Kiến nghị với tỉnh Quảng Bình và Sở Văn hóa, Thể thao, và Du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình (Trang 104)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Kiến nghị với tỉnh Quảng Bình và Sở Văn hóa, Thể thao, và Du lịch

lịch Quảng Bình

- UBND tỉnh Quảng Bình cần chỉ đạo các ban, ngành thác giải pháp thực hiện các giải phát phát triển kinh tế gắn liền với phát triển du lịch. Tạo cơ chế thông thoáng và thuận lợi và thuận lợi cho các doanh nghiệp nhằm khuyến khích họ tham gia vào lĩnh vực du lịch; ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhằm khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động du lịch

- Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống đa dạng độc đáo của các địa phương trong tỉnh.

- Cần phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến 2020.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình cần quan tâm chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa hoạt động phát triển du lịch văn hóa tại các địa phương trong tỉnh cũng như hoạt động quản lý và khai thác tài nguyên du lịch văn

103

hóa, chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực, hướng dẫn địa phương cấp xã về cách thức tổ chức hoạt động du lịch.

- Quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa như vấn đề an ninh, vấn đề chất lượng sản phẩm, quản lý giá niêm yết, quản lý chất lượng khách và sự an toàn cho du khách

3.3.2. Kiến nghị với chính quyền địa phƣơng

- Chính quyền cần nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình quản lý; khuyến khích cộng đồng cư dân tham gia phát triển du lịch văn hóa, đồng thời luôn nhắc nhở cộng đồng thực hiện tốt chính sách pháp puật của Đảng và Nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và bảo tồn nền văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường và tài nguyên.

- Tích cực và sáng tạo trong vai trò làm chủ đối với phát triển du lịch tại địa phương mình, thực hiện theo phương châm “từ dưới lên”, có nghĩa là dựa vào sự am hiểu thấu đáo địa phương mình quản lý mà đưa ra các sáng kiến, các đề xuất phát triển sản phẩm du lịch văn hóa.

- Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho du khách; quản lý chặt chẽ số lượng du khách đến tham qua và số lượng khách lưu trú tại địa phương mình, điều tra sở thích và nhu cầu, mong muốn của từng thị trường khách để báo cáo tổng hợp lên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3.3.3. Kiến nghị với các công ty du lịch

- Chú ý xây dựng các sản phẩm du lịch trên cơ sở tài nguyên văn hóa, từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa để khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp mình.

- Tạo điều kiện để nhân viên có thể tham gia các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ về du lich, về cách thức khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa.

104

- Tuyên truyền cho du khách ý thức bảo tồn và tôn trọng tài nguyên văn hóa địa phương.

- Đẩy mạnh hợp tác với chính quyền các cấp trong việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, tìm kiếm thị trường nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên.

3.3.4. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo du lịch

Hiện nay, Quảng Bình các cơ sở đào tạo du lịch chính là Đại học Quảng Bình, trường trung cấp nghề tỉnh Quảng Bình và các lớp đào tạo ngắn hạn của trung tâm xúc tiến việc làm của tỉnh. Trước tiên, các cơ sở này cần liên kết với các doanh nghiệp để định hướng đầu ra cho học viên. Mặt khác, cần tăng thời lượng thực hành, thực tế đến các điểm du lịch văn hóa để nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng thực hành cho sinh viên. Đặc biệt, cần có các môn học về văn hóa, về sản phẩm du lịch văn hóa để trang bị kiến thức về lịch sử, văn hóa cho đội ngũ nhân viên phục vụ trong ngành du lịch tương lai.

Tiểu kết chƣơng 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận đã được nghiên cứu ở chương 1 và điều kiện cũng như những thực trạng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa mà tác giả đã trình bày và phân tích ở chương 2, trong chương cuối cùng của luận văn tác giả đưa ra các nhóm giải pháp để hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa hiện có ; Mở rộng phát triển các sản phẩm mới. Hệ thống các giải pháp này được xây dựng nhằm giải quyết một cách khoa học nhất những vướng mắc đang tồn tại, những hạn chế của sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình. Đích đi đến của những giải pháp này là tổ chức và khai thác sản phẩm du lịch văn hóa hiệu quả nhất, đáp ứng chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.

106

Kết luận

Theo khảo sát, đánh giá của chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, trong những năm gần đây, hầu hết các quốc gia, điểm đến, đặc biệt là những nước có ngành du lịch đang phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang từng bước điều chỉnh định hướng chiến lược sản phẩm, tập trung quan tâm đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển và quảng bá xúc tiến du lịch văn hóa, một loại hình sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn và tính trường tồn cao, đó là nhân tố thiết yếu góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển bền vững. Trào lưu thay đổi trên xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau. Trong đó, một trong những động lực quan trọng khiến các quốc gia đi tới quyết định trên đó là, xu hướng dòng khách quốc tế từ các thị trường du lịch tiềm năng quan tâm, ưa thích đi thăm các điểm du lịch gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa ngày một tăng. Ở bất cứ quốc gia nào, tùy thuộc vào đặc điểm xã hội, dân cư, địa lý cũng như tính đa dạng và bề dày văn hóa lịch sử, các sản phẩm du lịch văn hóa đều chứa đựng những bản sắc độc đáo với những truyền thuyết về văn hóa, lịch sử khác biệt, được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một tiến trình lịch sử thống nhất của một dân tộc. Chúng được hình thành và phân bổ rộng rãi ở nhiều địa danh và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, cả vật thể và phi vật thể. Sản phẩm du lịch văn hóa đang trở thành “chìa khóa vàng” để nâng cao vị thế của các điểm đến trên thị trường du lịch quốc tế.

Trong những năm gần đây, nhờ vào việc tăng cường định hướng, quy hoạch phát triển du lịch; đầu tư, hoàn thiện dần cơ sở hạ tầng ;đào tạo nhân lực du lịch có chất lượng cao; nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm đa du lịch Quảng Bình đã có những chuyển biến tích cực. Biểu hiện là lượng khách du lịch đến Quảng Bình cũng như doanh thu từ hoạt động du lịch đều tăng cao. Tuy nhiên,vấn đề nan giải hiện nay là sự nghèo nàn, đơn điệu của hệ thống sản phẩm du lịch Quảng Bình đặc biệt là sản phẩm du lịch văn hóa phục vụ

107

du khách. Nguyên nhân chủ yếu không phải là ở chỗ tài nguyên du lịch nhân văn của Quảng Bình không dồi dào, phong phú mà là ở sự đầu tư, quy hoạch thiếu đồng bộ, cũng như việc nhận thức chưa đúng mức vai trò của sản phẩm du lịch văn hóa. Mặt khác, khi phát triển sản phẩm du lịch văn hóa lại thiếu tính sáng tạo và rập khuôn khiến cho sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình na ná giống các tỉnh khác, chưa khai thác được tính dị biệt của văn hóa trong phát triển sản phẩm du lịch.

Giải pháp để thay đổi hiện trạng này chính là phát triển sản phẩm du lịch văn hóa theo cả 2 hướng vừa hoàn thiện, nâng cao chất lượng của các sản phẩm đang có, vừa mở rộng tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa mới. Tập trung vào các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch văn hóa đi đôi với bảo tồn; Đầu tư cải tiến cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ; Đa dạng hóa các hoạt đống nhằm mang lại cho du khách những trải nghiệm sâu sắc và mới mẻ; Đẩy mạnh công tác truyền thông và xúc tiến sản phẩm du lịch văn hóa để thu hút nhiều du khách hơn đến với Quảng Bình. Đồng thời, chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch; Liên kết sản phẩm du lịch văn hóa với các sản phẩm du lịch khác, các điểm du lịch văn hóa với các điểm du lịch chính như VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, các danh thắng, bãi biển nổi tiếng thành các tour du lịch tổng hợp, nhiều cấp độ.

Ngoài ra, cần biết tận dụng cả lợi thế về tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể để tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc. Trong đó, có thể lựa chọn các sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể làm công cụ chủ yếu để cạnh tranh thu hút khách du lịch. Bởi vì, thực tế cho thấy ở hầu hết các quốc gia, các di sản văn hóa, lịch sử vật thể thường hạn chế. Trải qua quá trình đưa vào quảng bá, khai thác thu hút khách, loại hình sản phẩm lý tính này cũng từng bước bão hòa, bởi chúng bị hạn chế ở giác quan

108

cảm nhận và trở nên quá quen thuộc trong tâm trí du khách. Trong khi đó, các di sản phi vật thể thường phong phú và đa dạng hơn cả định tính lẫn định lượng. Khi du khách tham gia khám phá và trải nghiệm những sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể như nghệ thuật dân gian, ca nhạc, hội họa; các liên hoan, lễ hội, làng nghề, ẩm thực, bảo tàng, lối sống, phong tục tập quán.., họ có thể dễ dàng hòa mình vào hoạt động sáng tạo và xây dựng sản phẩm. Quá trình này tác động trực tiếp vào hầu hết các giác quan cảm nhận của du khách và tạo cho họ những cảm xúc sâu sắc và ấn tượng lâu dài hơn về giá trị văn hóa, tinh thần của sản phẩm điểm đến. Như vậy, cùng với những đòi hỏi thiết yếu về việc đảm bảo chất lượng dịch vụ liên quan khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, việc tạo thêm cảm xúc cho họ thông qua những sáng tạo trong quá trình trải nghiệm sản phẩm du lịch là vô cùng cần thiết, góp phần quan trọng vào việc giữ chân du khách, khuyến khích họ quay trở lại du lịch cũng như thu hút thêm nguồn khách mới.

Trên cơ sở lần lượt hệ thống lại cơ sở lý luận về du lịch văn hóa và nội dung xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, căn cứ vào thực trạng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, luận văn “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Quảng Bình” đã cố gắng đưa ra những giải pháp, kiến nghị với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Quảng Bình trở thành sản phẩm du lịch có chất lượng, đầy đủ về số lượng và đặc biệt mang đặc trưng riêng, dấu ấn riêng của con người, mảnh đất nơi đây. Đồng thời, Do còn hiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Dương Văn An (1961), Ô Châu cận lục, ( Bùi Lương dịch) Nxb Thuận Hóa

2. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2011), Giáo trình Du lịch văn hóa (Những

vấn đề lý luận và nghiệp vụ), Nxb Giáo dục Việt Nam.

3. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2004) Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Tái bản năm 2010.

4. Trương Quốc Bình (2005), Vai trò các di sản văn hóa với phát triển du

lich Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 3/2005

5. Vũ Thế Bình ( 2008), Một số vấn đề về du lịch văn hóa ở Việt Nam

(trong một con đường tiếp cận di sản văn hóa), Cục di sản Văn hóa.

6. Đoàn Mạnh Cường (2010), Mối quan hệ du lịch và văn hóa, Tạp chí du lịch Việt Nam 1/2010.

7. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1996), Tâm lý và nghệ thuật

giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, Nxb Thống kê.

9. Nguyễn Thu Hạnh (2005) Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển

đảo và du lịch Bắc Bộ, Viện nghiên cứu du lịch.

10.Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học Xã hội

11.Trần Hoàng (2007), Quảng Bình thắng cảnh và văn hoá, Nxb Lao động 12.Trần Thị Minh Hòa, Trần Thúy Anh (2011), Khai thác di sản văn hóa

phục vụ phát triển du lịch, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 12/2011

110

14.Dương Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm văn hóa du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 3/ 2010

15.Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Quảng Bình (2012), Báo cáo kết quả công tác năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2013

16.Trần Hữư Sơn (2008), xây dựng mô hình làng du lịch văn hóa, Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2008, Sở VH-TT-DL Lào Cai

17.Hà Văn Tấn (1980), Từ Bàu Tró đến Sa Huỳnh, Nxb Hà Nội, Hà Nội 18.Hoàng Tất Thắng (2004), Biên soạn địa danh văn hóa-lịch sử Quảng

Bình phục vụ du lịch, Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh

Quảng Bình, Trường Đại học Khoa học Huế

19.Thư viện tỉnh Quảng Bình (1998), Quảng Bình qua các thời kỳ lịch sử, Xí nghiệp in Quảng Bình

20.Trần Đức Thanh (2008), Xây dựng sản phẩm du lịch vì người nghèo, Tạp chí du lịch, số 4/2008

21.Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Viêt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

22.Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, NXB Văn hóa Thông tin

23.Nguyễn Thị Thu Thủy (2012), Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch

văn hóa tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sỹ du lịch, Hà Nội

24.Nguyễn Tú (1997), Quảng Bình,nước non và lịch sử, Xí nghiệp in Quảnng Bình

25.Nguyễn Tú (2001), Địa chí văn hóa miền biển Quảng Bình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

26.Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) (1997), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

111

27.Nguyễn Quang Vinh (2007), Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa

thành sản phẩm du lịch, Hội thảo khoa học “ Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở

ViệtNam trong quá trình hội nhập quốc tế”

28.Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2001), Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến 2020, Hà

Nội

29.Trần Quốc Vượng (Chủ biên), (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội.

30.Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

31.Jordi Datzira- Masip (2006), Culture Heritage Tourism- opportunities

for Product Development, Spain Tourism Review

32. Pamela.S.Y & Bob McKercher (2004.) Managing heritage resources

112

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Hình ảnh một số di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Quảng Bình

Phụ lục 2 Bản đồ du lịch tỉnh Quảng Bình

Phụ lục 3 Danh sách các nhà quản lý các cơ quan và doanh nghiệp du lịch được phỏng vấn

113

114

115

116

117

PHỤ LỤC 3: BẢN ĐỒ DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH

118

Danh sách các nhà quản lý các cơ quan và doanh nghiệp du lịch đƣợc phỏng vấn

Họ và tên Chức vụ Cơ quan công tác Thời gian

Ông Nguyễn Văn Kỳ Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Bình 5.11.2014

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình (Trang 104)