6. Cấu trúc của đề tài
4.2.5. Liên kết doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm và thươnghiệu du lịch
Để có được những sản phẩm du lịch có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng ngày càng cao của du khách cũng như có thương hiệu, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác, trao đổi không ngừng, thường xuyên đúc kết và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cấp chính quyền địa phương với các công ty du lịch, hãng lữ hành, các đơn vị tổ chức, cá nhân có tham gia vào hoạt động du lịch nhằm mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch tốt nhất, tránh sự trùng lập.
Cùng với lợi thế rõ nét và địa thế trung tâm vùng, Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk chính là địa điểm giao thoa kết nối phù hợp nhất trong chiến lược hợp tác phát triển kinh tế du lịch giữa các địa phương lân cận và toàn vùng thuộc mọi cấp độ. Đặc biệt là giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc hợp tác tạo ra các sản phẩm du lịch hoàn hảo để phục vụ du khách.
Hiện nay ở Đăk Lăk có khá nhiều đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh lưu trú, chủ yếu tập trung tại thành phố Buôn Mê Thuột đã có trên 30 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch. Trong đó, có gần 10 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 25 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa. Nổi bật trong số đó là Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Đầu tư Du lịch và Thương mại Đam San, Công ty TNHH MTV Kiên Cường, Công ty TNHH Du lịch DakViet, Công ty TNHH Lữ Hành Cao Nguyên Việt Nam...Đây là những đơn vị đã bước đầu khai thác và đưa sản phẩm du lịch của mình vào phục vụ du khách có tính chất quảng bá cà phê.
Riêng với Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê, vì là đơn vị đi đầu trong khai thác các chương trình tour du lịch có kết nối điểm tham quan cà phê và cũng là đơn vị có tên tuổi trong làng kinh doanh cà phê nên đã phần nào tạo dựng được hình ảnh cũng như vị thế của mình trên thị trường, trong khi các đơn vị kinh doanh du lịch khác ở Đăk Lăk vẫn chưa thật sự thống nhất với nhau trong cách hợp tác để tạo ra một sản phẩm du lịch có tính hiệu quả tính cao trong quảng bá thương hiệu. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp cần nên ngồi lại với nhau để bàn bạc và cùng nhau lên ý tưởng thực hiện, từ đó mới có thể xây dựng được quy trình và khai thác hiệu quả các giá trị cà phê để tạo ra các sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn lôi cuốn du khách, vì cà phê là sản phẩm có chuỗi giá trị toàn cầu và mang tính tổng thể tiêu biểu.
Lấy trường hợp điển hình là khi mùa hoa cà phê đến, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn có thể bàn bạc với chính quyền, hợp tác với các cơ quan ban ngành liên quan cho phép tổ chức thiết kế các chương trình tour tham quan ngắm nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao với những phương tiện bay đặc biệt như: trực thăng hoặc khinh khí cầu...để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của du
khách. Kèm theo đó là xây dựng hệ thống kinh doanh và các dịch vụ bổ sung đi kèm như: Bán vé tham quan, chi phí thuê phương tiện, người lái, các dịch vụ khác,v.v...
Với địa phương cần hợp tác liên kết vùng, đặc biệt là Vùng Duyên hải miền Trung – Nam Trung Bộ; Kết nối con đường di sản miền Trung, Hành lang kinh tế Đông – Tây... Liên kết sẽ phát huy được các lợi thế so sánh về tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch, đồng thời bổ sung những hạn chế. Thông qua việc liên kết, hợp tác sẽ tăng cường được nguồn lực để làm phong phú, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, có chất lượng cao..., từ đó tăng khả năng cạnh tranh trong phát triển du lịch của địa phương
Giữa các đơn vị kinh doanh du lịch nên hợp tác, chia sẻ cũng như thống nhất trong cách làm để có thể phục vụ được những đoàn khách có số lượng quy mô lớn mà nếu một đơn vị độc lập thì không thể đáp ứng được. Vừa hợp tác học hỏi vừa cạnh tranh lành mạnh sẽ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, qua đó cũng tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách
Liên kết trên tinh thần tự nguyện, lấy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch làm trung tâm; Tăng cường khả năng phối hợp để nâng cao hiệu lực của công tác quản lý nhà nước, định hướng phát triển, hỗ trợ quảng bá và đào tạo nhân lực. Liên kết phát triển du lịch phải bổ sung , khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh về du lịch của các bên liên kết nhằm tạo được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh
Tình trạng xuống cấp các công trình vệ sinh công cộng tại hầu hết các điểm tham quan du lịch hiện nay cũng là sự trở ngại và bất tiện, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ du khách. Chính quyền cũng như các đơn vị làm du lịch cần nên có sự quan tâm kịp thời, nhanh chóng khắc phục hoặc đầu tư xây mới lại các công trình vệ sinh công cộng đạt chuẩn như quy định, đồng thời cải tạo lại bồn hoa ở một số khu vực trong trung tâm thành phố để tăng thêm tínhmỹ quan
Đối với việc gìn giữ văn hóa truyền thống, đặc biệt là cồng chiêng có ý nghĩa quan trọng. Nếu các đơn vị kinh doanh, buôn làng cần thường xuyên duy trì việc
chơi cồng chiêng vừa có thể cải thiện thu nhập cho đồng bào cũng như duy trì, bảo vệ di sản văn hóa Tây Nguyên
Ngoài ra, cũng cần căn cứ định hướng phát triển và khả năng đáp ứng nhu cầu, du lịch Đăk Lăk cần xây dựng kế hoạch thu hút thị trường phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh trước mắt, song cũng không làm mất cơ hội kinh doanh trong tương lai. Tiếp tục tập trung khai thác thị trường nội địa với mục đích tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, văn hóa – tâm linh...
Với thị trường quốc tế, trước mắt tập trung khai thác thị trường gần như: Lào, Thái Lan, Asean và khách quốc tế quá cảnh đường bộ hoặc khách quốc tế nghỉ dưỡng ở vùng biển nối tour lên với Đại Ngàn Tây Nguyên. Trong tương lai gần cần hướng đến thị trường khách quốc tế có khả năng chi trả cao, đặc biệt có liên hệ với lịch sử Tây Nguyên như: Nhật Bản, Pháp, Mỹ hoặc thị trường khách Nga, chủ yếu tập trung nghỉ dưỡng ở ven biển miền Trung nhưng có sở thích tham quan Tây Nguyên
Có chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia, vùng lãnh thổ vì môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt; Tạo thị trường cần thiết, cần tạo sự khác biệt đối với quốc gia, vùng lãnh thổ đang cạnh tranh. Trong đó, việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài cần phải xem xét và tạo mọi điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục chính sách để có thể thu hút được nhiều nguồn lực trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động kinh tế du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa xã hội của địa phương, của cả nước
Tiểu kết chương 4
Xu thế phát triển ổn định và bền vững là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, các địa phương cũng như của mọi quốc gia trên thế giới. Ở góc độ du lịch, yếu tố đó càng được nhấn mạnh rõ nét trong quá trình phát triển du lịch không để tạo ra sự xung đột, mâu thuẫn giữa phát triển du lịch với môi trường văn hóa sinh thái.
Với Đăk Lăk, trước hết cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ; Phải tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng. Đưa khoa học công nghệ vào phát triển du lịch cũng như tập trung cho công tác đào tạo nhân lực du lịch chất
lượng cao cùng với công tác quản lý nhà nướcvề du lịch. Đặc biệt cần đột phá trong xây dựng sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm có thương hiệu mà cà phê là một trong những ý tưởng đầy tiềm năng hóa. Trong xây dựng chiến lược cũng phải tạo ra được sự tương tác hỗ trợ phát triển giữa du lịch với các tài nguyên văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
KẾT LUẬN
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên ngành liên vùng và xã hội hóa cao. Trước tình hình kinh tế trong nước còn khó khăn, chính trị quốc tế có nhiều biến động, phát triển du lịch vừa gặp thách thức nhưng đồng thời lại là kế sách để phát huy thế mạnh, tạo động lực lan tỏa để các ngành kinh tế khác vượt qua khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Thiên nhiên phong phú và các nền văn hóa bản địa đặc sắc là tiền đề khả thi cho sự phát triển du lịch của đại ngàn Tây Nguyên, đặc biệt là Đăk Lăk, thành phố Buôn Mê Thuột, nơi được xem như thủ phủ của cả vùng và “thủ phủ cà phê Việt Nam”, chỉ nhiêu đó cũng đủ nói lên được tiềm năng to lớn.
Tuy nhiên, vấn đề khai thác hiệu quả, bền vững những giá trị tự nhiên và văn hóa ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng, phục vụ phát triển du lịch không phải là việc dễ dàng, đòi hỏi phải có môi trường phát triển đồng bộ giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, phù hợp với trình độ cũng như năng lực của cơ quan quản lý, giữa yếu tố nguồn lực tài chính với các yếu tố liên quan đến pháp luật cũng như cơ chế quản lý, khai thác...Vấn đề nhận thức cũng là một trong những yếu tố cần chú trọng, để giúp giá trị di sản, văn hóa được phát huy mạnh hơn trong du lịch.
Với địa phương, việc đẩy mạnh phát triển du lịch là đúng đắn và cần thiết nhưng phải có sự quan tâm của toàn xã hội. Trong đó, việc đánh giá đúng vai trò, vị trí của du lịch của cơ quan quản lý để có cơ chế, chính sách và hoạt động định hướng, hỗ trợ phù hợp là yếu tố mang tính quyết định.
Trên con đường hội nhập phát triển, Đăk Lăk cần tận dụng tối đa những tiềm năng và lợi thế sẵn có, cũng như những điều kiện thuận lợi để khai thác triệt để thế mạnh về tài nguyên du lịch của địa phương mình. Nhấn mạnh tính đột phá trong quy hoạch xây dựng sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng. Điều quan trọng là cần tạo ra được chuỗi giá trị toàn cầu đối với sản phẩm cà phê, có như vậy thương hiệu du lịch Đăk Lăk nói riêng và Việt Nam nói chung mới có thể cạnh
tranh với các sản phẩm cũng như thương hiệu điểm đến nổi tiếng khác trên thế giới, giúp cho sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước đi lên.
Và với truyền thống đặc sắc của các dân tộc, ý chí quyết tâm của các cấp lãnh đạo cùng với nhân dân. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, bên cạnh những tầm nhìn dài hạn cùng với những bước đi cẩn trọng, việc khai thác những giá trị tự nhiên và văn hóa ở Đăk Lăk sẽ mang lại nhiều hiệu quả và bền vững, thúc đẩy phát triển du lịch, qua đó góp phần đưa những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Al Ries. Laura Ries, 22 Quy Luật Bất Biến Trong Xây Dựng Thương Hiệu,
NXB Tri Thức.
2. Nguyễn Văn Dung, 2009, Chiến Lược Và Chiến Thuật Quảng Bá Marketing Du Lịch, NXB Giao Thông Vận Tải.
3. Đề tài khoa học cấp Bộ (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch), 2006, Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo tại vùng du lịch Bắc Bộ.
4. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2008, Kinh tế du lịch, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
5. Nguyễn Hồng Giáp, 2002, Kinh Tế Du Lịch, NXB Trẻ.
6. Đỗ Thị Thanh Hoa, 2008, Định hướng chiến lược marketing thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, TCDL.
7. Trần Thị Minh Hòa, 2011, Marketing điểm đến du lịch.
8. Trần Ngọc Khang và Trần Duy Nam, 2008, Marketing du lịch, NXB Hồng Đức. 9. Luật Du Lịch, 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Lưu, 1998, Thị Trường Du Lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Đồng Minh Ngọc và Vương Lôi Đình, 2000, Kinh Tế Du Lịch và Du Lịch Học,
NXB Trẻ.
12. Patricia F. Nicolino, Quản Trị Thương Hiệu, NXB Lao Động – Xã Hội.
13. Sở Văn Hóa Thể Thao Du lịch Đăk Lăk, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
14. Trần Đức Thanh, 2008, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Đỗ Cẩm Thơ, 2008, Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính
cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Đề tài NCKH cấp Bộ, TCDL.
16. Đỗ Cẩm Thơ, 2013, Giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, Đề tài
17. Đỗ Cẩm Thơ, 2013, Hình ảnh và nhận thức thương hiệu du lịch Việt Nam, Tạp
chí Du lịch.
18. Tổng cục Du lịch,2010, Tài liệu Hội thảo “Xây dựng thương hiệu điểm đến”. 19. Tổng cục Du lịch, 2013, Kỷ yếu Hội thảo “Định vị thương hiệu du lịch Việt
Nam”.
20. Tổng cục Du lịch, 2009, Tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch, Tài liệu lưu
hành nội bộ.
21. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đăk Lăk, 2014, Kỷ Yếu Hội Thảo Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Buôn Ma Thuột.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
22.Coltman. Michael M, Sept 1989, Tourism Marketing, Publisher Van Nostrand Reinhold.
23. Daniel and Harold, 2006, Portfolio Analysis of a Destinations Tourism Product Line, Presented To The Northeastern Recreation Research Symposium, The
University OfMaine.
24. John Wiley & Sons, INC, 1991, Marketing Tourism Destinations.
25. Kotler, P and D Gertner, “Country As A Brand, Product, And Beyond: A Place Marketing And Brand Management Perspective”, Journal Of Brand Management
26. Metin Kozak, 2011, Managing and Marketing Tourist Destination, Routledge. 27. Philip Kotler, Marketing Essentials.
28. Ritchie, J.R.B, 1998, The Branding Of Tourism Destinations, PaPer Presented
At TheAnnual Congress Of The International Association Of Scientific Experts In
TourismMarrakech, Morocco.
29. Robert Christie Mill, 2012, Resort: Management and Operation, 3rdedition, PublisherWiley, USA.
30. UNWTO And ETC, 2011, Handbook On Tourism Product Development. 31. UNWTO And ETC, 2009, Handbook On Tourism Destinations Branding.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU HỎI Ý KIẾN DU KHÁCH
VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH TÌM HIỂU CÀ PHÊ ĐẮK LẮK I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Giới tính: Nam Nữ Tuổi:…… Nghề nghiệp:……….. Tỉnh, Tp. nơi đang sống,làm việc: ………
II. THÔNG TIN SẢN PHẨM DU LỊCH CÀ PHÊ ĐẮK LẮK (vui lòng đánh dấu
vào ô được chọn, có thể chọn một hoặc nhiều câu trả lời)
1. Anh (Chị) chỉ đi du lịch tại Đắk Lắk hay kết hợp trong cả tour du lịch? Chỉ đi Đắk Lắk Kết hợp trong tour tới nhiều điểm du lịch
2. Thời gian ở tại Đắk Lắk của Anh (Chị) là bao lâu? Dưới 3 ngày Từ 3 đến 5 ngày Trên 5 ngày
3. Anh (Chị) đi du lịch cùng ai và theo cách tổ chức thế nào? Đi cùng gia đình Đi cùng bạn bè Đi cùng đồng nghiệp Đi theo tour Tự tổ chức
4. Tại Đắk Lắk anh (chị) đi những đâu?
Buôn Đôn Khu du lịch Đồi Tâm Linh Các buôn làng khác
Hồ Lắc VQG Yokđôn Các thác nước
Vườn cà phê Cơ sở sản xuất cà phê Khác: ………. 5. Anh (Chị) thích tham gia các hoạt động du lịch nào tại Đắk Lắk?(vui lòng ghi rõ) Tìm hiểu văn hóa Thưởng ngoạn thiên nhiên Du lịch sinh thái
Vui chơi giải trí Du lịch cộng đồng Tìm hiểu nông nghiệp
Du lịch lễ hội Trải nghiệm, khám phá Khác:………..
6. Trong thời gian du lịch tại Đắk Lắk, anh (chị) có tham quan và tìm hiểu về cà phê
không? Có Không
7. Các hoạt động mà anh (chị) tham quan là gì?
Tham quan quy trình hái lượm Thưởng thức cà phê tại quán cà phê Tìm hiểu quy trình cà phê tại cơ sở nuôi chồn