Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình (Trang 87)

5. Kết cấu luận văn

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Trong văn bản Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình giai

đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 đã nêu rõ những định hướng và

quan điểm phát triển du lịch của tỉnh trên từng phương diện. Những giải pháp, phương án triển khai cụ thể phải phù hợp với định hướng phát triển chung của ngành và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.1. Định hƣớng phát triển theo ngành, lĩnh vực

Quan điểm phát triển

Hệ thống quan điểm phát triển du lịch giai đoạn từ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 20125 gồm các quan điểm chính:

- Phát triển bền vững: phát triển du lịch Quảng Bình luôn phải đặt trên quan điểm phát triển bền vững, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng mà du lịch đảm nhận.

- Phát triển toàn diện: phát triển du lịch trên cơ sở phải xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến các ngành, lĩnh vực mang những nội dung văn hóa sâu sắc và đặt trong mối liên hệ với sự phát triển của du lịch Bắc Trung bộ, Việt Nam và rộng hơn là khu vực Đông Nam Á.

- Khai thác tiềm năng: trên cơ sở các tiềm năng và lợi thế của tỉnh, khai thác có hiệu quả các nguồn lực nêu trên để phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng và nhu cầu của thế giới.

- Tận dụng cơ hội: tận dụng những cơ hội mới của xu hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và khu vực để tạo thành những động lực thúc đẩy du lịch phát triển.

86

- Phát triển du lịch Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

- Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển.

Định hướng về tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch

 Định hướng về quản lý: Nhà nước thống nhật quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch bằng pháp luật, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch một cách bình đẳng, ổn định và hiệu quả. Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch phải gắn liền với tổ chức quản lý, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt phải phát huy nâng cao truyền thống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc, đảm bảo môi trường sinh thái để phát triển du lịch lâu bền.

 Định hướng phát triển thị trường và sản phẩm du lịch: Định hướng thị trường là việc xác định các thị trường mục tiêu trong tương lai, từ đó xây dựng các chiến lược về sản phẩm phù hợp, cũng như các chính sách tiếp thị, quảng cáo nhằm thu hút khách một cách hiệu quả. Việc xác định các thị trường mục tiêu là căn cứ vào: xu hướng dự báo dòng khách, tiềm năng du lịch của tỉnh.

Với những lợi thế về vị trí địa lý, nằm trên các tuyến quốc lộ quan trọng của Việt nam, trong vùng di sản miền Trung với nhiều điểm đến nổi bật, tài nguyên du lịch dồi dào, đặc sắc Quảng Bình đã thu hít một lượng lớn du khách đến từ các tỉnh thành trong cả nước và nước ngoài. Nhận thức được lợi

87

thế đó, Quảng Bình vừa tập trung thu hút lượng khách nội địa đến Quảng Bình du lịch nghỉ dưỡng, công tác, tham quan di sản thế giới…với các thị trường mục tiêu như thị trường Bắc Bộ, đặc biệt là Hà Nội, các đô thị khu vực miền Trung, thị trường khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phía Nam. Mặt khác, tăng cường các biện pháp để thu hút khách quốc tế từ các thị trường quen thuộc như thị trường các nước khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc Nhật Bản,Trung Quốc, các nước trong khối Châu Âu và các thị trường mới như khách từ thị trường Bắc Mỹ, Nga và khu vực Đông Âu.

Về sản phẩm du lịch, trên cơ sở tài nguyên du lịch và thị trường mục tiêu, sản phẩm đặc thù của Quảng Bình gồm: du lịch gắn với di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và du lịch gắn với biển. Các sản phẩm du lịch quan trọng có du lịch thương mại cửa khẩu, du lịch sinh thái và mạo hiểm, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng- chữa bệnh, du lịch MICE.

 Định hướng về xúc tiến, quảng bá du lịch: việc nâng cao nhận thức về du lịch, tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Quảng Bình ở thị trường trong nước và quốc tế, tăng cường thu hút khách là một chiến lược hết sức quan trọng. Để thực hiện chiến lược này cần chú trọng xúc tiến, tuyên truyển quảng bá du lịch dưới mọi hình thức, trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới các hình thức: biên soạn tập gấp,băng đĩa, pa-nô, áp-phích cỡ lớn giới thiệu về tuyến, điểm du lịch, các nét văn hóa đặc sắc của Quảng Bình. Đồng thới, tham gia các hội thảo, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế, chủ động tổ chức các hội nghị liên kết về du lịch, hội nghị quảng bá du lịch Quảng Bình ở thủ đô Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng…

 Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực: Để đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng tỉnh xác định bên cạnh việc tự tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ cán bộ, còn cần phối hợp với các tỉnh bạn và Tổng cục Du lịch để đào tạo cán bộ theo chương trình, dự án của

88

ngành nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngang tầm quốc giá, khu vực và quốc tế. Có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh du lịch về phục vụ cho Quảng Bình.

3.1.2. Định hƣớng phát triển theo không gian lãnh thổ

Tổ chức hệ thống không gian lãnh thổ du lịch tỉnh Quảng Bình được cụ thể hóa bằng việc hình thành các trung tâm du lịch, các cụm du lịch, hệ thống tuyến điểm trên phạm vi toàn tỉnh và có nối quan hệ với các khu du lịch của các tỉnh lân cận , cũng như một số tỉnh thuộc nước bạn Lào, Đông Bắc Thái Lan. Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch sẽ được lồng ghép trong không gian phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, phù hợp với những mục tiêu chung.

Quy hoạch không gian du lịch của Quảng Bình xác định các không gian phát triển du lịch chính gồm:

- Tuyến du lịch theo hành lang Đông Tây: Là tuyến có tính chất liên kết giữa khu vực Quảng Bình với các tỉnh Quảng Trị, Đà Nẵng và khu vực nước bạn Lào, đông bắc Thái Lan.

- Tuyến du lịch theo Quốc lộ 1A (Tuyến du lịch Con đường di sản miền Trung) chạy dọc theo chiều dài tỉnh kết nối Quảng Bình với khu vực phía Bắc (Hà Tĩnh, Vinh và xa hơn là Hà Nội) và phía Nam (Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và xa hơn là thành phố Hồ Chí Minh). Đây là tuyến du lịch chủ đạo của Quảng Bình kết nối tỉnh với các di sản trong tuyến hành trình con đường di sản miền Trung.

- Tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh: Tuyến du lịch hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại với các di tích lịch sử cách mạng nổi bật.

- Tuyến du lịch đường biển: Là tuyến kết nối các cảng biển của Quảng Bình trong đó Cảng Hòn La là cửa ngõ chính. Tuyến đường biển sẽ kết nối

89

Quảng Bình với Quảng Ninh (Hạ Long), Hải Phòng ở phía Bắc, Đà Nẵng, Nha Trang… ở phía Nam

- Các tuyến du lịch nội tỉnh: là các tuyến du lịch xuất phát từ thành phố Đồng Hới đến các điểm du lịch trong tỉnh như Phong Nha, Vực Quành, Vũng Chùa…

3.1.3. Định hƣớng đầu tƣ phát triển du lịch

- Đầu tư vào lĩnh vực hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm tạo lấp môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các thành phần khác đầu tư.

- Tập trung nâng cấp tuyến đường Nhật Lệ - Quang Phú, đường vào núi Thần Đinh, dự án hạ tầng cho Khu di sản Phong Nha, hạ tầng khu di tích Hang thanh niên xung phong…

- Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và công trình phục vụ du lịch: tập trung đầu tư tăng số phòng khách sạn theo dự báo đồng thời nâng cấp chất lượng khách sạn hiện có theo hướng tăng tỷ lệ phòng cao cấp, đặc biệt ở khu vực ven biển để khai thác phát triển các sản phẩm du lịch biển.

- Đầu tư xây dựng các loại hình du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí: đặc biệt là các loại hình du lịch đặc thù là thế mạnh của tỉnh như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch biển, một số loại hình du lịch mới như du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng và tham quan

- Đầu tư tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hóa - lịch sử và khôi phục phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch như bảo tồn và nâng cấp mộ Nguyễn Hữu Cảnh, xây dựng khu lưu niệm đại tướng Võ Nguyên Giáp…

- Đào tạo nguồn nhân lực nhằm mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý,

90

đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch khu vực và quốc tế.

3.1.4. Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa

Nhận thức được tiềm năng về tài nguyên du lịch văn hóa của Quảng Bình trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh đã nhấn mạnh vai trò của các sản phẩm du lịch văn hóa trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Đồng thời, tập trung nguồn vốn đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề…phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay kết quả mang lại còn chưa rõ nét, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch văn hóa mang đặc trưng riêng của tỉnh.

Để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Quảng Bình có hiệu quả có những định hướng chủ yếu như:

- Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa thành một sản phẩm riêng biệt nổi bật trong hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh.

Trước mắt, cần tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng (gồm số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch văn hóa hiện đang khai thác và những tiềm năng chưa được khai thác. Kết quả khảo sát là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và quy trình xây dựng, cải tiến các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, có chất lượng, đủ khả năng cạnh tranh với những sản phẩm du lịch của các địa phương khác. Ưu tiên phát triển những khu, điểm du lịch văn hóa tiêu biểu như hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh, khu vực Vũng Chùa- Đảo Yến, Hang tám Cô, Đền Liễu Hạnh công chúa hay các lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán nổi bật như lễ hội đập trống Macoong, lễ hội bơi trải…

Gắn kết giữa phát triển sản phẩm và công tác bảo tồn văn hóa để duy trì và phát triển sản phẩm. Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, các nét đẹp trong phong tục truyền thống vốn có của địa

91

phương. Bên cạnh đó, việc bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường tự nhiên trong quá trình khai thác, xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa cũng là yếu tố cực kỳ cần thiết.

- Kết hợp du lịch văn hóa với các sản phẩm du lịch khác để tạo ra những sản phẩm đa dạng như: kết hợp với sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, sản phẩm du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch sinh thái, sản phẩm du lịch biển…

- Phát triển hệ thống sản phẩm theo hình thức “nhân rộng” từ những mô hình thành công tới những sản phẩm du lịch văn hóa mới. Với các sản phẩm hiện có cần hoàn thiện theo hướng bảo tồn và phát triển dịch vụ mới. Phát triển các sản phẩm hiện có thành các mô hình mẫu (tiên phong) để nhân rộng ra các mô hình mới

- Xây dựng những đặc trưng sản phẩm chung của vùng và những đặc trưng riêng của từng tỉnh, điểm du lịch

Thế mạnh của du lịch Quảng Bình là du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng, cùng các địa danh văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc ít người. Dựa trên ưu thế này có thể tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng như xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Chứt, Arem hay các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh gắn với Hang tám Cô, Vũng Chùa - Đảo Yến. Những di tích, địa danh văn hóa này có ý nghĩa đặc biệt với cả du khách nội địa, và du khách quốc tế bởi giá trị lịch sử, tinh thần mà nó mang lại. Khi được xây dựng hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa này có thể trở thành biểu tượng cho du lịch Quảng Bình trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế.

Tiến hành tổ chức quy hoạch lại một số lễ hội đặc trưng của cư dân vùng biển như lễ hội cầu ngư, lễ hội bơi trải kết hợp với các hình thức diễn xướng

92

như hò khoan, hò hụi, múa bông- chèo cạn để xây dựng thành những sản phẩm văn hóa đặc trưng cho cư dân ven biển Bắc Trung Bộ.

Đối với các làng nghề, khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán các hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng, giá cả hợp lý. Cần có chính sách đảm bảo quyền lợi của người dân khi tham gia vào hoạt động sản xuất và phục vụ khách du lịch.

- Thúc đẩy vai trò của cộng đồng địa phương trong việc tham gia toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm du lịch. Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về phát triển du lịch, thay đổi tập tục, thói quen không tốt của người dân trong kinh doanh du lịch (như chèo kéo du khách)

3.2. Những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình

Dựa trên định hướng phát triển du lịch Quảng Bình, các chính sách kinh tế xã hội của tỉnh, thực trạng về du lịch văn hóa của tỉnh Quảng Bình, những đánh giá và nhận định của các nhà quản lý cơ quan du lịch, doanh nghiệp du lịch, các nhà nghiên cứu về văn hóa-du lịch Quảng Bình…nhằm tận dụng những thế mạnh về tài nguyên, tạo ra tính đa dạng và gia tăng giá trị cho sản phẩm du lịch chung của tỉnh, thúc đẩy du lịch Quảng Bình phát triển luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhắm hoàn thiện, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình như sau:

3.2.1. Hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm du lịch văn hóa hiện có

Các sản phẩm du lịch văn hóa hiện đang được khai thác ở Quảng Bình như: du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch văn hóa biển đảo, du lịch làng quê…mỗi một sản phẩm đều có những đặc trưng riêng để thu hút du khách. Bên cạnh những việc đã làm được, sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình vẫn còn nhiều hạn chế như : thiếu thốn về có sở vật chất kỹ thuật và

93

nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên du

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)