Đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình (Trang 70)

5. Kết cấu luận văn

2.3.2. Đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình

2.3.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa

Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Giá trị của những di sản văn hoá: di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo tàng… là những đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho du lịch khai thác và sử dụng.

- Số lượng các tài nguyên du lịch văn hóa ở Quảng Bình không nhiều so với các địa phương lân cận.

69

Hiện tại, Quảng Bình có khoảng 150 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong khi đó các tỉnh lân cận như Thừa Thiên Huế có đến hơn 900 di sản, Hà Tĩnh là hơn 400 di sản.

- Các tài nguyên nhân văn Quảng Bình tập trung vào các di tích lịch sử, cách mạng và tâm linh.

Giá trị của nhóm các di tích lịch sử cách mạng này không nằm ở quy mô to lớn, kiến trúc cổ xưa mà chúng là nơi lưu giữ ký ức về hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, về tinh thần bất khuất và kiên cường của dân tộc Việt Nam

- Các tài nguyên nhân văn nổi bật ở Quảng Bình đã được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch trong đó nổi bật nhất là các điểm du lịch tâm linh như Hang tám Cô, Đền Liễu Hạnh công chúa, khu vực mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp…và các di tích lịch sử cách mạng trên đường Trường Sơn.

- Hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa mà Quảng Bình có nhiều lơi thế để xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử phục vụ du khách. Hiện nay, Quảng Bình đã tổ chức nhiều tuyến tham quan-du lịch đến các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh như các tuyến du lịch :Thành phố Đồng Hới (Quảng Bình Quan, Tượng Đài mẹ Suốt, Lũy Thầy…) - Đường 20 quyết thắng (Bến phà Xuân Sơn, Long Đại, khu tưởng niệm các liệt sĩ Trường Sơn..)

- Nhiều tài nguyên du lịch nhân văn ở Quảng Bình bị hạn chế về khả năng tiếp cận: Các điểm du lịch này nằm thường rải rác và nhiều điểm còn nằm ở các vị trí hiểm trở như trên đồi núi (đền liều hạnh, chùa non…), hay trong rừng. Với khả năng tiếp cận điểm du lịch không thuận lợi cùng sự tàn phá của thời gian, chiến tranh nên việc khai thác các tài nguyên này cho phát triển du lịch đòi hỏi phải có sự đầu tư khá lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và trùng tu di tích. Để kết nối giữa các tài nguyên du lịch trong

70

tỉnh, Quảng Bình đã đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông đến các di tích điều này đã giúp cho việc đi lại giữa các điểm tham quan của du khách dễ dàng, thuận lợi hơn trước rất nhiều.

- Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể ở Quảng Bình khá phong phú. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 30 lễ hội, 20 làng nghề với các nghề truyền thống như làm nón, mấy tre đan, rèn cùng nhiều hình thức nghệ thuật dân gian vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay. Đây là một nguồn tài nguyên gái trị có thể đưa vào khai thác.

-Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể chưa được khai thác nhiều và có nguy cơ mai một.

Hoạt động lễ hội ở Quảng Bình cũng chỉ mới được khai thác cho hoạt động du lịch trong thời gian gần đây nhưng việc khai thác lễ hội làm điểm đến cho khách du lịch đến tham quan và vui chơi còn khá nhiều bất cập. Đa số các công ty du lịch đưa du khách đến tham quan lễ hội như đi vui chơi tại một sự kiện văn hóa mà chưa giúp cho du khách những trải nghiệm, cảm nhận những giá trị truyền thống của lễ hội, của cộng đồng địa phương nơi diễn ra lễ hội.

Các làng nghề, nghề truyền thống hay các hình thức nghệ thuật khác ở Quảng Bình ngày nay đã bị mai một đi rất nhiều. Nguyên nhân là do quá trình gìn giữ và bảo tồn các làng nghề cũng như sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường. Do đó, hoạt động khai thác để phục vụ du lịch rất khó khăn . Hiện nay chỉ có làng nghề mây tre Thọ đơn, Làng làm nón Thổ Ngọa … được chọn làm điểm đến để phục vụ du khách.

Ngoài ra, Quảng Bình có các tài nguyên liên qua đến bản sắc của các dân tộc ít người như lễ hội đập trống Macoong, Lễ hội rằm tháng 3 Minh Hóa, hay các bản, làng nơi cư trú của các nhóm dân tộc Bru-Vân Kiếu, Chứt ..nếu biết cách khai thác các đặc trưng văn hóa tộc người vào phát triển du lịch thì những tài nguyên này có thể là yếu tố tạo ra tính dị biệt giữa sản phẩm du lịch

71

văn hóa Quảng Bình với các tỉnh thành khác. Sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình mới chỉ tập trung vào các di tích lịch sử, tâm linh mà chưa khai thác được các thế mạnh về di sản văn hóa phi vật thể, chính điều này phần nào làm giảm tính đa dạng, tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch..

- Cách thức khai thác các di tích lịch sử phục vụ du lịch còn đơn điệu, các di tích chưa được quy hoạch, kiểm kê định kỳ để xác định hiện trạng cũng như có kế hoạch gìn giữ, bảo tồn.

Nhiều di tích đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng mà nguyên nhân chính là quá trình tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên chưa rõ ràng, thiếu quy hoạch lâu dài.

Như vậy, Quảng Bình tuy không có số lượng tài nguyên du lịch văn hóa đồ sộ như các tỉnh thành khác nhưng Quảng Bình lại có thế mạnh đặc biệt về các di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng tâm linh và bản sắc văn hóa của các dân tộc ít người. Hiện nay, việc khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa Quảng Bình còn nhiều bất cập ở cách thức khai thác, chính sách bảo vệ, bảo tồn tài nguyên chính vì vậy chưa phát huy hết giá trị của các tài nguyên du lịch văn hóa và đảm bảo tính bền vững cho các sản phẩm du lịch văn hóa.

2.3.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Do đặc điểm phân bố của các tài nguyên du lịch văn hóa nên trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch văn hóa có sự hòa nhập giữa sản phẩm du lịch văn hóa với sản phẩm của các loại hình du lịch khác. Bên cạnh các điểm du lịch văn hóa chuyên biệt, tại một số điểm có sự trùng lắp với điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... Ngoài ra, khi phát triển sản phẩm du lịch văn hóa cũng cần phải sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, dịch vụ, hệ thống chính sách quản lý chung của ngành du lịch, các điều kiện này cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa.

72

Cơ sở hạ tầng: Quảng Bình là tỉnh có hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ

du lịch tương đối hoàn thiện, đầy đủ các cơ sở cần thiết để phát triển du lịch, gồm: hệ thống giao thông đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường bộ cùng hệ thống điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước .

- Hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm khá đồng bộ và thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

Điện lưới, thông tin liên lạc đã được phủ rộng trên 100% số xã phường nơi có các điểm du lịch văn hóa, các tuyến đường nối Đồng Hới-Phong Nha, Đồng Hới- Vũng Chùa đều được rải nhựa, mở rộng thành đường 2 chiều với chiều rộng 36m, năm 2014 sân bay Đồng Hới được hãng hàng không Vietjet khai thác thêm các chuyến bay tăng tần suất chuyến bay đi Hà Nội, Sài Gòn từ 3 chuyến /tuần lên 8 chuyến/tuần…

- Việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng được xem là chính sách ưu tiên của tỉnh, hàng năm tỉnh Quảng Bình dành hơn 70.000 tỷ đồng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng chung.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

- Những năm gần đây có sự phát triển bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.

Tỉnh đã có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ với các cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành, vui chơi giải trí và phương tiện vận chuyển phục vụ cho nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Quy mô và tiện nghi của các cơ sở này ngày một nâng cao, ngày càng nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng được công nhận đạt tiêu chuẩn trên 3 sao.

“Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển du lịch. Dù tỉnh có tài nguyên du lịch đẹp đến đâu, độc đáo đến đâu nhưng nếu không có đủ xe đưa khách tới điểm tham quan, không đủ chỗ cho khách

73

du lịch ăn nghỉ…thì những tài nguyên đó mãi mãi là những “mỏ vàng” bị

giấu trong lòng đất” (phỏng vấnÔng Nguyễn Văn Kỳ- Phó Giám đốc sở VH-

TT-DL Quảng Bình )

- Sự phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật còn chậm và chưa theo kịp với sự phát triển ngành du lịch của tỉnh điển hình là tình trạng cháy phòng, và quá tải ở các nhà hàng, quán ăn vẫn diễn ra vào mùa cao điểm du lịch.

Số lượng các khách sạn hạng sao của Quảng Bình vẫn còn rất ít ỏi, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tỷ lệ các cơ sở kinh doanh lưu trú của tỉnh, năm 2013 chỉ chiếm 6% trong tổng số. Số cơ sở lưu trú tăng về số lượng nhưng chất lượng không được cải thiện nhiều. Hiện trên địa bàn tỉnh có 2 khách sạn 4 sao là Mường Thanh và khách sạn Sài Gòn, Quảng Bình. Đặc biệt tháng 9 năm 2014 khu du lịch Sun spa resort là cơ sở lưu trú đầu tiên được công nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao trên địa bàn tỉnh. Mặc dù các nhà nghỉ tư nhân mọc lên ngày càng nhiều, nhưng quy mô nhỏ, trang thiết bị và các dịch vụ chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, dẫn đến công suất sử dụng phòng thấp khoảng 60% (2013).

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Quảng Bình đã có sự phát triển nhưng sự phát triển này bị mất cân đối, phân bố chưa phù hợp.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển xa tài nguyên tập trung ở thành phố, trong khi ở điểm du lịch du khách khi muốn tìm chỗ để mua nhu yếu phẩm, đổi tiền, mua hàng lưu niệm…là rất khó.

“Các cơ sở kinh doanh lưu trú tập trung chủ yếu ở thành phố Đồng Hới, và khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng (Bố Trạch) nơi có tài nguyên du lịch biển và Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha-Kẻ Bàng. Ở một số huyện, thị xã trong tỉnh cũng có cơ sở lưu trú nhưng rải rác, nhỏ lẻ.

74

- Thiếu các cơ sở cao cấp phục vụ khách du lịch có thu nhập cao, khách du lịch quốc tế trong khi lại phát triển các cơ sở dịch vụ phục vụ bình dân, chất lượng thấp nên không hấp dẫn được nguồn khách du lịch có khả năng thanh toán cao.

Khách sạn, nhà hàng ở Quảng Bình tuy nhiều nhưng số đảm bảo chất lượng thật sự thì lại không nhiều. Thêm nữa các khách sạn nhà hàng này đa số chỉ đảm bảo phục vụ khách du lịch có thu nhập trung bình, khách du lịch quốc tế hay khách du lịch có thu nhập cao thì hiện nay chỉ có vài ba cơ sở là đủ tiêu chuẩn để phục vụ. Trong số các doanh nghiệp lữ hành, có 3 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và có doanh nghiệp chuyên phục vụ dòng khách du lịch mạo hiểm, khám phá hang động. Đa số các doanh nghiệp lữ hành còn lại ở quy mô nhỏ, năng lực phục vụ chưa thể hiện nhiều. Đa phần du khách đến Quảng Bình là thông qua các doanh nghiệp lữ hành ở Huế, Đà Nẵng, mà các doanh nghiệp này thường đưa khách ra đi ngay trong ngày theo tour tuyến định sẵn của họ.

- Thiếu các điểm vui chơi giải trí, nhiều năm nay các cơ sở này cũng không được đầu tư xây dựng và hoàn thiện.

Các cơ sở vui chơi giải trí ở Quảng Bình đều rất ít ỏi và đều có quy mô nhỏ, trang thiết bị và tiện nghi còn yếu. Cụ thể, Rạp chiếu phim chỉ có 50 ghế và 1 năm mới tổ chức được 2-3 suất chiếu vào dịp lễ, tết. Khu vực sân vận động và bể bơi tỉnh thì không được tu bổ thường xuyên nên xuống cấp trầm trọng và hầu như không có khách đến. Đặc biệt, tỉnh không có khu vui chơi, siêu thị lớn nào dành cho khách du lịch và người dân .

Tóm lại, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất Quảng Bình ngày càng phát triển, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, tuy nhiên, sự phát triển này còn mất cân đối, thiếu đồng bộ. Muốn phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở

75

vật chất kỹ thuật đúng hướng, các cấp lãnh đạo du lịch Quảng Bình cần có quá trình quy hoạch, định hướng và quản lý phù hợp hơn nữa để đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của khách du lịch.

Chính những hạn chế về mặt cơ sở vật chất góp phần làm cho sản phẩm

du lịch thiếu sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Đây là một trong những bài toán nan giải đối với du lịch tỉnh Quảng Bình- một tỉnh kinh tế còn nghèo

nhưng lại có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch.” ( Phỏng vấn Ông Huỳnh

Ngọc Hương - Giám đốc Công ty du lịch Phú Gia )

2.3.2.3. Dịch vụ

- Trong những năm qua, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch tỉnh Quảng Bình đã xây dựng được một hệ thống dịch vụ khá đa dạng với đầy đủ chủng loại từ dịch vụ chính đến các dịch vụ bổ sung.

Chẳng hạn, dịch vụ lưu trú ở Quảng Bình đã có đầy đủ các cơ sở lưu trú từ nhà nghỉ, khách sạn bình dân đến các khách sạn, resort đạt thiêu chuẩn 4 sao, 5 sao với đủ tất cả các hạng phòng, các mức giá khác nhau. Dịch vụ ăn uống cũng có nhiều loại , phong phú về thực đơn , mức giá cho du khách lựa chọn

Dịch vụ du lịch ở Quảng Bình bây giờ đa dạng, phong phú không thua kém dịch vụ ở các thành phố lớn trong khu vực. Khi du khách mua sản phẩm từ chúng tôi du khách muốn yêu cầu dịch vụ gì cũng có thể đáp ứng được. Chất lượng dịch vụ du lịch cũng đảm bảo hơn nhờ sự nâng cấp về cơ sở hạ tầng,y tế, giáo dục, chính sách quản lý giá cả …của các ban ngành ở địa

phương” ( Phỏng vấn Ông Huỳnh Ngọc Hương - Giám đốc Công ty du lịch

Phú Gia)

- Quá trình phục vụ chậm chạp, thiếu tính linh động ở nhiều dịch vụ như cung cấp thông tin, y tế, đổi tiền, lưu trú, ăn uống…chưa thỏa mãn được nhu cầu của du khách. Sự nối kết trong quá trình thực hiện dịch vụ giữa các bộ

76

phận trong một cơ sở, giữa các cơ sở dịch vụ với nhau còn rất rời rạc theo kiểu “mạnh ai nấy làm” nên hiệu quả của quá trình thực hiện dịch vụ không cao.

- Việc hoàn thiện, nâng cao quá trình phục vụ vẫn chưa được chú trọng, chẳng hạn có rất ít các cơ sở kinh doanh lữ hành, ăn uống, lưu trú…xin ý kiến phản hồi của khách hàng sau khi thưởng thức dịch vụ để hoàn thiên dịch vụ của cơ sở mình và có phương hướng thu hút du khách quay trở lại

- Đội ngũ nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên tại các điểm du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)