5. Kết cấu luận văn
1.4.2. Các yêu cầu và nguyên tắc khi phát triển sản phẩm du lịch văn hóa
- Nguyên tắc thị trường: phải xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch và
tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa thích hợp . Đối với các thị trường khác nhau phải có chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với đặc điểm của thị trường đó.
Phải tính đến các tuyến điểm để hình thành trong tour du lịch văn hóa. Đảm bảo ba hiệu quả (kinh tế-xã hội-môi trường; bốn giá trị (thưởng thức - lịch sử - khoa học và thực tế); năm điều kiện (giao thông- có đường đi, kinh tế - có vốn đầu tư, tài nguyên nhân văn xã hội - cơ sở ban đầu để phát triển, khả thi- về điều kiện đầu tư, thị trường - có nguồn khách).
8 Trần Thúy Anh (Chủ biên), Giáo trình du lịch văn hóa: Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam.
35
- Nguyên tắc kinh tế: phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho người kinh doanh
du lịch văn hóa, cho người dân địa phương và cho ngân sách. Đặc biệt gắn với lợi ích kinh tế của người dân với lợi ích kinh tế có được từ du lịch văn hóa.
- Nguyên tắc bảo vệ: nguồn lực văn hóa là hữu hình nên phải vừa khai
thác vừa bảo vệ và làm giàu để khai thác được lâu dài. Cần tính đến khả năng về sức chứa và các giải pháp hạn chế sự mai một, hay thậm chí làm mất đi vốn văn hóa phục vụ du lịch văn hóa.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong hơn một thập niên trở lại đây, dấu ấn du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản đồ du lịch thế giới. Dấu ấn đó không chỉ được tạo nên bởi những thắng cảnh hùng vĩ, những bãi biển xanh trong, những loài động, thực vật quý hiếm…mà còn là kết tinh của nền văn hóa có bề dày hàng nghìn năm lịch sử và bản sắc văn hóa đa dạng của 54 dân tộc anh em. Chính nguồn nguyên liệu quý giá này đã tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, hấp dẫn, thu hút du khách từ bốn phương đến Việt Nam.
Chương 1 của đề tài này đóng vai trò xác định cơ sở lý luận, soi sáng cho những nội dung nối tiếp ở những chương sau, mang tính chất chỉ đường. Việc nghiên cứu về sơ sở lý luận của sản phẩm du lịch văn hóa, nhằm đưa ra “chìa khóa” để giải quyết hai nội dung then chốt của việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, đó là: Thứ nhất là phát huy tối đa tiềm năng du lịch văn hóa vốn có của tỉnh, thứ hai là thông qua du lịch góp phần gìn giữ và bảo tồn những di sản văn hóa nổi bật của địa phương. Mặt khác, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa không phải là công việc đơn giản mà nó gồm nhiều công đoạn, quá trình, liên quan đến hầu hết lĩnh vực ngành nghề trong xã hội. Do đó, để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa có hiệu quả, bền vững cần chú trọng các nguyên tắc thị trường, nguyên tắc kinh tế, nguyên tắc bảo vệ.
36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH