liệu (Excel) và thu được số kết quả dữ liệu tin cậy, có tính khách quan
- Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu nhiều đối tượng gồm du khách, doanh nghiệp, chính quyền và người dân Đề tài cũng sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, tìm hiểu các tour, tuyến du lịch tại Đăk Lăk, các điểm tham quan du lịch chính, các trang trại cà phê, hộ gia đình, cơ sở chế biến sản xuất
cà phê, trung tâm trưng bày giới thiệu và sản phẩm cà phê, các quán cà phê…
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: đã tiếp cận và xin ý kiến các chuyên gia (doanh nghiệp) hàng đầu trong lĩnh vực du lịch tại Đăk Lăk như: ông Lê Hoàng Cơ, nguyên Chủ tịch HHDL Đăk Lăk, Giám đốc Công ty TNHH ĐTDL & TM Đam San; ông Đặng Xuân Vũ, Giám đốc Công ty TNHH DL DakViet; ông Phạm Chí Ta, Giám đốc Công ty TNHH Lữ Hành Cao Nguyên Việt Nam; ông Hoàng Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Kiên Cường
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của công trình này gồm 4 chương:
Chương 1.Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch
Chương 2.Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch ở Đăk Lăk
Chương 3.Tìm năng khai thác và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm du lịch gắn với tìm hiểu cà phê ở Đăk Lăk
Chương 4 Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành thương hiệu du lịch Đăk Lăk
Trang 15
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ
Định nghĩa từ điển Tiếng Việt: Sản phẩm là cái do lao động của con người tạo ra Sản phẩm bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất, những vật thể hữu hình được gọi là sản phẩm vật chất và vô hình được gọi là dịch vụ
Kotler và Turner đã định nghĩa về sản phẩm như sau: “Một sản phẩm là tất
cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị trường: điều đó bao gồm những vật thể, những khoa học, những nhân vật, nơi chốn, những tổ chức và những ý tưởng” [25].
“Sản phẩm còn được xác định là những thứ mà có thể cung cấp đến thị trường sự chú ý có khả năng sinh lời hoặc khả năng tiêu thụ” – Theo Ph.Kotler, nó bao gồm các đặc tính về vật lý, các dịch vụ, các đặc điểm của sản phẩm, nơi chốn,
sự tổ chức và ý tưởng về sản phẩm [27]
+ Sản phẩm du lịch
Các khái niệm về sản phẩm du lịch rất đa dạng do nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng hầu hết đều bao hàm những đặc điểm chungcủa sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là một khái niệm rộng và tổng hợp, bao hàm rất nhiều các thành phần hữu hình, vô hình, các thành phần này kết hợp với nhau tạo thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu, mong muốn của khách du lịch
Trang 16Trong Luật Du lịch được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005: “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [8] Các dịch vụ đó bao gồm: các dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ lưu trú, dịch vụ
ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Như vậy theo quan điểm trong Luật Du lịch Việt Nam thì sản phẩm du lịch đơn thuần chỉ là các hoạt động dịch vụ du lịch nhưng trên thực tế thì nội dung về sản phẩm du lịch còn đa dạng và phong phú hơn nhiều
Theo Michael M Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” tính hữu hình của nó được thể hiện cụ thể như thức ăn, đồ uống, các sản phẩm lưu niệm…còn tính vô hình của nó được thể hiện đó là các loại hình dịch vụ du lịch, các dịch vụ bổ trợ khác [22] Robert Christie Mill lại cho rằng sản phẩm du lịch lại có 4 chiều định vị: Điểm hấp dẫn du lịch; Các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Vận chuyển du lịch; Lòng hiếu khách [29]
Trong các nghiên cứu đúc kết thực tiễn và xu hướng phát triển du lịch hiện đại thì sản phẩm du lịch được đề cập đến như một trải nghiệm của khách Các tác giả thuộc trường phái nghiên cứu này cho rằng ngoài những điểm chung như việc cung cấp dịch vụ ăn, nghỉ, vận chuyển, tham quan, v.v…thì việc tạo ra cho khách một trải nghiệm có giá trị chính là phần quan trọng của sản phẩm du lịch hiện đại, tạo ra giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Theo Ritchie và Crounch, những nhà nghiên cứu về cạnh tranh cũng cho rằng “Sản phẩm cơ bản trong du lịch
là sự trải nghiệm về điểm đến” [28]
1.1.2 Đặc tính của sản phẩm du lịch
Đặc tính sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt,
nó không phải là một sản phẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà
là một sản phẩm vô hình biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ Một số đặc tính của sản phẩm du lịch:
Trang 17- Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp: tính tổng hợp của sản phẩm du lịch được quyết định bởi tính xã hội của hoạt động du lịch và tính phức tạp của nhu cầu du lịch Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp nhiều mặt gồm các hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu dân gian và quốc tế cũng như sự đa dạng của nhu cầu khách gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản và nhu cầu tinh thần ở cấp cao Tính tổng hợp còn thể hiện rõ ở chỗ các cơ sơ kinh doanh du lịch cung cấp các loại hình, dịch vụ du lịch, các dịch vụ bổ sung đi kèm theo nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa mãn của khách du lịch Ngoài ra, nó còn biểu hiện qua hoạt động kinh doanh
du lịch bao gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất, nhiều bộ phận, nhiều khâu, nhiều công đoạn trong quá trình đưa sản phẩm dịch vụ du lịch đến được với
du khách
- Sản phẩm du lịch không thể dự trữ và dịch chuyển: về tính chất sản phẩm du lịch cũng là một loại sản phẩm dịch vụ nên sản phẩm du lịch không thể dự trữ như các sản phẩm vật chất khác Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng lúc trong một khoảng thời gian và không gian cấu thành ra nó, do đó du khách chỉ có thể sử dụng sản phẩm du lịch ở ngay tại nơi sản xuất ra chúng mà không thể mang đi khỏi
để sử dụng, du khách cũng có quyền tạm thời sử dụng sản phẩm du lịch ngay tại một thời điểm và địa điểm nhất định chứ cũng không có quyền sở hữu nó Giá trị của nó sẽ được dịch chuyển từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ
- Sản phẩm du lịch dễ bị dao động: quá trình sản xuất, tiêu thu sản phẩm du lịch luôn chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó nếu chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch Nhân tố con người rất quan trọng,
sẽ quyết định đến việc lựa chọn, sử dụng sản phẩm du lịch thế nào cho phù hợp vì nhu cầu con người luôn đa dạng và ngày càng cao
- Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ: thể hiện rõ qua việc tiêu thụ sản phẩm
du lịch và mối quan hệ cung cầu Trong khi nguồn cung sản phẩm du lịch diễn ra tương đối ổn định trong khoảng thời điểm nào đó thì nhu cầu sử dụng sản phẩm du
Trang 18lịch lại thường xuyên thay đổi trong cùng một thời điểm, từ đó kéo theo việc cung vượt cầu và ngược lại
1.1.3 Cấu thành của sản phẩm du lịch
Trong lý thuyết của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) có nêu hai nhóm chính cấu thành bản chất của sản phẩm du lịch:
+ Nhóm thứ nhất bao gồm các yếu tố tự nhiên như:
- Các điều kiện về khí hậu
- Tính hấp dẫn, sự đa dạng của tài nguyên du lịch
- Đa dạng về tài nguyên văn hóa lịch sử, khảo cổ
- Khả năng tiếp cận với nguồn nước dồi dào
- Lòng hiếu khách của người dân tại các điểm đến
- Nằm ở vị trí có khả năng tiếp cận tốt với thị trường mục tiêu, hoặc có hướng tốt dễ dàng cho nhu cầu phát triển các sân bay, cảng biển cần thiết
+ Nhóm thứ hai là nhóm các đặc điểm tự tạo:
- Hệ thống giao thông tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng tới các vùng khác nhau trong cả nước, có sân bay tương xứng
- Tập hợp các khách sạn, khu du lịch, và các tiện nghi lưu trú khác, các nhà hàng, quán bar, và các dịch vụ giải trí khác
- Đa dạng các tiện nghi thể thao, giải trí
- Một chuỗi các tiện nghi vui chơi và mua sắm
- Kinh tế địa phương tại mỗi điểm đến có thể cung ứng được các dịch vụ cần thiết cho nhu cầu du lịch của du khách
- Cơ sở hạ tầng phát triển du lịch có đủ năng lực và có khả năng phát triển thêm
- Các dịch vụ cộng đồng đã phát triển tốt như cảnh sát, đội cứu hỏi, các dịch vụ
y tế, dịch vụ bưu điện, dịch vụ ngân hàng…
- Các hoạt động văn hóa và nghệ thuật đương đại phát triển rộng rãi và sôi nổi
- Dân số địa phương đủ đáp ứng nhu cầu về lao động du lịch gia tăng
Trang 19
Sơ đồ 1.1 Cấu thành của sản phẩm du lịch
Tất cả các đặc điểm đó tập hợp lại và hình thành nên sản phẩm du lịch Nội dung cơ bản của sản phẩm du lịch rất phong phú, liên qua tới rất nhiều ngành nghề, nhưng xét về mặt ý nghĩa, các bộ phần hợp thành đều có thể chia ra một hoặc vài loại trong ba yếu tố lớn: Tài nguyên du lịch, cơ sở du lịch và các dịch vụ du lịch Dựa vào điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm du lịch hiện tại và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch ở từng địa phương, hay giữa tỉnh thành này với tỉnh thành khác, từ đó cần sự định hướng rõ rệt và biện pháp cụ thể đối với việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, đảm bảo xây dựng được sức cạnh tranh
1.1.4 Các điều kiện tác động đến việc xây dựng sản phẩm du lịch
Cơ sở, điều kiện để hình thành sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố:
- Tiềm năng du lịch gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên (địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên…); Tài nguyên du lịch nhân văn (truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, công trình sáng tạo nghệ thuật,…); Yếu tố văn hóa, dân cư, bản sắc dân
Trang 20tộc,đặc biệttài nguyên phải có khả năng thu hút khách.Số lượng và giá trị của các tài nguyên du lịch, khả năng khai thác, thời gian khai thác tạo ra những điều kiện quan trọng cho việc xây dựng sản phẩm du lịch.Các yếu tố này vừa tham gia như cấu thành chính nhưng các đặc điểm của nó cũng chính tạo ra các điều kiện khác nhau của thực tế hình thành sản phẩm du lịch
- Nhu cầu của các thị trường khách thể hiện ở: nhu cầu tiêu dùng (ăn uống, nghỉ ngơi, tìm hiểu…trong tất cả các vấn đề ở mọi lĩnh vực) Các yếu tố về đảm bảo lợi nhuận kinh tế; Nội dung chi tiết của sản phẩm; Tương tác tạo ra sản phẩm cũng xoay quanh thị trường, tạo sự tương tác giữa khách hàng và sản phẩm Thị trường là hết sức cần thiết, là đối tượng tiêu thụ sản phẩm du lịch nhưng với đặc điểm của ngành du lịch thì sản phẩm du lịch được tạo ra do sự tương tác giữa người cung cấp
và người sự dụng dịch vụ Chính vì vậy, thị trường cũng tạo ra điều kiện cần thiết
để hình thành nên sản phẩm du lịch.Nhu cầu thị trường thế nào, phù hợp với các điều kiện khai thác tài nguyên nào sẽ là các cơ sở để hình thành ra ý tưởng và đường hướng phát triển sản phẩm du lịch
- Đường lối phát triển, chính sách, định hướng của Nhà nước và địa phương:
là cơ sở quan trọng nhằm tạo thuận lợi trong việc xây dựng sản phẩm du lịch.Nhiều chính sách phát triển tạo ra những cơ sở quan trọng cho việc phát triển nhiều loại sản phẩm du lịch so với các loại khác.Cũng vậy, chính sách phát triển của mỗi vùng, địa phương cũng có thể tác động vào việc hình thành phát triển sản phẩm này thuận lợi hơn so với sản phẩm khác
- Cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở lưu trú, ăn uống, sử dụng các dịch vụ tiện nghi,…); Cơ sở hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bao gồm: đường xá, giao thông,…các dịch vụ công cộng, bưu chính, viễn thông, ngân hàng,…); Khả năng tiếp cận (theo đường hàng không, đường biển, đường bộ,…)chính là những yếu tố quan trọng hàng đầu để cấu thành sản phẩm du lịch nhưng cũng chính là các điều kiện cần thiết và hình thành nên đặc điểm của sản phẩm du lịch
- Bên cạnh đó còn là tiềm lực xây dựng và vận hành sản phẩm.Mỗi quốc gia, địa phương, doanh nghiệp ở vào các trình độ, năng lực, tiềm lực tài chính khác nhau
Trang 21có thể thực hiện quá trình xây dựng sản phẩm du lịch khác nhau.Để thực hiện ý tưởng xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, cần có năng lực tổ chức quản lý, khai thác tài nguyên du lịch, nguồn lực đầu tư tài chính, nguồn nhân lực phù hợp
1.1.5 Các yêu cầu về xây dựng sản phẩm du lịch đảm bảo khả năng hình thành thương hiệu
Quá trình xây dựng sản phẩm du lịch, để đảm bảo sản phẩm phát triển có được sức cạnh tranh, tạo ra được uy tín và góp phần hình thành thương hiệu cho địa phương, điểm đến, cần đảm bảo được những yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính độc đáo, đặc thù Tức là có các yếu tố đặc thù, đặc biệt, đặc trưng
- Đảm bảo phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, xu hướng thị trường và có thị trường tiềm năng cho sản phẩm
- Đảm bảo sử dụng giá trị tài nguyên có tiềm năng và có uy tín
- Đảm bảo tính tập trung nguồn lực trong phát triển
- Đảm bảo tính bền vững trong việc xây dựng và sử dụng sản phẩm
- Đảm bảo khả năng cạnh tranh tuyệt đối hoặc tương đối
- Đảm bảo lợi íchhài hòa, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển chung của môi trường xã hội
- Đảm bảo khả năng giữ gìn và phát huy yếu tố bản sắc văn hóa song song với yêu cầu khai thác trong xây dựng sản phẩm
Trang 22+ Quy trình xây dựng sản phẩm du lịch
1.2 Cơ sở lý luận về thương hiệu du lịch
1.2.1 Khái niệm thương hiệu du lịch
+ Thương hiệu
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thương hiệu là một dấu hiệu hữu hình và vô hình đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất hay hiểu một cách đơn giản hơn đó là một cái tên gắn với một sản phẩm hay một nhà sản xuất Ngày nay thương hiệu đã trở thành một thành tố quan trọng trong nền kinh tế và văn hóa
Theo hiệp hội Marketing Mỹ (AMA): “Thương hiệu là tên, các khẩu hiệu, ký hiệu hay các biểu tượng, những mẫu thiết kế hay là tổng hợp tất cả các yếu tố trên với mục đích xác định hàng hóa hay dịch vụ của một hay một nhóm nhà cung cấp
để phân biệt các đối thủ cạnh tranh”
Amber & Styles định nghĩa: Thương hiệu là tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi Thương hiệu theo quan điểm này cho rằng sản phẩm chỉ là một thành phần của thương hiệu Như vậy các thành phần
Trang 23của marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối và tiếp thị) cũng chỉ là các thành phần của thương hiệu
“Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất sứ Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp”.(Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO)
+ Thương hiệu sản phẩm
Thương hiệu sản phẩm là sự khẳng định về giá trị vô hình to lớn của nhà cung ứng đối với sản phẩm của mình, yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh, tồn tại và phát triển của nhà sản xuất
+ Thương hiệu điểm đến
Thương hiệu điểm đến du lịch là tập hợp những nhân tố vô hình và hữu hình
có thể liên hệ với tình cảm của khách hàng và đem lại nhận thức cho khách về điểm
du lịch đó
Về bản chất xây dựng thương hiệu điểm đến được xem là chiến lược chọn lựa
và xây dựng một hình ảnh tích cực nhằm tạo lập và nhận dạng duy nhất để phân biệt một điểm đến với các đối thủ cạnh tranh, sau đó tiến hành định vị hình ảnh đó trong tâm trí khách du lịch nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý trên diện rộng của đông đảo
du khách đến điểm du lịch
Xây dựng thương hiệu điểm đến được xem là một tổng thể tạo ra sự hợp tác, năng động, cam kết quản lý danh tiếng dựa trên những giá trị cốt lõi của các điểm đến và các bên liên quan trên cả hai phương diện cung và cầu, để xây dựng một lời hứa duy nhất gắn liền với điểm đến
Xây dựng thương hiệu sản phẩm có vai trò rất quan trọng: dưới góc độ thương hiệu và sản phẩm thì thương hiệu không chỉ là một cái tên hay biểu tượng mà nó phức tạp hơn nhiều Nó là tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi.Quan điểm này cho thấy sản phẩm chỉ là một thành phần
Trang 24của thương hiệu, chủ yếu cung cấp lợi ích chức năng cho người tiêu dùng và nó chỉ
là một thành phần của thương hiệu.Các thành phần như sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và xúc tiến cũng chỉ là thành phần của một thương hiệu Fred R.David (2002), Concepts of Strategic Management.Từ đó thấy quan điểm của Fred trong vấn đề này có sự tương đồng nhất định với định nghĩa thương hiệu của Amber & Styles Sản phẩm là hữu hạn còn thương hiệu là vô hạn, sản phẩm chỉ tồn tại trong một vòng đời cụ thể, điều này đã được khẳng định bằng lý thuyết marketing cơ bản (Philip Kotler, Principles of Marketing).Thương hiệu là một chuỗi các sản phẩm nối tiếp nhau vì vậy nó có khả năng tồn tại lâu hơn, thậm chí là mãi mãi nếu nó nắm bắt được xu hướng phát triển của con người đối với từng nhu cầu cụ thể
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài nhằm định hình trong tâm trí khách hàng các giá trị tiêu biểu và tích cực của địa phương, sản phẩm, doanh nghiệp.Chính vì vậy, việc xác định rõ các giá trị này là rất quan trọng, bên cạnh đó
là việc thực hiện một kế hoạch dài hạn và gắn kết các hoạt động xúc tiến quảng bá hiệu quả là hết sức cần thiết trong quá trinh thực hiện xây dựng thương hiệu
1.2.2 Vai trò của thương hiệu
Có thể nhìn nhận vai trò của thương hiệu đối với điểm đến như sau:
Thứ nhất, việc xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho điểm đếnlợi thế
rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh điểm đến mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh Có thương hiệu mạnh sẽ tạo cơ hội cho đầu tư; Đem lại doanh thu lợi nhuận; Xây dựng quảng bá hình ảnh công ty, doanh nghiệp, đất nước…
Thứ hai, thương hiệu mạnh có thể làm tăng thêm giá trị của sản phẩm, giảm
được chi phí, tăng lợi nhuận Đây là một công cụ quản lý nhằm tạo ra những giá trị gia tăng của sản phẩm
Thứ ba, với một thương hiệu mạnh, điểm đến có được sự cạnh tranh cao và
nhìn nhận rõ nét hơn so với các điểm đến khác, được bảo hộ bởi pháp luật và bởi thị trường
Trang 25Thứ tư, thương hiệu là một công cụ hiệu quả để định hướng chiến lược cho địa
phương để định hướng phát triển du lịch và sử dụngcác nguồn lực bên trong hay bên ngoài
Thứ năm, thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp,điểm đến mà còn
là tài sản quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu sản phẩmthường gắn với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm Một quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng được củng cố trên trường quốc tế tạo điều kiện cho việc phát triển văn hóa – xã hội, hợp tác giao lưu quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới
Đối với người tiêu dùng, thương hiệu cũng có vai trò giúp:
Thứ nhất, trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức
về thương hiệu của người tiêu dùng cao hơn nhiều so với trước đây Thương hiệu chính là yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn mua sắm, bởi thương hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất sứ, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro Vì vậy, nếu muốn chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản xuất-kinh doanh, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản cho việc xây dựng
và phát triển thương hiệu
Thứ hai, thương hiệu còn có vai trò khẳng định tính cách, cá tính, hình ảnh
riêng của từng người tiêu dùng trong mắt người khác, nó tạo cho người sử dụng một phong cách riêng.Thương hiệu phần nào phản ánh sở thích và cả tính cách, hoàn cảnh của người sử dụng sản phẩm đó trên thị trường
Thứ ba, thương hiệu còn có khả năng ảnh hưởng đến người tiêu dùng về khía
cạnh đạo đức và ý thức trách nhiệm về một số mặt trong cuộc sống xã hội…Thông qua việc quảng cáo hấp dẫn và có văn hóa, nó có tác dụng không nhỏ trong việc nâng cao ý thức, mở mang tầm nhìn cho người tiêu dùng về những tác động đến sinh thái học, việc làm với tư cách công dân Qua đó hướng cho người tiêu dùng đến cái tốt, cái đẹp và tính tích cực cũng như sáng tạo trong công việc và đời sống
Trang 261.2.3 Một số nội dung chính về phát triển thương hiệu du lịch
+ Giá trị cốt lõi thương hiệu
Tổ chức Du lịch thế giới hướng dẫn nhiều mô hình xây dựng thương hiệu cho điểm đến[31], trong đó nhấn mạnh việc xác định các giá trị cốt lõi thương hiệu
là việc xác định ra một cách tóm tắt nhất những đặc điểm cạnh tranh nhất của thương hiệu Đây là các giá trị chính có khả năng phân biệt giữa thương hiệu này với các thương hiệu khác, có tính tích cực và phù hợp với nhu cầu của thị trường
Giá trị cốt lõi thương hiệu cũng là nội dung để hình thành câu định vị thương hiệu và định hướng toàn bộ việc thiết kết thông điệp, tiêu đề, biểu trưng và các hoạt động phát triển thương hiệu khác
+ Thông điệp, tiêu đề, biểu trưng
Thông điệp là nội dung thể hiện các giá trị cốt lõi thương hiệu tới thị trường đích, thể hiện câu định vị và giá trị thương hiệu phù hợp với khả năng tiếp nhận thông tin và tâm lý của thị trường Chính vì vậy, thông điệp về thương hiệu là cách diễn giải cho cùng một nội dung nhưng có thể khác nhau ở các thị trường khách mục tiêu khác nhau phù hợp với tâm lý, thị hiếu, phong cách, tập tục và ngôn ngữ của thị trường đó
Tiêu đề và biểu trưng là các công cụ nhận diện thương hiệu, hiển thị và là cách
để ghi nhận trực quan, ghi nhớ nhanh nhất về thương hiệu, về các giá trị thương hiệu, nhưng bản thân chúng không phải là thương hiệu
+ Cấu trúc thương hiệu
Cấu trúc thương hiệu là việc xác định và tổ chức các thương hiệu nằm chung trong một danh mục với mục đích xác định rõ vai trò của từng thương hiệu, mối quan hệ giữa các thương hiệu, cũng như quan hệ giữa các thương hiệu trên thị trường Cấu trúc thương hiệu chính là nền tảng quan trọng của định hướng chiến lược phát triển thương hiệu
Đối với một điểm đến là một địa phương, cấu trúc thương hiệu có thể được xác định bao gồm: thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu của các địa danh hay của công trình biểu tượng, thương hiệu sản vật
Trang 27Phát triển theo cấu trúc thương hiệu giúp cho điểm đến xác định rõ được các thương hiệu quan trọng cần tập trung phát triển và yêu cầu cần thiết của việc tập trung đầu tư phát triển cho cấu trúc này để hình thành nên thương hiệu cho điểm đến
Đối với các doanh nghiệp, cấu trúc thương hiệu thường dựa vào thương hiệu các sản phẩm là thành phần cấu trúc chính Ví dụ như thương hiệu Colgate được biết đến từ thương hiệu thuốc đánh răng Colgate, thương hiệu bàn chải Colgate, thương hiệu nước súc miệng Colgate
Đối với các điểm đến du lịch, cấu trúc thương hiệu được dựa vào các sản phẩm chính trên cơ sở các tài nguyên du lịch hoặc các địa danh và công trình biểu tượng Như việc tham quan tháp Effeil là một trong những sản phẩm hay đại diện hình ảnh của Paris, nghĩ đến Bordeaux là du khách ghi nhớ tới rượu vang với sản phẩm du lịch là việc tìm hiểu về rượu vang ở địa phương này
Tiểu kết chương 1
Trong phần này, đề tài đã tập trung trình bày các vấn đề khoa học và cung cấp những lý luận cần thiết mang tính cơ sở, qua đó khái quát phần nào bản chất của đối
tượng nghiên cứu Thứ nhất, đó là sản phẩm du lịch và những vấn đề liên quan đến
sản phẩm du lịch như: đặc tính, cấu thành và các yêu cầu để xây dựng sản phẩm du
lịch đảm bảo khả năng phát triển thành thương hiệu Thứ hai, đề tài cũng chỉ ra
được các khía cạnh liên quan đến thương hiệu du lịch, thương hiệu sản phẩm cũng như vai trò và các nội dung chính trong xây dựng thương hiệu du lịch
Và dựa trên cơ sở lý luận đó, đề tài sẽ tiếp tục làm rõ và giải quyết những vấn đề liên quan khác một cách cụ thể hơn trong phần chứng minh thực tiễn nhằm từng bước xây dựng cách thức phù hợp, phục vụ tiến trình nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch thành thương hiệu du lịch một cách cụ thể hóa
Trang 28CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
Ở ĐĂK LĂK 2.1 Tổng quan về tiềm năng du lịch Đăk Lăk
2.1.1 Vị trí địa lý, khí hậu, dân số
a) Vị trí địa lý
Đăk Lăk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, dễ dàng kết nối với các điểm đến quan trọng trong vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ như: Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết và Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hệ thống Quốc lộ 14, 26, 27 Phía Tây của tỉnh có tuyến quốc lộ 14C – tuyến đường chiến lược của vùng biên giới khu vực Tây Nguyên, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và du lịch vùng biên giới
b) Điều kiện tự nhiên khí hậu
Đăk Lăk có địa hình thấp dần từ đông nam sang tây bắc Khí hậu toàn tỉnh chia thành hai tiểu vùng, vùng tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hòa Thời tiết chia làm hai mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng
10 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình trong năm là
240C thích hợp cho việc tham quan nghỉ dưỡng
c) Dân số
Theo kết quả điều tra dân số gần đây của Tổng Cục Thống Kê, dân số toàn tỉnh đạt khoảng 1.827.800 người, tăng hơn 100.000 lượt người so với năm 2011 là 1.771.800 người, mật độ dân số đạt 139 người/km2 , trong đó dân số thành thị vào khoảng 440.400 người, còn nông thôn là 1.387.300 người Dân số nam đạt 922.200 người trong khi đó dân số nữ đạt 905.6000 người và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số theo địa phương là 15,3%
Đăk Lăk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hóa riêng Đặc biệt là văn hóa truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M’Nông, Gia Rai…với những lễ hội đặc sắc đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đăk Lăk Thành phố Buôn Mê Thuột cũng là nơi mà có rất ít người dân bản địa, đa
Trang 29số người Kinh nơi đây chuyển đến sinh sống từ nhiều nơi trên cả nước vì tình trạng
di dân
2.1.2 Tài nguyên du lịch
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên
Đăk Lăk là một trong số tỉnh, thành ở nước ta có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú Thắng cảnh nơi đây hấp dẫn bởi vẻ đẹp hùng vĩ, lãng mạn Với cấu tạo địa hình đa dạng,xen lẫn các dòng sông là núi đồi, ao hồ, ghềnh thác cùng với những khu vực rừng nguyên sinh đã tạo ra nhiều thác nước đẹp nổi tiếng như Thác Krông Kmar, Drai Nur, Bảy nhánh, nhiều hồ lớn với diện tích từ 200 - 600
ha như hồ Lăk, hồ Ea Đờn, hồ Ea Kao, hồ Đak Minh, hồ Ea Nhaie…rất phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch
Đăk Lăk có nhiều Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, nhiều khu rừng nguyên sinh với các loài động thực vật quý hiếm, đặc biệt là voi Trong đó, Vườn quốc gia Yok Don, vườn Quốc gia Cư Yang Sin, các khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, Ea Sô là những nơi thu hút được nhiều khách tham quan du lịch và giới nghiên cứu khoa học nhất bởi sự đa dạng hệ sinh thái của nó
Cà phê Buôn Mê Thuột, sản vật nông nghiệp nổi bật nhất của Đăk Lăk, trên phương diện du lịch, khai thác các giá trịcà phê có khả năng hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách Các sản phẩm lưu niệm từ cà phê như tranh bằng hạt cà phê, các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức định kỳ 2 năm một lần, tỉnh Đăk Lăk
đã tổ chức thành công 5 kỳ gồm cả Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V – 2015 nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Buôn Mê Thuột, giải phóng tỉnh Đăk Lăk (10/3/1975 – 10/3/2015), các lễ hội đã nâng tầm quan trọng và khẳng định vị trí của Buôn Mê Thuột như thủ phủ của cà phê Việt Nam, tạo tiếng vang cho tỉnh cũng như thu hút lượng khách đến
Tài nguyên du lịch sinh thái với hệ thống sông suối phong phú mà tiêu biểu
là sông Sêrêpôk với hai nhánh chính Krông Ana và Krông Nô chảy ngược theo hướng Đông Tây qua địa phận Đăk Lăk hàng trăn km trên địa hình chia cắt mạnh,
Trang 30chênh lệch độ cao lớn, qua nhiều bậc đã hình thành hàng chục thác ghềnh ngoạn mục (thác Dray Sáp thượng, thác Dray Knao, Dray Nur, thác Ba tầng, thác Thủy Tiên, thác Bảy tầng, thác Bảy Nhánh…), tất cả đều ẩn mình trong những cánh rừng nguyên sinh tạo nên khung cảnh vừa dữ dội mạnh mẽ vừa kỳ bí thơ mộng
Hồ Lắk là biểu hiện cho sự đa dạng về tài nguyên du lịch của Tỉnh với hệ sinh thái đất ngập nước nằm trên cao nguyên, tuy thủy vực không lớn như các vùng ngập nước khác ở đồng bằng nhưng nơi đây là vùng dân cư lâu đời với dân tộc bản địa có tiềm năng về du lịch nhân văn và những đặc điểm riêng về sinh cảnh tạo nên một sắc thái riêng biệt trong khu vực Tây Nguyên Hệ sinh thái rừng nhiệt đới tại Đăk Lăk hình thành khá lý thú và đặc sắc, là nơi có sự chuyển tiếp giữa các hệ sinh thái điển hình của rừng nhiệt đới: rừng thường xanh chuyển tiếp với rừng khô hạn,
và rừng bán thường xanh chuyển tiếp với rừng khô hạn
b) Tài nguyên du lịch nhân văn
Ở Đắk Lắk còn lưu giữ được nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc đang tồn tại và phát triển như âm thanh của các loại cồng chiêng, đàn đá và những nhạc cụ thô sơ làm từ chất liệu của núi rừng, những điệu múa, lời ca của cộng đồng các dân tộc Êđê, M’nông, Gia Rai , các sản phẩm làng nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc; các trường ca Đam San, Xinh Nhã, Đam Bri, Cây Nêu thần đều gây được ấn tượng cho du khách khi đến với nơi đây
Các giá trị văn hóa từ Di sản thế giới, một niềm tự hào cho Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESCO) công nhận là kiệt tác truyền khẩu - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 25/11/2005 Đối với du lịch “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đặc biệt có giá trị cao, có khả năng tạo thành những sản phẩm hấp dẫn khách du lịch như các tour tham quan văn hóa, các tour lễ hội cồng chiêng, các sản phẩm lưu niệm…
Hệ thống di tích lịch sử văn hóa, cách mạng gắn với 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ với hàng chục di tích nổi tiếng như: Nhà đày Buôn Mê Thuột, Đình Lạc Giao – nơi biểu hiện cho sự hiện diện của nền văn minh lúa nước
Trang 31của cộng đồng người Việt ở Đăk Lăk Hơn nữa, Bảo tàng tỉnh Đăk Lăk mới đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động được đánh giá là một trong những Bảo tàng cấp tỉnh lớn nhất cả nước, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan tìm hiểu Ngoài
ra, còn có Hang đá Đăk Tuôr, đồn điền Ca Đa, Biệt điện Bảo Đại – dấu ấn của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, đường Hồ Chí Minh lịch sử…
Ở Đăk Lăk hiện có 57 di tích thắng cảnh, lịch sử văn hóa đã được kiểm kê, phân bố trên địa bàn toàn tỉnh Trong đó, có 21 di tích đã được công nhận, gồm 15
di tích cấp quốc gia, 6 di tích xếp hạng cấp tỉnh Dù vậy, thời gian qua ngành du lịch địa phương vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thực sự khẳng định
vị thế, vai trò là một trong những ngành kinh tế quan trọng, có khả năng mang lại hiệu quả, tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống của xã hội
2.2 Thực trạng kinh doanh du lịch ở Đăk Lăk
Toàn tỉnh hiện có 198 đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trong
đó có 166 đơn vị, cá nhân kinh doanh lưu trú; 32 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành
du lịch, trong đó có 7 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 25 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, 5 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển du lịch, trong đó 2 công ty TNHH, 2 Hợp tác xã và 1 hộ kinh doanh cá thể với 11 xe được cấp Giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch, có 11 khu, điểm du lịch đang hoạt động kinh doanh Trong đó, tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Buôn Mê Thuột Tổng số lao động trực tiếp tham gia hoạt động du lịch khoảng hơn 2.500 người
2012 đón 325.000 lượt khách, tăng 4,84% so với năm 2011 Trong đó, khách quốc
Trang 32tế đạt 32.000 lượt, tăng 18,51%; Khách trong nước đạt 86,81%, tăng 3,53% so với năm 2011
Năm 2013, ngành du lịch địa phương tiếp tục đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ các khu, điểm du lịch và các cơ sở lưu trú; Cảng hàng không Buôn Mê Thuột được đầu tư cải tạo, nâng cấp, tăng chuyến bay và mở thêm một số đường bay mới tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển du lịch Số lượng khách đến Đăk Lăk tăng mạnh với tổng số 410.000 lượt, tăng 26,15% so với năm 2012 Trong đó, khách quốc tế đạt 40.000 lượt, tăng 9,37%; Khách trong nước đạt 370.000 lượt, tăng 26,27% Công suất sử dụng buồng phòng ước đạt 62%
Và năm 2014, ngành du lịch toàn tỉnh đã đón được 467.000 lượt khách Trong đó, lượng khách quốc tế ướt đạt 70.050lượt, khách trong nước là 396.950 lượt, doanh thu ướt đạt 360 tỷ đồng, tăng 2,68% kế hoạch và tăng gần 16% so với năm 2013 Công suất sử dụng buồng phòng đạt gần 61%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây
Bảng 2.1 Lượng khách du lịch đến Đăk Lăk giai đoạn 2010 – 2014
Trang 33Thị trường khách du lịch trọng điểm trong nước của Đăk Lăk là thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, thời gian gần đây đã dầnthu hút được khách du lịch đến từ các tỉnh phía Bắc thông qua việc gắn kết với chương trình kích cầu, giảm giá của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnamairlines) Về thị trường khách
du lịch quốc tế, đa số kháchđến từ các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Á Nhiều nhất trong số đó là khách du lịch đến từ các nước: Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Đức, và các quốc gia Đông Nam Á (Asean)
Trong vài năm gần đây, lượng du khách Nga đến Việt Nam tăng nhanh Từ chỗ 6.000 khách năm 2000 đến năm 2013 đã lên đến 300.000 khách, tăng 50 lần Hiệp hội Du lịch Đăk Lăk cũng đang tích cực xúc tiến thông qua các Công ty ủy thác lữ hành lớn của thị trường Nga để chia sẻ một lượng khách nhất định, chỉ cần vài phần trăm lượng khách này đến với Đăk Lăk cũng đã là ý nghĩa vì du khách Nga vốn thích những nơi có biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận
2.2.1.2 Thời gian lưu trú
Dù lượng khách đến với Đăk Lăk tăng đều qua các năm, gần đây có thêm nhiều thị trường khách mới cả trong và ngoài nước Tốc độ phát triển du lịch cũng ngày càng mạnh, thế nhưng công suất sử dụng buồng phòng vẫn không cao hơn nhiều Bình quân ngày khách lưu trú là 2,16 ngày/khách Trong đó, thời gian lưu trú bình quân của khách nội địa là 2,17 ngày/khách, khách quốc tế là 2,15 ngày/khách, trong đó khoảng 88% du khách lưu lại không quá 3 ngày và khoảng 94% du khách lưu lại 2 ngày
Trang 34Biểu đồ 2.1 Thời gian lưu trú của khách du lịch tại Đăk Lăk (Nguồn: Kết quả
phỏng vấn của đề tài)
Kết quả điều tra của đề tài cũng làm rõ hơn về thời gian lưu trú của khách tại Đăk Lăk Qua biểu đồ thời gian lưu trú, phần lớn du khách lưu lại không quá 3 ngày Có 88% khách nội địa và 82% khách quốc tế ở dưới 3 ngày, 10% khách nội địa và 14% khách quốc tế ở hơn 3 ngày.Như vậy có thể thấykhả năng giữ chân du khách của ngành du lịch địa phương còn chưa cao, còn thiếu các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí để du khách có thể tham gia sử dụng và lưu lại lâuhơn Qua
đó, cũng phần nào nói lên thực trạng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch của Đăk Lăk vẫn chưa thật sự tốt, chưa thỏa mãn được phần lớn nhu cầu du khách
2.2.1.3 Đặc điểm thị trường khách
Các đặc điểm thị trường khách được đề tài phân tích trên cơ sở các kết quả điều tra khách du lịch do đề tài thực hiện Phần nào làm rõ hơn hiện trạng thị trường khách đi du lịch tại Đăk Lăk
Trang 35Biểu đồ 2.2 Hình thức đi du lịch của khách đến Đăk Lăk
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)
Khách đến Đăk Lăk có số lượng lớn đi theo tour, trong đó có 44% khách nội địa chỉ đi Đăk Lăk, 56% đi kết hợp với tournhiều điểm đến, trong khi đó 70% khách quốc tế đi kết hợp với nhiều điểm và chỉ 30% chỉ đi riêng Đăk Lăk Từ đó, cho thấy nhu cầu mua tour để đi tham quan nhiều nơi của khách quốc tế cao hơn Do đó, các đơn vị kinh doanh lữ hành cần tập trung khai thác vào đối tượng khách quốc tế nhiều hơn, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách
Trang 36Biểu đồ 2.3 Cách thức tổ chức đi du lịch của khách tại Đăk Lăk
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)
Biểu đồ 2.4 Các điểm đến tham quan ưa chuộng của khách tại Đăk Lăk
Trang 37Trong số những điểm tham quan du lịch ở Đăk Lăk, đa số du khách chọn Buôn Đôn, các thác nước, vườn cà phê, cơ sở sản xuất cà phê làm điểm đến trên
hành trình
2.2.2 Doanh thu
Doanh thu du lịch năm 2010 đạt 200 tỷ đồng, tăng 19,27% so với năm 2009 Năm 2011 đạt 235 tỷ đồng, tăng 18,09% so với năm 2010 Năm 2012 đạt 287 tỷ đồng, tăng 22,12% so với năm 2011 Doanh thu du lịch năm 2013 đạt 310 tỷ đồng, tăng 8,01% so với năm 2012
Và theo dự kiến của ngành du lịch, trong năm 2014 doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch sẽ đạt 350 tỷ đồng Tuy nhiên, hiện nay mức chi tiêu bình quân chung chỉ đạt gần 800.000 đồng/lượt khách Một con số vẫn còn khá hạn chế so với tiềm năng khai thác du lịch rất lớn
Biểu đồ 2.5 Doanh thu du lịch Đăk Lăk giai đoạn 2010 – 2014
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đăk Lăk)
Biểu đồ cho thấy doanh thu du lịch Đăk Lăk có sự tăng trưởng đều qua các năm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 37 tỷ đồng
Trang 382.3 Thực trạng sản phẩm du lịch Đăk Lăk
2.3.1 Các yếu tố và điều kiện chính phát triển sản phẩm du lịch
+ Về kết cấu hạ tầng
Không giống các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên nói chung
và Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk nói riêng chỉ có giao thông đường bộ và đường hàng không (không có giao thông đường sắt và đường thủy) Hơn nữa, trong điều kiện giao thông đường hàng không hiện nay với chi phí còn khá cao nên giao thông đường bộ càng trở nên rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển du lịch của các tỉnh khu vực Tây Nguyên, trong đó có du lịch Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk
Hệ thống giao thông gồm 5 tuyến Quốc lộ quan trọng đi qua tỉnh với tổng chiều dài là 678 km, bao gồm Quốc lộ 14, 26, 27, 29 kết nối Đăk Lăk với các điểm đến quan trọng trong vùng Tây Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh, thành phía Nam như: Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết Sân bay Buôn Mê Thuột được xác định là đầu mối giao thông quan trọng – cửa ngõ hàng không nối Tây Nguyên – Đăk Lăk với các trung tâm kinh tế và du lịch lớn của cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Nghệ An, Côn Đảo, Phú Quốc và trong tương lai
là các thị trường quốc tế
+ Về cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch gồm: nhà nghỉ, khách sạn, nhà khách và các loại hình cơ sở lưu trú khác là 159 với 3.249 buồng; Trong đó có 52 khách sạn với 1.760 buồng, gồm: 2 khách sạn 4 sao với 276 buồng, 4 khách sạn 3 sao với 270 buồng, 6 khách sạn 2 sao với 259 buồng, 12 khách sạn 1 sao với 246 buồng, 28 khách sạn đạt tiêu chuẩn với 709 buồng; Các loại hình khác (nhà khách, nhà nghỉ) gồm 107 cơ sở với 1.489 buồng Trong đó, hầu hết các cơ sở lưu trú trên đều thuộc địa bàn thành phố Buôn Mê Thuột Hệ thống cơ sở lưu trú đang ở giai đoạn tăngtrưởng ban đầu,
do đó chủ yếu tăng trưởng về số lượng Chất lượng có sự chuyển biến song còn thấp, chưa đạt yêu cầu; Quy mô cơ sở lưu trú nhỏ, chất lượng dịch vụ chưa cao + Các điểm tham quan du lịch
Trang 39Các điểm tham quan, du lịch như: du lịch sinh thái, văn hóa, cà phê, voi, cồng chiêng , đã hình thành một số khu, điểm du lịch nổi bật như Công ty Cổ phần Du lịch Cộng đồng Ko Tam, Công viên nước Đăk Lăk, Bảo tàng, Nhà đày Buôn Mê Thuột (thành phố Buôn Mê Thuột), Kết nối không gian du lịch với khu du lịch thác Dray Sáp Thượng – Dray Nur (huyện Krông Ana); Điểm du lịch hồ Lắk; Điểm
du lịch Buôn Jun (huyện Lắk); Khu du lịch văn hóa sinh thái Buôn Đôn, điểm du lịch cầu treo Buôn Trí, điểm du lịch thác Bảy Nhánh, điểm du lịch vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn); Điểm du lịch thác Dray Knao (huyện M’Drắk); Điểm
du lịch thác Krông Kmar (huyện Krông Bông); Trên cơ sở đó, bước đầu đã thu hút được các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước, kết nối tour, tuyến đưa khách du lịch đến với Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk
2.3.2 Các sản phẩm, loại hình du lịch đang khai thác
Tiềm năng và tài nguyên du lịch địa phương là rất lớn, đây là điều kiện thuận lợi sẵn có để hình thànhsản phẩm du lịch Vì vậy, việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù tại các khu, điểm du lịch nhằm tạo sắc thái riêng cho du lịch Đăk Lăk trong hình ảnh du lịch Tây Nguyên nói chung là việc làm cần thiết
Hiện tại, ngành du lịch địa phương đã và đang khai thác các sản phẩm loại hình du lịch như: du lịch trên hồ, sông nước; Du lịch leo núi; Du lịch hang động; Du lịch dã ngoại, sinh thái (đi bộ xuyên rừng kết hợp đi voi); Du lịch tham quan bảo tàng cách mạng, bảo tàng dân tộc, các di tích lịch sử văn hoá (nhà đày Buôn Mê Thuột, chùa sắc tứ Khải Đoan, Đình Lạc Giao, tháp Chăm Yang Prông); Lễ hội văn hoá như hội voi, lễ hội đâm trâu, hội cồng chiêng, lễ bỏ mã, lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước, lễ cúng voi, lễ mừng nhà mới; Du lịch nghiên cứu khoa học
Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên du lịch còn mang nặng tính “tự phát”, chưa thật sự tuân thủ theo quy hoạch Trong lĩnh vực du lịch sinh thái, văn hóa, vui chơi giải trí, tình trạng các sản phẩm, loại hình du lịch còn mang tính trùng lập nhiều Sự “sao chép” vừa làm mất tính đặc trưng riêng có của điểm du lịch, vừa tạo cảm giác đơn điệu, nhàm chán cho du khách tham quan, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong du lịch
Trang 402.3.3 Tình hình khai thác tiềm năng du lịch cho phát triển sản phẩm
Thế mạnh của Đăk Lăk là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, các sản phẩm
và loại hình du lịch đặc trưng của địa phương đều dựa trên cơ sở tiềm năng về du lịch sinh thái (các thác nước, sông hồ, rừng tự nhiên, cà phê, voi, ), du lịch văn hóa (kiến trúc và đời sống buôn làng, văn hóa cồng chiêng, lễ hội của các dân tộc ) trên địa bàn, trong đó Buôn Mê Thuột là nơi tiếp đón, trung chuyển khách du lịch đến các điểm du lịch, khu du lịch khác trong tỉnh
Tuy nhiên, do tác động từ các công trình thủy điện nên tài nguyên du lịch sinh thái, cảnh quan môi trường tự nhiên ngày càng suy kiệt nghiêm trọng, công tác bảo tồn và phát huy nét đặc sắc của văn hóa đồng bào các dân tộc gặp nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng đến các hoạt động phục vụ du lịch (đặc biệt là việc kéo dài thời gian lưu trú của du khách), đồng thời tác động tiêu cực đến công tác thu hút đầu tư, phát triển du lịch Những tài nguyên du lịch tại các thác nước tự nhiên (điểm tham quan) như thác Bảy Nhánh (huyện Buôn Đôn), thác Krông Kmar (huyện Krông Bông); thác Dray Nur, thác Dray Sáp Thượng (huyện Krông Ana) ngày càng suy kiệt nghiêm trọng do thủy điện, ảnh hưởng đến các hoạt động phục vụ du lịch, nhất
là việc kéo dài thời gian lưu trú của du khách, đồng thời tác động tiêu cực đến công tác thu hút đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch
Trong những năm qua, việc khai thác tiềm năng du lịch (các giá trị tự nhiên
và văn hóa, các tài nguyên du lịch) phục vụ phát triển các sản phẩm và loại hình du lịch cũng đã có những bước chuyển biến nhất định Nhiều sản phẩm du lịch đã được định hình, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã từng bước hoàn thiện, khách
du lịch đến với Đăk Lăk nhìn chung đã có những đánh giá khá tốt
Tuy nhiên đến nay, du lịch Đăk Lăk mà điển hình là du lịch Buôn Mê Thuột vẫn chưa khai thác tốt các tiềm năng tự nhiên và nhân văn để phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm cũng như loại hình du lịch Các chỉ tiêu chuyên ngành như số lượt khách du lịch, ngày lưu trú trung bình nhìn chung còn thấp, thậm chí số ngày lưu trú trung bình của du khách cũng có xu hướng giảm so với trước đây Sản phẩm, dịch vụ du lịch không nhiều Ngay đối với các điểm đến đã được đưa vào các