Định hướng công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch đăk lăk (Trang 93 - 94)

6. Cấu trúc của đề tài

4.2.4.Định hướng công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá

Vấn đề công tác xúc tiến quảng bá đặc biệt quan trọng, Đăk Lăk cần quảng bá một hình ảnh du lịch ngày càng chuyên nghiệp hơn, đặc biệt truyền tải đầy đủ những nét giá trị đặc trưng nhất, độc đáo, giàu bản sắc văn hóa của vùng, nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị nổi bật từ cà phê đến với du khách trong và ngoài nước.

Tổ chức thường niên “Tuần lễ văn hóa cà phê” tại các địa điểm tập trung phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch trong cả nước và ở những thị trường nước ngoài có tiềm năng trong hợp tác phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là các thị trường tiêu thụ cà phê nhiều và có khả năng tài chính mạnh.

Tổ chức quảng bá du lịch có hiệu quả thông qua các hoạt động như “Trại sáng tác nghệ thuật” hằng năm về cà phê, khơi nguồn cảm hứng từ giá trị cây cà phê để quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, những người có ảnh hưởng tích cực trong các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, du lịch, nghệ thuật, kiến trúc...

Chú trọng đến công tác tổ chức lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột hơn nữa nhằm tạo ra một hình ảnh có sức hút mạnh đối với thế giới; Vận động xúc tiến đầu tư nhanh các dự án có tầm quảng bá toàn cầu như: Dự án Bảo tàng Cà phê Thế giới ngay tại Việt Nam,...

Bên cạnh việc tạo dựng thương hiệu mang bản sắc riêng, ngành du lịch địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền nhằm truyền tải những thông điệp, biểu tượng, hình ảnh của du lịch Đăk Lăk một cách hiệu quả đến với du khách. Công tác quảng bá phải triển khai nhất quán và kiên trì qua các chiến dịch quảng cáo bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Bố trí, lắp đặt các biểu tượng, công trình mang đậm nét đặc trưng văn hóa của vùng đất Tây Nguyên tại các vị trí cửa ngõ ra

vào trung tâm thành phố, tạo ấn tượng cho du khách khi đến với Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk.

Tổ chức nhiều hơn các sự kiện văn hóa, lễ hội du lịch, các chương trình hội thảo, hội nghị...trong đó tập trung truyền tải đầy đủ các giá trị cà phê vào nội dung các chương trình nghị sự, các hoạt động chính và phụ diễn ra bên lề. Tăng cường hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước.

Tăng cường xúc tiến về đầu tư du lịch; Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch, các điểm đến du lịch ở địa phương thông qua các hội chợ triển lãm du lịch,...Tổ chức đón các đoàn famtrips cho các doanh nghiệp du lịch khám phá các giá trị văn hóa ở địa phương để xây dựng các chương trình du lịch, tour du lịch...

Tăng cường kinh phí cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch. Có chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch và hỗ trợ các doanh nghiệp trong kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử đối với nhân lực làm du lịch.

Mời các Công ty lữ hành lớn đến địa phương để tổ chức các hội thảo về sản phẩm và thương hiệu du lịch; Tích cực tham các hội chợ, hội thảo quốc gia, quốc tế...tại các tỉnh, thành phố có lượng du khách lớn.

Đề xuất Đài truyền hình địa phương bố trí thời lượng nhất định và ổn định để các cơ quan xúc tiến nhà nước, các doanh nghiệp được quảng bá các sản phẩm du lịch miễn phí; Thỏa thuận với Đài truyền hình địa phương có liên kết với thành phố và tỉnh cùng quảng bá sản phẩm và thương hiệu du lịch của nhau tạo ra một lượng thông tin rộng rãi đến nhiều đối tượng du khách khắp cả nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch đăk lăk (Trang 93 - 94)