Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch đăk lăk (Trang 83 - 84)

6. Cấu trúc của đề tài

4.1.4. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ

Xây dựng các sản phẩm du lịch bổ trợ đi kèm là điều cần thiết và rất quan trọng trong bối cảnh sản phẩm du lịch ngày càng trùng lập, không có tính đặc trưng, không để lại được ấn tượng trong lòng du khách và khá nghèo nàn. Trước mắt, tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch MICE...

Phát triển các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí cuối tuần, du lịch chữa bệnh...Với lợi thế cảnh quan môi trường tự nhiên sẵn có, tỉnh Đăk Lăk có nhiều thuận lợi trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch mang đặc tính sinh thái cộng đồng. Khai thác phát triển du lịch theo hướng này vừa đảm bảo tính bền vững, vừa bảo vệ môi trường tự nhiên, cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội ngày càng ổn định. Đây cũng là xu thế tất yếu chung của các quốc gia trên thế giới.

Tạo hoạt động của các điểm đến, riêng về vườn cà phê đã là một sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù, du lịch homestay (ngủ cùng dân) để giải quyết chỗ lưu trú cho khách. Khôi phục và xây dựng sản phẩm bản làng và truyền thống văn hóa độc đáo của 44 dân tộc anh em đang sinh sống như sản phẩm văn hóa cồng chiêng và uống rượu cần, kể khan...;Sản phẩm du lịch voi độc đáo vượt hồ, sông hay đi rừng; Du lịch ẩm thực; Du lịch sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ.

Về kế hoạch phát triển loại hình và sản phẩm du lịch cần tăng cường khai thác loại hình du lịch văn hóa – lịch sử với phương châm “Lấy văn hóa dân tộc là nền tảng và là kim chỉ nam cho việc tạo ra các thế mạnh, các sản phẩm du lịch, đồng thời gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu

hút khách du lịch”. Lên kế hoạch xây dựng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp lấy cà phê làm sản phẩm đại diện tiêu biểu.

Cụ thể, tổ chức tham quan bảo tàng Đăk Lăk, các di tích lịch sử văn hóa như: nhà đày Buôn Ma Thuột, chùa Sắc tứ Khải Đoan, Đình Lạc Giao...Tham gia các lễ hội truyền thống trong năm như: lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mã, lễ hội cồng chiêng, lễ cúng bến nước, lễ mừng nhà mới,...

Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, phát triển và hình thành các tuyến, điểm du lịch cộng đồng; Sản phẩm tuyến đi bộ hấp dẫn ở Buôn Mê Thuột (Trekking tours). Mô hình sinh hoạt văn hóa truyền thống tại các buôn làng.

Kết hợp ẩm thực với sản phẩm du lịch chợ văn hóa; Du lịch di sản văn hóa tâm linh và sản phẩm du lịch làng nghề. Phát triển các làng nghề truyền thống tại địa phương như: Làng Nghề dệt thổ cẩm và nghề làm rượu cần. Chú trọng đến tất cả tour, liên kết phát triển bán các sản phẩm du lịch ngay tại nơi sản xuất để du khách có thể mua sắm và tham quan và có ấn tượng đầy đủ về sản phẩm du lịch.

Tỉnh cần quan tâm chỉ đạo và giao cho thành phố thực hiện công tác hỗ trợ khuyến khích đầu tư và giám sát triển khai các dự án đầu tư bài bản trên địa bàn quản lý. Xây dựng những khu, điểm vui chơi giải trí để phục vụ du khách như: chợ ẩm thực đêm, chợ đêm, phố cà phê, những quán bar, những phòng trà quy tụ những ca sĩ thành danh, nổi tiếng. Hỗ trợ chương trình tìm kiếm tài năng ca nhạc của các con em đồng bào có chất giọng hay, đặc sắc để phục vụ du khách những ca khúc về đại ngàn mang âm hưởng Tây Nguyên đặc trưng; Xây dựng các dãy phố trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm hàng lưu niệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch đăk lăk (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)