Mô hình trồng, chăm sóc cà phê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch đăk lăk (Trang 51 - 52)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.2. Mô hình trồng, chăm sóc cà phê

Ở Việt Nam hiện nay trồng 3 loại cà phê chính gồm: Cà phê chè (Arabica); Cà phê vối (Robusta); Cà phê mít (Chari). Trong đó, 2 giống Robusta và Arabica được trồng nhiều và phổ biến nhất. Trên hành trình dọc các tỉnh Bắc Trung Bộ, du khách sẽ không khó để nhận ra các vườn cà phê Arabica rộng lớn trải dài từ: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Thừa Thiên Huế. Còn nếu du khách muốn tìm hiểu về cà phê Robusta thì ở các tỉnh Tây Nguyên như: Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, là những nơi thích hợp nhất. Mô hình trồng cà phê phổ biến thường gồm các yếu tố như:

- Về đất trồng: cà phê có rễ cọc ăn sâu vào đất nên đất trồng cà phê phải có tầng sâu 70 cm trở lên, thoáng khí, tiêu nước tốt…vì chất lượng đất quyết định chất lượng cà phê. Qua tìm hiểu được biết đất bazan trên các Cao Nguyên nham thạch núi lửa là thích hợp nhất cho cây cà phê. Các hang động ở Tây Nguyên, Đăk Lăk cũng là nơi khám phá rất thú vị.

- Về khoảng cách trồng: trên đất tốt bằng phẳng, cây cà phê nên được trồng theo khoảng cách 3×3m. Còn nếu đất xấu có độ dốc cao trên 80 thì nên trồng theo đường đồng mức theo hàng với khoảng cách 3m, giữa hàng trên và hàng dưới cách nhau 2,5m.

- Về kỹ thuật chăm sóc: tỉa cành, tạo tán, hoạch định chiều cao, tuyển chọn cành nhánh khỏe mạnh triển vọng,…Ủ gốc, tưới tiêu là cực kỳ quan trọng, nó quyết định năng suất cà phê vì cà phê ra hoa vào cuối mùa nắng nhưng không kịp vào mùa mưa (điều kiện tự nhiên mưa đầu mùa làm rụng hoa, hỏng hoa), nên phải tưới tiêu và giữ ẩm để hoa nở rộ, đồng loạt.Bón phân đúng loại, đúng cách, đúng kì, đúng số lượng cần thiết.Theo dõi diễn tiến khí hậu, sâu bệnh, cỏ dại, sương muối…

Vào các mùa khác nhau, ruộng cà phê có các hình thái khác nhau như nở hoa hay ruộm chín...tạo ra những cảnh quan đẹp mắt về sự trù phú, bao la...Các công đoạn chăm sóc tại các mùa khác nhau cũng tạo ra sự hấp dẫn và tò mò trong tìm hiểu, trải nghiệm. Nếu có dịp đến Đăk Lăk vào thời điểm những tháng đầu năm dương lịch, khách du lịch có thể thưởng thức và được tận mắt khám phá những không gian sắc màu của hoa và trái cà phê khi chín vụ. Nhìn từ trên cao có cảm giác cà phê và Buôn Mê Thuột như hòa quyện vào nhau. Thời điểm đầu năm cũng là dịp tổ chức các lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên. Và sẽ rất thú vị nếu du khách có thể vừa nhâm nhi ly cà phê Ban Mê vừa ngắm nhìn phố phường đông đúc mùa lễ hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch đăk lăk (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)