Thực trạng các hoạt động du lịch liên quan đến khai thác giá trịcà phê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch đăk lăk (Trang 41 - 44)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.4.Thực trạng các hoạt động du lịch liên quan đến khai thác giá trịcà phê

a) Những kết quả đạt được

- Đã hình thành một vài ý tưởng tour du lịch gắn với cà phê, điểm tham quan liên quan đến tìm hiểu cà phê.

Có thể nói, bên cạnh việc khai thác các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng truyền thống lâu nay để phục vụ du khách, ngành du lịch địa phương thời gian qua cũng đã bước đầu hình thành ý tưởng và triển khai chương trình du lịch cà phê hay còn gọi là Coffee tour. Thông qua chương trình, du khách sẽ có nhiều trải nghiệm mới mẽ về loại hình du lịch độc đáo này. Cách đây vài năm, Công ty Tnhh Đầu tư Du lịch Đặng Lê là một trong những đơn vị đi đầu trong việc giới thiệu chương trình tour cà phê.

Điểm nhấn của chương trình là du khách sẽ đi tham quan, khám phá, tìm hiểu và thưởng thức cà phê ngay tại Làng Cà Phê Trung Nguyên, một không gian thu nhỏ mô phỏng rất sinh động về vùng đất được mệnh danh “thủ phủ cà phê”. Bên cạnh đó chương trình tour du lịch sinh thái cà phê của Công ty Du lịch Lữ hành Vạn Phát cũng được du khách chú ý. Ngoài việc tham quan sinh thái, du khách còn được

trải nghiệm rõ nét khi vào vai người nông dân, tham gia các công việc nương rẫy và tìm hiểu đời sống văn hóa cà phê của buôn làng,...

Ngoài ra, còn có chương trình du lịch kết hợp tham quan các điểm trồng cà phê của Công ty Du lịch Thương mại Đam San. Tuy vậy thì qua các tour này vẫn còn manh mún, lượng khách còn ít.

- Lễ hội cà phê được tổ chức qua các năm có dần uy tín

Song song với đó là lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột, một sự kiện văn hóa lớn mang tầm quốc gia được tổ chức hai năm một lần nhằm tôn vinh giá trị của cây cà phê trong đời sống đồng bào dân tộc cũng như những giá trị kinh tế và lợi ích to lớn khác mà nó mang lại. Du khách có thể hòa mình vào không gian lễ hội bằng cách tham gia và trải nghiệm các chương trình, sự kiện trong suốt thời gian diễn ra lễ hội như: Tham quan hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt; Lễ hội được phố; Triển lãm nghệ thuật về cà phê; Chương trình văn nghệ; Hội thi pha chế cà phê; Hội thi nhà nông đua tài,...Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon miễn phí tại các quán cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Qua tìm hiểu được biết đa số du khách trong và ngoài nước tỏ ra khá thích thú và mong muốn được tham gia vào các hoạt động du lịch cà phê, các chương trình, sự kiện liên quan đến khai thác giá trị cà phê. Đây được xem là một tín hiệu tích cực đối với các nhà làm quản lý, kinh doanh du lịch trên địa bàn. Thế nhưng, việc khai thác các giá trị cà phê vào hoạt động du lịch như hiện nay vẫn còn bất cập và khó khăn nhất định.

b) Những hạn chế, tồn tại

Giai đoạn 2005 – 2006, khi cà phê Buôn Mê Thuột được cấp đăng bạ chỉ dẫn địa lý thì việc khai thác các giá trị kinh tế, văn hóa đã được các cấp chính quyền cũng như giới doanh nghiệp kinh doanh tỏ ra chú trọng dưới nhiều góc độ khác nhau. Riêng ở góc độ du lịch, vấn đề biến ý tưởng những vùng chuyên canh, chế biến cà phê thành những điểm đến tham quan, phục vụ khách du lịch qua phỏng vấn cán bộ quản lý du lịch tại địa phương và một số doanh nghiệp cho thấy từ lâu đã

nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến từ nhiều phía. Tuy nhiên, làm thế nào để biến ý tưởng đó thành chương trình hành động cụ thể thiết thực, bài bản, bền vững và đem lại hiệu quả cao thì hiện nay vẫn gặp nhiều trở ngại...

- Cơ sở hạ tầng yếu kém

Theo kết quả phỏng vấn sau khi đến tham quan tìm hiểu những vườn cà phê, cơ sở chế biến ở một vài điểm ngoại thành Buôn Mê Thuột mà đã từng có trong các tour lữ hành của nhiều công ty du lịch như Đam San, Cao Nguyên Xanh, Ngày Mới,...gần 6 năm về trước, nhiều du khách tỏ ra ngạc nhiên, thích thú và ấn tượng trước vẻ đẹp của những vườn cà phê rộng lớn ngút ngàn. Mặc dù vậy, đa số du khách đều cảm thấy tiếc nuối và chưa hài lòng về cơ sở hạ tầng nơi đây. Rất nhiều trường hợp du khách đã góp ý cũng như bày tỏ mong muốn cải tạo để hạ tầng cơ sở đồng bộ hơn, thuận tiện cho việc tham quan du lịch và phục vụ du khách.

- Thiếu năng lực và nghiệp vụ

Dịch vụchế biến cà phê tại chỗ, phục vụ nhu cầu giải khát cho du khách, hoặc là một sinh hoạt mang tính chất cộng đồng nào đó trong các công đoạn sản xuất, chế biến cà phê. Nếu biết kết hợp giữa nguồn nguyên liệu cà phê dồi dào có sẵn và có cách làm bài bản thì chắc chắn sẽ thu hút được du khách, tạo thành điểm đến hấp dẫn mà không hề thua kém những nơi khác.

Người làm cà phê không đủ nguồn lực để đầu tư. Theo như chia sẻ của một hộ nông dân tại đây thì lượng du khách ban đầu thật sự không nhiều, chủ yếu là khách quốc tế đến từ các nước Asean, được đưa đến thông qua các hãng lữ hành tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang,...

Ban đầu, các hộ nông dân tại đây trực tiếp đứng ra phục vụ sự trải nghiệm cho du khách nhưng cũng chỉ được một vài lượt rồi dừng lại. Nguyên nhân là do năng lực tài chính kém, thiếu kỹ năng tổ chức, hướng dẫn du lịch chưa qua đào tạo,...đó cũng là tình trạng chung tại các cơ sở tham quan cà phê khác. Hơn nữa, có một thực tế không thể phủ nhận đó là khi khách đến tham quan vườn cà phê xong, có người rất muốn được tận mắt chứng kiến cách rang xay, pha chế cà phê tại một cơ sở nào

đó nhưng chủ nhân lại không đồng ý vì lý do dễ hiểu đó là bảo mật bí quyết, dẫn đến chương trình tour đó không trọn vẹn.

Cũng có một số trường hợp vì do không đủ năng lực thực hiện, điều kiện không cho phép, tâm lý e ngại của người làm cà phê nên dẫn đến sự hạn chế trong loại hình du lịch này. Thiếu cơ chế hợp tác và chia sẻ quyền lợi, tổ chức thực hiện hoạt động du lịch.

Tại Hội An (Quảng Nam), nơi mà những người làm du lịch (doanh nghiệp cùng người dân) đã liên kết lại với nhau như một cộng đồng thân thiết, gắn bó để tạo ra sản phẩm, hình ảnh du lịch đặc thù. Nếu làm được vậy, du khách đến với Đăk Lăk cũng có thể hòa mình vào cuộc sống của người nông dân bản xứ, tham gia vào việc chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê theo sở thích của riêng mình. Cùng với cách làm đó, người dân địa phương không những được hưởng lợi từ công việc sản xuất nông nghiệp mang lại, mà còn được các công ty du lịch chia sẻ một phần lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch đăk lăk (Trang 41 - 44)