1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Du lịch Đăk Lăk

111 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 25,49 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Du lịch Đăk Lăk là tổng hợp các lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp, nghiên cứu và đánh giá thực trạng về công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Du lịch ĐăkLăk, vận dụng lý luận và thực trạng đã nghiên cứu, thông qua đó để hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Du lịch ĐăkLăk.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYÊN THỊ HỎNG VÂN PHÂN TÍCH HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỎ PHÀN DU LỊCH ĐĂKLĂK Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SI QUAN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng, Năm 2014

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Người cam đoan

Trang 3

MO DAU

1 Tinh cap thiét cua dé tai 1

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục của luận văn 3 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN TÍCH HIỆ

HOẠT ĐỘNG

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động

1.1.2 Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động

1.2 Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUA HOẠT ĐỘNG 9

1.3 PHAN LOAI HIEU QUA 10

1.4 NOL DUNG CUA PHAN TICH HIEU QUA HOAT BONG 12 1.4.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.4.2 Phân tích hiệu quả tài chính 23

15 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHAN TiCH HIEU QUA HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 27

1.5.1 Phương pháp chỉ tiết 27

1.5.2 Phương pháp so sánh 28

1.5.3 Phương pháp loại trừ 29

1.6 CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN HIEU QUA HOẠT ĐỘNG 30

Trang 4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG TẠI

CONG TY CO PHAN DU LICH DAKLAI 35

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CÓ PHÀN DU LỊCH ĐĂKLĂK35

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty cô phần Du Lịch DakLak 35 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Du Lich Dak

Lak, 36

2.1.3 Cơ cấu tô chức bộ máy quản lý của Công ty cỏ phần Du Lich DakLak 38

2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức số kế toán áp dụng tại Công ty cổ

phan Du Lich Dak Lak 4I

2.1.5 Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của công ty CP du lich Đăklãk 44

2.2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY

CP DU LỊCH ĐĂKLĂK 47

2.2.1 Khái quát thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cỏ phần

du lich DakLak 4T

2.2.2 Tổ chức dữ liệu để phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty 48 2.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần du lịch ĐăkLak 49

2.2.4 Phân tích hiệu quả tài chính 67

2.3 ĐÁNH GIÁ THUC TRANG PHAN TICH HIEU QUA HOAT ĐỘNG TẠI CONG TY CO PHAN DU LICH ĐĂKLĂK 68

2.3.1 Về tỗ chức công tác và dữ liệu phân tích 68

2.3.2 Về nội dung và chỉ tiêu phân tích 69

2.3.3 Về phương pháp phân tích 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN

TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CO PHAN DU LICH

ĐĂKLĂK -T3

Trang 5

3.1.1 Phương pháp so sánh 74

3.1.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 74

3.1.3 Phương pháp phân tích tương quan 75

3.2 HOÀN THIỆN NOI DUNG VA CHi TIEU PHAN TÍCH 76

3.2.1 Hồn thiện nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh 76 3.2.2 Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả tài chính 89 3.2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả qua phương trình DuPont 91

3.3 HOÀN THIỆN TÔ CHỨC PHAN TiCH HIEU QUA HOAT ĐỘNG TẠI CÔNG TY 94 3.3.1 Lập kế hoạch phân tích 95 3.3.2 Tiến hành phân tích 95 3.3.3 Hoàn thành phân tích 96 KET LUAN CHUONG 3 KET LUAN

TAI LIEU THAM KHAO

Trang 6

Ký hiệu Ý nghĩa

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BH&CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ CBCNV Cán bộ công nhân viên

CCLD Công cụ lao dong

CP Cô phân

DNSX Doanh nghiệp sản xuất

DTT SXKD Doanh thu thuan SXKD

DNTM Doanh nghiệp thương mại

ĐBTC Don bay tài chính

GTGT Giá trị gia tăng

HĐKD Hoạt động kinh doanh

HH Hàng hóa

LNTT Lợi nhuận trước thuế

LN Lợi nhuận

LNST Lợi nhuận sau thuế

Trang 7

Số hiệu Tên bảng Trang

Bang 2.1 | Bảng phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ 51 Bảng 2.2 _ | Bảng chỉ tiêu đánh giá hàng tôn kho 52 Bảng 2.3 | Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh tông hợp 52 Bảng24 | Bảng phân tích kết cấu chỉ phí trong quan hệ với| 58

doanh thu — khả năng sinh lời

Bang 2.5 | Bảng cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh 62 Bang 2.6 | Bảng phân tích tình hình lợi nhuận qua các năm 65 Bang 2.7 | Bảng phân tích chỉ số sinh lời trên VCSH 67 Bảng 2.8 | Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 77 Bang 2.9 | Bang phan tich hiéu quả sử dụng TSCĐ 78 Bang 2.10 | Bảng phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến tốc độ| 81

lưu chuyén VLD

Bảng 2.11 | Bang phan tich VLD 83

Bảng 2.12 _ | Bảng phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến ROA 88 Bảng 2.13 | Bảng phân tích hiệu quả tài chính và các nhân tô ảnh | 90

hưởng đến hiệu quả tài chính

Bảng 2.14 | Bảng phân tích hiệu quả qua phương trình DuPont 9

Trang 8

Số hiệu Tên bảng Trang

Sơ đô co cau tô chức bộ máy quản lý của công ty CP

Hình 2.1 1 y " 38 du lich DakLak

Hình 2.2 | Sơ đồ tô chức bộ máy kế toán 4I

Trang 9

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn đối với nước ta trên tất cä mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đặc biệt là về kinh tế

Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong nước tất yếu phải chịu sự tác động,

mạnh mẽ của quy luật cạnh tranh Do đó muốn tồn tại và phát triển, muốn vươn lên thì trước hết đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp phải có hiệu quả

Phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ là một phương pháp quản lý có

hiệu quả mà còn là công cụ quan trọng, không thể thiếu trong quá trình thu thập, xử lý thông tin để đưa ra những quyết định trong kinh doanh và quản lý

Những số liệu phân tích hiệu quả hoạt động sẽ là những thông tin đáng tin cậy, làm cơ sở quan trọng cho việc đề ra những chính sách, biện pháp quản lý

đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế Vì thế để quản lý tốt một doanh nghiệp

đòi hỏi các nhà quản lý phải luôn chú trọng đến công tác phân tích hoạt động kinh tế nói chung cũng như phân tích hiệu quả hoạt động nói riêng

Củng với sự phát triển của cả nước thì ĐăkLãk cũng là một trong những

tỉnh đã và đang có những chuyền biến tích cực về kinh tế, một trong những

thế mạnh đó chính là du lịch, ít có nơi nào thiên nhiên ban tặng cho nhiều

cảnh quan như ở đây; trong đó đáng kế nhất là những thác nước đẹp nỗi tiếng,

như Krông Kmar, Bảy Nhánh, Thủy Tiên, Ba Tầng , nhiều hồ lớn với diện tích từ 200 — 600 ha như hồ Lak, hé Ea Kao, rất thích hợp đề tô chức các

hoạt động bơi thuyền, lướt ván, câu cá, vui chơi giải trí

Góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch cả nước nói chung và du

lich Dak Lăk nói riêng, Công ty cổ phần Du Lịch Đăk Läk là một trong những

Trang 10

hội của tỉnh Đăk Lăk Với bề dày trên 20 năm hoạt động, chuyên kinh doanh nhà hàng, khách sạn và dịch vụ du lịch, thêm vào đó đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, phục vụ tận tình, chất lượng dịch vụ được quản lý theo tiêu

chuẩn ISO 9001:2008 với mục tiêu “Uy tín - chất lượng - hiệu quả”; nhằm

đáp ứng yêu cầu của khách hàng Tuy nhiên, làm thé nào để duy trì và phát triển mạnh hơn nữa, đòi hỏi các nhà quản trị của Công ty phải quan tâm nhiều

đến tình hình hoạt động của Công ty, phải đi sâu vào phân tích hiệu quả hoạt

động để giúp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp, từ đó có thể chiếm lĩnh thị phần trong và ngoài nước, nâng cao uy tín, chất lượng,

giúp xây dựng Daklak tourist là một thương hiệu có uy tín đối với du khách tại địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước

Chính vì những lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phan du lich DakLak” dé lam luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

s# Tổng hợp các lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp,

+ Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về công tác phân tích hiệu quả hoạt

động tại Công ty Cổ phần du lịch DakLak

s Vận dụng lý luận và thực trạng đã nghiên cứu, thơng qua đó để hồn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động tại Công

ty Cổ phần du lịch DakLak

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại

Trang 11

Công ty Cổ phan du lịch ĐăkLăk, số liệu trên báo cáo tài chính trong,

thời gian 5 năm: 2008 - 2012 4 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của Công ty cô phần du

lịch DakLak trong giai đoạn 2008 - 2012, kết hợp với các báo cáo kế toán chỉ tiết, báo cáo thường niên và các báo cáo quản trị khác, để đảm bảo tính khoa

học và thực tiễn luận văn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp chỉ

tiết, phương pháp phân tích tông hợp, phương pháp so sánh, phương pháp loại

trừ, phương pháp liên hệ Ngoài ra còn sử dụng phương pháp chuyên gia

thông qua việc phỏng vấn trực tiếp giám đốc, kế toán trưởng về tình hình hoạt

động kinh doanh của Công ty

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phan mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh

nghiệp

Chương 2: Thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần du

lịch ĐãkLäk

Chương 3: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt

động tại Công ty Cổ phần du lịch DakLak

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cho người đọc có cái nhìn

tổng quát về việc phân tích hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp

Thứ hai, phân tích một cách có hệ thống hiệu quả hoạt động, qua đó đã

đưa ra một số đánh giá về hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần du lịch

Trang 12

tiêu vào phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty

Thứ tư, luận văn đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung và phương,

pháp phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phan du lich DakLak 7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Hiệu quả hoạt động và phân tích hiệu quả hoạt động là vấn đề then chốt,

có ý nghĩa cấp bách trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay, vấn dé này không chỉ có vai trò quan trọng đối với nhà lãnh dao doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả những đối tượng bên ngoài quan tâm đến doanh nghiệp Chính vì vậy, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và phân tích thông qua một số giáo trình liên quan đến van dé nay

như: Phân tích báo cáo tài chính - PGS TS Nguyễn Ngọc Quang (2011), Nhà

xuất bản tài chính — Trường Đại học kinh tế quốc dân.; Phân tích hoạt động

kinh doanh ( Chủ biên: PGS.TS Phạm Văn Dược, TS Huỳnh Đức Lộng, ThS

Lê Thị Minh Tuyết — 2011, Nhà xuất bản lao động); Phân tích báo cáo tài

chính và định giá trị doanh nghiệp (Phan Đức Dũng - 2009, Nhà xuất bản

thống kê);

Ngoài ra, quan tâm đến vấn đề này đã có một số nghiên cứu khoa hoc,

luận văn thạc sỹ cũng đã nghiên cứu Trong các nghiên cứu thì các tác giả đã khái quát được thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp, tác giả cũng đã đánh giá được thực trạng và chỉ ra được những nguyên nhân hạn chế trong việc phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt

động, cụ thể:

Tác giả Trần Thị Hòa với đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả hoạt

Trang 13

DNTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đề tài cũng đã vận dụng: phương pháp phân tích phương sai để đánh giá xem có sự khác biệt đáng kể nào về

hiệu quả hoạt động giữa các loại hình DNTM trên địa bàn thành phó, đồng

thời kết hợp phương pháp phân tích tương quan hồi quy bội để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các DNTM cũng như

từng loại hình DNTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, đề tai chỉ

tiến hành phân tích số liệu trong thời gian tương đối ngắn (năm 2003 — 2004)

dẫn đến kết quả chưa phát họa được đầy đủ toàn cảnh hiệu quả hoạt động của

các DNTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Tác giả Nguyễn Thị Như Lân với đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả

hoạt động tại Công ty cổ phần dệt Hòa Khánh — Đà Nẵng” - Luận văn thạc sỹ kinh tế - Đại Học Đà Nẵng — Năm 2009 Luận văn đã hệ thống hóa được cơ

sở lý luận về phân tích và tô chức thông tin phân tích hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp, từ đó tác giả đã mô tả và đánh giá công tác phân tích hiệu quả

hoạt động, đồng thời đã hoàn thiện một số nội dung phân tích hiệu quả hoạt

động trong Công ty cỗ phần Dệt Hòa Khánh — Đà Nẵng như: Xây dựng mô hình lựa chọn phương án huy động vốn và đưa ra một số giải pháp dé nang

cao hiệu quả hoạt động như: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh

tế Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả chỉ đề cập đến thực trạng phân tích

và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chứ chưa thật sự đi sâu vào hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp

Do vậy, tác giả Nguyễn Khánh Thu Hằng với đề tài nghiên cứu: “Phân

tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cỗ phần thương mại du lịch đầu tư Cù Lao

Trang 14

đầu tư Cù Lao Chàm, qua đó tác giả đã hoàn thiện được công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Cơng ty như: hồn thiện phương pháp phân tích bing

cách kết hợp tổng hòa các phương pháp cũng như hoàn thiện nội dung phân tích qua phương trình DuPont, phân tích hiệu quả huy động vốn bằng kỹ thuật

phân tích quan hệ giữa EBIT với EPS, phân tích hiệu quả xã hội qua tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời tác giả còn đưa ra được các giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

Tóm lại có rất nhiều luận văn phân tích hiệu quả hoạt động tại doanh

nghiệp và hầu hết các tác giả trong quá trình nghiên cứu đều đưa ra các chỉ

tiêu để phân tích hiệu quả hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực Tuy

nhiên, rất ít luận văn tiến hành phân tích tại các công ty cô phần hoạt động

trong lĩnh vực du lịch và cũng chưa có đề tài nào thật sự đi sâu vào phân tích

đánh giá hoạt động phân tích hiệu quả tại công ty để nhằm hoàn thiện nội

dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động tại doanh nghiệp Xuất phát từ thực tiễn đó, cùng với định hướng của giảng viên hướng dẫn, tôi quyết

định chọn đề tai: “ Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cỗ phần du

Trang 15

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUA HOAT DONG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 KHAI NIEM VE HIEU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUA HOAT DONG

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động

Đứng trên nhiều góc độ khác nhau, có nhiều quan niệm khác nhau về

hiệu quả:

- Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích thì hiệu quả hoạt động là hiệu số

giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Cách hiểu này đồng nhất với lợi

nhuận của doanh nghiệp,

- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố dé xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh

doanh

Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm

trù hiệu quả hoạt động phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp, song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong khái niệm về

hiệu quả hoạt động

Nhiều nhà quản trị học cho rằng, hiệu quả hoạt động là một vấn đề

phức tạp liên quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh Vi vậy, muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chỉ phí và kết

quả, chỉ phí là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện kết quả đặt ra

Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, ta có công thức chung:

Kết quả đầu ra

Hiệu quả hoạt động =

Trang 16

+ Kết quả đầu ra là các yếu tố liên quan đến Giá trị sản xuất, doanh thu, lợi

nhuận

+ Chỉ phí đầu vào là các yếu tố như vốn sở hữu, tài sản, các loại tài sản

Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả hoạt động là đại lượng so sánh giữa chỉ phí bỏ ra và kết quả đạt được Hiệu quả hoạt động được nâng cao trong trường hợp kết quả tăng, chỉ phí giảm và cả trong trường hợp chỉ phí

tăng nhưng tốc độ tăng kết quả nhanh hơn tốc độ tăng chỉ phí đã chỉ ra để đạt

được kết quả đó

Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội

đạt được từ quá trình hoạt động SXKD Nói cách khác, bản chất của hiệu quả

chính là kết quả của lao động xã hội, được xác định bằng cách so sánh lượng

kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội Do

vậy, thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hóa kết quả dựa trên các nguồn lực sẵn có

Hiệu quả hoạt động chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao

động và chất lượng công tác Để đạt hiệu quả ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những nắm chắc các tiềm năng tiềm ấn về vốn, lao động, kỹ thuật mà còn nắm vững tình hình cung cầu hàng hóa trên

thị trường, đối thủ cạnh tranh hiểu được thế mạnh, thế yếu của doanh nghiệp để khai thác hết mọi tiềm năng hiện có, tận dụng được những cơ hội

vàng của thị trường, có nghệ thuật kinh doanh ngày càng phát triển

'Về mặt định lượng: bản chất của hiệu quả là kết quả thu được so với chỉ

phí bỏ ra

'Về mặt định tính: bản chất của hiệu quả thể hiện ở trình độ và năng lực

quản lý ở các khâu, các cấp quản lý thông qua việc nỗ lực thực hiện nhiệm vụ

Trang 17

Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng đạt được

kết quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Bởi vì mục đích cuối cùng của

người chủ sở hữu, của nhà quản trị là bảo đảm sự giảu có, sự tăng trưởng tài

sản của doanh nghiệp; để thực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử

dụng và phát triển tiềm năng kinh tế của mình Nếu không đảm bảo được khả năng sinh lãi thì lợi nhuận tương lai sẽ không chắc chắn, giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn

1.2 Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUA HOAT DONG

Phân tích hiệu quả hoạt động chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đó là công cụ quản lý có hiệu quả mà các doanh nghiệp sử dụng từ trước đến nay Phân tích hiệu quả hoạt động giúp doanh nghiệp tự đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như

thế nào, những mục tiêu kinh tế được thực hiện đến đâu từ đó tìm ra những biện pháp dé tan dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp Điều đó

có nghĩa là phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ là điểm kết thúc một chu

kỳ kinh doanh mà còn khởi đầu một chu kỳ kinh doanh tiếp theo Kết quả

phân tích của thời gian kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích

điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp

hoạch định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh có hiệu quả, nhằm hạn chế rủi ro bắt định trong kinh doanh

Phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp đề đạt được lợi nhuận cao

nhất

Phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với

bản thân Công ty mà còn có ý nghĩa đối với những ai quan tâm đến Công ty

Trang 18

động sẽ giúp cho họ có những thông tin để có những quyết định chính xác

hơn, kịp thời hơn

1.3 PHAN LOAI HIEU QUA

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế tổng hợp được tạo thành bởi

tất cả các yếu tố của quá trình SXKD, nên cần phải xem xét hiệu quả kinh

doanh trên cả hai mặt đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu

quả kinh tế có ý nghĩa quyết định

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp về lao động, vật tư, tiền vốn nhằm đạt kết

quả cao nhất với chỉ phí thấp nhất trong hoạt động SXKD Hiệu quả kinh tế không những là thước đo trình độ tổ chức quản lý SXKD mà còn là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp

Như vậy, hiệu quả kinh tế là hiệu quả mà các nhà doanh nghiệp sử dụng

chủ yếu đề đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp minh vi

mục đích cuối cùng của hoạt động doanh nghiệp là đảm bảo sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải sử dụng

và phát triển tiềm năng kinh tế của mình để đạt được lợi nhuận, đảm bảo được

khả năng sinh lời, bảo tồn và phát triển nguồn vồn

Hiệu quả xã hội phản ánh những lợi ích mà xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh, đó chính là

ệc cung ứng hàng hóa, dịch vụ ngày càng

tốt hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội

Bén cạnh hiệu quả kinh tế thì hiệu quả xã hội cũng không kém phan quan

trọng, nếu doanh nghiệp chú trọng đến lợi ích mà xã hội có được từ hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của khách

hàng về cách phục vụ khách hàng, nghiên cứu những sản phẩm mới vừa đáp ứng nhu cầu vật chất, vừa mang lại lợi ích cộng đồng thì sẽ góp phần thúc đầy

Trang 19

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau Hiệu quả kinh tế dễ xác định, có thể đo lường

các chỉ tiêu ở mức độ tông hợp và cụ thê Hiệu quả xã hội chỉ có thể đánh giá một cách tương đối thông qua những biểu hiện của đời sống xã hội trong

phạm vi nền kinh tế Vì thế, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thường chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế còn hiệu quả xã hội chỉ được

kết hợp đánh giá đan xen cùng hiệu quả kinh tế

Hiệu quả của doanh nghiệp được xem xét một cách tổng thể bao gồm

nhiều hoạt động Hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính có

mối quan hệ qua lại do đó khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải xem xét hiệu quả của hai hoạt động này, bởi lẽ một doanh nghiệp có

thể có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại không có hiệu quả

trong hoạt động tài chính hoặc hiệu quả hoạt động tài chính thấp đó là do các chính sách tải trợ không phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh được tạo thành bởi tất cả các yếu tố của quá trình

sản xuất kinh doanh Do vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ

được xem xét một cách tông hợp mà còn được nghiên cứu trên cơ sở các yếu

tố thành phần của nó, đó là hiệu quả cá biệt

- Hiệu quả cá biệt: để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hi

quả kinh doanh cá biệt, người ta xây dựng các chỉ tiêu chỉ tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện,

từng nguồn lực với kết quả đạt được Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cá biệt

đối với từng loại phương tiện khác nhau thường được sử dụng với nhiều tên

gọi như: hiệu suất, năng suất, tỷ suất

- Hiệu quả tổng hợp: ngoài việc xem xét hiệu quả cá biệt của từng loại

Trang 20

kinh doanh Để nhận định tông quát và xem xét hiệu quả tổng hợp, nhà phân

tích dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đó là khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của tài sản

Hiệu quả tài chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được

các nhà đầu tư quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và

tương lai Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao là điều kiện thuận lợi

để doanh nghiệp đó tăng trưởng Để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể phát triển thì doanh nghiệp phải tự đầu tư và tìm kiếm các nguồn đầu tư từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên huy động, nguồn nào Nếu muốn huy động được từ bên ngoài thì doanh nghiệp phải chứng minh được rằng nguồn đầu tư mà doanh nghiệp huy động được phải

mang lại lãi cao Có thể nói hiệu quả tài chính là mục tiêu quan trọng của các

nhà quản trị, các nhà lãnh đạo Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng quan tâm đến

khả năng sinh lời để chắc chắn số vốn của họ đầu tư được sử dụng đúng mục

dich va mang lai hiệu quả cao

Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng của tài sản

so với tổng số vốn mà doanh nghiệp thực có và trên số vốn kinh doanh của

doanh nghiệp, đó là khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời

vốn kinh doanh

1.4 NOI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

1.4.1 Phân tích hi

quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp để đạt

Trang 21

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề phức tạp, nó có

quan hệ với các yếu tố trong quá trình kinh doanh như lao động, tư liệu lao

động, đối tượng lao động, nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả

cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản trong quá trình kinh doanh có hiệu quả Do đó khi phân tích cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu như hiệu quả sử

dụng vốn kinh doanh, khả năng sinh lời của vốn

Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù

hợp Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, sức hao phí cũng như

sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức

đánh giá hiệu quả chung

a Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt

Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá

biệt, người ta xây dựng các chỉ tiêu chỉ tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện, từng nguồn

lực với kết quả đạt được Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cá biệt đối với

từng loại phương tiện khác nhau thường được sử dụng với nhiều tên gọi

như: hiệu suất, năng suất, tỷ suất

a1 Hiệu suất sử dụng tài sắn:

Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt được trên giá trị tài sản của doanh nghiệp Kết quả đạt được có thể được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu

và thu nhập hoạt động khác

-_ Nếu sử dụng “Giá trị sản xuất” để thể hiện kết quả, ta có chỉ tiêu sau:

Hiệu suất sử dụng Giá trị sản xuất

tài sản

Trang 22

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản thể hiện một đồng tài sản đầu tư tại

doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất Giá trị chỉ tiêu này

càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, khả năng tạo ra và cung cấp của cải cho xã hội càng cao và kéo theo hiệu quả của doanh nghiệp cũng sẽ lớn

- Nếu ta chọn kết quả đầu ra là doanh thu và thu nhập của những hoạt

động khác cũng là chỉ tiêu phản ánh kết quả của doanh nghiệp thì hiệu suất sử

dụng tài sản trong trường hợp này được thể hiện:

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng tài sản = ————————————————— Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho ta biết trong một đồng tài sản đầu tư vào

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Nếu chỉ tiêu này càng cao thì doanh thu tạo ra càng nhiều và ngược lại Trong phần mẫu số ta phải lấy số liệu bình quân, có thể là bình quân đầu kỳ và cuối kỳ nếu sự biến động về tình hình tài sản là không lớn, nếu trong doanh nghiệp có sự biến động tài sản liên tục thì để đảm bảo tính

chính xác ta nên lấy giá trị trung bình của các tháng hoặc các quý trong

năm

Chỉ tiêu doanh thu thuần bao gồm doanh thu của cả ba hoạt động vì tài

sản của doanh nghiệp được tạo ra không chỉ được đầu tư bằng kết quả của

hoạt động kinh doanh mà có những tài sản được tạo ra từ kết quả của hoạt động tài chính và các hoạt động khác Nếu ta loại trừ doanh thu của hai hoạt

động trên thì trong phần tài sản chỉ sử dụng những tài sản có nguồn gốc từ

Trang 23

Nếu chỉ xem xét hiệu suất sử dụng tài sản trong lĩnh vực kinh doanh thuần túy thì chỉ tính doanh thu thuần trong lĩnh vực kinh doanh đẻ thể hiện

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng tài sản trong trường hợp này còn gọi là số vòng quay của tài sản Nó được xem xét trên mối quan

hệ giữa tài sản với doanh thu thuần và được tính như sau:

Doanh thu thuần bán hàng

Số vòng quay của tài và cung cấp dịch vụ , sản 7 Tổng tài sản bình quân x

Chỉ tiêu trên phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, nhưng cũng phụ

thuộc vào trình độ, khả năng quản lý, tổ chức sản xuất của từng doanh nghiệp

Chỉ tiêu trên thể hiện một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

và như vậy nó thể hiện khả năng, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp

a2 Hiệu suất sử dụng tài sản cỗ định

Đối với các DNSX, giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực TSCĐ nên để thể hiện hiệu quả cá biệt về việc sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử

dụng TSCĐ được tính như sau:

Doanh thu thuần SXKD

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia tạo ra bao

nhiêu đồng doanh thu thuần SXKD

Chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao,

a3 Hiệu suất sử dụng vẫn lưu động

Trang 24

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn lưu

động là nhân tố không thể thiếu, nó là điều kiện cần và đủ cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách bình thường

Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động,

nó là một bộ phận có tốc độ luân chuyển nhanh Vốn lưu động sẽ lần lượt

mang các hình thái khác nhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông,

phân phối

Nếu việc quay vốn của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng thì doanh

nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được xem xét qua nhiều chỉ tiêu thể

hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay bình quân của vốn

lưu động hoặc hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, số ngày bình quân của một

vòng quay vốn lưu động

Doanh thu thuần

Sé vang quay b/q cia VLD (V) = —————————————— (Vòng) VLD binh quan

Chi tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bỏ ra thì mang lại bao nhiêu

đồng doanh thu thuần, hay nói cách khác trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng hoặc luân chuyển được bao nhiêu lần

VLĐ b/q

Số ngày b/q của = x 360 (ngày/vòng)

một vong quay VLD Doanh thu thuan

Trang 25

Dé don giản trong tính toán, ta có thể quy ước thời gian tháng là 30

ngày, quý là 90 ngày và năm là 360 ngày Thông thường, kỳ phân tích là năm và vốn lưu động bình quân của một năm được tính toán như sau: 2+, +«<+Ï, + Yaga n Trong đó: là vốn lưu động bình quân

Vị, V›, , V„ là số dư VLĐ vào đầu kỳ thứ 1, thứ 2, , thứ n

'V„„; là số dư VLĐ vào cuối kỳ thứ n hay dau ky thir n+1

Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ có số liệu về vốn lưu động tại hai thời điểm, dé việc so sánh và phân tích có ý nghĩa, có thể không cần sử dụng số

bình quân mà phải sử dụng giá trị tài sản tại từng thời điểm b Phan tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Ngoài việc xem xét hiệu quả cá biệt của từng loại nguồn lực, ta cần

phân tích hiệu quả tổng hợp Đó chính là khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực đề tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Để

nhận định tổng quát và xem xét hiệu quả tổng hợp, nhà phân tích dựa vào

các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp b1 Phân tích khả năng sinh lời

Chỉ tiêu khả năng sinh lời được đo lường bằng tỉ số giữa lợi nhuận với các chỉ tiêu kết quả Trong phần này đề cập đến hai chỉ tiêu phổ biến là

tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần hoạt động SXKD

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh

Trang 26

doanh thu Đây là hai yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, doanh thu chỉ

kết quả, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường còn lợi nhuận thể hiện chất

lượng hiệu quả mà doanh nghiệp đã đạt được Công thức được xác định như sau:

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất lợi nhuận trén DTT = ——————————- *100%

Tổng DTT

Lợi nhuận trong công thức trên có thể là LNTT, LNST, LNTT và lãi

vay Tuy nhiên vì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thay đôi do sự điều

chinh của Nhà nước nên ở các thời điểm khác nhau có thẻ thuế suất thuế thu

nhập phải nộp khác nhau, do đó để phản ánh đúng khả năng sinh lời của

doanh nghiệp cần sử dụng LNTT

Doanh thu thuần trong công thức trên bao gồm doanh thu và LN của cả

ba hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác)

Chỉ tiêu này cho ta biết được trong 100 đồng doanh thu thuần thì có

bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn

chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần HĐKD

Tỷ suất này được xác định trên cơ sở môi quan hệ giữa doanh thu, chỉ

phí và lợi nhuận chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần Công thức xác định:

Lợi nhuận thuần HĐKD

Tỷ suất LN/Doanh thu thuần = ——————W————+100%

Trang 27

Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lãi của một đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng lớn

Doanh thu thuần và lợi nhuân trong công thức trên chỉ sử dụng doanh thu và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh

Khi đánh giá chỉ tiêu này cần phải xem xét đến ngành nghề kinh doanh,

chiến lược hoạt động và cả chính sách định giá của doanh nghiệp Các mục

tiêu về thị phần, về lợi nhuận và chính sách định giá đều có thể ảnh hưởng

đến kết quả của tỷ suất trên Do đó các nhà phân tích cần phải tính toán riêng chỉ tiêu này cho từng nhóm ngành nghề kinh doanh để đánh giá đúng

đắn hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Để loại trừ sự tác động của hiệu quả hoạt động tài chính đi đến đánh

giá khả năng sinh lời chủ yếu của doanh nghiệp là khả năng sinh lời từ việc

bán hàng và cung cấp địch vụ ta dùng chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp về BH&CCDV là khoản chênh lệch giữa doanh thu

thuần và giá vốn, tức là tỷ suất này không tính đến chỉ phí kinh doanh Thường ở các doanh nghiệp doanh thu BH&CCDV chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ba khoản doanh thu nên tỷ suất lợi nhuận gộp này biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

Công thức tính như sau:

Tỷ suất LN gộp Lợi nhuận gộp về BH&CCDV

về BH&CCDV = T———— *IJ%

Doanh thu thuần từ HĐKD

Chỉ tiêu này cho biết: Cứ 100 đồng doanh thu khi tiêu thụ sản pham

Trang 28

Trong một vài trường hợp, do chính sách khấu hao khác biệt dẫn đến chỉ tiêu lợi nhuận thuần bị tính sai lệch Do vậy, để loại trừ sự khác biệt về chính sách khấu hao, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận có thể được tính toán lại như

sau:

Lợi nhuận thuần SXKD + Khấu hao TSCĐ

Ty suatLN |) = —— —— 100%

hoat dong SXKD Doanh thu thuần từ HĐKD

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả đạt được từ 100 đồng doanh thu thuần

hoạt động SXKD khi loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khấu hao Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng lớn

b2 Phân tích khả năng sinh lời của tài sản

Đi vào phân tích khả năng sinh lời của tải sản người ta chủ yếu tập

trung phân tích hai yếu tố sau: Tỷ suất sinh lời của tài sản và tỷ suất sinh lời

kinh tế tài sản

* Tỹ suất sinh lời của tài sản ( ROA )

ROA biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản và

nó được xác định như sau:

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất sinh lời cita tai san (ROA) = ————————— * 100%

Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ

tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu ROA càng cao phản

ánh khả năng sinh lời tài sản càng lớn Cũng tương tự như trên, lợi nhuận

xem xét ở đây cũng gồm cả lợi nhuận từ ba hoạt động, do vậy số liệu về tài

sản xem xét ở đây cũng chính là số liệu tài sản tổng cộng trên bảng cân đối

Trang 29

ROA là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp và được chỉ tiết qua phương trình Du-pont như sau:

LNTT Doanh thu

ROA=——————— *

Doanh thu Tổng TS bình quân

ROA = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần * Hiệu suất sử dụng TS

ROA = H wyipr * H prs

Việc quản lý ROA có liên quan đến hoạt động quản lý tại don vi ROA

là kết quả tổng hợp của những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả cá biệt của các yếu tố được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Dé cé thé phân tích rõ ràng hơn về chỉ tiêu ROA ta có thể dùng phương, pháp số chênh lệch Cụ thể là sự chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đó là kết quả tổng hợp ảnh

hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tai san

Cách phân tích này chỉ ra phương thức nâng cao sức sinh lời tài sản của

doanh nghiệp và được thề hiện qua công thức:

AROA =AHypr #A Hpas Các nhân tố ảnh hưởng: - Anh hưởng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu AHwor = lowtrts) * (Hiaxr — Hoywpr) )

- Anh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản

AHbrs = Hiawpn * ( Hierrrs — Hoprrs))

Trong đó :

Ho, vrs) : Higu suat sir dung tai san ky géc, ky phan tich Hoan : Tỷ suất LN/DT kỳ gốc, kỳ phân tích

- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Trang 30

Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta có thể xác định nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp va dé ra những biện pháp thích hop dé tăng cường hiệu quả hoạt động

SXKD của doanh nghiệp

* Tÿ suất sinh lời kinh tế của tài sẵn (RE) (hay còn gọi là BEP: Sức sinh lời cơ sở)

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp về

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên kết quả về lợi nhuận còn

chịu nhiều tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghệp Nếu hai doanh nghiệp trong cùng ngành có điều kiện gần như giống nhau nhưng do các doanh ngiệp áp dụng chính sách tài trợ khác nhau thì sẽ dẫn đến kết quả khác nhau Do đó khi phân tích muốn thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động SXKD người ta dùng thêm chỉ tiêu RE để loại bỏ ảnh hưởng của cấu trúc nguồn vốn Chỉ tiêu này được xác định như sau: LNTT + Chỉ phí lãi vay REE T————————————— *100% Tổng tài sản bình quân

Đây là một chỉ tiêu quan trọng để doanh nghiệp quyết định nguồn tài trợ nếu RE cao hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên huy động vốn vay từ bên ngoài vì lúc đó nợ sẽ làm tăng thu nhập trên vốn chủ sở hữu lên nhiều

lần Ngược lại thì nên ưu tiên tài trợ bằng vốn chủ sở hữu

Đối với các nhà đầu tư có thể nghiên cứu tỷ số này để biết trước lợi

nhuận của doanh nghiệp trên cơ sở đó xem xét nên đầu tư vào doanh nghiệp

Trang 31

1.4.2 Phân tích hiệu quả tài chính

Hiệu quả tài chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu

được các nhà đầu tư quan tâm Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao

là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đó tăng trưởng Để đảm bảo cho

doanh nghiệp có thể phát triển thì doanh nghiệp phải tự đầu tư và tìm kiếm các nguồn đầu tư từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên huy động nguồn nào Nếu muốn huy động được từ bên ngoài thì doanh nghiệp phải chứng minh được rằng nguồn đầu tư mà doanh

nghiệp huy động được phải mang lại lãi cao Có thể nói hiệu quả tài chính là mục tiêu quan trọng của các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo Bên cạnh đó

các nhà đầu tư cũng quan tâm đến khả năng sinh lời để chắc chắn số vốn

của họ đầu tư được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao

Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng của tài

sản so với tổng số vốn mà doanh nghiệp thực có và trên số vốn kinh doanh

của doanh nghiệp, đó là khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu và khả năng sinh

lời vốn kinh doanh

a Phan tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài

sản, khi phân tích cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi

vốn Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các

nhà tín dụng đặc biệt quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp

không những trong hiện tại mà còn quyết định kết quả kinh doanh trong

tương lai Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được xác định qua công thức sau:

LNST

Trang 32

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ ra thì mang

lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Trong điều kiện doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, nhất là

thông qua thị trường tài chính, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng

có cơ hội tìm được nguồn vốn mới Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp đưới mức sinh lời cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả

năng đầu tư vào doanh nghiệp càng khó

Có thể thay lợi nhuận sau thuế ở công thức trên bằng lợi nhuận trước thuế Vì như vậy ta sẽ loại trừ được ảnh hưởng của chính sách thuế biến

động theo quy định của Nhà nước mà vẫn phản ánh chính xác hiệu quả tải chính của doanh nghiệp,

b Các nhân tỗ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính

Tỷ suất sinh lời VCSH chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố Nó phụ thuộc trực tiếp vào các quyết định các nhà quản lý thông qua nhiều chính sách

như: chính sách tiêu thụ, chính sách sản xuất và chính sách tài chính

b1 Hi

quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tài chính

của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

LNST Doanh thu Tài sản

ROE=—————* ———————*

Doanh thu Tài sản VCSH

Trong công thức trên ta thấy ROE có mối quan hệ với chỉ tiêu tỷ suất

lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp cao sẽ dẫn đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu lớn và ngược lại Hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài

chính Tuy nhiên không phải lúc nào hiệu quả kinh doanh tăng cũng sẽ dẫn

Trang 33

52 Độ lớn đòn bẫy tài chính (ĐBTC)

Độ lớn đòn bây tài chính thể hiện cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

ở thời điểm hiện tại Độ lớn ĐBTC càng lớn càng có sức mạnh làm cho tỷ suất sinh lời của VCSH tăng cao khi hoạt động hiệu quả; ngược lại chính độ lớn ĐBTC lớn sẽ là động lực làm giảm tỷ suất sinh lời của VCSH khi khối lượng hoạt động giảm

Liên quan đến ĐBTC, công thức hiệu quả tài chính có thê viết lại như sau:

Hịc = Hạp x (1 — T) x (1+ ĐBTC) Trong đó:

- Hye là hiệu quả tài chính ~ Hp là hiệu quả kinh doanh

- DBTC = Nợ/VCSH là đòn bẩy tài chính

~T là thuế thu nhập doanh nghiệp

Do vậy, có thê nói rằng: nếu hệ số ĐBTC càng cao thì hiệu quả tài chính

của doanh nghiệp sẽ được tăng lên Đây chính là thành tích của một chính sách

tài chính tốt Tuy nhiên, trong công thức trên tỷ suất sinh lời tài sản vẫn còn bị

ảnh hưởng bởi cấu trúc nguồn vốn, vì lợi nhuận để tính chỉ tiêu này đã trừ đi

chỉ phí lãi vay Do vậy, để xem xét riêng ảnh hưởng của việc vay nợ và ĐBTC ta viết lại công thức chỉ tiêu khả năng sinh lời của VCSH như sau:

ROE ={ RE + (RE-r) x DBTC } x (1-7) Trong đó:

r: Lãi suất vay

T: Thuế suất thuế thu nhập DN

Công thức trên cho thấy:

- Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lớn hơn chỉ phí sử dụng vốn vay

thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên

Trang 34

nghiệp nên vay thêm vốn để mở rộng quy mô kinh doanh mà vẫn đảm bảo

giữ được hiệu quả như cũ

- Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản nhỏ hơn chỉ phí sử dụng vốn vay

thì việc vay nợ sẽ làm giảm đi hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Trong

trường hợp này đòn bẩy gọi là đòn bẩy âm, doanh nghiệp hạn chế và không

nên đi vay thêm vốn từ bên ngoài, lúc này doanh nghiệp nên xem xét lại

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình có cần tổ chức lại

hay chuyền sang kinh doanh trong lĩnh vực khác

b3 Khả năng thanh toán lãi vay (TIE): Thể hiện ảnh hưởng của chính sách tải chính trong việc tạo ra hiệu quả của doanh nghiệp Nếu doanh

nghiệp sử dụng khéo léo nguồn vốn vay thì cùng một hiệu quả kinh doanh

nó có thể tạo ra lợi nhuận tăng hon gap nhiều lần so với trước

Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa LNTT và chỉ phí lãi vay đến hiệu quả tài chính có thể được xem xét thông qua tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay

Nếu khả năng thanh toán lãi vay càng nhỏ thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ kém đi

Trên cơ sở mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, nhà phân tích sẽ tìm

hiểu các nguyên nhân, dự đoán biện pháp đẻ cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Công thức tính như sau: LNTT + Lãi vay Kha nang thanh toan lai vay = * 100% Lai vay

Khả năng thanh toán lãi vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn

càng cao, LN tạo ra được sử dụng để trả nợ vay và tao phan tích lũy cho

doanh nghiệp Chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ vốn sử dụng

Trang 35

Đối với những doanh nghiệp hoạt động dựa vào vốn vay, việc thanh toán

lãi vay cũng là một trong những căn cứ đánh giá khả năng thanh toán của

doanh nghiệp Tuy nhiên, khả năng này có nguồn gốc từ hiệu quả sử dụng vốn vay vào hoạt động kinh doanh Nguồn gốc để thanh toán lãi vay chính

là LN của doanh nghiệp Do vậy, khả năng thanh toán lãi vay có thể dùng

để đánh giá khả năng sinh lời hoạt động kinh doanh và đây cũng là nhân tố

khá quan trọng dé xem xét Hrc của doanh nghiệp

Thật vậy, chỉ tiêu ROE có thể tách thành nhiều thành phần, mỗi thành phần biểu hiện các chính sách, các nhân tố khác nhau:

LNTT + Lãi vay LNST Tài sản ROE=———————*—————* Tài sản LNTT + Lãi vay VCSH Vì Tài sản = Nợ + VCSH LNST = LNTT x (1-7) Qua vài bước biến đổi ta được: ROE = RE x (1 - 1/TIE) x (1-T) x (1+ ĐBTC)

Qua công thức trên ta thấy, khi trị giá chỉ tiêu TIE >1 thì H;c của doanh nghiệp sẽ tăng lên và ngược lai

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘN CỦA DOANH NGHIỆP

1.5.1 Phương pháp chỉ tiết

-_ Chỉ tiết theo không gian (theo địa điểm): nhằm đánh giá kết quả hoạt

động của đơn vị tại từng khu vực, từng bộ phận qua đó phát hiện những nơi

hoạt động chưa hiệu quả để khai thác tốt hơn tiềm năng của đơn vị đó

-_ Chỉ tiết theo thời gian: nhằm đánh giá tính thời vụ trong phân tích hoạt

Trang 36

-_ Chỉ tiết theo các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu nhằm đánh giá đặc tính biến động của các yếu tố cấu thành

1.5.2 Phương pháp so sánh

Day là phương pháp phô biến trong phân tích kinh doanh đẻ đánh giá

kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích

Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp so sánh chúng ta phải giải quyết

những van dé co ban như xác định tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, kỹ

thuật so sánh

Khi sử dụng phương pháp này phải quan tâm đến các vấn đề sau : a Lựa chọn gốc so sánh

'Việc lựa chọn số gốc để so sánh phải căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của phân tích Có thể lựa chọn các loại số gốc sau :

- Số gốc là số kế hoạch, việc lựa chọn số gốc này là nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hay mục tiêu đề ra

- Số gốc là số của những năm trước hoặc kỳ trước, việc lựa chọn số gốc

này là nhằm đánh giá sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích qua thời gian - Số gốc là số của doanh nghiệp khác hoặc số trung bình ngành, việc lựa chọn số gốc này là nhằm vị trí của doanh nghiệp và đề ra giải pháp quản lý phù hợp

b Điều kiện so sánh

~ Các chỉ tiêu phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế, mỗi chỉ tiêu thì

phải phản ánh một nội dung kinh tế cụ thể

~ Các chỉ tiêu phải có cùng một phương pháp tính toán ~ Các chỉ tiêu phải có cùng một thước đo sử dụng e Kỹ thuật sơ sánh

-So sánh bằng số tuyệt đối: cho biết sự biến động về mặt lượng của chỉ

Trang 37

A = Số ky phân tích - Số kỳ gốc - So sánh bằng số tương đối : so sánh về mặt tỷ lệ giữa chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc Số kỳ phân tích - số kỳ gốc 1% = ——————— *100% Số kỳ gốc Số kỳ phân tích Hoặc %= ———————— *100% Số kỳ gốc 1.5.3 Phương pháp loại trừ

a Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng

nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các chỉ tiêu này có quan hệ tích số, thương, số, hay vừa tích số vừa thương số với chỉ tiêu phân tích

Nội dung và trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn như sau:

Phải biết số lượng các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ của các nhân tó đến

chỉ tiêu phân tích Từ đó, xác định được công thức tính chỉ tiêu đó trên cơ sở

sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định, ưu tiên nhân tố lượng lên trước, nhân tố chất lượng ra sau Nếu có nhiều nhân tố số lượng và

chất lượng thì ưu tiên nhân tố chủ yếu lên trước và nhân tố thứ yếu ra sau Nhân tố chủ yếu là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến chỉ tiêu phân tích Nếu tăng

nhân tố này lên một đơn vị đồng thời có định các nhân tố còn lại và tính ra kết quả Tăng nhân tố khác một đơn vị đồng thời cố định các nhân tố còn lại và

tính ra kết quả So sánh kết quả vừa tính, nếu kết quả nào lớn hơn thì nhân tố đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích lớn hơn (có nghĩa đó là nhân tố chủ yếu)

Lần lượt thay thế từng nhân tố theo trình tự nói trên, nhân tố nào đã thay

Trang 38

liệu ở kỳ gốc hay kỳ kế hoạch

Thay thế xong một nhân tố phải tính ra kết quả rồi lấy kết quả đó trừ đi

kết quả trước nó liền kề thì ta được một số chênh lệch Đó chính là mức độ

ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế đến chỉ tiêu phân tích

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải bằng đúng đối tượng phân tích b Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay

thế liên hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng, đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế, là dạng đặc biệt của phương pháp

thay thế liên hoàn nên phương pháp này phải tuân thủ đầy đủ các bước tiến

hành của phương pháp thay thế liên hoàn Chỉ khác là khi xác định các nhân

tố ảnh hưởng thì chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ

cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

1.6 CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN HIEU QUA HOAT DONG

1.6.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

© Nhân tố vốn: Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp trong hoạt động kinh doanh

® Nhân tố con người: Trong sản xuất kinh doanh con người là yếu quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công Lực lượng lao động có thê sáng

tạo ra công nghệ, kỳ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Cũng chính lực lượng lao động sáng

tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm

Trang 39

quả kinh doanh Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao

động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp

e Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật, công nghệ

tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt về sản phâm Nhờ vậy doanh nghiệp có thê tăng khả năng cạnh

tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bao cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp

© Nhân tố quản trị doanh nghiệp: Nhân tô này đóng vai tro quan trong

đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quản trị doanh

nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn

trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động Chất lượng của chiến

lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành

công hay thất bại của một doanh nghiệp

Tóm lại: nhân tố quản trị doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối

với hoạt động sản xuất kinh doanh Một đường lối đúng đắn, một quyết định chính xác sẽ là tiền đề cho sự đảm bảo lâu dài về hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp

Thương trường là chiến trường Vì vậy, để chiến thắng sự cạnh tranh của

các đối thủ thì doanh nghiệp phải đảm bảo các lợi thế về chất lượng và sự khác biệt hóa sản phẩm, giá cả và tốc độ cung ứng Tất cả đều phụ thuộc vào

khả năng quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp là đội ngũ quyết định sự thành công của doanh nghiệp

© Hệ thống trao đỗi và xử lý thông tin: Thông tin được coi là một hàng,

hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là

Trang 40

kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hố, về cơng nghệ kỹ thuật, về

người mua, về các đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần

đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thông tin về các thay đổi

trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan 1.6.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

« Tự nhiên: Tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Về cơ bản thường tác động bắt lợi đối với các hoạt động của doanh

nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết

+ Kinh tế: Bao gồm các yếu tô như tốc độ tăng trưởng và sự ôn định của

nền kinh tế, sức mua, sự ôn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái

tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và

cả những thách thức với doanh nghiệp Để đảm bảo thành công của hoạt động

doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi,

phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố đẻ đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những,

cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ va de doa Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng như các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn

Ngày đăng: 30/09/2022, 13:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w