Tiềm năng và điều kiện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình (Trang 41)

5. Kết cấu luận văn

2.2.Tiềm năng và điều kiện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Bình

2.2.1. Điều kiện cung

2.2.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể

Di sản văn hóa là kết tinh những giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật, là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể. Một trong những loại hình di sản vật thể đó là di tích lịch sử - văn hóa. Đây là những bằng chứng có ý nghĩa quan trọng, là minh chứng giúp con người hiểu về truyền thống lịch sử, cội nguồn của dân tộc và đặc trưng văn hóa của đất nước; là cuốn sử ghi chép một cách chân thực về những sự kiện, con người tiêu biểu. Di tích - lịch sử văn hóa còn là nguồn lực đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch.

40

Qua kiểm kê bước đầu từ năm 1997 đến 2013, trong toàn tỉnh có 230 di tích và dấu hiệu di tích. Có 99 di tích được xếp hạng, trong đó 51 di tích cấp Quốc gia và 48 di tích cấp tỉnh. Hệ thống di tích lịch sử Đường Trường Sơn (Đường Hồ Chí Minh) được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt; Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Các di tích lịch sử văn hóa ở Quảng Bình bao gồm nhiều loại hình di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc, địa danh văn hóa các di tích lịch sử -văn hóa này có giá trị về nhiều mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và phần lớn trong số chúng có thể khai thác phục vụ du lịch. Tiêu biểu như:

- Quần thể các di tích lịch sử, văn hóa thuộc khu vực Vườn Quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng trong quần thể này có sự hội tụ độc đáo của 3 thành

phần di sản nhân văn chỉ duy nhất tồn tại trong quần thể sinh thái Vườn Quốc gia, là quần thể hỗn hợp di tích phản ánh tiến trình lịch sử hai dòng văn hóa Chăm - Việt, quần thể văn hóa tộc người bản địa và quần thể di tích nổi bật của đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Đầu tiên, dấu hiệu thời tiền sử và sơ sử tuy không phát lộ trong tầng văn hóa nhưng đã thấy sự xuất hiện rải rác các di vật khảo cổ học cả trong vùng lõi lẫn vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đó là sự phân bố khá đậm đặc hệ thống di vật văn hóa Hòa Bình và kết thành vệt kéo dài cho tới hậu kỳ đá mới với những đặc trưng Bàu Tró. Vệt di tích theo dòng lịch đại được nối tiếp bằng sự xuất hiện của văn hóa Chăm để lại dấu vết kiến trúc nền đền trong động Phong Nha và ký tự trên vách hang Bi Ký. Đây là dấu hiệu cho thấy sự thâm nhập sâu của văn hóa Chăm vào khu vực Di sản đã được hai học giả nổi tiếng là L. Cadiere và Trần Quốc Vượng khẳng định. Với những phát hiện trên còn quá sớm để nói đến những nấc thang lịch đại tồn tại chỉ trong một khu vực Kẻ Bàng, nhưng những di vật và dấu hiệu phản ánh lịch

41

đại ở đây là thực sự hấp dẫn không chỉ với các nhà khoa học mà cò thu hút sự đam mê khám phá của du khách.

Nhóm tài nguyên văn hóa hiện hữu trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm cả một quần cư của gần một chục tộc người thuộc 2 dân tộc Chứt và Bru-Vân Kiều với một điểm đến hấp dẫn là bản Arem. Đây là hình mẫu điển hình của văn hóa tộc người bản địa nói ngôn ngữ Việt - Mường, vừa chứa đựng cả tính nguồn gốc của văn hóa tộc người và những nét biến thiên do xen cư và giao thoa giữa các tộc người trong hai nhóm Bru-Vân kiều, Chút và các nhóm Lào, Mường, Thái...

Dấu ấn đậm nét nhất vẫn là hệ thống di tích lịch sử trên “Đường 20 - Quyết Thắng”- con đường giao thông huyết mạch, tuyến vận tải chiến lược của Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với trọng điểm như Trọng điểm A.T.P Ngầm Ta Lê và đèo Pu-La-Nhích, Trọng điểm Trà Ang thuộc đoạn đường 20 Quyết Thắng. Đây là trọng điểm bắn phá của Đế quốc Mỹ trong những năm chiến tranh. Để thông đường, thông xe phục vụ tiền tuyến lớn miền Nam nhiều cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã ngã xuống trến tuyến đường này. Ngày 11 tháng 11 năm 1972, giặc Mỹ đã bắn tên lửa làm sập tảng đá lớn (khoảng 100 tấn), làm lấp cửa hang bên đường ở km 16, làm 08 thanh niên xung phong trong lúc làm nhiệm vụ đã bị mắc kẹt trong hang. Đồng đội, các anh chị đã hết lòng, hết sức cấp cứu nhưng không thể nào thông được cửa hang .Cái chết bi hùng của các anh, các chị đã làm xúc động lòng người, nhất là đối với lớp tuổi thanh niên. Đồng đội đã dựng bia khắc tên các anh các chị bên một hang đá ở km 16 trên Đường 20 Quyết Thắng cùng với nhà bia tưởng niệm các anh, các chị mới dựng đã trở thành điểm di tích lịch sử quan trọng trên con đường lịch sử mang tên Bác Hồ Chí Minh.

42

- Di tích lịch sử cách mạng

Ngoài hệ thống di tích lịch sử Đường 20 Quyết Thắng- Bến phà Xuân Sơn- Phong Nha thuộc khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Quảng Bình còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng có giá trị.

Các di tích lịch sử cách mạng trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Quảng Bình là một trong những điểm xuất phát quan trọng nhất của hệ thống đường 559 (đường Trường Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh), tuyến vận chuyển quan trọng nhất chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta.Trong toàn bộ tuyến đường Trường Sơn thì không gian khó khăn nhất, gian khổ nhất, kỳ công nhất, quyết liệt nhất, hy sinh nhiều nhất và lập nhiều thành tích lớn nhất là cụm cửa khẩu vượt Trường Sơn phía Tây Quảng Bình, ngoài đường 20 còn có các con đường 12, 10, 16, 18 mà điểm xuất phát của chúng đều từ đường 15A trước đây ( Đường Hồ chí Minh nhánh phía Đông hiện nay), tỉnh Quảng Bình. Những địa danh quen thuộc như Khe Ve, ngầm Rinh, phà Xuân Sơn, phà Long Đại (đường 15), Bãi Dinh, La Trọng, Cổng Trời (đường 12A), Trà Ang, cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La Nhích (đường 20)... là những trọng điểm nổi tiếng ác liệt của toàn tuyến, trong đó cụm A.T.P là khốc liệt nhất. Trong quá trình 16 năm tồn tại của đường Trường Sơn (1959-1975), tất cả các loại đường từ gùi, thồ của buổi ban đâù của Đoàn 559 đến đường giao liên đi bộ, đường cơ giới, đường sông, đường ống xăng dầu và cả đường hàng không đều có mặt tại Quảng Bình, nơi thể hiện rõ nhất cái gọi là “Trận đồ bát quái” trong rừng rậm. Cùng với sự đổi mới của đất nước, đường Hồ Chí Minh với hai nhánh Đông và Tây đi qua Quảng Bình đã hoàn thành.

43

Ngày 16 tháng 6 năm 1957 nhân dân Quảng Bình vinh dự đón Bác Hồ về thăm. Dẫu rằng thời gian Bác lưu lại đây không nhiều nhưng đã lưu lại trong lòng toàn thể quân dân Quảng Bình tình cảm thiêng liêng, những lời dạy bảo ân cần và tấm lòng yêu thương vô bờ bến. Những địa điểm mà người đến gồm Sân bay Lộc Đại, trụ sở Ủy ban hành chính tỉnh, sân vận dộng Đồng Hới, Nhà nghỉ sư đoàn 325 và bãi tắm Nhật Lệ, nay đã trở thành những điểm di tích lịch sử quý báu của Quảng Bình

Các di tích là địa điểm ghi dấu những chiến thắng oanh liệt của quân và

dân Quảng Bình đó là di tích Di tích chiến thắng Xuân Bồ, Di tích làng chiến

đấu Cảnh Dương, Di tích Trận địa pháo đại đội nữ dân quân Ngư Thuỷ, Địa đạo Văn La...

- Di tích kiến trúc nghệ thuật

Quảng Bình quan và Lũy Thầy: Quảng Bình quan là một kiến trúc thời

Nguyễn, được đắp bằng đất vào năm 1631, là hệ thống thành lũy cổ được xây dựng để bảo vệ kinh đô cổ. Nằm trong hệ thống Lũy Thầy, bao gồm Lũy Trường Dục, Lũy Trấn Ninh, Lũy Nhật Lệ, Lũy Trường Sa kéo dài hơn 30 km. Hệ thống Lũy Thầy do Quân sư chúa Nguyễn là Đào Duy Từ (1572- 1634) thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng từ năm 1631-1634, nhằm giúp Chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống lại các đợt tấn công của Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Tuy là chứng tích đau thương của một thời phân tranh đất nước, nhưng Quảng Bình quan cũng như hệ thống Luỹ Thầy đã thể hiện sự phát triển cao của nghệ thuật kiến trúc thành luỹ quân sự Việt Nam. Là trung tâm của hệ thống Lũy Thầy, Quảng Bình Quan được xây dựng theo một mô hình kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố, vừa là chiến luỹ phòng ngự chiến đấu kiên cố vững chắc, vừa là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc

44

sắc. Quảng Bình quan là địa chỉ tin cậy cho các nhà nghiên cứu kiến trúc và quân sự sau này.

Sau khi bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp và chống mỹ, Quảng Bình Quan đã được phục chế lại như nguyên bản cách đây hơn ba thế kỷ. Du khách ra Bắc vào Nam, sẽ được chiêm ngưỡng Quảng Bình Quan, một di tích kiến trúc có giá trị lịch sử và nghệ thuật, biểu tượng đặc trưng về văn hóa của tỉnh Quảng Bình.

Đền thờ Liễu Hạnh công chúa: Đền thờ Liễu Hạnh công chúa ở Đèo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngang, Quảng Bình vừa có sự tích riêng, vừa là hình tượng Mẫu Liễu Hạnh chung trong đời sống tâm linh của nhân dân ta. Đền Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang có diện tích khoảng 335m2. Trên đường thiên lý Bắc - Nam đi vào, lần lượt qua cổng đền, bức bình phong, cổng Tam quan, hai trụ đầu lân trước điện thờ, đền Tiền, đền Hậu.

Nhìn tổng thể kiến trúc của đền, đây là một công trình kiến trúc tuy nhỏ, được xây dựng bằng đá, gạch, vôi nhưng vẫn mang truyền thống mỹ quan Á Đông và bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện qua kết cấu cổng tam quan được bố trí một cách đối xứng, cân đối và hài hòa, sự cân xứng và đăng đối, hài hòa ở đây là nói lên sự trung chính, ngay thẳng và cũng là ước mơ của con người, đồng thời, tạo ra vẽ đẹp cho kiến trúc, nghệ thuật và thể hiện sự trang nghiêm của cả công trình kiến trúc đền. Chủ đề trang trí với đền thường gắn liền với những quan niệm, tư tưởng và những ước mơ hoài vọng tốt đẹp của xã hội phong kiến Việt Nam nói riêng và cư dân văn minh nông nghiệp lúa nước phương Đông nói chung. Đó là các hình tượng như Tứ Linh (long, lân, quy, phụng), tứ thủ (cầm, kỳ, thi, họa), tứ quý (tùng, trúc, mai, sen) và nhiều biểu tượng cúc hóa long, mai hóa long, tùng hóa long...Đặc biệt, nhìn vào bố cục kiến trúc của đền được sắp xếp theo thứ

45

tự từ thấp đến cao theo một trục dọc, cân đối và đăng đối, chính bố cục này đã làm thêm phần trang nghiêm của đền Liễu Hạnh công chúa.

Phần lớn các chùa, đình, miếu, thành lũy ở Quảng Bình bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh . Ngày nay một số công trình đã được trùng tu, tôn tạo dựa vào nguyên bản như chùa An Xá, chùa Quan âm tự, đình Hòa Ninh ,Đình Phù Trịch, thành Đồng Hới

-Di tích lịch sử văn hóa về các danh nhân

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi cao, cây cối thoáng

mát của dẫy núi An Mã thuộc xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy. Nguyễn Hữu Cảnh là quan có công lớn dưới thời chúa Nguyễn trong việc đánh giặc, mở cõi, định hình lãnh thổ Việt Nam trong một quốc gia thống nhất. Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại thôn Phước Long, Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ông được phong tước Lễ Thành Hầu, Khai Quốc Công Thần, liệt vào hạng Thượng Đẳng Công Thần và thờ ở Thái Miếu. Ông mất ngày 9 tháng 5 Canh Thìn (1770), an táng tại Cù Lao Phố cạnh dinh Trấn Biên, Đồng Nai. Đến năm 1802, di hài của Nguyễn Hữu Cảnh được hậu duệ cải về an táng tại xã Trường Thủy.

Hiện nay trong khuôn viên Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở Quảng Bình còn tấm bia đá rất có giá trị. Bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh cao khoảng 1,2m, được tạc bằng đá xanh (cẩm thạch). Sau khi ông mất nhân dân miền Nam nói chung và nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lập miếu thờ ông ở nhiều nơi.

Dù mấy thế kỷ đã đi qua song tên tuổi và sự nghiêp của Nguyễn Hữu Cảnh còn mãi khắc ghi với người dân Việt nói chung và nhân dân Quảng Bình nói riêng. “Công Lễ Thành Hầu đi mở đất Nghìn năm con cháu mãi còn ghi”

46

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, quê ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh" là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960– 1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt- Trung chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành người được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được đánh giá là một trong những vị tướng kiệt xuất trên thế giới.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời vào ngày 4 tháng 10 năm 2013, hưởng thọ 103 tuổi. Theo ý nguyện của ông và gia đình, địa điểm an táng là khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, nằm cách đèo Ngang khoảng 4 km.

Hiện nay, nhà ở của gia đình Đại tướng ở làng An Xá và khu lăng mộ của Đại tướng ở Vùng chùa- Đảo Yến là một trong những di tích lịch sử văn hóa đáng trân trọng, lưu lại những kỷ niệm về thân thế và cuộc đời của một vị anh hùng dân tộc, một người con của quê hương Quảng Bình.

Các di tích lịch sử văn hóa khác ở Quảng Bình còn có di chỉ khảo cổ học

Bàu Tró- nơi phát hiện rất nhiều hiện vật của người việt cổ thời hậy kỳ đồ đá mới, hay những địa điểm còn lưu giữ nhiều yếu tố văn hóa tộc người đặc thù và cổ xưa như các bản người Rục (huyện Minh Hóa), bản người Arem (huyện Bố Trạch)

47

. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể

- Lễ hội dân gian

Lễ hội dân gian ở Quảng Bình là hình thức phản ánh khát vọng của con người muốn vươn tới cuộc sống vui tươi, ấm no, hạnh phúc; tái hiện lại một phần các hoạt động nghề nghiệp, vui chơi, tín ngưỡng của cộng đồng làng xã. Lễ hội dân gian Quảng Bình cũng khá phong phú, có nhiều loại hình lễ hội, tuy nhiên, do vị trí địa lý, lịch sử và con người nơi đây đã ít nhiều tác động đến quy mô, tính tích cực của các loại hình lễ hội, làm cho nó ít có cấu trúc hoành tráng, mà thường trong phạm vi nhỏ, thời gian lễ hội. Tuy nhiên, không gian lễ hội Quảng Bình lại lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa cổ, mà không phải lễ hội ở địa phương nào cũng có được. Ngày nay, lễ hội còn tham gia vào hoạt động du lịch như là một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách đến tự trải nghiệm và tìm hiểu.

Hàng năm, Quảng Bình có khoảng 30 lễ hội lớn nhỏ, với đủ mọi loại hình (lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử, lễ hội làng nghề...) tiêu biểu:

Lễ hội rằm tháng ba (âm lịch): được tổ chức hàng năm vào 3 ngày

14,15,16, tại chợ Sạt (huyện Minh Hoá), thu hút hàng vạn người trong vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lich văn hóa Quảng Bình (Trang 41)