5. Kết cấu luận văn
3.2.2. Phát triển và mở rộng địa bàn các sản phẩm du lịch văn hóa mới
3.2.2.1. Phát triển và mở rộng địa bàn cho sản phẩm du lịch văn hóa làng quê, làng nghề
- Phát triển và mở rộng địa bàn các sản phẩm du lịch văn hóa này đến các địa bàn khác. Nhân rộng mô hình du lịch làng quê, du lịch cộng đồng như ở mô hình Bản Chày Lập. Phát triển mô hình này tại bản Cà Ròong, thuộc xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình…Bản Cà Ròong có nhiều lợi thế để phát triển du lịch làng quê, tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Ma Coong với lễ hội đập trống, phong tục, tập quán độc đáo. Ngoài ra,
99
bản có khung cảnh núi non thiên nhiên hùng vĩ, khả năng tiếp cận về giao thông hiện nay khá thuận lợi và có khả năng liên kết với các điểm du lịch thuộc khu vực Phong Nha.
-Phát triển du lịch làng nghề mây đan Thọ Đơn đây là nơi còn lưu giữ được nghề làm mây đan truyền thống với nhiều mặt hàng phong phú và chất lượng tốt. Có thể trở thành mặt hàng lưu niệm đặc trưng cho Quảng Bình. Cần có chính sách bảo tồn, gìn giữ nghề truyền thống, liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để tổ chức các tour tham quan cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm mây đan.
3.2.2.2. Phát triển và mở rộng địa bàn sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo
- Hiện nay, Quảng Bình mới chỉ phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo ở khu vực làng du lịch sinh thái Bảo Ninh, Biển Nhật Lệ. Cần phát triển và mở rộng địa bàn sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo đến khu vực Quang Phú. Phát triển xây dựng các dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp, các nhà hàng phục vụ đặc sản biển, các cửa hàng bán đồ lưuu niệm ở khu vực biển Quang Phú..Ngoài ra, đây là làng biển với lễ hội cầu ngư, lễ hội đua thuyền rất đặc trưng có thể phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu lễ hội của du khách. -Thực hiện các dịch vụ một ngày là ngư dân với việc trang bị các thuyền cho du khách thuê đi câu mực, câu cá…hoặc cho du khách tham gia vào các công đoạn đánh bắt, chế biến mực, cá khô….