5. Kết cấu luận văn
3.2.1. Hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm du lịch văn hóa hiện có
Các sản phẩm du lịch văn hóa hiện đang được khai thác ở Quảng Bình như: du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch văn hóa biển đảo, du lịch làng quê…mỗi một sản phẩm đều có những đặc trưng riêng để thu hút du khách. Bên cạnh những việc đã làm được, sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình vẫn còn nhiều hạn chế như : thiếu thốn về có sở vật chất kỹ thuật và
93
nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa, các hoạt động truyền thông và xúc tiến…vì vậy, với mục đích nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa để thu hút nhiều du khách hơn, cần có các biện pháp chính để hoàn thiện và cải tiển sản phẩm du lịch văn hóa hiện có.
3.2.1.1. Giải pháp khai thác và giữ gìn tài nguyên du lịch văn hóa
- Giải pháp chung cho việc khai thác và giữ gìn các tài nguyên du lịch văn hóa là khai thác đi đôi với việc giữ gìn tính nguyên trạng của các di tích, bản sắc văn hóa của các làng quê, các lễ hội và tính tôn nghiêm của các tài nguyên du lịch tâm linh.
- Đối với các tài nguyên là các di tích lịch sử văn hóa cần thực hiện quá trình kiểm kê và lập hồ sơ về hiện trạng của các di tích đang khai thác để có hướng khai thác và bảo tồn thích hợp. Khi khai thác cần tính đến yếu tố sức chứa của các di tích cũng như cần có sự phối kết hợp giữa chính quyền địa phương dân cư và nhà cung cấp du lịch trong quá trình khai thác.
- Các tài nguyên du lịch là các đền, chùa, khu lăng mộ cần quan tâm quản lý chặt chẽ các hoạt động cầu, cúng…tránh tình trạng xô bồ, lộn xộn ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của các địa điểm này. Ngoài ra, cần quản lý hoạt động kinh doanh quanh khu vực tài nguyên như giữ xe, bán hàng.. tránh tình trạng chặt chém, giành giật, lấn chiếm không gian cho hoạt động kinh doanh. Ở các khu vực có số lượng du khách khá lớn như Đền Liễu Hạnh, Hang tám Cô…cần xây dựng hệ thống xử lý rác thải để bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh.
- Mặt khác, với các làng quê cần tập huấn cho cư dân địa phương trong khâu phục vụ du khách và giữ gìn bản sắc văn hóa vốn có của địa phương.
94
Khi xây dựng các cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ cần lưu ý không làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung của điểm du lịch.
- Quy định trách nhiệm của các công ty lữ hành, khách sạn, khu du lịch còn thể hiện ở chỗ hướng dẫn, nhắc nhở, giám sát, làm gương cho khách du lịch trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường cảnh quan, và sự tôn trọng với các sắc thái văn hóa địa phương nơi họ đến tham quan.
3.2.1.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ
- Giải pháp chung cần tiếp tục thực hiện dự án mở rộng quốc lộ 1A của chính phủ, dự án tuyến cao tốc Bắc Nam (một phần trùng với đường Hồ Chí Minh nhánh Đông). Xây dựng tuyến đường mới từ Đồng Hới đi cửa khẩu Cà roòng, sử dụng tuyến đường 20 Quyết Thắng và đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua vùng lõi của VQG Phong Nha- Kẻ Bàng là đường chuyên dụng phục vụ bảo vệ rừng và du lịch. Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp ga Đồng Hới, xây dựng mới tuyến đường sắt từ Hà Tĩnh qua Quảng Bình đến nước bạn Lào . Xây dựng tuyến đường sắt từ cảng Hòn La đến cụm công nghiệp Tiến - Châu - Văn hóa. Kiểm tra, giám sát tiến độ xây dựng cầu Nhật Lệ 2 từ Đồng Hới sang Bảo Ninh, đảm bảo việc thông cầu vào 2015.
- Các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử do khả năng tiếp cận khá khó khăn nên cần nhanh chóng nâng cấp các tuyến đường trọng yếu đến các di tích này như: xây dựng hoàn thiện đường vào khu vực lăng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp. Năm 2014 , mở rộng tuyến đường Đồng Hới đi Phong Nha , xây dựng công trình đường nối Quốc lộ 1A đến Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Đồng thời xây dựng các trạm dịch vụ dọc đường đi (bãi đỗ, bảo dưỡng xe kết hợp ăn uống, bán hàng lưu niệm, khu vệ sinh…) dọc trục đường quốc lộ 1A ra Đèo Ngang và khu vực đường mòn Hồ Chí Minh.
95
- Sản phẩm du lịch tâm linh cần quy hoạch xây dựng các cơ sở như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, khu bán đồ cúng lễ… cho phù hợp và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung. Ngoài ra, ở điểm du lịch quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp cần xây thêm nhà triển lãm về cuộc đồi và sự nghiệp của Đại tướng , hay ở khu vực các di tích lịch sử trên đường 20 cũng cần xây dựng một khu triển lãm hoặc bảo tàng chiến tranh để tăng tính trực quan, sinh động cho điểm đến.
- Sản phẩm du lịch văn hóa làng quê, văn hóa biển đảo cần xây dựng các nhà hàng phục vụ các món ăn đặc trưng của địa phương, các khu tái dựng lễ hội, trò chơi dân gian để phục vụ du khách …Xây dựng các cửa hàng bán đặc sản biển như mực khô, nước mắm…ở nhiều nơi thay vì chỉ tập trung ở khu vực Đồng Hới.
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa để đáp ứng trải nghiệm của du khách
Để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa cần nâng cao chất lượng của các yếu tố cấu thành sản phẩm cụ thể:
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách tốt hơn . Ví dụ ở khu vực mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay vì các trạm gác dưới đường lên khu mộ và hình thức kiểm tra thủ công nên xây dựng mở rộng bãi đỗ xe , đặt các máy kiểm tra kim loại ở các trạm gác, xây dựng chòi nghỉ cho du khách ở khu vực Vũng Chùa để du khách có thể nghỉ ngơi và ngắm cảnh.
- Tăng cường kêu gọi đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, trung tâm dịch vụ cao cấp. Cụ thể: xây dựng khu du lịch sinh thái Bảo Ninh với các nhà hàng, nhà nghỉ dạng Bungalow, khu phức hợp đa năng nghỉ dưỡng Đá Nhảy- Ba Trại gồm sân golf, khách sạn 4-5 sao và siêu thị mini…
96
- Đối với các khách sạn, nhà nghỉ quy mô nhỏ cần ra soát, giúp đỡ nâng cấp trang thiết bị, tiện nghi đảm bảo đáp ứng nhu cầu du khách. Xây dựng, nâng cấp các khách san 1-2 sao thành các khách sạn 4 sao với các hội trường quy mô lớn phục vụ cho loại hình du lịch MICE, cho khách quốc tế.
- Đầu tư xây dựng, phát triển các khu vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ trợ như bể bơi, trung tâm văn hóa, trung tâm thương mại, siêu thị…để kéo dài số ngày lưu trú và mức chi tiêu của du khách khi đến Quảng Bình.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh của lĩnh vực du lịch, xu hướng tâm lý khách cũng có những thay đổi rõ rệt, tác động đáng kể tới nhu cầu cụ thể cho chuyến đi du lịch của mình. Họ không chỉ thực hiện chuyến tham quan, trải nghiệm điểm đến du lịch một cách thụ động mà còn chủ động đóng vai trò là chủ thể sáng tạo trong các hoạt động du lịch. Điều này có nghĩa là khách du lịch luôn mong muốn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động mang tính sáng tạo, nhằm sinh động hóa thêm những trải nghiệm của mình tại nơi họ tới tham quan. Thông qua quá trình tương tác này, vô hình chung họ cũng đã góp phần đáng kể vào làm giàu thêm bản sắc của sản phẩm du lịch tại điểm đến. Với đặc điểm này, khi so sánh với các loại hình khác có thể thấy các sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể có ưu thế đặc biệt quan trọng và cần có các giải pháp nâng cao giá trị của các tài nguyên này như:
- Đầu tư phát triển có hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch, tạo ra các sản phẩm, hàng lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Quảng Bình như đồ mây tre đan, nón lá, mực khô, nước mắm…các sản phẩm này ngoài việc bày bán tại nơi sản xuất, cần được trưng bày, bán sản phẩm tại cách siêu thị, khách sạn.
- Tổ chức khai thác ẩm thực Quảng Bình phục vụ nhu cầu khách du lịch như: bánh Bèo, cháo Hàu, bánh Canh…đem các món ăn truyền thống phục
97
vụ trong các khách sạn, nhà hàng cao cấp của Quảng Bình để tạo ra sự mới mẻ cho du khách.
- Chọn lọc các nghi thức, tổ chức các trò chơi dân gian gắn với các sinh hoạt cộng đồng trong lễ hội truyền thống để khách du lịch có thể tham gia làm gia tăng tính hấp dẫn của các chương trình du lịch như trò chơi bài chòi, đu quay, hò đối đáp…
- Đối với các loại nghệ thuật truyền thống mà hiện nay việc khai thác đang gặp khó khăn, cần mở rộng biểu diễn không chỉ tại các nhà hát mà còn tại các tụ điểm công cộng.
- Thực hiện các chương trình giao lưu giữa khách du lịch với cư dân địa phương trong đó tổ chức biểu diễn văn nghệ, thưởng thức ẩm thực địa phương, chơi trò chơi….Xây dựng làng homestay du khách được sống, sinh hoạt với cộng động địa phương chỉ có như thế du khách mới có những trải nghiệm sâu sắc về phong tục, tập quán, đời sống của địa danh nơi họ đi qua.
- Phối hợp giữa sản phẩm du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể, giữa sản phẩm du lịch văn hóa và các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch biển….để chúng bổ trợ lẫn nhau và phục vụ đầy đủ nhu cầu của du khách.
3.2.1.4. Giải pháp về chính sách tuyên truyền và quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa
- Tăng cường xúc tiến, quảng bá về sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình thông qua các hội chợ du lịch, hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư, festival Huế, tuần du lịch văn hóa ở các tỉnh bạn..
- Tích cực tham gia các sự kiện xúc tiến của du lịch Việt Nam ở nước ngoài để đưa sản phẩm du lịch văn hóa tiếp cận với các thị trường khách Châu Âu, Mỹ, Úc…Đồng thời, chủ động tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư
98
tại các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay các nước lân cận Như Thái Lan, lào, Trung Quốc…
- Công khai và niêm yết các mức giá về các mặt hàng lưu niệm, vé vào khu tham quan, phí gửi xe…tại các điểm du lịch để du khách không phải lo lắng khi sử dụng dịch vụ
- Mở rộng hệ thống bán sản phẩm du lịch văn hóa tại các công ty lữ hành, các desk tour của khách sạn, các nhà hàng, khu nghỉ dưỡng…có những chính sách giảm giá, tặng kèm dịch vụ cho khách du lịch. Phát hành miễn phí các tờ rơi, tập gấp, VCD giới thiệu về du lịch văn hóa Quảng Bình để phát cho du khách.
- Đầu tư nâng cấp và tăng số lượng các trung tâm thông tin, đặt các trạm thông tin miễn phí cho du khách tại khu vực có nhiều điểm du lịch văn hóa để cung cấp thông tin cho du khách bất cứ khi nào họ cần.
- Cần có các chính sách ưu đãi với các đối tượng khách tiềm năng như cựu chiến binh, các nhà nghiên cứu văn hóa, học sinh, sinh viên... Với du khách là các học sinh, sinh viên qua đó góp phần truyền thông và giáo dục các em về lòng yêu nước và ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.