1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình

121 520 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Khách du lịch đến tham quan Quảng Bình ngoài mục đích thụ hưởng các dịch vụ từ du lịch biển và hang động thì nhu cầu tìm hiểu , khám phá văn hóa của địa phương cũng rất lớn nên việc phát

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

~~~~~~~~~~~~

VÕ THỊ BÍCH PHƯƠNG

DU LỊCH VĂN HOÁ QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

~~~~~~~~~~~~

VÕ THỊ BÍCH PHƯƠNG

DU LỊCH VĂN HOÁ QUẢNG BÌNH

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Kết cấu luận văn 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA 13

1.1 Các khái niệm cơ bản 13

1.1.1 Du lịch văn hóa 13

1.1.2 Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa 15

1.2 Các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa 18

1.2.1 Điều kiện cung 18

1.2.2 Điều kiện cầu 24

1.3 Các loại hình sản phẩm du lịch văn hóa 25

1.4 Nội dung và các nguyên tắc khi phát triển sản phẩm du lịch văn hóa 27

1.4.1 Nội dung phát triển sản phẩm du lịch văn hóa 27

1.4.2 Các yêu cầu và nguyên tắc khi phát triển sản phẩm du lịch văn hóa 34

Tiểu kết chương 1 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 36

2.1 Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình 36

2.2 Tiềm năng và điều kiện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình 39

2.2.1 Điều kiện cung 39

2.2.2 Điều kiện cầu 61

2.2.3 Đánh giá chung về tiềm năng và điều kiện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Quảng Bình Error! Bookmark not defined 2.3 Thực trạng sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Quảng Bình 63

2.3.1 Loại hình sản phẩm du lịch văn hóa 63

Trang 4

2.3.2 Đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình 68

Tiểu kết chương 2 83

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 85

3 1 Cơ sở đề xuất giải pháp 85

3.1.1 Định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực 85

3.1.2 Định hướng phát triển theo không gian lãnh thổ 88

3.1.3 Định hướng đầu tư phát triển du lịch 89

3.1.4 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa 90

3.2 Những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình 92

3.2.1 Hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm du lịch văn hóa hiện có 92

3.2.2 Phát triển và mở rộng địa bàn các sản phẩm du lịch văn hóa mới 98

3.2.3 Các giải pháp khác 99

3.3 Một số kiến nghị 102

3.3.1 Kiến nghị với tỉnh Quảng Bình và Sở Văn hóa, Thể thao, và Du lịch Quảng Bình 102

3.3.2 Kiến nghị với chính quyền địa phương 103

3.3.3 Kiến nghị với các công ty du lịch 103

3.3.4 Kiến nghị với các cơ sở đào tạo du lịch 104

Tiểu kết chương 3 104

Kết luận 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 112

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CSHT Cơ sở hạ tầng

ICOMOS (International council on Monuments and Sites)

Hội đồng quốc tế vầ các di tích và di chỉ KDL Khách du lịch

SPDL Sản phẩm du lịch

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural

Organization)

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNWTO (World Tourism Organization)

Tổ chức Du lịch thế giới VH-TT-DL Văn hóa Thể thao và Du lịch

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa sản phẩm văn hóa và sản phẩm du lịch 16

Bảng2.1: Khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2009-2013 38

Bảng 2.2: Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009-2013 39

Bảng 2.3: Số lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 55

Bảng 2.4: Hiện trạng cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch tỉnh Quảng Bình năm 2009-2013 56

Bảng 2.5: Lao động du lịch của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009-2020 58

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ MÔ HÌNH Sơ đồ 1.1: Những yếu tố văn hóa – xã hội tạo sự hấp dẫn của một vùng du lịch 19

Sơ đồ 1.2: Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch 28

Sơ đồ 1.3: Các bước xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa 33

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển nhanh của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch Để nâng cao

vị thế cạnh tranh điểm đến trên thị trường du lịch quốc tế, yếu tố sản phẩm du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Sản phẩm du lịch chính là sự trải nghiệm của khách du lịch về điểm đến du lịch Vì vậy, điểm đến nào mang lại sự trải nghiệm càng đa dạng, càng thú vị cho khách du lịch sẽ quyết định sự thành công trong cạnh tranh thu hút khách du lịch

Xuất phát từ nhu cầu đa da ̣ng của du khách khi tham gia các chuyến du lịch, tính đa dạng của sản phẩm du lịch được xem là một trong những yếu tố

đồng thời cũng là yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự phát triển ngành du li ̣ch ở mỗi đi ̣a phương hay mỗi quố c gia Ngoài ra, tính liên kết và đồng bộ trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch hay nói cách khác là việc phát triển sản phẩm du li ̣ch thành ma ̣ng lưới , hê ̣ thống thay vì chỉ co cu ̣m ở khu vực trung tâm cũng là điều k iê ̣n không thể thiếu trong chiến lược phát triển du li ̣ch của

đi ̣a phương hay quốc gia Điều này vừa giúp du khách có điều kiê ̣n thỏa mãn tối đa nhu cầu tham quan , khám phá những điều mới lạ vừa tạo điều kiện cho

cư dân đi ̣a phương tham gia tích cực vào hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch , góp phần mang lại lợi ích về kinh tế –xã hội cho cư dân bản địa

Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, cũng như nhiều di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng Theo thống kê, đến năm 2012 Quảng Bình có khoảng hơn 150 di tích lịch sử được xếp hạng Ngoài ra, Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với

Trang 8

rất nhiều bãi tắm đẹp như Nhật Lệ, Đá Nhảy, Bảo Ninh… đặc biệt Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, được đánh giá là một trong 238 sinh thái quan trọng trên toàn cầu, với các dãy núi đá vôi phát triển hầu như liên tục và thành phần tương đối đồng nhất, được đánh giá là vùng Karst rộng nhất với diện tích trên 200.000 ha, là một mẫu điển hình của quá trình địa chất về thể loại Karst và hình thành hang động đang diễn biến toàn cầu không chỉ ở lĩnh vực đa dạng sinh học mà còn

là một khu vực thắng cảnh hang động bậc nhất thế giới Với tiềm năng du lịch

đa dạng, phong phú du li ̣ch Quảng Bình trong những năm gần đây đã có nhiều bước tiến đáng kể “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã khẳng định Thành phố Đồng Hới và khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình là một trong những trọng điểm phát triển du lịch quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ Chính những tài nguyên du lịch nổi trội, là yếu tố có thể giúp Quảng Bình thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong tương lai gần

Tuy nhiên, trên thực tế các sản phẩm du lịch ở Quảng Bình hiện nay vẫn còn khá đơn điệu, sản phẩm du lịch chủ đạo vẫn chỉ có sản phẩm du lịch hang độngvà sản phẩm du lịch biển Việc phát triển sản phẩm du lịch biển và

du lịch hang động cũng đang tồn tại những nhược điểm của riêng của nó ngoài các dịch vụ chính như tham quan, khám phá các dịch vụ khác hầu như chưa được triển khai, hoặc có dịch vụ bổ sung thì cũng còn rất manh mún, nhỏ lẻ Mặt khác, các tài nguyên du lịch tự nhiên này chỉ phân bố co cụm ở một số khu vực nhất định, nên sức lan tỏa của các loại hình du lịch này còn yếu, khả năng thu hút người dân tham gia vào các khu vực du lịch biển và hang động bị hạn chế, lợi ích xã hội mang lại cho người dân địa phương chưa nhiều Chính vì thế dù có nhiều tiềm năng nhưng sản phẩm du lịch Quảng Bình vẫn đang khá “mờ nhạt” Trước thực trạng đó, phát triển sản phẩm du

Trang 9

lịch văn hóa là giải pháp gia tăng giá trị tổng thể cho các sản phẩm du lịch Quảng Bình Khi kết hợp với sản phẩm du lịch biển và hang động, sản phẩm

du lịch văn hóa sẽ nâng cao tính hấp dẫn, đa dạng cho du lịch Quảng Bình, góp phần tạo nên một “bữa tiệc du lịch” phong phú, với nhiều lựa chọn cho

du khách

Khách du lịch đến tham quan Quảng Bình ngoài mục đích thụ hưởng các dịch vụ từ du lịch biển và hang động thì nhu cầu tìm hiểu , khám phá văn hóa của địa phương cũng rất lớn nên việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa còn đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về văn hóa của khách du lịch khi đến Quảng Bình Những năm gần đây đã có nhiều dự án đầu tư du lịch đã được tiến hành và đưa vào hoạt động như dự án phát triển bền vững tiểu vùng sông Mê Kông

mở rộng, dự án GIZ với các hoạt động tập trung vào khai thác và bảo vệ Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng như định hướng phát triển kinh tế cho một số bản làng thuộc vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng thông qua các mô hình phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa…Tuy nhiên các dự án này vẫn đang còn dang dở và chưa đem lại một hướng đi thích hợp cho việc phát triển du lịch Quảng Bình

Căn cứ vào thực trạng đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển

sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ với mong muốn

đưa ra được những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của Quảng Bình nhằm thúc đẩy du lịch vùng đất này phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay đã có rất nhiều tác giả, công trình nghiên cứu giới thiệu về văn hóa và danh thắng Quảng Bình với rất nhiều góc nhìn và mục đích khác

Trang 10

nhau Về phương diện lý luận liên quan trực tiếp đến văn hóa truyền thống Quảng Bình có các nhà nghiên cứu tiêu biểu như:

Tác giả Dương Văn An với“Ô Châu cận lục” ghi lại những tên làng, tên

núi, tên sông, những sản vật, những thành thị, chợ búa, danh lam thắng tích, những ngành nghề và tập quán sinh sống của cư dân Châu Ô xưa (nay là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ) cho ta một cái nhìn khái quát

về văn hóa Quảng Bình trong lịch sử

Sau khi tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế thì các nghiên cứu tập trung vào khai thác những

nét độc đáo trong văn hóa , thắng cảnh của Quảng Bình như cuốn “Quảng

Bình, nước non và lịch sử”(1997) Và “Địa chí văn hóa miền biển Quảng Bình”(2001)của tác giả Nguyễn Tú Ngoài ra còn có các tác giả Lương Duy

Tâm với “ Địa Lý- Lịch sử Quảng Bình”(1998) hay Hoàng Tất Thắng có công trình nghiên cứu “ Biên soạn địa danh lịch sử - văn hóa Quảng Bình phục vụ

du lịch”(2004)

Trần Hoàng với cuốn sách "Quảng Bình thắng cảnh và văn hoá" do nhà

xuất bản Lao động phát hành năm 2007 Đặc điểm của những nghiên cứu này là đưa đến cho người đọc cái nhìn hệ thống về vùng đất, con người Quảng Bình Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu sơ lược văn hóa Quảng Bình với việc liệt kê các thắng cảnh, di tích văn hóa - lịch sử ở Quảng Bình như Đèo Ngang, Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, đền thờ Liễu Hạnh công chúa, bãi biển Đá Nhảy…việc miêu tả các cảnh quan

ở Quảng Bình trong các công trình này chỉ ở dưới góc nhìn tiềm năng, các giá trị văn hóa đặc sắc ở Quảng Bình nhưng chưa đưa ra cách thức, đề xuất

để biến các các tiềm năng này thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách để mang lại gía trị kinh tế và góp phần bảo tồn tài nguyên Như vậy, chưa có một

Trang 11

công trình nghiên cứu về sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình một cách toàn diện cho đến thời điểm hiện tại

Vấn đề phát triển sản phẩm du lịch cũng đã có một số tác giả đề cập đến trong các công trình nghiên cứu như: đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của

tác giả Đỗ Cẩm Thơ “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có

tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế” Hay viện nghiên cứu phát triển du

lịch với“nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Bắc

Bộ”.Thời gian gần đây có luận văn thạc sỹ“Nghiên cứu phát triển sản phẩm

du lịch văn hóa Nam Định”của Học viên Nguyễn Thị Thu Thủy (Khoa Du

lịch học - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội)

Bên cạnh đó, các bài viết về sản phẩm du lịch văn hóa cũng được đăng tải khá nhiều trên các tạp chí Du lịch trong nước và quốc tế cụ thể:

Tác giả Dương Văn Sáu có bài viết “Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt

Nam”, tạp chí du lịch Việt Nam số tháng 3/2010 Hay bài nghiên cứu của hai

tác giả Trần Thị Minh Hòa, Trần Thúy Anh trên tạp chí du lịch Việt Nam số tháng 12/2011 với nhan đề “Khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du

lịch” và tác giả Nguyễn Quang Vinh với bài viết “Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch”… Các bài viết, bài nghiên cứu này

chủ yếu tập trung vào phát triển sản phẩm du lịch nói chung, hoặc là đi vào nghiên cứu du lịch văn hóa và tác động của loại hình du lịch này đến đời sống

xã hội mà không phải là đi sâu vào một địa phương cụ thể như Quảng Bình

Tác giả Jordi Datzira- Masip với bài viết “Culture Heritage Tourism-

opportunities for Product Development” được đăng trên Spain Tourism

Review số 2/2006 đã xây dựng mô hình các bước phát triển sản phẩm du lịch văn hóa với trường hợp cụ thể thành phố Barcelona, Tây Ban Nha

Trang 12

Với tình hình nghiên cứu trên, tác giả không chỉ dừng lại ở việc kế thừa một số nghiên cứu về xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa ở Việt Nam, trên thế giới và về du lịch Quảng Bình Luận văn tập trung vào đối tượng chủ yếu

là cách thức khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa, sao cho nó trở thành một sản phẩm du lịch vừa chứa đựng yếu tố văn hóa, vừa mang tính kinh tế

Có thể nói, sản phẩm du lịch văn hóa chính là “cầu nối “giữa các giá trị văn hóa truyền thống và ngành công nghiệp du lịch Tác giả hi vọng với chiếc cầu nối này sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Quảng Bình, nâng cao chất lượng và tạo ra được những sản phẩm du lịch độc đáo mang tính đặc thù của riêng tỉnh Quảng Bình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động và sản phẩm du lịch

văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

và các giải pháp được đưa ra trong thời gian tới

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu: Luận văn sử dụng phương pháp sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp

 Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo tạp chí, các trang web điện tử, các tài liêu, báo cáo của cơ quan quản lý du lịch

và chính quyền địa phương Dựa trên cơ sở đó đưa ra được các khái niệm

Trang 13

chung nhất liên quan đến đề tài đang nghiên cứu, đưa ra những đánh giá và những giải pháp để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình

 Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc khảo sát thực địa, phỏng vấn các cán

bộ chuyên trách du lịch của Tỉnh Quảng Bình và một số người dân địa phương nơi có tài nguyên du lịch văn hóa ( Danh sách phỏng vấn tại phần phụ lục)

- Phương pháp phân tích tổng hợp: phương pháp này được dùng để phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa du lịch và văn hóa, phân tích tuyến điểm du lịch tiêu biểu hiện đang khai thác thành sản phẩm du lịch văn hóa của Quảng Bình, phân tích các số liệu, thông tin liên quan đến đề tài, từ đó đề xuất giải pháp thực hiện

- Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này giúp cho kết quả nghiên cứu có tính xác thực hơn Việc đối chiếu, so sánh giữa thông tin, số liệu từ các tài liệu với điều kiện thực tế giúp tác giả bổ sung, điều chỉnh nâng cao tính chính xác của thông tin, số liệu Trong quá trình nghiên cứu tác giả

đã tiến hành thu thập ý kiến của hướng dẫn viên, ban quản lý di tích, ý kiến của các doanh nghiệp du lịch, quản lý cơ quan du lịch về điểm du lịch, hoạt động kinh doanh tại điểm du lịch

- Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả tiến hành phỏng vấn một số doanh nghiệp lữ hành, cán bộ quản lý của chính quyền địa phương, các cán bộ quản lý du lịch ở sở VH-TT-DL Quảng Bình, một số nhà nghiên cứu về văn hóa ở Quảng Bình

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch văn hóa

Trang 14

Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Quảng Bình Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Quảng Bình

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VĂN HÓA

nó mang lại

Du lịch văn hóa cũng là một khái niệm có rất về nhiều định nghĩa và nhiều cách hiểu

“Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ

yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”(UNWTO, 1993)

“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di

tích và di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa- kinh tế- xã hội (ICOMOS, 1999)

“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác các giá trị

di sản văn hóa dân tộc và được tổ chức một cách có văn hóa”1

1 Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa- một công cụ bảo vệ môi trường tự

nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch, tr.98

Trang 16

Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim”2

Như vậy, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch phát triển dựa vào việc nghiên cứu, khám phá và khai thác các tài nguyên nhân văn, giá trị văn hóa, thông qua đó, truyền tải các giá trị văn hóa của một địa phương, một vùng, một quốc gia đến du khách bốn phương Cũng nhờ vào việc phát triển du lịch văn hóa các di sản, giá trị truyền thống của mỗi quốc gia cũng được góp phần gìn giữ và bảo tồn

Ở một số nước trong đó có Đông Nam Á, về mặt lý thuyết người ta xếp loại hình du lịch văn hóa (Cultural tourism) vào loại hình du lịch sinh thái (Eco tourism) bởi cho rằng sinh thái học (Escology) bao gồm cả sinh thái học nhân văn (Human Ecology)

Du lịch văn hóa là một hoạt động du lịch lấy tính văn hóa làm mục tiêu và

- Du lịch văn hóa mang tính giáo dục nhận thức: Sản phẩm du lịch văn hóa ngoài phần dịch vụ, còn một phần là những di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể Những di sản văn hóa này hàm chứa nhiều thông tin về văn hóa, lịch sử của dân tộc cũng như kiến thức thẩm mỹ, nghệ thuật Rõ ràng, du lịch văn hóa giúp du khách hiểu biết hơn về lịch sử văn hóa của quốc gia điểm đến

- Du lịch văn hóa có thị trường khách lựa chọn: Khách lựa chọn du lịch văn hóa thường đã xác định mục đích chuyến đi của mình là nhằm tìm hiểu về văn hóa nơi mình đến Thông thường, đối tượng khách này cũng có những kiến thức xã hội nhất định

2 Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, tr.22

3 Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa- một công cụ bảo vệ môi trường tự

nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch, tr.98 - 99

Trang 17

- Du lịch văn hóa giúp bảo tồn và phát huy giá trị nền văn hóa truyền thống: Để phát triển được du lịch văn hóa, điều quan trọng là phải bảo tồn được những giá trị di sản văn hóa mang đậm bản sắc riêng của dân tộc Chỉ có như thế mới thu hút được du khách.

- Du lịch văn hóa là nhịp cầu trao đổi văn hóa giữa các dân tộc: Những tri thức văn hóa thu nhận được từ các sản phẩm du lịch văn hóa sẽ góp phần làm lan tỏa những giá trị văn hóa của quốc gia, thẩm thấu vào các nền văn hóa khác

1.1.2 Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa

Sản phẩm du lịch là mối quan tâm không chỉ khách du lịch mà cả các nhà quản lý, kinh doanh và cộng đồng địa phương Có nhiều cách hiểu về sản phẩm du lịch Ở góc độ kinh doanh du lịch, một sản phẩm du lịch được hiểu

là “tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong

chuyến du lịch”(Luật du lịch, 2005) Từ con mắt của khách du lịch, sản phẩm

du lịch là những trải nghiệm mà họ trải qua trong quá trình du lịch, kể từ khi

họ rời khỏi nhà cho đến khi quay về nhà

Theo tác giả Victor T.G Middeton (1994) có 3 nhóm yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch gồm: tài nguyên du lịch (thắng cảnh tự nhiên, công trình xây dựng, tài nguyên văn hóa, giá trị xã hội);Cở sở vật chất và dịch vụ (lưu trú, ăn uống, vận chuyển, thể thao và giải trí); khả năng tiếp cận (cơ sở hạ tầng, thiết

bị, yếu tố vận hành, quy định quản lý)

Sản phẩm du lịch văn hóa có nguồn gốc từ các sản phẩm văn hóa - là sản phẩm do con người tạo ra và được sinh ra trước sản phẩm du lịch Một sản phẩm du lịch trước hết phải là một sản phẩm văn hóa Nó sẽ trở thành sản phẩm du lịch khi được sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách Sản phẩm du lịch và sản phẩm văn hóa có sự gắn bó nhưng cũng có nhiều sự khác biệt

Trang 18

Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa sản phẩm văn hóa và sản phẩm du lịch.4

Mang nặng dấu ấn của cộng đồng cư

dân bản địa

Mang nặng dấu ấn của các cá nhân, các nhà tổ chức, khai thác

Dùng cho tất cả các đối tượng khác

nhau, phục vụ mọi người

Chỉ dùng cho khách du lịch, phục vụ những đối tượng sử dụng dịch vụ du lịch

Sản xuất ra không phải để bán, chủ

yếu phục vụ đời sống sinh hoạt văn

hóa - tinh thần của cư dân bản địa

Hàng hóa sản xuất phải được bán ra thị trường, bán cho du khách, phục vụ nhu cầu của các đối tượng khách du lịch là cư dân của các vùng miền khác nhau

Chú trọng giá trị tinh thần, giá trị

không đo được hết bằng giá cả

Giá trị văn hóa đi kèm giá trị kinh tế -

xã hội Giá trị dược đo bằng giá cả Qui mô hạn chế, thời gian và không

gian xác định

Qui mô không hạn chế, thời gian và không gian không xác định

Sản phẩm mang nặng định tính, khó

xác định định lượng Giá trị của sản

phẩm mang tính vô hình thể hiện qua

ấn tượng, cảm nhận

Định tính, định lượng được thể hiện qua thời gian hoạt động Giá trị của sản phẩm là hữu hình, biểu hiện thông qua những chỉ số kinh tế thu được Tuy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa nhưng sản phẩm du lịch và sản phẩm văn hóa rõ ràng có nhiều điểm khác biệt Sản phẩm văn hóa chỉ trở thành sản phẩm du lịch khi nó tham

4

Dương văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch, số 2, tr.33.

Trang 19

gia vào quá trình của hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các nhu cầu khác nhau của khác nhau của khách du lịch Khi đó, nó được gọi tên là sản phẩm

du lịch văn hóa, trở thành một yếu tố hợp thành của các chương trình du lịch văn hóa để thỏa mãn nhu cầu của khách tham gia loại hình du lịch này Có xuất xứ từ sản phẩm văn hóa, nhưng sản phẩm du lịch văn hóa mang nhiều đặc trưng của sản phẩm du lịch Chúng đã trở thành hàng hóa phục vụ kinh doanh, đem lai lợi ích kinh tế Nhưng từ thực tế của hoạt động kinh doanh du lịch cho thấy, tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa nhưng không phải sản phẩm văn hóa nào cũng trở thành sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch văn hóa được cấu thành bởi 3 yếu tố chính là : yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa (di tích, lễ hội, truyền thuyết…), yêu tố dịch vụ (dịch

vụ tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú ăn uống, vận chuyển…), yếu tố môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội

Tài nguyên du lịch văn hóa là yếu tố góp phần quan trọng nhất trong việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho điểm du lịch và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức hút đối với các thị trường khách du lịch Tài nguyên du lịch văn hóa là cơ sở nền tảng, là điều kiện tiên quyết để có thể tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa Còn những việc làm của con người chỉ là gia tăng thêm phần giá trị cho điểm du lịch

Yếu tố dịch vụ du lịch là phương tiện, cầu nối cho du khách tiếp cận với các giá trị của tài nguyên Các hoạt động dịch vụ cần thông qua hình thức, nội dung hoạt động của mình để giới thiệu với du khách các giá trị đặc thù của tài nguyên Quá trình du khách hưởng thụ các giá trị tài nguyên cũng chính là quá trình du khách sử dụng dịch vụ du lịch

Yếu tố môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền vững của tài nguyên du lịch Môi trường tự nhiên trong sạch không chỉ có lợi cho sức khỏe con người mà còn

Trang 20

giúp cho các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội tươi đẹp và hấp dẫn hơn rất nhiều Môi trường kinh tế-xã hội với các điều kiện kinh tế tốt, cơ sở hạ tầng tiện nghi, người dân hiểu biết và thuận tiện sẽ giúp du khách cảm thấy an tâm

và dễ chịu hơn khi đến điểm du lịch

1.2 Các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa

1.2.1 Điều kiện cung

1.2.1.1 Tài nguyên du lịch nhân văn

Theo khoản 2 (Điều 13, Chương II) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”

Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra và được con người khai thác để phục vụ cho hoạt động du lịch Nhìn từ góc nhìn du lịch văn hóa chính là tài nguyên nhân văn của du lịch Nguồn tài nguyên văn hóa này có thể phân tách thành 2 loại:

Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Văn hóa vật thể là những sáng tạo của con người, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhận bằng các giác quan như tri giác, xúc giác Chẳng hạn như di tích lịch sử văn hóa, hàng thủ công, công cụ sinh hoạt, sản xuất, các món ăn dân tộc…còn văn hóa phi vật thể như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp…, lại được cảm nhận một cách gián tiếp và “vô hình”

Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là một trong những điều kiện phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương Giá trị của những di sản văn hóa cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị xã hội….là đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức Bên

Trang 21

cạnh đó, nguồn tài nguyên này còn quyết định tới quy mô, thể loại, chất lượng

và hiệu quả của hoạt động du lịch của mỗi vùng miền; là một trong 8 yếu tố tạo nên sức hấp dẫn du lịch của một vùng du lịch (Theo quan niệm cuả Barbara Kirshenblatt)

Tuy nhiên, không phải yếu tố nào cũng trở thành tài nguyên du lịch nhân văn Chỉ có những tài nguyên có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch nhân văn Chi những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục

vụ du lịch mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn Vì vậy, tài nguyên du lịch nhân văn thường là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mỗi địa phương, mỗi quốc gia

Sơ đồ 1.1: Những yếu tố văn hóa – xã hội tạo sự hấp dẫn của một vùng du lịch 5

Tài nguyên du lịch nhân văn có những tính chất chung là: Đa dạng (làm phong phú sản phẩm du lịch), Hấp dẫn (thu hút du khách), Độc đáo (có nét

xã hội Khả năng tiếp cận của vùng CSHT

Giá cả

Mua sắm &

thương mại

Thái độ đối với KDL

Trang 22

riêng, nét đặc trưng), Không dịch chuyển (ngay cả khi có sản phẩm mô phỏng cũng không thay thế được) và Dễ tổn thất Trong khi tài nguyên du lịch tự nhiên tạm coi là vô hạn (vô hạn tương đối) thì tài nguyên du lich nhân văn và

xã hội lại là hữu hạn Ngoài ra, tài nguyên du lịch nhân văn mang đặc điểm chung như có mối quan hệ chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên, với các điều kiện kinh tế - xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy luật phát triển văn hóa như: phân vùng, lan tỏa, đan xen và hội nhập và các quy luật xã hội…Vì vậy, mỗi địa phương, mỗi quốc gia thường

có tài nguyên du lịch nhân văn mang tính đặc sắc, độc đáo để hấp dẫn du khách Du khách đi du lịch để tìm hiểu, hưởng thụ các giá trị về văn hóa, tự nhiên Song do tính kết tinh, đan xen, hội nhập nên trong qua trình khai thác,

sử dụng vào hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch nhân văn dễ bị mai một, thay đổi, mất đi bản sắc văn hóa Do vậy, trong quá trình bảo tồn, tôn tạo khai thác tài nguyên nhân văn vào mục đích du lịch, việc bảo vệ tính đặc sắc, độc đáo, nguyên vẹn của tài nguyên này là bí quyết hấp dẫn du khách và phát triển du lịch bền vững

1.2.1.2 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt đối với việc cấu thành một sản phẩm du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng

Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa, thỏa mãn các nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ Theo cách hiểu này, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế khác như mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, công trình cung cấp điện nước tham gia phục vụ du lịch…Những yếu tố

Trang 23

này được gọi chung là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội, giữ vai trò đảm bảo điều kiện chung cho việc phát triển du lịch Điều này được giải thích bởi sự lệ thuộc của du lịch vào thành quả của các ngành kinh tế khác Hay còn gọi là điều kiện về cơ sở hạ tầng

Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch xây dựng nhằm khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra và làm mới lại các sản phẩm phẩm dịch vụ và hàng hóa, làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Chúng bao gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, phương tiện vận chuyển…và các công trình hỗ trợ Đây chính là yếu tố tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượng dịch vụ du lịch Chính vì vậy, sự phát triển du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật

Từ cách hiểu chung đó, cơ sở vật chất để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa bao gồm cơ sở vật chất của ngành du lịch nói chung và các ngành kinh

tế khác có liên quan tới du lịch (như nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải…) cũng như cơ sở vật chất của chính các điểm du lịch văn hóa, các di sản văn hóa, các doanh nghiệp kinh doanh

du lịch văn hóa

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho, lưu bãi, không chuyển quyền

sở hữu khi sử dụng Do vậy nó cũng mang những đặc tính của dịch vụ nói chung Theo Luật du lịch (2005): “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch

vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”

Dịch vụ du lịch được phân thành các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ sung Dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt khi xây dựng, phát triển sản phẩm du

Trang 24

lịch Các hoạt động dịch vụ càng phong phú, đa dạng thì sản phẩm du lịch càng hấp dẫn, càng mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách

Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nước về du lịch : là những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương xuống địa phương

Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch: là những người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo như cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung học và cán bộ nghiên cứu các viện khoa học

về du lịch

Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch : là những người làm việc trong các cơ sở doanh nghiệp du lịch Nhóm này có thể phân thành 4 nhóm nhỏ gồm lao động chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch, lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch, lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch và nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch

Để phát huy tố vai trò của mỗi nhóm nhân lực trong quá trình phục vụ khách du lịch cần có kế hoạch đào tạo, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực du

Trang 25

lịch một cách phù hợp Một đội ngũ lao động vừa giỏi chuyên môn, ngoại ngữ vừa am hiểu tình hình văn hóa xã hội, tâm huyết với nghề, có ý thức gìn giữ

và bảo vệ tài nguyên du lịch sẽ là cơ sở vững chắc cho việc phát triển ngành

du lịch của một quốc gia

1.2.1.4 Các điều kiện khác

Bên cạnh các điều kiện trên, để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa còn

có sự đóng góp của các yếu tố như:

- Chính sách quản lý, quảng bá và xúc tiến

Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; hệ thống các thể chế quản lý, các chính sách và cơ chế quản lý cũng như các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch

là cơ sở để phát triển du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia

Chính sách phát triển sản phẩm du lịch văn hóa cần tập trung đầu tư vào các điểm du lịch văn hóa trọng yếu, tăng cường nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá hình ảnh, xây dựng chiến lược sản phẩm , tạo ra các sản phẩm

du lịch văn hóa mang đặc trưng địa phương rõ nét Chú trọng công tác bảo tồn

di sản văn hóa để tạo ra tính bền vững cho hoạt động du lịch văn hóa…

- Môi trường văn hóa - xã hội

Môi trường văn hóa –xã hội với các yếu tố dân số, nghề nghiệp, chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, học vấn và ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến tiêu dùng du lịch….có tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa

Môi trường văn hóa lành mạnh, các giá trị, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng, cư dân địa phương có trình độ dân trí cao, mến khách và thân thiện…điều kiện an ninh- xã hội ổn định, không có bạo loạn, chiến tranh, khủng bố thường sẽ có sức thu hút đối với khách du lịch quốc tế và nội địa vì

Trang 26

họ có cảm giác an toàn, yên ổn và đảm bảo cuộc sống của mình trong chuyến

du lịch

- Giá cả

Giá cả là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch và quyết định vòng đòi của sản phẩm du lịch Mặc dù ngày nay sự cạnh tranh về chất lượng đang lấn át dần chiến lược cạnh tranh về giá nhưng những quyết sách

về giá vẫn có ý nghĩa then chốt trong việc thu hút khách hành, xác định lợi nhuận của doanh nghiệp Việc áp dụng các chính sách mới về giá trong các cơ

sở kinh doanh du lịch sẽ đưa đến nhứng nhân tố mới, những điều kiện mới

để mở rộng sản phẩm du lịch của mình Giá cả chịu ảnh hưởng của các nhân

tố thuộc môi trường vĩ mô ( môi trường nhân khẩu học, môi trường kinh tế…)

và các nhân tố thuộc môi trường vi mô (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, chí phí…) Dựa vào các yếu tố này doanh nghiệp sẽ chọn một mức giá phù hợp để đưa sản phẩm ra thị trường

1.2.2 Điều kiện cầu

1.2.2.1 Nhu cầu và sở thích du lịch của du khách

Ngoài nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, ngắm cảnh….thì nhu cầu thẩm nhận các giá trị văn hóa độc đáo, khác lạ là một xu thế nổi bật của khách du lịch trong những năm gần đây.Thông thường, nếu trình độ dân trí càng cao thì nhu cầu về du lịch văn hóa càng tăng

Những di tích với kiến trúc độc đáo, những lễ hội nhiều màu sắc,những di sản văn hóa chứa đựng quá khứ, dấu tích lịch sử…là những điểm đến ưa thích của nhiều du khách Cuộc sống hiện đại bề bộn, nhiều lo toan, nhàm chán khiến con người ngày càng có nhu cầu muốn thay đổi không gian sống, tìm đến những vùng đất mới, những con người mới với phong tục, tập quán, phong cách sống… khác biệt để được giao lưu, học hỏi và nâng cao hiểu biết của bản thân

1.2.2.2 Mức sống về vật chất

Trang 27

Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là tiền đề vật chất để họ

có thể tham gia du lịch Đây là yếu tố quyết định nhu cầu có khả năng thanh toán của khách du lịch Bởi vì khi có khả năng thanh toán thì động cơ, nhu cầu du lịch của du khách mới biến thành hành vi tiêu dùng du lịch Đối với sản phẩm du lịch văn hóa, mức chi tiêu cho các dịch vụ du lịch khá đa dạng, nên không đòi hỏi phải là du khách có thu nhập và khả năng thanh toán cao mới có thể mua sản phẩm Điều này cũng là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa

1.3 Các loại hình sản phẩm du lịch văn hóa

 Căn cứ vào mục đích của du khách khi lựa chọn sản phẩm, sản phẩm

du lịch văn hóa được chia thành các nhóm cơ bản sau:

Để phục vụ cho hình thức du lịch tâm linh cần có chính sách quản lý chặt chẽ của Ban quản lý các di tích tránh tình trạng chen lấn, lộn xộn, “buôn thần bán thánh” tại các khu vực này Cần quy hoạch lại các dịch vụ giữ xe, bán hàng … tránh tình trạng tự phát như hiện nay vì nó ảnh hưởng đến ý nghĩa

và mỹ quan của điểm du lịch Xây dựng các trạm nghỉ chân, cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống để một số du khách hành hương có chỗ nghỉ ngơi

- Sản phẩm tham quan các di tích lịch sử văn hóa

Sản phẩm tham quan các di tích lịch sử văn hóa là loại hình du lịch mà du khách nhắm đến việc hiểu biết, thẩm nhận các giá trị lịch sử hay quá khứ của một quốc gia hay một địa phương nào đó

Trang 28

Hoạt động chủ yếu của hình thức du lịch này là tham quan các di tích lịch

sử gắn liền với các cuộc chiến tranh (Làng chiến đấu, trận địa, địa đạo, tượng đài…) Ngoài ra, du khách có thể được tham quan các bảo tàng lịch sử cách mạng với nhiều hiện vật gắn với những sự kiện, trong quá khứ, hay được chứng kiến hình ảnh tái hiện của các cuộc chiến qua các đoạn băng, câu chuyện của các cựu chiến binh

Để phục vụ hình thức du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa cần

có chính sách bảo tồn và giữ gìn hệ thống di tích ,chú trọng đến sức chứa của tài nguyên trong quá trình khai thác Ngoài ra hiểu biết sâu sắc của hướng dẫn viên về lịch sử, những bài thuyết minh ấn tượng, phương tiện di chuyển phù hợp…là cần thiết để đáp ứng hu cầu hiểu biết của khách du lịch

- Sản phẩm du lịch làng quê

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng với sự hội tụ bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em Mỗi vùng miền, mỗi làng quê đều có những nét độc đáo riêng có về phong tục, tập quán, sinh hoạt…Những nét độc đáo, mới lạ về văn hóa của các vùng miền là nét hấp dẫn du khách đi du lịch văn hóa làng quê

Du khách có thể đi tham quan phong cảnh làng quê, ngắm cảnh đẹp thiên nhiên, cũng có thể tham gia các sinh hoạt truyền thống như lễ hội, chợ phiên hay thưởng thức ẩm thực truyền thống địa phương…Ngày nay mô hình làng văn hóa du lịch, hay du lịch cộng đồng đã được triển khai rất thành công ở nhiều địa phương Để phục vụ hình thức du lịch này cần có sự liên kết giữa các đơn vị lữ hành với cư dân địa phương và chính quyền, cũng như chuẩn bị

về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật như điện, đường, trạm y tế, cơ sở lưu trú hay các phương tiện đi lại Tập huấn cho cư dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, ngoại ngữ Đặc biệt, muốn gìn giữ nét văn hóa độc đáo của các làng quê cần có hình thức khai

Trang 29

thác, bảo tồn thích hợp và giải pháp hạn chế đến những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch mang đến cho cộng đồng khi phát triển du lịch

- Sản phẩm du lịch lễ hội

Mục đích của du khách khi tham gia du lịch lễ hội là nâng cao hiểu biết về văn hóa và tăng cường, mở rộng quan hệ về giao tiếp Lễ hội có thể là lễ hội truyền thống, festival chuyên đề, liên hoan phim, âm nhạc…

Hoạt động chủ yếu của hình thức du lịch này là tham quan tìm hiểu phần

lễ, tham gia vui chơi ở phần hội Ngoài ra, nhiều nơi du khách tham gia vào các nghi lễ, tổ chức các trò chơi để được trải nghiệm không khí lễ hội

Trong du lịch lễ hội, để đảm bảo phục vụ du khách một cách tốt nhất cần

có cơ chế quản lý lễ hội phù hợp tránh tình trạng “chặt chém” giá cả, chèn ép

du khách , cũng như việc thương mại hóa lễ hội một cách quá đà dẫn đến đánh mất yếu tố truyền thống của lễ hội

- Các hình thức du lịch khác

Ngoài các hình thức trên đây sản phẩm du lịch văn hóa còn có các hình thức như sản phẩm du lịch làng nghề, sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo…các hình thức du lịch này dựa trên bản sắc văn hóa làng nghề, quy trình công nghệ và các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ hay các hoạt động của cư dân vùng biển đảo như các lễ hội, ẩm thực, nghề nghiệp… để phát triển sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch văn hóa có thể là một sản phẩm du lịch văn hóa chuyên

đề (lễ hội, di tích lịch sử, làng quê, làng nghề…) hoặc là một sản phẩm du lịch văn hóa tổng hợp bao gồm nhiều điểm du lịch thuộc nhiều loại hình du lịch khác nhau

1.4 Nội dung và các nguyên tắc khi phát triển sản phẩm du lịch văn hóa

1.4.1 Nội dung phát triển sản phẩm du lịch văn hóa

Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa không chỉ phát triển về quy mô, số lượng mà phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm du lịch Phát triển sản

Trang 30

phẩm du lịch văn hóa có thể là xây dựng sản phẩm mới hay cũng có thể là sự cải tiến các sản phẩm đã có nhưng trên hết các sản phẩm tạo ra phải vừa có giá trị kinh tế, vừa đảm bảo giá trị văn hóa Nội dung phát triển sản phẩm du lịch gồm các công đoạn (xem sơ đồ 1.2)

Sơ đồ 1.2: Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch6

 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch văn hóa

Trước khi xây dựng chiến lược hay có kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch văn hóa việc kiểm kê, nghiên cứu và đánh giá giá trị các sản phẩm văn

6 Nguyễn Quang Vinh (2007), Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, Hội thảo khoa

học “Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” tr.91

- Liên kết

- Xúc tiến

Trang 31

hóa là một công việc hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định với các bước tiếp theo trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch văn hóa.Vì trên thực tế, không phải sản phẩm du lịch văn hóa nào cũng phục vụ cho phát triển du lịch, nên kiểm kê, đánh giá tài nguyên là nghiên cứu và xác định một cách toàn diện, đầy đủ nhất các giá trị và các thành tố cấu thành của sản phẩm văn hóa Thông qua đó xác định thị trường mục tiêu thích hợp từng sản phẩm du lịch văn hóa cũng như cách thức bảo tồn, gìn giữ để đảm bảo tính bền vững, lâu dài cho các sản phẩm văn hóa

- Xác định thị trường mục tiêu và các đặc tính, thị hiếu của thị trường:

Mỗi sản phẩm văn hóa chỉ có sức hấp dẫn đối với một hoặc một số đối tượng khách, rất ít sản phẩm có khả năng thu hút mọi đối tượng Vì vậy, việc xác định đúng đối tượng khách hướng tới của sản phẩm văn hóa sẽ giúp cho việc định hướng khai thác các sản phẩm này cho hoạt động du lịch trở nên hiệu quả hơn

- Đánh giá khả năng khai thác cho hoạt động du lịch: Một sản phẩm văn

hóa có thể khai thác được cho hoạt động du lịch cần hội đủ nhiều yếu tố như: Tính đặc trưng là cảm giác riêng biệt, nổi bật mà sản phẩm văn hóa tạo

cho du khách Tính ổn định của sản phẩm văn hóa thể hiện ở chu kỳ và tần

suất phục vụ của các sản phẩm văn hóa nếu sản phẩm văn hóa mang tính bấp bênh thì khó có thể đầu tư phát triển thành sản phẩm du lịch văn hóa vì tính rủi ro cao Tính mở thể hiện ở khả năng có thể điều chỉnh, thích nghi của các sản phẩm văn hóa trong một số trường hợp Tuy nhiên, việc điều chỉnh và thích nghi này đòi hỏi sản phẩm văn hóa vẫn phải giữ được giá trị cốt lõi của mình nếu không muốn tự “hòa tan”, tự đánh mất mình

- Xây dựng quy hoạch/chương trình khai thác: sau khi đã xác định sản

phẩm văn hóa có khả năng xây dựng thành một sản phẩm du lịch thì một công việc cần thiết là tiến hành thiết lập một quy hoạch tổng thể (đối với những sản

Trang 32

phẩm có quy mô lớn hay giá trị cao) hoặc một chương trình dài hạn để quản

lý một cách toàn diện quá trình khai thác cho hoạt động du lịch Các quy hoạch/chương trình này cần tính đến những nhân tố như xu hướng tiêu dùng của thị trường mục tiêu, những tác động của hoạt động du lịch tới sản phẩm văn hóa, các hoạt động quản lý và nguồn lực cần thiết để khai thác cũng như hiệu quả kinh tế – xã hội tổng hợp của quá trình khai thác

 Giai đoạn tổ chức, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa

- Liên kết, thiết lập hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân

lực: Muốn có một sản phẩm du lịch hoàn thiện không thể chỉ có sản phẩm văn

hóa mà còn phải có đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Du lịch

Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều thành tố nhưng để phát triển hoạt động du lịch thì điều kiện tiên quyết cần có là hệ thống giao thông Các cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Du lịch bao gồm hệ thống vận chuyển khách, khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí… Ngoài ra, bản thân các sản phẩm văn hóa trong nhiều trường hợp cũng cần có những cơ sở vật chất riêng của nó Một sản phẩm văn hóa chỉ có thể trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa hoàn chỉnh khi các yếu tố này được đảm bảo Do vậy, ngay từ trong quá trình lên kế hoạch xây dựng sản phẩm yếu tố này đã phải được tính đến

Nhân tố con người giữ vai trò quyết định tới việc khai thác một cách có

hiệu quả các sản phẩm văn hóa cho hoạt động du lịch Chính vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một khâu then chốt trong quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch Nguồn nhân lực này cần được trang bị cả những kiến thức về du lịch và văn hóa cũng như lòng yêu nghề và sự trân trọng các giá trị văn hóa của dân tộc

Trang 33

- Tổ chức liên kết với các tuyến điểm du lịch: Để đáp ứng nhu cầu đa

dạng và tổng hợp của du khách các sản phẩm du lịch ít khi được khai thác một cách đơn lẻ mà thường tập hợp và liên kết lại với nhau trở thành những điểm, tuyến du lịch Do vậy, ngay trong giai đoạn lập kế hoạch cũng như tổ chức khai thác, nếu không tính đến yếu tố này và nằm ngoài các điểm, tuyến

du lịch chính thì việc khai thác các sản phẩm văn hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi sự đầu tư lớn Để một sản phẩm văn hóa có thể kết hợp với các sản phẩm khác nhằm tạo những điểm, tuyến du lịch đôi khi cũng cần có

sự điều chỉnh trong hình thức hoặc cách thức tổ chức sản phẩm văn hóa này (như thời gian, không gian…)

- Xúc tiến quảng bá hình ảnh của sản phẩm văn hóa : Việc xúc tiến, quảng

bá hình ảnh của sản phẩm sẽ làm cho đối tượng công chúng rộng rãi nắm được thông tin về sản phẩm và đặc biệt là những giá trị văn hóa mà nó chứa đựng Chính điều này sẽ tạo nên sự ham muốn tìm hiểu, khám phá và thưởng thức - nền tảng phát sinh ra nhu cầu du lịch của con người Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn trong đó sử dụng nhiều công cụ và phương tiện từ khâu thiết kế hình ảnh (logo, slogan, hình ảnh đặc trưng…) đến việc thiết lập và duy trì hoạt động của các kênh truyền thông…

- Liên kết với các công ty gửi khách và các nguồn khách chính: Một cách

khá thông dụng để khai thác các sản phẩm văn hóa cho hoạt động du lịch chính là thông qua các công ty lữ hành hoặc các đầu mối gửi khách lớn Những đối tác này không chỉ làm nhân tố trung gian liên kết các sản phẩm và làm cầu nối đưa sản phẩm văn hóa đến với du khách mà chính họ thông qua các hoạt động của mình còn thực hiện việc xúc tiến quảng bá cho các sản

phẩm văn hóa này

 Giai đoạn duy trì và bảo tồn

Trang 34

- Các hoạt động duy trì, bảo tồn: Để có thể khai thác một cách bền vững,

các sản phẩm văn hóa đòi hỏi các hoạt động duy trì và bảo tồn nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa nội tại Quá trình này thường được tiến hành song song, đan xen và nhiều lúc không tách bạch được giữa việc lưu giữ các giá trị truyền thống (bảo tồn) với việc bổ sung các nguồn lực (kỹ thuật, công nghệ, nhân lực, cơ sở vật chất…) để đảm bảo sự khai thác các sản phẩm văn hóa cho hoạt động du lịch được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và có

hiệu quả (duy trì)

- Đánh giá và điều chỉnh: Việc đánh giá cần dựa trên những mục tiêu đã

đặt ra trong quá trình lên kế hoạch Thông thường một sản phẩm văn hóa được đánh giá là khai thác có hiệu quả cho hoạt động du lịch phải đạt được những mục tiêu về kinh tế, về sự quảng bá rộng rãi cũng như uy tín của hình ảnh sản phẩm và đặc biệt là mục tiêu về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Căn cứ vào các đánh giá định kỳ, các nhà quản lý sản phẩm văn hóa có

thể tiến hành quá trình điều chỉnh những nội dung trong hoạt động tổ chức,

quản lý và khai thác sản phẩm của mình Việc điều chỉnh này có thể bao gồm

từ việc xác định mục tiêu khai thác hay xác định đối tượng phục vụ hướng tới (thị trường mục tiêu) cho đến việc tổ chức và quản lý khai thác Thậm chí quá trình này bao gồm cả việc xác định lại những khía cạnh đưa vào khai thác cho hoạt động du lịch của sản phẩm văn hóa

Dưới khía cạnh khác, nếu xem sản phẩm du lịch du lịch văn hóa là một loại hàng hóa hoàn chỉnh bán cho khách du lịch, thì trong sản phẩm du lịch văn hóa không chỉ có điểm đến du lịch, nhân tố con người, cơ sở hạ tầng, cơ

sở vật chất, dịch vụ tại các điểm đến mà nội dung của sản phẩm du lịch văn hóa lúc này rộng lớn hơn nhiều Sản phẩm du lịch văn hóa lúc này còn là hoạt động của du khách suốt chuyến hành trình, trải nghiệm của họ với sản phẩm

du lịch, số lượng và chất lượng các dịch vụ, hay những nhà cung ứng du lịch

Trang 35

các dịch vụ ngoài điểm đến như dịch vụ bán sản phẩm, dịch vụ vận chuyển giữa các điểm đến, hay dịch vụ hướng dẫn của hướng dẫn viên trong chuyến đi….(xem sơ đồ 1.3)

Sơ đồ 1.3: Các bước xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa 7

Như vậy, sơ đồ 1.2 và sơ đồ 1.3 kết hợp lại cho ta nội dung cốt lõi để phát triển hoàn thiện một sản phẩm du lịch văn hóa Mô hình 1.2 cho thấy các yếu

7 Jordi Datzira- Masip (2006) , Culture Heritage Tourism- opportunities for Product Development, Spain

Tourism Review, tr.16

Giai đoạn đầu Động cơ văn hóa của chuyến du lịch

Quy trình tạo ra sản

phẩm du lịch

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất Dịch vụ

Hoạt động và trải nghiệm

Nguồn cung ứng văn hóa

Truyền thông

Kết quả

Định vị hình ảnh

Truyền thông và xúc tiến

Bán hàng

và thương mại hóa

Sự tiêu dùng văn hóa

Trang 36

tố ảnh hưởng và các bước cần thiết trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Đồng thời khẳng định quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa là một quá trình thường xuyên, liên tục Mô hình 1.3 của tác giả Jordi Datzira- Masip lại liệt kê các yếu tố cấu thành nên sản phẩm và làm rõ giá trị cốt lõi của sản phẩm du lịch văn hóa là hoạt động và trải nghiệm

Tóm lại, việc phát triển sản phẩm du lịch nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu bảo tồn là một quá trình lâu dài và trải qua nhiều bước, nhiều công đoạn Các công việc này phải được tiến hành một cách cẩn trọng và căn cứ vào nhiều điều kiện và nhân tố khách quan như môi trường văn hóa - xã hội; đường lối, chính sách phát triển văn hóa và du lịch cũng như những điều kiện

về kinh tế và nhu cầu của công chúng Việc đảm bảo những yêu cầu này sẽ giúp cho quá trình khai thác các tài nguyên văn hóa cho hoạt động du lịch được diễn ra một cách có hiệu quả và bền vững

1.4.2 Các yêu cầu và nguyên tắc khi phát triển sản phẩm du lịch văn hóa 8

- Nguyên tắc thị trường: phải xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch và

tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa thích hợp Đối với các thị trường khác nhau phải có chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với đặc điểm của thị trường đó

Phải tính đến các tuyến điểm để hình thành trong tour du lịch văn hóa Đảm bảo ba hiệu quả (kinh tế-xã hội-môi trường; bốn giá trị (thưởng thức - lịch sử - khoa học và thực tế); năm điều kiện (giao thông- có đường đi, kinh tế

- có vốn đầu tư, tài nguyên nhân văn xã hội - cơ sở ban đầu để phát triển, khả thi- về điều kiện đầu tư, thị trường - có nguồn khách)

8 Trần Thúy Anh (Chủ biên), Giáo trình du lịch văn hóa: Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục

Việt Nam

Trang 37

- Nguyên tắc kinh tế: phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho người kinh doanh

du lịch văn hóa, cho người dân địa phương và cho ngân sách Đặc biệt gắn với lợi ích kinh tế của người dân với lợi ích kinh tế có được từ du lịch văn hóa

- Nguyên tắc bảo vệ: nguồn lực văn hóa là hữu hình nên phải vừa khai

thác vừa bảo vệ và làm giàu để khai thác được lâu dài Cần tính đến khả năng

về sức chứa và các giải pháp hạn chế sự mai một, hay thậm chí làm mất đi vốn văn hóa phục vụ du lịch văn hóa

Tiểu kết chương 1

Trong hơn một thập niên trở lại đây, dấu ấn du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản đồ du lịch thế giới Dấu ấn đó không chỉ được tạo nên bởi những thắng cảnh hùng vĩ, những bãi biển xanh trong, những loài động, thực vật quý hiếm…mà còn là kết tinh của nền văn hóa có bề dày hàng nghìn năm lịch sử và bản sắc văn hóa đa dạng của 54 dân tộc anh em Chính nguồn nguyên liệu quý giá này đã tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, hấp dẫn, thu hút du khách từ bốn phương đến Việt Nam

Chương 1 của đề tài này đóng vai trò xác định cơ sở lý luận, soi sáng cho những nội dung nối tiếp ở những chương sau, mang tính chất chỉ đường Việc nghiên cứu về sơ sở lý luận của sản phẩm du lịch văn hóa, nhằm đưa ra “chìa khóa” để giải quyết hai nội dung then chốt của việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, đó là: Thứ nhất là phát huy tối đa tiềm năng du lịch văn hóa vốn

có của tỉnh, thứ hai là thông qua du lịch góp phần gìn giữ và bảo tồn những di sản văn hóa nổi bật của địa phương Mặt khác, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa không phải là công việc đơn giản mà nó gồm nhiều công đoạn, quá trình, liên quan đến hầu hết lĩnh vực ngành nghề trong xã hội Do đó, để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa có hiệu quả, bền vững cần chú trọng các nguyên tắc thị trường, nguyên tắc kinh tế, nguyên tắc bảo vệ

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH

QUẢNG BÌNH

2.1 Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung bộ Việt Nam với diện tích tự

.Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04km ở phía Đông,

có vịnh và cảng Hòn La, cảng Gianh, cảng Nhật Lệ; có chung biên giới với nước CHDCND Lào 201,87km ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài địa giới 136,5km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với địa giới 78,8km

Quảng Bình là tỉnh có vị trí khá thuận tiện để phát triển du lịch: Địa hình

đa dạng gồm địa hình núi cao, đồi và trung du, đồng bằng, cát ven biển đã tạo cho Quảng Bình nhiều thắng cảnh đẹp và hùng vĩ Nằm trên tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam đồng thời có đường biên giới tiếp giáp với CHDCND Lào là điều kiện thuận lợi để Quảng Bình giao lưu phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng Mặt khác, với vị trí nằm trên con đường di sản miền Trung với cụm di tích Cố Đô Huế, Thánh Địa mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Cồng chiêng Tây Nguyên và là địa bàn sinh sống của các dân tộc anh em với nhiều bản sắc văn hóa độc đáo Quảng Bình hội đủ các yếu tố thuận lợi để thu hút khách du lịch

Với lợi thế về vị trí địa lý, địa hình và điều kiện tự nhiên Quảng Bình có tài nguyên phong phú gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Đây là cơ sở hình thành và xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của du khách

Quảng Bình có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 2

Ngoài khơi có các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn

Trang 39

Chùa nên đã hình thành các ngư trường với trữ lượng 10 vạn tấn hải sản các loại Quảng Bình cũng sở hữu nhiều bãi biển đẹp nhất khu vực như Nhật Lệ, Bảo Ninh, Đá Nhảy…với bờ biển dài với nước biển trong xanh, bãi cát dài, mịn, độ dốc vừa phải thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng và tắm biển

Thiên nhiên còn ban tặng cho Quảng Bình hệ thống hang động kỳ vỹ như

Di sản thiên nhiên Thế Giới Phong Nha- Kẻ Bàng cùng nhiều hang động khác như Động Thiên Đường, gần đây nhất là động Sơn Đòng được xem là khu

hang động tự nhiên lớn nhất thế giới đang trở thành điểm đến khám phá và

trải nghiệm đầy hấp dẫn của du khách quốc tế Đánh giá về các giá trị của hang Sơn Đoòng, báo chí quốc tế và các nhà khoa học đều cho rằng, đây là một bảo tàng địa chất và cổ sinh vật học có một không hai, một "báu vật" của Việt Nam và thế giới cần được đặc biệt quan tâm bảo vệ

Nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn đây lag nơi có khu

hệ động, thực vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha-Kẻ Bàng Khi nhắc đến Quảng Bình người ta còn nhắc tới những thắng cảnh đẹp còn ghi lại trong thơ ca, sử sách như Đèo Ngang, Vũng Chùa-Đảo Yến, Đèo

Lý Hòa, suối nước nóng Bang…

Bên cạnh những tài nguyên thiên nhiên có giá trị, Quảng Bình còn có những tài nguyên nhân văn đặc sắc Hiện nay, Quảng Bình có hơn 150 di tích các loại trong đó có 51 di tích cấp quốc gia Di tích Quảng Bình đa dạng về chủng loại là những bằng chứng lịch sử cho quá khứ hào hùng của dân tộc Mảnh đất nơi đây cũng sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng, những địa điểm gắn với sự nghiệp và thân thế của họ ngày nay cũng trở thành những điểm du lịch thu hút du khách như danh nhân Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Những lễ hội, những hình thức nghệ thuật đặc sắc mang nét

Trang 40

đặc trưng của vùng sông nước như lễ hội bơi trải, lễ hội cầu ngư , hay các điệu hò khoan, hò hụi, múa bông- chèo cạn…là những nét văn hóa tiêu biểu cho tính cách con người Quảng Bình vừa dân dã, mộc mạc

Tận dụng những tiềm năng, thế mạnh về phát triển dịch vụ du lịch ngành

du lịch đã có bước tăng trưởng nhanh về mọi mặt, khách du lịch đến Quảng Bình ngày một tăng

Bảng2.1: Khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu

Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng lƣợt khách Lượt 759.920 857.789 961.425 1.046.661 1.230.000

- Khách quốc tế Lượt 22.750 23.602 24.982 29.654 32.400

- Khách nội địa Lượt 737.170 834.187 936.443 1.017.007 1.197.600

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Quảng Bình

Đến năm 2013, tỉnh đón trên 1 triệu lượt khách, phấn đấu các năm tiếp theo đạt 2 triệu lượt Chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng cao, thời gian lưu trú của khách tăng lên Nhiều tuyến, điểm du lịch được đưa vào khai thác có hiệu quả, đặc biệt du lịch mạo hiểm khám phá hang Sơn Đoòng mang đẳng cấp quốc tế Tờ The New YorkTimes, một trong những tờ báo uy tín hàng đầu của Mĩ đã bình chọn Quảng Bình vào top 52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2014; đứng ở vị trí thứ 8/52 điểm đến và đứng 1/12 điểm đến trong khu vực châu Á

Doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009-2013 với mức tăng trưởng tương đối ổn định 38,4% Với sự phát triển

đó, ngành du lịch cũng đã có những đóng góp nhất định vào ngân sách của

Ngày đăng: 21/07/2015, 13:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Văn An (1961), Ô Châu cận lục, ( Bùi Lương dịch) Nxb Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô Châu cận lục
Tác giả: Dương Văn An
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1961
2. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2011), Giáo trình Du lịch văn hóa (Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Du lịch văn hóa (Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ)
Tác giả: Trần Thúy Anh (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
3. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2004) Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Tái bản năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng xử văn hóa trong du lịch
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Trương Quốc Bình (2005), Vai trò các di sản văn hóa với phát triển du lich Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 3/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò các di sản văn hóa với phát triển du lich Việt Nam
Tác giả: Trương Quốc Bình
Năm: 2005
5. Vũ Thế Bình ( 2008), Một số vấn đề về du lịch văn hóa ở Việt Nam (trong một con đường tiếp cận di sản văn hóa), Cục di sản Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về du lịch văn hóa ở Việt Nam (trong một con đường tiếp cận di sản văn hóa)
6. Đoàn Mạnh Cường (2010), Mối quan hệ du lịch và văn hóa, Tạp chí du lịch Việt Nam 1/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ du lịch và văn hóa
Tác giả: Đoàn Mạnh Cường
Năm: 2010
7. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: Nxb Kinh tế quốc dân
Năm: 2004
8. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1996), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1996
9. Nguyễn Thu Hạnh (2005) Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch Bắc Bộ, Viện nghiên cứu du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch Bắc Bộ
10. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội nét đẹp trong văn hóa cộng đồng
Tác giả: Hồ Hoàng Hoa
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1998
11. Trần Hoàng (2007), Quảng Bình thắng cảnh và văn hoá, Nxb Lao động 12. Trần Thị Minh Hòa, Trần Thúy Anh (2011), Khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 12/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Bình thắng cảnh và văn hoá", Nxb Lao động 12. Trần Thị Minh Hòa, Trần Thúy Anh (2011"), Khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch
Tác giả: Trần Hoàng (2007), Quảng Bình thắng cảnh và văn hoá, Nxb Lao động 12. Trần Thị Minh Hòa, Trần Thúy Anh
Nhà XB: Nxb Lao động 12. Trần Thị Minh Hòa
Năm: 2011
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Du lịch (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Du lịch
14. Dương Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm văn hóa du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 3/ 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sản phẩm văn hóa du lịch ở Việt Nam
Tác giả: Dương Văn Sáu
Năm: 2010
16. Trần Hữư Sơn (2008), xây dựng mô hình làng du lịch văn hóa, Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2008, Sở VH-TT-DL Lào Cai Sách, tạp chí
Tiêu đề: xây dựng mô hình làng du lịch văn hóa
Tác giả: Trần Hữư Sơn
Năm: 2008
19. Thư viện tỉnh Quảng Bình (1998), Quảng Bình qua các thời kỳ lịch sử, Xí nghiệp in Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quảng Bình qua các thời kỳ lịch sử
Tác giả: Thư viện tỉnh Quảng Bình
Năm: 1998
20. Trần Đức Thanh (2008), Xây dựng sản phẩm du lịch vì người nghèo, Tạp chí du lịch, số 4/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Xây dựng sản phẩm du lịch vì người nghèo
Tác giả: Trần Đức Thanh
Năm: 2008
21. Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Viêt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tìm về bản sắc văn hóa Viêt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1999
22. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền
Tác giả: Ngô Đức Thịnh
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2007
23. Nguyễn Thị Thu Thủy (2012), Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sỹ du lịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thủy
Năm: 2012
24. Nguyễn Tú (1997), Quảng Bình,nước non và lịch sử, Xí nghiệp in Quảnng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tú (1997)
Tác giả: Nguyễn Tú
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w