Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình (Trang 101)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3. Các giải pháp khác

3.2.3.1.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa

Trong thời gian qua, nguồn nhân lực du lịch Quảng Bình vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển du lịch, do đó việc đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch nói chung và nhân lực du lịch văn hóa nói riêng là việc làm hết sức cấp thiết hiện nay.

100

- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch trong các doanh nghiệp du lịch như nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng bán đồ lưu niệm; nhân viên BQL di tích; hướng dẫn viên tại điểm du lịch văn hóa và hướng dẫn viên các tour du lịch văn hóa.

Chú trong tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chẳng hạn Các hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các điểm du lịch văn hóa cần phải được tham gia các khóa học bồi dưỡng về nghiệp vụ, sau đó tham gia thẩm định trình độ tại trung tâm thẩm định trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên phục vụ tại các điểm du lịch văn hóa cần được trang bị kiến thức về văn hóa, lịch sử của địa phương và khả năng quảng bá văn hóa địa phươg cho du khách.

 Nâng cao khả năng ngoại ngữ cho đội ngũ này thông qua việc mở các lớp bồi dưỡng kiến thức và khả năng sử dụng ngoại ngữ cho hướng dẫn viên, nhân viên BQL, nhân viên phục vụ…Yêu cầu các hướng dẫn viên hành nghề phải có chuẩn ngoại ngữ theo quy định của Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch.

 Tăng cường bồi dưỡng văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp, nâng cao khả năng nắm bắt tâm lý khách du lịch thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn.  Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, tổ chức sát hạch đảm bảo đôị ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm di tích có đủ điều kiện , nâng cao chất lượng sản phẩm và hình ảnh du lịch Quảng Bình trên thị trường.

Hiện nay tỉnh Quảng Bình đã có cơ ở đào tạo du lịch ở bậc trung cấp ở trường Trung cấp nghề số 9 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và bậc đại học tại Đại học Quảng Bình . Nhưng xét về quy mô chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng lớn, mang tính chuyên nghiệp của ngành du lịch địa phương. Để bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động ngành du lịch, cần có nhiều hơn nữa các khóa đào tạo về kỹ năng nghề du lịch có

101

như vậy, mới nhanh chóng nâng cao được chất lượng của những người làm công tác du lịch.

3.2.3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản

- Các cơ quan quản lý nhà nước cần tổ chức các dự án nghiên cứu, thống kê, phân loại di sản văn hóa trong phạm vi toàn tỉnh. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, khảo sát thường xuyên và định kỳ các loại hình di sản văn hóa.

- Tăng cường truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa.

- Đầu tư hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian nhằm ngăn chặn nguy cơ mai một, thất truyền của loại hình di sản này.

- Thực hiện thẩm định miễn phí, hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ lưu trữ, bảo quản di sản văn hóa theo đề nghị của các cá nhân, tổ chức chủ di sản đó.

- Đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ có công bảo tồn và phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp thuộc di sản văn hóa phi vật thể nên có chính sách trao tặng huân chương, huy chương, vinh danh công lao cũng như chính sách hỗ trợ cho các hoạt động của họ.

- Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa cũng phụ thuộc không nhỏ vào ý thức và việc làm tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Do đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cần bảo vệ, giữ gìn vệ sinh tại các khu, điểm du lịch văn hóa khi đưa du khách tới tham quan học tập; Chú ý không phá vỡ cảnh quan môi trường tại di sản khi xây dựng các công trình kiến trúc tại các khu, điểm du lịch; Góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân viên và du khách hiểu và có ý thức gìn giữ, bảo vệ di sản văn hóa.

3.2.3.3. Liên kết với các sản phẩm du lịch khác và các địa bàn khác để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình

- Liên kết sản phẩm du lịch văn hóa với các sản phẩm du lịch khác để tạo thành các sản phẩm du lịch đa dạng phục vụ du khách, liên kết giữa các điểm

102

du lịch văn hóa với các điểm du lịch hang động, thắng cảnh…tạo thành các sản phẩm du lịch sinh thái -văn hóa, văn hóa biển…Ví dụ ở khu vực các di tích Hang tám Cô, bến phà Xuân Sơn, đài tưởng niệm các thanh niên xung phong…kết hợp với các điểm du lịch khác trong khu vực Phong nha như Suối nước Mọoc, Động Phong Nha, Rừng gáo, Thác Gió, bản dân tộc Arem để tạo thành một sản phẩm du lịch sinh thá i- lịch sử - văn hóa.

- Liên kết với các địa phương trong khu vực để phát triển sản phẩm văn hóa liên tỉnh, liên vùng như Hà Tĩnh, Quảng Trị…Đặc biệt các tỉnh có nhiều di sản và nằm trên con đường di sản Miền trung như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)