Các loại hình sản phẩm du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình (Trang 27)

5. Kết cấu luận văn

1.3. Các loại hình sản phẩm du lịch văn hóa

Căn cứ vào mục đích của du khách khi lựa chọn sản phẩm, sản phẩm du lịch văn hóa được chia thành các nhóm cơ bản sau:

- Sản phẩm du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là những hình thức du lịch dựa trên các tài nguyên du lịch như đền, chùa, các khu lăng mộ, hay các địa điểm linh thiêng…

Trong khi du lịch tôn giáo là các chuyến đi để thõa mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo của các tín đồ. Du lịch tâm linh lại nhằm thõa mãn đức tin của con người, để tìm sự yên ổn về tâm hồn.

Để phục vụ cho hình thức du lịch tâm linh cần có chính sách quản lý chặt chẽ của Ban quản lý các di tích tránh tình trạng chen lấn, lộn xộn, “buôn thần bán thánh” tại các khu vực này. Cần quy hoạch lại các dịch vụ giữ xe, bán hàng... … tránh tình trạng tự phát như hiện nay vì nó ảnh hưởng đến ý nghĩa và mỹ quan của điểm du lịch . Xây dựng các trạm nghỉ chân, cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống để một số du khách hành hương có chỗ nghỉ ngơi.

- Sản phẩm tham quan các di tích lịch sử văn hóa

Sản phẩm tham quan các di tích lịch sử văn hóa là loại hình du lịch mà du khách nhắm đến việc hiểu biết, thẩm nhận các giá trị lịch sử hay quá khứ của một quốc gia hay một địa phương nào đó.

26

Hoạt động chủ yếu của hình thức du lịch này là tham quan các di tích lịch sử gắn liền với các cuộc chiến tranh (Làng chiến đấu, trận địa, địa đạo, tượng đài…) . Ngoài ra, du khách có thể được tham quan các bảo tàng lịch sử cách mạng với nhiều hiện vật gắn với những sự kiện, trong quá khứ, hay được chứng kiến hình ảnh tái hiện của các cuộc chiến qua các đoạn băng, câu chuyện của các cựu chiến binh..

Để phục vụ hình thức du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa cần có chính sách bảo tồn và giữ gìn hệ thống di tích ,chú trọng đến sức chứa của tài nguyên trong quá trình khai thác. Ngoài ra hiểu biết sâu sắc của hướng dẫn viên về lịch sử, những bài thuyết minh ấn tượng, phương tiện di chuyển phù hợp…là cần thiết để đáp ứng hu cầu hiểu biết của khách du lịch.

- Sản phẩm du lịch làng quê

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng với sự hội tụ bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em. Mỗi vùng miền, mỗi làng quê đều có những nét độc đáo riêng có về phong tục, tập quán, sinh hoạt…Những nét độc đáo, mới lạ về văn hóa của các vùng miền là nét hấp dẫn du khách đi du lịch văn hóa làng quê.

Du khách có thể đi tham quan phong cảnh làng quê, ngắm cảnh đẹp thiên nhiên, cũng có thể tham gia các sinh hoạt truyền thống như lễ hội, chợ phiên hay thưởng thức ẩm thực truyền thống địa phương…Ngày nay mô hình làng văn hóa du lịch, hay du lịch cộng đồng đã được triển khai rất thành công ở nhiều địa phương. Để phục vụ hình thức du lịch này cần có sự liên kết giữa các đơn vị lữ hành với cư dân địa phương và chính quyền, cũng như chuẩn bị về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật như điện, đường, trạm y tế, cơ sở lưu trú hay các phương tiện đi lại. Tập huấn cho cư dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, ngoại ngữ... Đặc biệt, muốn gìn giữ nét văn hóa độc đáo của các làng quê cần có hình thức khai

27

thác, bảo tồn thích hợp và giải pháp hạn chế đến những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch mang đến cho cộng đồng khi phát triển du lịch.

- Sản phẩm du lịch lễ hội

Mục đích của du khách khi tham gia du lịch lễ hội là nâng cao hiểu biết về văn hóa và tăng cường, mở rộng quan hệ về giao tiếp. Lễ hội có thể là lễ hội truyền thống, festival chuyên đề, liên hoan phim, âm nhạc…

Hoạt động chủ yếu của hình thức du lịch này là tham quan tìm hiểu phần lễ, tham gia vui chơi ở phần hội. Ngoài ra, nhiều nơi du khách tham gia vào các nghi lễ, tổ chức các trò chơi để được trải nghiệm không khí lễ hội.

Trong du lịch lễ hội, để đảm bảo phục vụ du khách một cách tốt nhất cần có cơ chế quản lý lễ hội phù hợp tránh tình trạng “chặt chém” giá cả, chèn ép du khách , cũng như việc thương mại hóa lễ hội một cách quá đà dẫn đến đánh mất yếu tố truyền thống của lễ hội.

- Các hình thức du lịch khác

Ngoài các hình thức trên đây sản phẩm du lịch văn hóa còn có các hình thức như sản phẩm du lịch làng nghề, sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo…các hình thức du lịch này dựa trên bản sắc văn hóa làng nghề, quy trình công nghệ và các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ hay các hoạt động của cư dân vùng biển đảo như các lễ hội, ẩm thực, nghề nghiệp… để phát triển sản phẩm du lịch.

Sản phẩm du lịch văn hóa có thể là một sản phẩm du lịch văn hóa chuyên đề (lễ hội, di tích lịch sử, làng quê, làng nghề…) hoặc là một sản phẩm du lịch văn hóa tổng hợp bao gồm nhiều điểm du lịch thuộc nhiều loại hình du lịch khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)