Du lịch biển đảo Du lịch có rất nhiều loại hình khác nhau, dựa trên đặc điểm tài nguyên, sự phân bố… du lịch được chia thành nhiều loại hình như: du lịch miền núi, du lịch đô thị, du lị
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lí do chọn đề tài 4
2 Lịch sử nghiên cứu 5
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Bố cục của luận văn 11
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO 12
1.1 Các khái niệm 12
1.1.1 Du lịch biển đảo 12
1.1.2 Sản phẩm du lịch 12
1.2 Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch biển đảo 14
1.2.1 Những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch 14
1.2.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch 14
1.2.3 Các yếu tốc tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch 15
1.2.4 Vai trò của các bên trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch…17 1.2.5 Các điều kiện phát triển du lịch biển đảo 20
1.2.6 Các sản phẩm du lịch biển đảo 25
Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM 32
2.1 Thực trạng về du lịch Quảng Nam 32
2.2 Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 36
2.2.1 Điều kiện cung 37
2.2.2 Điều kiện cầu 47
2.3 Thực trạng các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 50
2.3.1 Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo 50
2.3.2 Sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo 55
2.3.3 Sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo 58
Trang 42.3.4 Sản phẩm du lịch lặn biển ngắm san hô 60
2.3.5 Sản phẩm du lịch thể thao biển đảo 63
2.3.6 Các sản phẩm du lịch biển đảo khác 65
2.4 Đánh giá các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 66
2.4.1 Cơ cấu mẫu điều tra 66
2.4.2.Đánh giá về tài nguyên du lịch biển đảo 70
2.4.3 Đánh giá về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường 72
2.4.4 Đánh giá về chất lượng sản phẩm du lịch 76
2.4.5 Đánh giá về hình thức tuyên truyền quảng bá về du lịch 78
2.4.6 Tổng kết đánh giá của khách du lịch về sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 80
2.5 Nguyên nhân của thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 83
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM 89
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 89
3.1.1 Chiến lược phát triển du lịch biển đảo Việt Nam 89
3.2.2 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, du lịch Quảng Nam 93
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 95
3.2.1 Hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm du lịch biển đảo hiện có 95
3.2.2 Phát triển và mở rộng địa bàn các sản phẩm du lịch biển đảo mới 102
3.2.3 Các giải pháp khác 104
3.3 Kiến nghị 106
3.3.1 Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch: 106
3.3.2 Kiến nghị với tỉnh Quảng Nam: 107
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 113
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
01 Bảng 2.1: Số lượng khách và doanh thu của du lịch
02 Bảng 2.2: Số lượng khách sạn và số phòng tại Quảng Nam
03 Bảng 2.3: Các thông thông về cá nhân của khách du lịch
04 Bảng 2.4: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng
của tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam 71
05 Bảng 2.5: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng
với tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam 72
06 Bảng 2.6: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng
của cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường… 74
07 Bảng 2.7: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng về
cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường… 75
08 Bảng 2.8: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng
09 Bảng 2.9: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng
10 Bảng 2.10: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan
11 Bảng 2.11: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng
12 Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch biển đảo Quảng Nam từ
13 Biểu đồ 2.2: Doanh thu từ du lịch biển đảo Quảng Nam từ
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong nhịp điệu sôi động của cuộc sống hiên nay, du lịch đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu Càng ngày, các loại hình du lịch có những liên quan trực tiếp đến chất lượng môi trường càng thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch hơn bởi sự thông qua các sản phẩm
du lịch, khách du lịch sẽ tự cảm nhận được dưới nhiều góc độ khác nhau về các giá trị tự nhiên, môi trường và nền văn hóa ở những nơi họ có cơ hội đặt chân đến du lịch
Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây, ở thực tại và trong tương lai du lịch biển đảo sẽ là loại hình du lịch chủ đạo sau du lịch sinh thái và du lịch văn hóa Loại hình du lịch biển đảo đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành du lịch, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển Không chỉ vậy, du lịch biển đảo còn góp phần bảo vệ môi trường phát triển bền vững
Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi với 125km bờ biển đẹp kéo dài từ Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước, thành phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My (huyện Điện Bàn), Cửa Đại (thành phố Hội An), Bình Minh (huyện Thăng Bình), Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ), Kỳ Hà, Bãi Rạng (huyện Núi Thành) Bên cạnh đó, còn có đảo Cù Lao Chàm – một khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận đã tạo cho Quảng Nam nhiều tiềm năng cho việc phát triển du lịch biển đảo, tạo ra sự đa dạng của các loại hình
du lịch phù hợp với từng đối tượng khách hàng
Mặc dù Quảng Nam có tài nguyên thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo, tuy nhiên thực trạng phát triển chưa tương xứng, chưa có nhiều sản phẩm
Trang 7phù hợp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch… Hơn nữa, việc nghiên cứu các sản phẩm du lịch biển đảo để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch là yêu cầu cần thiết Hiện nay, trên địa bàn Quảng Nam vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực này… Vì vậy, tác giải đã chọn
đề tài “Nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam” để nghiên cứu hiện trạng các sản phẩm du lịch biển đảo, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch biển đảo Quảng Nam
Hiện nay, đã có nhiều đề tài cấp Bộ của Tổng cục du lịch, các viện nghiên cứu, nhiều bài báo nghiên cứu đề cập đến loại hình du lịch biển đảo Việt Nam Cụ thể Viện khoa học xã hội Việt Nam (năm 2005) đã triển khai đề tài cấp Bộ “Điều kiện kinh tế, xã hội – nhân văn vùng ven biển Việt Nam”
Đề tài đã nghiên cứu tất cả các điều kiện kinh tế, xã hội – nhân văn của các vùng ven biển trên cả nước, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng ven biển Việt Nam
Đối với du lịch biển đảo Việt nam nói chung và biển đảo Quảng Nam nói riêng, cũng đã có những nghiên cứu đề cập tới Cụ thể như:
Tác giả Phạm Trung Lương (2008), đã nghiên cứu đề tài: “Những điều kiện để và cơ sở khoa học để phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ” Từ đó định hướng những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch biển đảo cho vùng Bắc Trung Bộ
Trang 8Tác giả Nguyễn Thu Hạnh (2012), cũng đã quan tâm, nghiên cứu và đề xuất những giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch bắc Trung Bộ qua đề tài: “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”
Tác giả Phạm Trung Lương (2008), cũng đã quan tâm đến những vấn
đề về: “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng” Từ đó đưa ra các biện pháp và định hướng để du khách và cộng đồng cùng thực hiện những biện pháp để phát triển du lịch lịch bền vững trên đảo Cát Bà
Tác giả Võ Quế cũng đã nghiên cứu đề tài: “Những điều kiện phát triển
du lịch biển đảo bền vững tại vịnh Bái Tử Long” Từ đó nêu ra những thực trạng và giải pháp cho việc phát triển du lịch biển đảo tại vùng này
Tác giả Trần Thị Lan cũng đã quan tâm đến các điều kiện phát triển du lịch đảo Lý Sơn cùng với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia qua việc nghiên cứu
đề tài: “Các điều kiện để phát triển du lịch Lý Sơn để khẳng định chủ quyền
biển đảo Việt Nam”
Tác giả Hà Văn Siêu cũng đã dựa trên những điều kiện, tiềm năng du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, tiến hành nghiên cứu đề tài: “Những định hướng
để phát triển sản phẩm du lịch và quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Từ đó đưa ra những mục tiêu, định hướng và giải pháp cụ thể cho việc phát triển du lịch vùng Bắc
Trung Bộ
Tác giả Hà Văn Siêu cũng đã quan tâm đến những điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch vùng duyên hải Miền Trung với việc nghiên cứu đề tài:
“Những vấn đề và điều kiện để tạo những bước đột phá trong thu hút đầu tư
phát triển du lịch các tỉnh/thành phố vùng duyên hải miền Trung”
Trang 9Ngoài ra, nhiều luận văn Thạc sĩ đã đề cập đến các vấn đề về nghiên cứu du lịch biển đảo của các địa phương khác như:
Tác giả Thân Trọng Thụy (2012), đã triển khai đề tài: “Du lịch Khánh Hòa: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp” Tác giả đã nêu lên những điều kiện
và tiềm năng du lịch Khánh Hòa, từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển
du lịch ở địa phương này
Tác giả Trần Thị Kim Bảo (2009), đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng Trị” Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Trị
Tác giả Ngô Quang Duy (2008), đã triển khai đề tài “Phát triển du lịch biển đảo ở Vân Đồn, Quảng Ninh” Tác giả đã hệ thống hóa được những cơ
sở lý luận và đồng thời đề xuất giải pháp phát triển du lịch biển đảo của Vân Đồn – Quảng Ninh
Tác giả Trần Thị Kim Ánh (2012), đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng” Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển du lịch biển Đà Nẵng, nêu ra các thế mạnh của du lịch biển Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong tương lai
Tác giả Trần Xuân Mới (2012), đã quan tâm đến những điều kiện phát triển du lịch sinh thái và đã đề xuất được những giải pháp cho việc phát triển loại hình du lịch này tại Quảng Nam với đề tài: “Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm – tỉnh Quảng Nam”
Tác giả Ngô Đặng Thị Thu Hằng (2013), đã triển khai đề tài “Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận” Tác giả đã tổng hợp những thông tin, dữ liệu liên quan đến việc bảo vệ môi trường và đưa ra các giải pháp cho việc bảo vệ môi trường du lịch ven biển Bình Thuận
Trang 10Mặc dù tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam là rất lớn, nhưng tình hình khai thác tài nguyên biển đảo chưa tương xứng với tiềm năng do chưa có
sự quan tâm, đầu tư đúng mức của các ban ngành và chính quyền địa phương, dưới góc độ khoa học nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam là một đề tài thiết thực cho du lịch Quảng Nam
Ngoài những đề tài trên đây, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào khác về sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam một cách có hệ thống Chính vì vậy, việc triển khai đề tài nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam là cần thiết, khách quan, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành
du lịch địa phương
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch, thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng biển đảo Cụ thể là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
Thu thập và tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan như tài liệu, công trình nghiên cứu về du lịch biển đảo, các thông tin về tài nguyên du lịch biển đảo, về hệ thống dịch vụ du lịch, về khách du lịch…
Thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn khách du lịch và nhà cung cấp sản phẩm du lịch… điều tra xã hội học để bổ sung thông tin
Đánh giá thực trạng về sự hài lòng của khách du lịch, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch biển đảo
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm
du lịch biển đảo Quảng Nam
Trang 114 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những sản phẩm du lịch được giới hạn trong phạm vi mực nước biển tác động vào đất liền và các khu vực ven bờ biển, trên biển, vịnh biển, hải đảo thuộc các huyện Điện Bàn, Thăng Bình, Thành phố Hội An, Thành phố Tam Kỳ, Huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu các sản phẩm du lịch biển đảo trong vùng biển đảo trên địa bàn, giới hạn trong phạm vi khu vực mực nước biển tác động vào đất liền của các đơn đơn vị hành chính ven biển từ Huyện Điện Bàn đến Huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam
Phạm vi thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này được giới hạn từ năm 2009 đến năm 2013
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đã được sử dụng:
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, tài liệu giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước Những thông tin thực tế liên quan đến sản phẩm du lịch biển đảo
Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Phương pháp này đã giúp cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu Tác giả đã tiến hành đi thực tế 4 đợt, được chia đều vào 4 mùa trong năm tại các vùng biển đảo như: Cửa Đại (Hội An), Hà My (Điện Bàn), Tam Thanh (Tam Kỳ), Biển Rạng (Núi Thành)… và đảo Cù Lao Chàm (Hội An) Các ngày được lựa chọn gồm
1 ngày vào xuân – khi đó khách du lịch đang tham gia trẩy hội và tham gia
Trang 12vào các hoạt động du lịch, 1 ngày vào mùa hè – đây là mùa cao điểm của du lịch nên khách tham gia vào hoạt động du lịch rất nhiều, 1 ngày mùa thu – khi
đó các vùng biển đang đón lượng khách du lịch nước ngoài nhiều, 1 ngày vào mùa đông – mùa thấp điểm của hoạt động du lịch
Phương pháp điều tra xã hội học (hay phương pháp phỏng vấn): Để có được những nhận định khách quan, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi với khách du lịch đang tham gia du lịch tại các vùng biển đảo trên địa bàn Vì điều kiện hạn chế về thời gian và khoảng cách (khảo sát khách du lịch trong 3 đợt: đợt 1 vào cuối tháng 10/2014, đợt 2 vào đầu tháng 11/2014, và đợt 3 vào giữa tháng 11/2014), và hơn nữa lại vào mùa thấp điểm của du lịch nên tác giả chỉ phát được 120 phiếu cho khách du lịch Mặc dù số phiếu phát ra ít, nhưng kết quả thu lại cũng rất khả quan và thông tin thu thập được cũng khá chính xác, từ đó giúp cho tác giả có những sự phân tích thực trạng và đề xuất vào việc phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
- Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát:
Từ yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài, thông qua thảo luận ý kiến với một số chuyên gia, tác giả đã đưa ra bảng câu hỏi sơ bộ và tiến hành khảo sát thử 15 du khách, sau đó hoàn thiện và đưa ra bảng câu hỏi chính thức dùng để khảo sát Bảng câu hỏi tiếng Việt dành cho du khách trong nước (Phụ lục 1) và bảng câu hỏi tiếng Anh dành cho khách nước ngoài (Phụ lục 2) Nội dung của bảng câu hỏi theo chiều dọc gồm 2 phần chính:
Phần thứ 1, đánh giá của du khách về mức độ quan trọng và mức độ hài lòng của các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam với các tiêu chí: Tài nguyên du lịch biển đảo; Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường; Trải nghiệm các sản phẩm du lịch biển đảo; Chính sách quản lý, quảng bá, xúc tiến du lịch biển đảo…
Trang 13Phần thứ 2, thu thập thông tin cá nhân của khách du lịch tại vùng biển đảo Quảng Nam
Nội dung bảng câu hỏi theo chiều ngang, phía bên trái bảng câu hỏi là đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam với 5 mức độ: không quan trọng, ít quan trọng, bình thường, quan trọng và rất quan trọng Phía bên phải bảng câu hỏi là đánh giá của du khách về mức độ hài lòng của các yếu tố về sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam với 5 mức độ: không hài lòng, ít hài lòng, bình thường, hài lòng
và rất hài lòng
- Phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp thu thập thông tin sử dụng cho nghiên cứu đề tài này là phát phiếu khảo sát điều tra theo bảng câu hỏi đã soạn sẵn Đối tượng khảo sát bao gồm khách du lịch trong nước và quốc tế đang sử dụng các sản phẩm du lịch biển đảo trên địa bàn Quảng Nam (Điện Bàn, Hội An, Cù Lao Chàm, Tam Kỳ, Núi Thành) Tổng số phiếu điều tra phát ra 120 phiếu cho các khách
du lịch ngẫu nhiên, trong đó có 80 phiếu dành cho khách du lịch trong nước
và 40 phiếu dành cho khách du lịch nước ngoài
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch biển đảo
Chương 2 Tiềm năng và thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Du lịch biển đảo
Du lịch có rất nhiều loại hình khác nhau, dựa trên đặc điểm tài nguyên,
sự phân bố… du lịch được chia thành nhiều loại hình như: du lịch miền núi,
du lịch đô thị, du lịch đồng quê, du lịch biển đảo…
Từ đặc điểm đó, có thể hiểu rằng: du lịch biển đảo là loại hình du lịch được phát triển dựa trên những tiềm năng về biển đảo, diễn ra trong các vùng
có tài nguyên về biển đảo hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về nghỉ dưỡng biển đảo, tham quan, vui chơi giải trí, tắm biển, nghiên cứu, học tập… tại khu vực bờ biển, ven biển, vịnh biển và đảo
Từ khái niệm về du lịch biển đảo, có thể hiểu rằng: sản phẩm du lịch biển đảo là các tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho khách du lịch, được xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở các vùng có tiềm năng về biển đảo, từ đó hình thành các sản phẩm du lịch mang đặc trưng và màu sắc riêng chỉ có thể hình thành và phát triển ở vùng biển đảo nhằm hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển, lặn biển, nghiên cứu… tại khu vực bờ biển, vịnh biển và đảo
Cũng như các sản phẩm du lịch khác, sản phẩm du lịch biển đảo là tập hợp các dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch Tuy nhiên, sản phẩm du lịch biển đảo có những đặc trưng riêng bởi những đặc thù của tài nguyên du lịch biển đảo Du lịch biển đảo còn có tính chất mùa vụ rõ rệt, phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ…
1.1.2 Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một thuật ngữ có rất nhiều quan niệm định nghĩa
và cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Các khái niệm về sản phẩm
Trang 15du lịch rất đa dạng tùy theo các hướng tiếp cận khác nhau Sản phẩm du lịch
là một khái niệm rộng, là tổng thể các yếu tố hữu hình hoặc vô hình, kết hợp với nhau, tạo thành các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, làm thỏa mãn nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bới sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc
sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó [8, tr 31]
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch [Điều 4, chương 1, Luật Du lịch, 2005]
Có thể thấy rằng, sản phẩm du lịch luôn là mối quan tâm của không chỉ khách du lịch mà cả các nhà quản lý, kinh doanh và cộng đồng địa phương Nói tới sản phẩm du lịch là nói tới các dịch vụ (hoặc hàng hóa như đồ lưu niệm…) có thể đem bán cho du khách
Sản phẩm du lịch có nhiều hướng tiếp cận khác nhau và được hiểu ở nhiều phạm vi khác nhau:
Ở phạm vi điểm đến, sản phẩm du lịch được gắn liền với một điểm đến
cụ thể, đó là: biển, đảo, núi, sông, hồ, di tích, danh thắng, công trình, lễ hội, làng nghề… phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch
Ở phạm vi dịch vụ, sản phẩm du lịch được gắn liền với những dịch vụ
cụ thể, đó là những dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, các dịch vụ bổ sung khác…
Ở phạm vi của tour, sản phẩm du lịch được gắn liền với những sản phẩm cụ thể, đó là những chương trình du lịch, nhưng dịch vụ trọn gói hoặc từng phần bán ra phù hợp với nhu cầu của khách du lịch…
Như vậy, sản phẩm du lịch được hiểu là các tài nguyên du lịch và dịch
vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, là tổng thể những
Trang 16yếu tố có thể trông thấy hoặc không trông thấy được, do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ và thỏa mãn những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch 1.2 Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch biển đảo
1.2.1 Những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Cũng như tất cả các sản phẩm khác, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố kết hợp với nhau để đáp ứng cho thị trường, thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách Sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
- Tài nguyên thiên nhiên: khí hậu, cảnh quan, núi rừng, biển đảo, sông, suối, hồ, thác…
- Tài nguyên nhân văn, các di sản văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề…
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…
- Hệ thông phương tiện giao thông phục vụ du lịch: máy bay, tàu lửa,
xe ô tô, tàu thuyền…
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: hệ thống giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, y tế…
- Môi trường kinh tế và xã hội: giá cả liên quan đến du lịch, an toàn xã hội, trình độ dân trí, văn minh đô thị…
1.2.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch mang đặc tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được Các yếu tố nhìn thấy được, chủ yếu là: tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, đặc sản, hàng lưu niệm… Và các yếu tố không nhìn thấy được bao gồm: các dịch vụ du lịch; các yếu tố tâm lý…
Trang 17Sản phẩm du lịch mang tính đa dạng của các bên tham gia: thông thường, sản phẩm du lịch có nhiều yếu tố cấu thành như: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các loại dịch vụ…
Sản phẩm du lịch mang tính đặc thù: Sản phẩm du lịch không thể tồn kho; sản phẩm du lịch đồi hỏi phải có sự tham gia của du khách để tồn tại, là điều kiện cần thiết để thực hiện dịch vụ; tính không co giãn của cung so với cầu; sản phẩm du lịch không di chuyển đến thị trường tiêu thụ
1.2.3 Các yếu tốc tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch
Tài nguyên du lịch Quá trình tạo
- Giai đoạn đầu: động lực để du lịch là yếu tố cơ bản và tiên quyết để hình thành việc xây dựng các sản phẩm du lịch
- Cơ bản: Là giai đoạn cần có tài nguyên du lịch và tổ chức quản lý,
để xây dựng cấu trúc và khai thác đúng giá trị các tài nguyên hình thành nên những sản phẩm cần thiết
- Quá trình tạo dựng: yêu cầu cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, và dịch vụ có sẵn hoặc được tạo dựng lẫn phát triển hoạt động và kinh nghiệm Quá trình này mang lại kết quả là một bộ sản phẩm, có thể được hiểu là nguồn cung cấp sản phẩm của điểm du lịch
Trang 18- Truyền thông: một khi đã có nguồn cung cấp sản phẩm, những lợi ích thiết thực và về tinh thần phải được giới thiệu cho khán giả mục tiêu của điểm du lịch nhằm kích thích nhận thức, và tất yếu, mong muốn hướng đến tiêu thụ Việc tạo ra hình ảnh, bố trí mạnh mẽ và liền mạch, liên quan đến sản phẩn du lịch rất quan trọng để giới thiệu và quảng bá thành công điểm du lịch
để kích thích tiêu thụ sản phẩm tại điểm du lịch
- Kết quả: là sự tiêu thụ sản phẩm du lịch, từ đó đánh giá được mức
độ hài lòng của khacsh du lịch và có những điều chinrht hích hợp cho sự phát triển sản phẩm tiếp theo
Việc phát triển sản phẩm du lịch mới thường gặp phải nhiều khó khăn bởi vấn đề quyền lợi khác nhau giữa thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân
Do đó, trong hoàn cảnh này, cần có một tổ chức quản lý để xây dựng cấu trúc, phối hợp và đạt được sự nhất trí cần thiết giữa các thành phần kinh tế khác nhau để đảm bảo sự phát triển sản phẩm du lịch
Quảng bá sức phát triển của sản phẩm du lịch mới dựa trên tài nguyên
du lịch mang nhiều lợi ích, việc phát triển nguồn sản phẩm du lịch đa dạng vô cùng quan trọng để đảm bảo một sự đa dạng hóa và phân biệt lâu dài cho điểm du lịch Việc phát triển sản phẩm du lịch có thể hiểu là:
- Cải tạo và nâng cấp tài nguyên du lịch đã có: tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân tạo và các tài nguyên khác
- Nâng cao các công trình công cộng phục vụ du lịch và điểm du lịch, các tour du lịch, các hành trình du lịch…
- Đưa dân cư địa phương vào việc bảo tồn và duy trì tài sản du lịch Tăng tính tự tôn của dân cư địa phương, có ý thức gìn giữ môi trường du lịch
- Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân cư địa phương: các làng nghề truyền thống thủ công, các lễ hội, các sản phẩm và dịch vụ liên quan giúp củng cố hình ảnh chân thực của điểm du lịch
Trang 19- Tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển kinh doanh
1.2.4 Vai trò của các bên trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch 1.2.4.1 Nhà cung cấp
Sản phẩm du lịch muốn phát triển được thì phải có sự tham gia đầy đủ của các nhà cung cấp Bởi chính các nhà cung cấp bảo đảm cung ứng những yếu tố đầu vào để tạo thành dịch vụ du lịch hoàn chỉnh và làm tăng giá trị sử dụng của chúng để quảng bá cho khách du lịch với mức giá phù hợp yêu cầu, mức giá phải thấp hơn so với giá mà khách du lịch mua từng dịch vụ đơn lẻ gộp lại, tiết kiêm được thời gian, dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn sản phẩm phù hợp với đặc điểm tiêu đùng du lịch của họ
Nhà cung cấp (dịch vụ và hàng hoá) giữ một vai trò lớn trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch như sau:
Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển để thoả mãn nhu cầu đi lại của khách từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch (khu du lịch) tại nơi đến và ngược lại Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển bao gồm: vận chuyển hàng không,vận chuyển đường sắt,vận chuyển đường bộ,vận chuyển đường thuỷ Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú bao gồm các thể loại (khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, làng du lịch,…) nhằm thoả mãn nhu cầu lưu trú của khách trong thời gian đi du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ lưu ăn uống như (nhà hàng, cửa hàng đặc sản…) phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách
và các loại dịch vụ khác như: quầy bar, phòng hội họp, cửa hàng lưu niệm Các nhà cung cấp dịch vụ tham quan,vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe… tại các điểm du lịch, khu du lịch, các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, thể thao, hàng thủ công mỹ nghệ nhằm để thoả mãn nhu cầu đặc trưng trong tiêu dùng du lịch, nhu cầu cảm thụ các giá trị thẩm mỹ của khách ở nơi đến du lịch
Trang 20Ngoài ra còn có các nhà cung cấp dịch vụ mang tính chất chung cho tất
cả các hoạt động kinh tế xã hội như là: các nhà cung cấp dịch vụ bưu điện và bưu chính viễn thông; các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm… cũng góp phần phục vụ nhu cầu đa dạng và bổ sung vào các dịch vụ chính
1.2.4.2 Khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Khách du dịch đóng một vai trò rất lớn vào quá trình phát triển sản phẩm du lịch, từ đó tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhằm phụ vụ nhu cầu của khách du lịch về tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, học tập, nghiên cứu…
Khách du lịch bao gồm hai đối tượng là: khách du lịch nội địa và khách
du lịch quốc tế, họ có những nhu cầu, sở thích và khả năng thanh toán cũng khác nhau Từ đó góp phần vào việc định hướng phát triển cho sản phẩm du lịch đa dạng hơn, phù hợp với từng đối tượng khách du lịch khác nhau
Khách du lịch nội địa là thị trường có tiềm năng khai thác rất lớn, là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch trong nước tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên hơn
Khách du lịch quốc tế trong thời gian gần đây là các thị trường Châu
Âu và Bắc Mỹ vẫn là thị trường gửi khách nhiều nhất Bên cạnh đó thị trường khách Châu Á - Thái Bình Dương cũng là một thị trường đầy tiềm năng của
du lịch biển đảo, và đặc biệt lượng du khách đến từ các nước đang phát triển tăng mạnh hơn, đặc biệt các vùng Đông Bắc và Đông Nam Á, Đông và Trung
Âu, Trung Đông, Nam Phi và Nam Mỹ…
Với điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay thì du lịch không phải là nhu cầu đặc biệt mà là xu hướng gia tăng của toàn cầu Người đi du lịch
Trang 21không chỉ đi thăm quan giải trí, mua sắm mà họ còn đi du lịch để tìm hiểu văn hoá lịch sử, nghiên cứu thị trường, hợp tác kinh tế, do vậy du lịch đã phát triển rộng Với chính sách mở cửa đầu tư và phát triển kinh tế- xã hội- du lịch phù hợp với điều kiện hiện có sẽ thu hút khách du lịch ngày càng tăng Hơn nữa, dù du lịch chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, chính trị nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn hiện nay được du khách lựa chọn
1.2.4.3 Cơ quan quản lý du lịch địa phương
Quá trình tham gia của cơ quan quán lý du lịch địa phương nhằm tạo điều kiến phát triển đa dạng các loại hình du lịch phù hợp với lợi thế tài nguyên du lịch, thúc đẩy hình thành và phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch …
Ngoài ra, cơ quan quản lý du lịch địa phương chủ động đề xuất những chiến lược để thu hút đầu tư phát triển các dự án lớn về du lịch, hình thành các hệ thống các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí sân golf… cao cấp ở khu vực đô thị lớn và những khu vực có tài nguyên thuận lợi
Bên cạnh đó, cần chỉ đạo phát triển các ngành dịch vụ khác và công nghiệp phụ trợ cho du lịch (phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất hàng thủ công – mỹ nghệ; đào tạo ngành nghề, quản lý khách sạn; dịch vụ mua sắm, ăn uống; tài chính – ngân hàng; viễn thông, công nghệ thông tin; văn hóa; vận chuyển hàng không, hàng hải… ), đẩy mạnh phát triển công nghiệp sạch theo quy hoạch và phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với du lịch
Tổ chức liên kết chặt chẽ với các địa phương khác, với các vùng trọng điểm kinh tế để khai thác các tuyến du lịch mới, tạo ra các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn Tạo những điều kiện để hội nhập quốc tế, liên kết với các nước
để mở rộng thị trường quốc tế… góp phần vào việc nâng cao và hoàn thiện sản phẩm du lịch biển đảo ngày càng đa dạng, chất lượng
Trang 221.2.5 Các điều kiện phát triển du lịch biển đảo
Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đang phát triển ở những nơi có tài nguyên về biển đảo, đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành
du lịch, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch Không chỉ vậy, du lịch biển đảo còn góp phần giúp tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân ven biển, bảo vệ phát triển môi trường bền vững
Du lịch biển đảo hiện đang chiếm tỉ trọng lớn hoạt động của ngành du lịch Để du lịch phát triển nhanh và bền vững, cần phải xác định du lịch biển đảo là bước đột phá để phát triển kinh tế biển và là một trong những định hướng quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như bảo vệ chủ quyền quốc gia Để xây dựng các sản phẩm du lịch biển đảo, cần phải có những điều kiện cụ thể: Điều kiện cung (để xây dựng sản phẩm phù hợp với điều kiện tài nguyên), điều kiện cầu (để xây dựng những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch)
1.2.5.1 Điều kiện cung
Để xây dựng những sản phẩm du lịch biển đảo phù hợp với điều kiện tài nguyên và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, ngoài những yếu tố
về hệ thống dịch vụ du lịch cần phải dựa vào yếu tố chính là tài nguyên du lịch biển đảo Đây là yếu tố tiên quyết để hình thành nên những sản phẩm du
lịch biển đảo đặc trưng của từng vùng miền
- Tài nguyên du lịch biển đảo:
Điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, lịch sử, văn hoá đã tạo nên tiềm năng du lịch biển đảo phong phú, đa dạng bao gồm cả tài nguyên du lịch biển đảo tự nhiên và tài nguyên văn hóa biển đảo Những nơi có điều kiện thuận lời với bờ biển dài và sạch, nhiều đảo và quần đảo, vịnh biển đẹp, các hang động tuyệt đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều nét văn hóa đặc trưng, nhiều làng nghề, lễ hội miền biển đặc sắc… là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo
Trang 23Trong các vùng biển đảo, bên cạnh tiềm năng lớn về hải sản, rong biển, khoáng sản, dầu mỏ, còn có nhiều vũng, vịnh, hang động trên đảo, bãi tắm…tạo ra những nét đặc trưng riêng, thu hút khách du lịch thích khám phá đại dương, tham quan, học tập và tìm hiểu hiểu… đó là điều kiện thuận lợi
để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch biển, đảo
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường
Bên cạnh tài nguyên du lịch biển đảo, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
kỹ thuật, dịch vụ, môi trường… đã góp phần vào việc hoàn thiện những sản phẩm du lịch biển đảo phong phú, tạo nên sự an toàn và hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ khách du lịch về nhu cầu du lịch biển đảo
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện của hệ thống mạng lưới giao thông như: đường bộ (quốc lộ chính, đường đẹp ven biển, cửa khẩu), đường sắt, đường hàng không (các sân bay quốc tế lớn), đặc biệt là đường thủy (những cảng biển lớn)… và quá trình đầu tư và sự phát triển của các đô thị ven biển, đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển đảo
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện nay như hệ thống cơ sở lưu trú ven biển (khách sạn, khu nghỉ dưỡng) cũng được đầu tư phát triển, các cơ sở lưu trú vùng biền đảo không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, vùng ven biển chủ yếu tập trung các khu nghỉ dưỡng quốc tế tiêu chuẩn cao cấp, các nhà hàng phục vụ ăn uống đa dạng với nhiều loại hình ẩm thực đặc trưng vùng biển đảo phong phú và chất lượng (chủ yếu là nhà hàng hải sản), các khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế với nhiều hình thức vui chơi giải trí trên cạn, trên mặt nước, dưới nước, trong lòng biển ngày càng đa dạng hơn… đó là những động lực để thúc đẩy phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch biển đảo
Hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, cơ sở y tế và các cơ sở vật chất khác cũng được đầu tư và nâng cấp nhằm giúp cho du lịch biển đảo có những điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển…
Trang 24- Giá cả dịch vụ du lịch:
Giá cả cũng giữ một vai trò thiết yếu trong kinh doanh du lịch và quyết định vòng đời của sản phẩm du lịch Dù trong nền kinh tế phát triển của thế giới cạnh tranh về giá cũng đã nhường chỗ cho cạnh tranh về chất lượng, nhưng các quyết định về giá là quan trọng cho việc xác định giá trị cho khách hàng và giữ vai trò trong việc tạo dựng một hình ảnh của dịch vụ
và cũng bởi vì việc định giá thu hút doanh lợi trong kinh doanh Việc áp dụng chính sách về giá trong các cơ sở kinh doanh du lịch, đưa đến cho cơ
sở những điều kiện mới, những nhân tố mới để mở rộng sản phẩm du lịch của mình
Việc hình thành giá cả của sản phẩm du lịch chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước; những yêu cầu bắt buộc về thị trường du lịch; đặc tính của tài nguyên du lịch; chất lượng sản phẩm du lịch; cơ cấu chi phí của sản phẩm; sự tác động của các chính sách khác trong marketing… Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm du lịch còn chịu sự tác động của yếu tố bắt buộc về thị trường đó là quan hệ cung – cầu, mức độ cạnh tranh trên thị trường, hai yếu tố này sẽ điều chỉnh mức giá trên thị trường Đó
là mức giá để lựa chọn xác định chính sách giá cho phù hợp
- Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực để phát triển du lịch biển đảo là lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Lao động trực tiếp là số lao động làm trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí
và các cơ sở dịch vụ khác Lao động gián tiếp là lao động có liên quan đến ngành du lịch Với mục đích tạo ra nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao trong hoạt động du lịch, cần khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ; thu hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong và ngoài nước phục vụ cho đào tạo du lịch biển đảo; tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, chương
Trang 25trình đào tạo; đẩy mạnh thẩm định, công nhận kỹ năng; tạo điều kiện di chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp; hình thành mã ngành đào tạo du lịch ở các cấp đào tạo; sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực
- Chính sách quản lý, quảng bá, xúc tiến du lịch biển đảo:
Chính sách phát triển du lịch biển đảo cần phải đầu tư tập trung cho các khu du lịch biển đảo trọng điểm quốc gia có sức cạnh tranh cao trong khu vực
và quốc tế, đặc biệt ưu tiên những vùng có thế mạnh về tài nguyên biển đảo, với những ưu đãi bằng các công cụ tài chính, thu hút nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trực tiếp của nhà nước về cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm…
Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển đảo đặc trưng vùng, quốc gia có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế: tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm; khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng, thương hiệu quốc gia, sản phẩm đặc trưng; liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái
và những tài nguyên du lịch nổi bật của vùng, quốc gia
Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch biển đảo: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch…
Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: tăng cường nghiên cứu thị trường, phân đoạn các thị trường mục tiêu; hỗ trợ về tài chính đối với thị trường trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực trong và ngoài nước cho xúc tiến quảng bá tại thị trường trọng điểm; quảng bá những thương hiệu mạnh theo phân đoạn thị trường trọng điểm; hình thành các kênh quảng bá toàn cầu đối với những thị trường trọng điểm (văn phòng đại điện
du lịch, thông tin đại chúng toàn cầu); chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm
Trang 26Chính sách phát triển du lịch biển đảo cộng đồng: Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch sinh thái biển đảo,
du lịch làng quê biển đảo, làng nghề truyền thống; tăng cường năng lực tham gia của động đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân (homestay); tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộng đồng; hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng biển đảo
1.2.5.2 Điều kiện cầu
Thành phần khách cũng rất phong phú, bao gồm khách quốc tế và
khách nội địa Họ có những đặc điểm khác nhau về nghề nghiệp, nơi ở, mục đích, quan tâm đến các sản phẩm du lịch biển đảo cũng khác nhau… Từ đó hình thành nên những nhu cầu khác nhau về dịch vụ du lịch Vì vậy, chúng ta phải xây dựng và hoàn thiện những sản phẩm du lịch biển đảo dựa trên các yếu tố về nhu cầu, sở thích và khả năng thanh toán của khách du lịch
- Nhu cầu, sở thích của khách du lịch:
Trong những năm gần đây, du lịch biển đảo đã thu hút số lượng khách
du lịch rất lớn, chiếm tỉ trọng lớn trong ngành du lịch nói chung Nguyên nhân chính là do: nhu cầu sử dụng sản phẩm du lịch biển đảo của khách du lịch rất cao, các khu du lịch biển đảo biển đảo cao cấp có sức hấp dẫn khách nghỉ dưỡng theo mùa Các sản phẩm du lịch biển đào ngày càng phát triển, các khu nghỉ dưỡng cao cấp được đầu tư nhiều dịch vụ phong phú, chất lượng
và mới lạ, các công trình vui chơi giải trí vùng ven biển được đầu tư lớn với các khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế với các trò chơi giả trí phù hợp với mọi đối tượng khách du lịch Đặc biệt các hoạt động văn hóa như lễ hội, làng nghề miền biển đảo mang một sắc màu đặc trưng riêng vô cùng phong phú tạo nên sức hút lớn cho du khách
Trang 27Du lịch biển đảo thu hút khách du lịch quanh năm, đặc biệt vào mùa hè, các tháng 7, tháng 8, tháng 9 trong năm (mùa nghỉ đông của các nước Châu
Âu, nên khách du lịch thường đến những vùng biển nhiệt đới để tránh đông) Khách du lịch đến các vùng biển đảo theo nhiều loại hình du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch thể thao biển đảo, du lịch lặn ngắm san hô, du lịch văn hóa vùng biển đảo, du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tàu biển, du lịch nghiên cứu hệ sinh thái biển đảo… Bên cạnh đó, khách du lịch còn kết hợp đi
du lịch với đầu tư, kinh doanh và phát triển kinh tế tại các vùng ven biển…
- Khả năng thanh toán của khách du lịch:
Những sản phẩm du lịch biển đảo được đầu tư với sự đa dạng về loại hình, phong phú về hoạt động, chất lượng dịch vụ luôn hoàn thiện và được nâng cao… sẽ là những yếu tố quan trọng để tăng thời gian lưu trú của khách
du lịch cũng như tăng khả năng thanh toán của khách trong quá trình du lịch đến các vùng biển đảo
Khả năng thanh toán phụ thuộc vào từng đối tượng khách du lịch như:
độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính và nguồn gốc của khách du lịch… Mỗi một khách du lịch có nhu cầu chi tiêu khác nhau, nhưng đến các vùng biển đảo thì những sản phẩm được khách du lịch thường xuyên lựa chọn là những dịch vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng biển đảo, vui chơi giải trí vùng biển đảo, những mặt hàng lưu niệm từ biển đảo, những sản phẩm mang đặc trưng riêng của biển đảo, đặc sản ẩm thực vùng biển đảo cũng là những sản phẩm thu hút khách du lịch chi tiêu nhiều nhất khi đến các vùng biển đảo
Trang 28tham gia vào các sản phẩm đó Vì vậy, những sản phẩm du lịch biển đảo được chia thành từng nhóm sản sản phẩm sau:
1.2.6.1 Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo
Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo là một sản phẩm du lịch được hình thành dựa trên các tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho khách du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch về nghĩ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, tham quan… tại các vùng biển đảo
Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo là những hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng nhằm khôi phục lại sức khỏe của con người, tận dụng bầu không khí trong lành, khí hậu dễ chịu và phong cảnh đẹp trên các bãi tắm đẹp, các hòn đảo xinh đẹp trên các vịnh biển… sẽ làm cho du khách cảm thấy thoải mái, thư giãn và phục hồi sức khoẻ sau một thời gian làm việc căng thẳng Địa điểm yêu thích với du khách thường là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, phong cảnh đẹp ven biển và trên đảo
Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo là một trong những hoạt động phổ biến rộng rãi trên các vùng có tài nguyên về biển đảo và cũng là một trong những sản phẩm chủ đạo của du lịch biển đảo hiện nay
Để phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, cần phải có những khu nghỉ dưỡng được đầu tư hoàn thiện, hệ thống bãi tắm được quy hoạch an toàn,
có những bãi cát đẹp, bãi biển sạch, hệ thống tắm nước ngọt phục vụ khách du lịch sau khi tắm biển, cơ sở vật chất tiện nghi như: nơi thư giãn, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí… đáp ứng và phục vụ nhu cầu khách du lịch
1.2.6.2 Du lịch văn hóa vùng biển đảo
Du lịch văn hóa biển đảo là một sản phẩm du lịch được hình thành dựa trên các tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho khách du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch về nhu cầu tìm hiểu, tham quan, vui chơi giải trí qua các hoạt động như: lễ hội, tìm hiểu các
Trang 29nền văn hóa, di tích lịch sử, ẩm thực, làng nghề, phong tục tập quán… tại các vùng biển đảo
Văn hóa vùng biển đảo được hiểu là hệ thống các giá trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình tồn tại gắn bó với biển (bao gồm những di sản văn hóa hữu thể và di sản văn hóa phi vật thể) Văn hóa vùng biển đảo phản ánh những giá trị được đúc rút từ các hoạt động sản xuất gắn liền với biển, có đóng góp quan trọng đối với kinh tế - xã hội, được truyền từ đời này sang đời khác Từ đó tạo ra những sản phẩm du lịch để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch có nhu cầu đến các vùng biển đảo
Văn hóa vùng biển đảo có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng thương hiệu và phát triển du lịch biển Những di tích lịch sử, công trình kiến trúc, tập quán, nghi thức, lễ hội, cách thức ứng xử của cộng đồng, phong cách
ẩm thực, quy trình công nghệ làm nghề truyền thống là một trong những nhiên liệu đầu vào quan trọng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ du lịch biển.Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phát huy những giá trị tích cực của văn hóa vùng biển đảo sẽ tạo những điểm nhấn, những dấu ấn đậm nét, những giá trị to lớn đối với việc xây dựng thương hiệu và phát triển du lịch biển Di sản văn hóa vùng biển đảo tạo ra môi trường cho du lịch biển phát triển, là yếu tố quan trọng trong việc xác định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch vùng biển đảo nhất định Nó là nền tảng để du lịch biển tạo
ra những sản phẩm đặc trưng, độc đáo, hấp dẫn, quyến rũ đối với du khách
Dựa trên tính đa dạng, phong phú của các di tích và di sản, của những nền văn minh xa xưa và của các dân tộc tạo ra sức hấp dẫn độc đáo trên các vùng biển đảo và trên những mối quan tâm của khách du lịch có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng phục vụ khách Những nền văn hoá khác nhau vùng ven biển thu hút các khách du lịch có khả năng chi tiêu Các sản phẩm du lịch có thể được xây dựng quanh năm Các điểm di tích lịch sử biển đảo có thể gắn trong các sản phẩm du lịch chuyên đề…
Trang 30Để phục vụ cho du lịch văn hóa vùng biển đảo, những địa phương ven biển đảo phải có những nền văn hóa lâu đời, những hoạt động văn hóa phong phú, và có những nét đặc trưng riêng để thu hút khách du lịch, những lễ hội mang đậm sắc màu miền biển đảo, những làng nghề truyền thống đặc trưng của biển đảo, những người dân hiền hòa, mến khách.… để đáp ứng và phục
vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu văn hóa của khách du lịch
1.2.6.3 Du lịch sinh thái biển đảo
Du lịch sinh thái biển đảo là sản phẩm du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa vùng biển đảo gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho
nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương Du lịch sinh thái biển đảo là hoạt động nhằm thỏa mãn du khách
về tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa vùng biển đảo Du lịch sinh thái biển đưa du khách đến tìm hiểu, tham quan những khu vực đảo núi, vịnh, vụng áng hoang sơ, các bãi biển, các vùng biển có dải san hô ngầm
quí hiếm Địa điểm tổ chức thường là vùng biển đảo tương đối hoang sơ, có
phong cảnh đẹp, văn hóa biển đảo bản địa gần như được bảo tồn nguyên vẹn: như các bãi biển, các vũng, vịnh, các đảo, các khu dự trữ sinh quyển…
1.2.6.4 Du lịch lặn biển ngắm san hô
Du lịch lặn biển ngắm san hô là một sản phẩm du lịch được hình thành dựa trên các tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho khách du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch về lặn ngắm san hô, lặn biển, tắm biển, vui chơi giải trí, tham quan, học tập và khám
phá đại dương… tại các vùng biển đảo
Du lịch lặn biển ngắm san hô là một trong những sản phẩm du lịch
“hạng sang” của loại hình du lịch biển đảo hiện nay Lặn ngắm san hô là du khách được lựa chọn ở những vùng biển đảo thuận lợi, có mực nước sâu, trong xanh và rất sạch sẽ với môi trường biển đảo tốt để lặn biển khám phá
Trang 31đại dương và tận mắt ngắm những rạn san hô lộng lẫy, những hệ sinh vật biển phong phú và đa dạng
Du lịch lặn biển ngắm san hô có hai hoạt động chính là:
Ngắm san hô: khách du lịch tham gia loại hình này tại những khu vực vịnh biển an toàn, độ sâu từ 1,0m đến 1,5m, có thể ngắm san hô qua phương tiện như tàu đáy kính, những phương tiện chuyên dụng, hoặc bơi ngắm san hô
ở những khu vực nước cạn, có những rạn san hô gần bờ biển
Lặn biển ngắm san hô: khách du lịch tham gia loại hình này cần phải có những trang thiết bị chuyên dụng (bình dưỡng khi, kính lặn, ống thở, trang phục…) để lặn sâu xuống lòng biển và khám phá đại dương với những rạn san
hô cùng hệ sinh vật biển phong phú
Để phục vụ cho du lịch lặn biển ngắm san hô, các vùng biển đảo cần phải có những hệ thống biển đảo thuận lợi với những rạn san hô đa dạng, an toàn, hệ sinh vật biển phong phú… nơi có những vùng biển trong xanh, cơ sở vật chất kỹ thuật tiện nghi như: tàu, thuyền, trang thiết bị chuyên dụng, huấn luyện viên… đáp ứng và phục vụ nhu cầu ngắm san hô của khách du lịch
1.2.6.5 Du lịch thể thao biển đảo
Du lịch thể thao biển đảo là một sản phẩm du lịch được hình thành dựa trên các tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho khách du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch về nhu cầu thể thao trên biển, vui chơi giải trí như: bóng chuyền bãi biển, kéo dù, lướt ván,
chèo thuyền kaya, vận động biển… tại các vùng biển đảo
Du lịch thể thao biển đảo có các hoạt động chính là:
Hoạt động thể thao giải trí trên biển liên quan đến các hoạt động thể thao
sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau bờ biển, vịnh biển, đảo Vài môn thể thao biển phổ biến nhất như là chèo thuyền, canoeing, câu cá, thuyền buồm, lặn và lặn khí tài, lướt sóng và ván buồm Các hoạt động trên biển yêu cầu phải có các
Trang 32phương tiện là thuyền máy, ca nô, dù lượn, thuyền buồm và các vật dụng cần thiết cho các dịch vụ giải trí khác,…
Hoạt động thể thao trên cạn tập trung vào khu vực bãi biển như các hoạt động biển, bóng đá, bóng chuyển, đi bộ, chạy bộ, thả diều… và các hoạt động vui chơi giải trí
Hoạt động trong lòng biển như: bơi lặn, lặn với ống thở, lặn khí tài và lướt sóng,… phải có những phương tiện hỗ trợ như bình oxy, trang phục lặn,thyền kaya, cô nô…
Du lịch thể thao biển đảo được xem là một hoạt động có lợi cho thể chất và tinh thần đó là thi đấu, giải trí hay vui vẻ và được sử dụng môi trường biển làm nền tảng, với mục đích phụ vụ cho khách du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu tham gia một số môn thể thao của du khách, mà các môn thể thao đó chỉ có thể có ở các vùng biển đảo
Để phục vụ cho du lịch thể thao biển đảo, các vùng biển đảo cần phải
có những bãi biển đẹp, an toàn, mực nước biển phù hợp với các hoạt động thể thao… cơ sở vật chất kỹ thuật tiện nghi như: ca nô, dù bay, thuyền kaya, trang thiết bị chuyên dụng, huấn luyện viên, lực lượng cứu hộ… đáp ứng và phục vụ nhu cầu thể thao biển đảo của khách du lịch
1.2.6.6 Các sản phẩm du lịch biển đảo khác
Bên cạnh các sản phẩm du lịch biển đảo trên, với nguồn tài nguyên du lịch biển đảo vô cùng phong phú, đa dạng còn tạo nên những sản phẩm du lịch biển đảo khác nhằm tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm du lịch và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Du lịch học tập nghiên cứu biển đảo là một hành trình kết hợp giữa học tập, nghiên cứu và du lịch tại vùng biển đảo của du khách Sản phẩm
du lịch này ngày càng phổ biến, do nhu cầu kết hợp lý luận và thực tiễn, học
đi đôi với hành Đặc biệt là sinh viên thuộc các ngành địa lý, lịch sử, văn hóa,
Trang 33môi trường… được tổ chức đi nghiên cứu thực địa Địa điểm đến là những nơi
có đối tượng phù hợp với nội dung học tập như vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, làng nghề… tại những khu vực biển đảo
Du lịch tàu biển là sản phẩm du lịch được dựa vào tàu du lịch hay tàu
du hành, dùng trên những chuyến du ngoạn, vừa để đưa khách đến những thắng cảnh, và vừa để khách hưởng ngoạn các dịch vụ và tiện nghi trên tàu Sản phẩm này phát triển ở những nới có những cảng biển lớn, đặc biệt có lợi thế về bờ biển với nhiều di tích thiên nhiên, di sản văn hóa…
Tiểu kết
Chương 1 của luận văn đã tổng quan các vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch biển đảo, các điều kiện xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo tại một địa phương, các nhân tố tác động đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch và vai trò của các bên tham gia trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch… Để có được các sản phẩm du lịch biển đảo tốt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch thì bên cạnh yếu tố tài nguyên du lịch tốt, cần phải có các yếu tố khác bổ sung để khai thác, đầu tư và phát triển hiệu quả sản phẩm du lịch biển đảo đó Đây cũng chính là cơ sở lý luận để tác giả vận dụng vào nghiên cứu các điều kiện thực tế về sản phẩm du lịch biển đảo góp phần tạo ra sản phẩm đặc trưng và thu hút khách du lịch trong thời gian tới của tỉnh Quảng Nam tại chương 2
Trang 34Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO
QUẢNG NAM 2.1 Thực trạng về du lịch Quảng Nam
Quảng Nam nằm trong tọa độ địa lý 108026’16” đến 108044’04” độ kinh đông và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ bắc Phía Bắc giáp thành phố
Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp nước Lào, phía đông là biển Đông
Với diện tích tự nhiên 10.406,83 km2, dân số khoảng 1,5 triệu người Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam, cách Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách TP Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam Với vị trí trung độ của cả nước, giao điểm giữa 2 vùng kiến tạo địa lý, giao thoa 2 miền khí hậu Bắc – Nam, địa hình da dạng với núi, trung du, đồng bằng ven biển cùng với những
ưu thế về bề dày lịch sử, văn hóa, con người, danh thắng Bên cạnh đo, Quảng Nam có nhiều điều kiện kinh tế thuận lợi trong quan hệ và giao lưu kinh tế với các địa phương trong cả nước cũng như với các nước láng giềng Hơn thế nữa, Quảng Nam còn là một trong số rất ít địa phương trong cả nước
có sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ, đồng thời là nơi triển khai mô hình Khu kinh tế mở đầu tiên trong cả nước với những chính sách ưu đãi đầu
tư hấp dẫn… đã tạo cho Quảng Nam tiềm năng lớn để phát triển du lịch
Với lợi thế về địa hình và những điều kiện tự nhiên, Quảng Nam có tài nguyên du lịch phong phú gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên
du lịch văn hóa Đây là cơ sở hình thành và xây dựng nhiều sản phẩm du lịch biển đảo phong phú đáp ứng ngày càng đa dạng các nhu cầu của khách hàng
Quảng Nam có 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, đó
là phố cổ Hội An (Thành phố Hội An) và khu Di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên) với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại Bên cạnh đó, trên
Trang 35260 di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, trong đó có 15 di tích xếp hạng quốc gia Bên cạnh đó, còn có kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương là những di tích ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa, Đại Việt…
Thiên nhiên còn ưu đãi và hào phóng dành cho Quảng Nam những tài nguyên tự nhiên, tài nguyên biển đảo vô cùng quý giá Đó là 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc (huyện Điện Bàn) đến Núi Thành (giáp vịnh Dung Quất) hoang sơ và sạch đẹp cùng với Hồ Phú Ninh, thủy điện Duy Sơn, khu rừng nguyên sinh phía Tây Quảng Nam, sông Trường Giang…
Bên cạnh đó, còn có quần đảo Cù Lao Chàm (thuộc Thành phố Hội An) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 5/2009 Ngoài ra còn có 15 hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi, cùng 10 hồ nước (với 6.000 ha mặt nước, khoảng 11.000 ha rừng xung quanh khu vực hồ và 40 đảo trong các hồ) trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng là một trong những tiềm năng lớn để phát triển du lịch Quảng Nam
Ven biển Duy Hải – Tam Tiến và ven sông Trường Giang, biển Rạng, ven biển Điện Ngọc – Cẩm An và ven sông Cổ Cò Khu du lịch này là điểm nối tiếp giữa hai trung tâm du lịch Hội An và Đà Nẵng có diện tích 1.800ha, Khu Kinh tế mở Chu Lai gần khu công nghiệp Dung Quất cũng được biết đến với những thắng cảnh Bàn Than, biển Rạng thích hợp với những loại hình tắm biển, lướt ván, câu cá Ngoài ra, đến Tam Kỳ còn có Hồ Phú Ninh là một danh thắng có cảnh quan hiền hòa, hệ động thực vật phong phú, có nguồn nước khoáng có thể khai thác dịch vụ tắm nước nóng hiệu quả
Quảng Nam là một trong những tỉnh, thành có chiều dài bờ biển lớn nhất ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, với nhiều bãi tắm sạch đẹp và thơ mộng nằm ở khu vực Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ, Núi Thành không bị ô nhiễm, độ dốc ít, cát mịn và độ mặn vừa phải, nước biển xanh và khí hậu biển rất lý tưởng cho việc phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng
Trang 36Giá trị văn hóa của Quảng Nam không chỉ tỏa sáng từ những công trình kiến trúc cổ mà còn được tạo nên bởi những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa trong các phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống trên quê hương nặng nghĩa tình này với nhiều loại hình hoạt động văn hóa như hát tuồng, hát đối, hô bài chòi, dân ca, hát hò khoan… và các quần thể kiến trúc khác đã tạo nên những điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu
Cùng với những tài nguyên và di sản đó, Quảng Nam còn có nhiều làng nghề sản xuất hoa màu, thủ công mỹ nghệ truyền thống cùng những vùng đồng ruộng, sông nước vẫn giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch làng nghề, làm đa dạng các loại hình du lịch, tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách
Ngoài ra, tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor cũng góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn của du lịch Quảng Nam
Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh ngành du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch biển đảo đặc trưng của vùng
Với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng này đã mang đến cho Quảng Nam những điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch Mặc dù tình hình chung về kinh tế xã hội còn khó khăn nhưng kinh doanh du lịch Quảng Nam đạt kết quả tích cực, tốc độ tăng lượng khách và doanh thu du lịch khá cao Trong năm 2013, tổng lượt khách tham quan đến Quảng Nam ước đạt 3,4 triệu (tăng 20,64 % so với cùng kỳ năm 2012), trong đó khách quốc tế ước đạt 1,65 triệu lượt khách (tăng 19,19 % so với cùng kỳ năm 2012), khách nội địa ước đạt 1,75 triệu lượt khách (tăng 22,04 % so với năm 2012); tổng doanh thu
du lịch ước đạt 1.800 tỷ đồng, thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 4.230 tỷ
Trang 37đồng Đó là những kết quả rất khả quan về sự phát triển du lịch Quảng Nam
và ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh
Trong những năm qua, du lịch Quảng Nam đã có bước tăng trưởng khá nhanh và ổn định Ngoài phát huy thế mạnh du lịch với 2 di sản văn hóa thế giới, trong năm qua, ngành du lịch Quảng Nam thường xuyên đẩy mạnh công tác quảng bá và liên kết du lịch, mở thêm nhiều tuyến, điểm du lịch mới nhằm
đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: tour du lịch biển, tổ chức đoàn tham quan tìm hiểu (Fam trip), nghề truyền thống và các lễ hội đêm rằm phố cổ, liên hoan cồng chiêng Nam Giang Chính những hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống này đã làm cho số khách du lịch tới Quảng Nam không ngừng tăng lên qua các năm
Nếu năm 2011 có 2,532 triệu lượt khách tham quan và lưu trú tại Quảng Nam, với tổng doanh thu là 1.500 tỷ đồng Thì trong năm 2012, Quảng Nam đón trên 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,7% so với năm
2011, thu nhập xã hội từ du lịch đạt trên 3,5 nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng thu nhập du lịch bình quân gần 30%/năm trong thời kỳ 2008- 2012, đóng góp khoảng 10% vào GDP của toàn tỉnh Trong 6 tháng đầu năm 2013, Quảng Nam đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 19, 58% so với cùng kỳ, thu nhập từ du lịch đạt 1.859 tỷ đồng, tăng 27.84% so với cùng kỳ năm trước
Bảng 2.1: Số lượng khách và doanh thu của du lịch Quảng Nam từ năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu người & tỷ đồng
Trang 38Quảng Nam được xem là trường hợp đặc biệt, ngay sau khi được công nhận 02 di sản thì lượng khách đến năm sau đó đã tăng lên rõ rệt và nhanh chóng kể cả khách nội địa và khách quốc tế Trong đó, điểm đến thu hút nhiều nhất là Hội An và Cù Lao Chàm, Cửa Đại Nguyên nhân là do sự xuất hiện của 2 di sản văn hóa thế giới, cùng với công tác quảng bá hình ảnh du lịch, việc đưa vào khai thác các điểm du lịch mới, việc tổ chức các sự kiện lớn đã làm gia tăng nhanh lượng khách du lịch
Thương hiệu du lịch Quảng Nam ngày càng được khẳng định vững chắc, góp phần hàng đầu trong thành công ấy phải kể đến Hội An nhờ giải quyết tốt vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; điều hòa lợi ích của cộng đồng với các bên tham gia hoạt động du lịch, xây dựng được môi trường du lịch văn minh Hội An góp phần tích cực vào việc định vị thương hiệu du lịch Quảng Nam Đặc biệt, Hội An đã được bình chọn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất Châu Á
Đáng chú ý là hiện nay, số lượng khách du lịch đến bằng đường biển, đường hàng không gia tăng Nguyên nhân chủ yếu là do các công ty lữ hành
đã khai thác hiệu quả các nguồn khách như Bắc Mỹ, Châu Âu, Hồng Kong, Trung Quốc …nhờ chú đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch địa phương như nâng cấp cảng Kỳ Hà, nâng cấp sân bay Chu Lai tương lai sẽ chở thành sân bay quốc tế
2.2 Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Quảng Nam là một trong số ít các tỉnh của Việt Nam có lợi thế rất lớn
về tài nguyên, tiềm năng phát triển du lịch vùng ven biển, bãi biển, không gian trên – dưới đáy biển và trên các đảo Với đường bờ biển dài gần 125km, chủ yếu là bãi cát trắng, phẳng, mịn, nắng chan hòa, có địa hình bờ bằng phẳng, độ sâu nhỏ, nước trong xanh, ít bị ô nhiễm; Cù Lao Chàm được công nhận là khu dữ trữ sinh quyển thế giới với nước biển trong xanh, giới sinh vật
Trang 39phong phú, đa dạng, không quá xa Hội An; khu vực này có sự kết hợp độc đáo, đa dạng của không gian du lịch sinh thái biển – sông nước; đặc biệt, dọc
bờ biển Quảng Nam có một không gian văn hóa dân gian đặc sắc, đa dạng, hấp dẫn: không gian văn hóa Hội An (di sản thế giới, các làng nghề truyền thống, các phong tục tập quán ), không gian văn hóa các làng quê, làng nghề vùng biển; không gian các lễ hội vùng biển như lễ hội cầu ngư, lễ hội làng nghề, lễ hội văn hóa vùng biển ; khu vực này cũng là nơi cung cấp chủ yếu các loại hải sản, nguồn ẩm thực biển hấp dẫn cho hệ thống các nhà hàng, khách sạn phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch
Với nhiều lợi thế để phát triển du lịch cùng với chính sách quản lý nhà nước về du lịch được thực hiện đảm bảo, nhiều sản phẩm du lịch tổ chức khai trương và đưa vào phục vụ khách du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch được đẩy mạnh và có hiệu quả hơn, các hoạt động hỗ trợ từ hợp tác quốc tế đã mang lại những tác động tích cực cho một số địa phương trong tỉnh, hoạt động liên kết
du lịch giữa Quảng Nam với các tỉnh, thành phố được mở rộng và đi vào chiều sâu Đặc biệt chính sách phát triển du lịch biển đảo được quan tâm đầu
tư phát triển để thu hút khách du lịch ngày càng nhiều hơn
2.2.1 Điều kiện cung
2.2.1.1 Tài nguyên du lịch biển đảo
Quảng Nam có tài nguyên du lịch biển đảo phong phú gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng nhiều sản phẩm du lịch biển đảo phong phú và kết hợp với nhiều loại hình du lịch độc đáo của địa phương: Du lịch sinh thái biển, du lịch ngắm san hô, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tìm hiểu văn hóa lịch
sử, du lịch thể thao biển kết hợp… đáp ứng ngày càng đa dạng các nhu cầu của khách hàng
Vùng ven biển với đặc thù của tài nguyên đã tạo nên các dạng địa hình
Trang 40phong phú như: Địa hình bóc mòn tổng hợp, địa hình karst, địa hình tích tụ xâm thực, địa hình bờ biển – bãi biển rất ý nghĩa cho phát triển du lịch biển đảo Địa hình bóc mòn tổng hợp được hình thành chủ yếu do tác động của sóng biển và gió, tạo thành các dạng cảnh quan độc đáo như Kỳ Hà, Bàn Than (huyện Núi Thành)… Địa hình tích tụ xâm thực do tác động đất liền – sông – biển: tạo nên các cồn cát như vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành, các gò đồi, các vịnh, đầm phá dọc bờ biển Địa hình bờ biển – bãi biển: được thành tạo do gió và sóng biển, tạo thành các bãi biển kéo dài theo mép nước bề rộng dao động từ 20 – 100m, cát mịn, trắng, không lẫn vò sò, xác sinh vật, có độ nghiêng thoải đều, rất thuận lợi cho hình thành các loại hình du lịch biển như Cửa Đại (Hội An), Hà My (Điện Bàn), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)…
Dọc bờ biển còn có nhiều loài bò sát và các thực vật đặc trưng như muống biển, phi lao Vùng nước lợ tiếp giáp sông biển có các thực vật như bần chua, ô rô, sú, vẹt…Bên cạnh đó là các hệ sinh thái ngập mặn ven biển rất giàu các loại thân mềm như sò, điệp, vẹm xanh, ngao…
Vùng biển Quảng Nam có khu vực bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng là Cù Lao Chàm, với 1.549 ha rừng tự nhiên và 6.716 ha mặt nước Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có diện tích 5.175 ha mặt nước Đây là nơi có độ đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái quan trọng như: rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển với nhiều giá trị nổi bật về đa dạng sinh học
Bên cạnh tài nguyên tự nhiên biển đảo, Quảng Nam cũng là là vùng đất có nguồn tài nguyên văn hoá biển đảo lâu đời và phong phú: Trên vùng đất này đã tìm thấy dấu tích văn hoá thời đại kim khí ở thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên Đó là nền văn hoá Sa Huỳnh, sau đó được người Chăm kế thừa và tạo ra nền văn hoá Chăm Pa Những công trình mà người Chăm để