Liên thông đào tạo trong giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN đã được các nước phát triển thực hiện và có hiệu quả từ nhiều năm.. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nâng cao
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC QIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC QIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM VĂN LÂM
LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ngành: QUẢN LÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số : 603472
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN KHÁNH
HÀ NỘI, NĂM 2008
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
3 Mục tiêu nghiên cứu 6
4 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Mẫu khảo sát 7
6 Câu hỏi nghiên cứu 7
7 Giả thuyết nghiên cứu 7
8 Phương pháp chứng minh giả thuyết 7
9 Kết cấu của Luận văn 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN VÀ LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO 10
1.1 Khái niện và một số tiêu chí về nguồn nhân lực KH&CN 10
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 10
1.1.2 Khái niệm về nguồn nhân lực KH&CN 11
1.1.3 Khái niệm về nguồn nhân lực KH&CN 12
1.1.4 Chất lượng nguồn nhân lực KH&CN 12
1.1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KH&CN 14
1.2 Khái niệm liên thông trong đào tạo 15
1.2.1 Hệ thống giáo dục 15
1.2.2 Liên thông trong đào tạo 16
1.2.3 Khái niệm về kế thừa 19
1.2.4 Tính kế thừa 20
1.2.5 Cách kế thừa 24
1.2.6 Tổ chức quản lý đào tạo liên thông 24
1.2.7 Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực KH&CN 26
Trang
Trang 41.2.8 Lợi ích của liên thông đào tạo 27
1.2.9 Phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở tỉnh Hải Dương 27
Tiểu kết Chương 1 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN 30
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực KH&CN ở Hải Dương 30
2.1.1 Số lượng và cơ cấu phân theo trình độ đào tạo 30
2.1.2 Phân theo hình thức đào tạo 31
2.1.3 Nhận xét và đánh giá chung 32
2.2 Liên thông đào tạo đối với nguồn nhân lực KH&CN ở tỉnh Hải Dương 35
2.2.1 Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN qua liên thông đào tạo 35
2.2.2 Nguồn nhân lực qua liên thông đào tạo phân theo hình thức đào tạo 40
2.3 Thực trạng đào tạo liên thông ở Trường Cao đẳng nghề Hải Dương và Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ 43
2.3.1 Một số nét về Trường Cao đẳng nghề Hải Dương 43
2.3.2 Thực trạng đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp nghề lên trình độ Cao đẳng nghề, nghề Điện công nghiệp của Trường Cao đẳng nghề Hải Dương 47
2.3.3 Một số nét về Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ 58
2.3.4 Đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề, ngành Công nghệ cơ khí của Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ 62
2.3.5 Nhận xét, đánh giá 72
2.4 Đánh giá của thị trường lao động về nguồn nhân lực KH&CN qua đào tạo liên thông ở tỉnh Hải Dương 74
Tiểu kết Chương 2 77
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO ĐƯỢC THỰC HIỆN DỰA TRÊN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHẰM ĐẠT MỤC TIÊU GẮN VỚI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 78
3.1 Mục tiêu đào tạo gắn với thị trường lao động 78
3.2 Chương trình liên thông xuất phát từ mục tiêu đào tạo 88
Trang 53.3 Đổi mới liên thông đào tạo bắt đầu từ giáo viên 89
3.4 Đổi mới quy trình đào tạo liên thông 92
3.5 Đổi mới phương pháp dạy và học trong liên thông 94
3.6 Đổi mới cách đánh giá trong đào tạo liên thông 96
3.7 Đổi mới về đầu tư và cơ chế tài chính 97
3.8 Thử nghiệm các giải pháp trên 99
Tiểu kết Chương 3 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102
KẾT LUẬN 102
KHUYẾN NGHỊ 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 108
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra cho nước ta những cơ hội và thách thức mới Phát triển kinh tế - xã hội bền vững là nhiệm
vụ trọng tâm, phấn đấu đến năm 2020 đất nước ta trở thành nước công nghiệp.Với vai trò to lớn của KH&CN cùng với giáo dục và đào tạo, Đại hội
X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tận dụng những thành tựu của cách mạng KH&CN hiện đại, tiếp thu tri thức, các nguồn lực và kinh nghiệm của nước ngoài; đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã liên tục có tốc độ tăng trưởng cao Đây là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển KH&CN, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu KH&CN trong nền kinh tế
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với sự phát triển KH&CN nước ta hiện nay là phải nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực KH&CN cả về số lượng và chất lượng để nâng cao năng lực KH&CN, rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước Hiện nay, trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu, hiệu quả sử dụng nhân lực khoa học công nghệ còn hạn chế
Nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo là chức năng, nhiệm vụ chính của đội ngũ cán bộ KH&CN chất lượng cao Nhưng tỷ lệ nhân lực tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu khoa học còn thấp Cụ thể: ở đề tài cấp nhà nước chỉ có 30% cán bộ được tham gia, tương ứng đề tài cấp bộ có 48,1% và
Trang 7đề tài cấp cơ sở là 65,1% Điều này hợp lý ở chỗ cấp đề tài càng cao, càng đòi hỏi khả năng nghiên cứu của số cán bộ có trình độ chuyên môn cao Tuy nhiên, xét tổng thể thì số lượng cán bộ KH&CN được tham gia nghiên cứu khoa học mới đạt 65,1%, còn lại 34,9% không tham gia, đó là sự lãng phí rất lớn
Các đề tài nghiên cứu KH&CN của nước ta còn nhiều điểm chưa tiếp cận được trình độ KH&CN thế giới, khả năng hội nhập còn hạn chế Việc tham gia hội thảo và các kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học có danh tiếng trên thế giới còn ít Số bằng phát minh, sáng chế của Việt Nam rất hạn chế Thời kỳ 2001- 2005, Việt Nam chỉ có 11 đơn đăng ký sáng chế ở nước ngoài Trong khi đó Indonexia có 36, Thái Lan có 39, Philipin có 85, Hàn Quốc có 15.000, Nhật Bản có 87.620 và Mỹ có 206.710 Nếu căn cứ vào số lượng các công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế và bằng sáng chế được quốc tế công nhận thuộc 27 môn khoa học, thì Việt Nam chưa lọt vào danh sách của 50 nước được tính đến (Singapo, Malaisia và Thái Lan đã có tên trong danh sách này) Điều đó có nghĩa là, trình độ nguồn nhân lực KH&CN nước ta còn rất thấp
Hệ thống giáo dục và đào tạo ở mỗi quốc gia có vai trò đòn bẩy phát triển nền kinh tế và quyết định sự phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực KH&CN Chỉ có hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển, tiên tiến mới tạo ra nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao
Công cuộc đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm Ngành giáo dục cũng đã qua nhiều lần chấn hưng
và đổi mới nhưng kết quả đạt được rất hạn chế Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho CNH, HĐH, nền giáo dục nước ta cần phải nhanh chóng đổi mới
và phát triển, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp Sự lạc hậu, trì trệ kém phát triển của giáo dục nước ta so với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc, Malaisia, Singapore, Philipin, Indonexia, đã thấy được vị trí giáo dục Việt Nam còn khoảng cách rất xa so với các nước phát triển Trong
xu thế hội nhập, phát triển nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực không chỉ còn
Trang 8ở mỗi quốc gia, mà là nguồn nhân lực toàn cầu Những lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ đã nhường chỗ cho lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo Nếu không sớm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư và các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài Trước những cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập, nếu không có những quyết sách đột phá về đổi mới giáo dục, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và những biện pháp mạnh mẽ tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu về kinh tế - xã hội ngày càng xa là khó tránh khỏi
Chất lượng nguồn nhân lực KH&CN được đánh giá qua hệ thống giáo dục: Giáo dục yếu kém, lạc hậu không thể tạo ra nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN rất cần phải đổi mới và phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp
Liên thông đào tạo trong giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN đã được các nước phát triển thực hiện và có hiệu quả từ nhiều năm Sự kế thừa kiến thức, kỹ năng, phương pháp ở các bậc học đã được thực hiện hoàn hảo, nên chất lượng và hiệu quả của giáo dục rất cao
Ở Việt Nam, liên thông đào tạo đã được triển khai và thực hiện từ lâu, nhưng chất lượng và hiệu quả còn rất thấp và có quá nhiều vấn đề bất cập Tác giả của luận văn cũng như rất nhiều người khác đã trải qua quá trình giáo dục ở Việt nam từ mầm non đến sau đại học, có rất nhiều lý do để khẳng định tính kế thừa của quá trình giáo dục không tốt, kỹ năng và phương pháp đều lạc hậu Chẳng hạn: môn Chính trị, được đề cập đến từ chương trình THPT, trong giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, các lớp lý luận trung cấp, cao cấp đều dập khuôn một chương trình và lý luận gần như tương tự Những lý luận đó sau 20, 30 năm thay đổi không đáng là bao Kết quả là người học khó tiếp thu, nhàm chán với những lý luận lạc hậu, chất lượng đào tạo không cao Môn ngoại ngữ, được giảng dạy từ THCS đến sau đại học, ở cấp học nào
Trang 9cũng học ngoại ngữ, thời gian học mất trên chục năm, nhưng số đông vẫn chưa nghe, nói được Trong khi đó người ta có thể học thời gian 09 tháng đến
01 năm ở cơ sở giáo dục chất lượng là có thể nghe, nói, viết Môn toán học, ở THPT học vi phân, tích phân, lên đại học học lại vi phân, tích phân Người học như một anh thợ giải toán, giải hết cách này đến cách khác, nhưng không
hề biết ứng dụng bài toán, cách giải toán đó vào đâu Môn vật lý, ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đều học lại các định luật, quy tắc ở phổ thông đã học Cử n hân kinh tế không cần thiết phải học môn hoá học ở THPT nhiều đến vậy Rất nhiều môn học khác cũng ở tình trạng tương tự Chương trình đào tạo không thống nhất nên liên thông gặp rất nhiều khó khăn Chẳng hạn như cùng trình độ Trung cấp ngành kế toán, nhưng mỗi trường đào tạo theo một chương trình nên khi liên thông lên Cao đẳng hay Đại học rất khó, vì không biết nên kế thừa nội dung của trường nào Liên thông ở các cấp học rất yếu kém nên kết quả đào tạo chất lượng không cao, không đáp ứng được yêu cầu Cụ thể, phần lớn các kỹ sư, cử nhân khi ra trường không làm việc được,
mà phải qua quá trình đào tạo lại Mặc dù, giáo dục đã nhiều lần cải cách, thí điểm, đề án này chưa xong, đề án khác lại ra đời, tiêu tốn biết bao tiền của nhưng chất lượng giáo dục vẫn đang trong thời kỳ chấn hưng
Hải Dương là tỉnh có trên 1,7 triệu dân, nằm ở phía đông thủ đô Hà Nội, có 8 khu công nghiệp và 13 cụm công nghiệp phát triển, nhu cầu lao động kỹ thuật có chất lượng hàng năm lên đến trên 60 ngàn người Nhưng thực tế nguồn lao động kỹ thuật ở Hải Dương trình độ còn thấp, nên nhiều doanh nghiệp phải sử dụng lao động kỹ thuật ở nơi khác đến Đào tạo nguồn nhân lực ở Hải Dương còn nhiều hạn chế, đặc biệt là liên thông đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực KH&CN và thị trường lao động
Vậy việc chỉ ra những nguyên nhân yếu kém và đề ra các biện pháp liên thông đào tạo trên cơ sở đổi mới tư duy đào tạo, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là rất cần thiết
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN ”
Trang 101.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
* Ý nghĩa lý thuyết:
- Làm rõ ý nghĩa và triết lý của liên thông đào tạo đối với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
- Bổ sung thêm lý luận về:
+ Liên thông đào tạo ở các cấp trình độ
+ Kế thừa trong liên thông đào tạo về chương trình, kiến thức, kỹ năng, hành vi, tổ chức quản lý, phương pháp dạy, phương pháp học
* Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN của các nước phát triển
có nền kinh tế thị trường năng động được thực hiện rất hiệu quả bằng biện pháp liên thông đào tạo
Liên thông trong đào tạo đã có lịch sử gần 100 năm Xuất phát từ nhu cầu người học muốn tiếp tục học lên mà không phải học lại những gì đã học Đây là một hình thức đào tạo tiết kiện thời gian, tiền bạc và công sức mà vẫn đảm bảo chất lượng
Trên thế giới, việc liên thông giữa các cơ sở đào tạo được ghi nhận ở một số nước như: Anh, Đài loan, Nhật bản, New Zealand, Australia và Hoa
kỳ Lịch sử của sự liên thông đào tạo được nhắc đến Giáo sư William R Harper (1856 - 1906), Viện trưởng Đại học Chicago Năm 1907 Đại học California - Berkeley đào tạo liên thông “nới rộng” Những năm tiếp theo liên thông đào tạo được hoàn thiện và rộng khắp ở nhiều trường của Hoa kỳ và các nước có nền giáo dục phát triển
Trang 11Ở Việt Nam, trước năm 1975 liên thông được đề cập đến ở hầu hết các trường đại học ở miền Bắc theo mô hình trường đại học chuyên ngành, đào tạo theo yêu cầu của ngành Việc liên thông diễn ra thường dưới hình thức tổ chức các lớp chuyên tu, hoàn chỉnh Ở miền Nam áp dụng theo mô hình các viện đại học đa ngành của Viện đại học Đông dương do người Pháp thành lập
Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chỉ thị của Chính phủ, đào tạo liên thông được đặt ra, nhất là khi thực hiện chương trình đào tạo hai giai đoạn và việc thành lập hai đại học quốc gia và ba đại học vùng Cuối thập niên 90, việc liên thông giáo dục đại cương và chuyên nghiệp trở thành bình thường trong một nhà trường Ngoài ra, một số trường thực hiện liên thông cấp bằng hai hoặc tiếp tục cấp bằng chuyên tu, tại chức hoặc hoàn chỉnh Năm 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp chỉ tiêu đào tạo thí điểm liên thông cho 31 trường
Liên thông đào tạo ở nước ta còn rất nhiều hạn chế, mỗi trường đào tạo theo một chương trình khác nhau, thiếu tham khảo và thống nhất Phần lớn đào tạo xong mới tính chuyện liên thông Đào tạo theo tín chỉ thuận lợi cho đào tạo liên thông, nhưng số ít trường đủ điều kịên làm và làm chưa tốt Chỉ tiêu đào tạo liên thông bó hẹp, vì liên thông là sự linh hoạt trong đào tạo để thích nghi với nền kinh tế thị trường năng động Tuy nhiên, liên thông ở nước ta mới chỉ đề cập ở các cấp giáo dục nghề nghiệp và đại học
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp liên thông dựa trên chương trình đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động
4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi quy mô không gian: nghiên cứu về liên thông đào tạo ở chuyên ngành Điện công nghiệp ở Trường Cao dẳng nghề Hải Dương và Công nghệ cơ khí
ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Phạm vi thời gian: 05 năm trở lại đây
Trang 12- Phạm vi nội dung:
+ Thực trạng của liên thông đào tạo
+ Giải pháp liên thông dựa trên chương trình đào tạo nhằm đạt mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động
5 Mẫu khảo sát
Một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh Hải Dương
6 Câu hỏi nghiên cứu
Liên thông đào tạo như thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương ?
7 Giả thuyết nghiên cứu
Liên thông phải được thực hiện dựa trên chương trình đào tạo nhằm đạt mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động Được triển khai bằng các biện pháp sau:
+ Đào tạo liên thông gắn với thị trường lao động;
+ Chương trình liên thông đào tạo xuất phát từ mục tiêu đào tạo;
+ Đổi mới liên thông đào tạo bắt đầu từ giảng viên;
+ Đổi mới quy trình đào tạo liên thông;
+ Đổi mới phương pháp dạy và học trong liên thông đào tạo;
+ Đổi mới cách đánh giá trong đào tạo liên thông;
+ Đổi mới về đầu tư và cơ chế tài chính trong liên thông;
8 Phương pháp chứng minh giả thuyết
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra dùng bảng câu hỏi
Trang 13- Thực nghiệm
- Xử lý kết quả: phân tích hệ thống, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn, khái quát hoá
Kết luận và khuyến nghị
- Kết luận của việc nghiên cứu:
Liên thông phải được thể hiện dựa trên chương trình đào tạo xuất phát
từ mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN
- Các khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu:
+ Đổi mới tư duy trong đào tạo liên thông;
+ Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực KH&CN thông qua liên thông đào tạo
9 Kết cấu của Luận văn
Trang 14Chương 2 Thực trạng nguồn nhân lực KH&CN và liên thông đào tạo Chương 3 Giải pháp liên thông đào tạo được thực hiện dựa trên chương trình đào tạo nhằm đạt mục tiêu gắn với nhu cầu thị trường lao động
- Kết luận:
- Khuyến nghị:
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Trang 15PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN VÀ LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO
1.1 Khái niệm và tiêu chí đánh giá về nguồn nhân lực KH&CN
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
“Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của mỗi quốc gia, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới Cho đến nay các khái niệm nguồn nhân lực đang được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
- Theo nghĩa rộng: Nguồn nhân lực (Human Rersources) là tổng thể các tiềm năng (lao động) của con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương đã được chuẩn bị ở mức độ nào đó, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (hoặc một vùng, một địa phương
cụ thể) Với cách tiếp cận này, nguồn nhân lực như một bộ phận cấu thành các nguồn lực của quốc gia như nguồn lực vật chất (trừ con người), nguồn nhân lực tài chính, nguồn lực trí tuệ (“chất xám”) Những nguồn lực này có thể được huy động một cách tối ưu để phát triển kinh tế - xã hội Có thể mô tả điều này như sau:
Nguồn nhân lực được nghiên cứu trên giác độ số lượng và chất lượng
Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu này có quan
hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số Chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh về sức khoẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực phẩm chất
- Theo nghĩa tương đối hẹp: Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lao động Khái niệm nguồn lao động hiện nay cũng có những khác biệt giữa các quốc gia Chẳng hạn:
Trang 16Ở Pháp, nguồn lao động là toàn bộ những người có khả năng lao động
và đang làm việc và chưa làm việc nhưng không bao gồm những người có khả năng lao động mà không có nhu cầu làm việc
Ở Việt Nam, hiện nay tương đối thống nhất cách hiểu nguồn lao động gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm (gồm cả những người trên tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng chưa làm việc do: đang thất nghiệp, đang
đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc)
- Theo nghĩa hẹp hơn, nguồn nhân lực là toàn bộ lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế), nghĩa là bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định nào đó, có khả năng lao động, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp Về độ tuổi, hiện nay có nhiều quy định khác nhau Đa số các nước có quy định tối thiểu (thường là 15 tuổi), còn tối
đa thường trùng với tuổi nghỉ hưu hoặc không giới hạn
Ở Việt Nam, lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm; những người ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp Nghĩa là không bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng nhưng đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc ”1
1.1.2 Khái niệm nhân lực KH&CN
Việt Nam chưa có tài liệu nào đưa ra một định nghĩa chính thức về nhân lực KH&CN hay nguồn nhân lực KH&CN Nhưng trong thực tế để thống kê nhân lực KH&CN, chúng ta mới làm được thống kê theo trình độ đào tạo và chưa thống kê được theo theo nghề nghiệp Có nhiều cách hiểu khác nhau về
nhân lực KH&CN, theo tác giả: ‘‘Nhân lực KH&CN là những người trực tiếp
tham gia vào hoạt động KH&CN, bao gồm những người có bằng cấp từ công
1 Đỗ Minh Cương: Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, Sách Từ chiến lược phát
Trang 17nhân kỹ thuật trở lên và những người không có bằng cấp nhưng phải có trình độ tương đương”
1.1.3 Khái niệm nguồn nhân lực KH&CN
Để xem xét và có thể trực tiếp quản lý phần nhân lực quan trọng nhất, cần tính đến số người đóng góp cho việc tạo ra tri thức khoa học và ứng dụng chúng vào các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, sản xuất và đời sống Những đối tượng này được bao quát trong khái niệm nguồn nhân lực KH&CN:
“Nguồn nhân lực KH&CN là toàn bộ những người có bằng cấp chuyên
môn nào đó trong lĩnh vực KH&CN và những người có trình độ kỹ năng thực
tế tương đương mà không có bằng cấp và tham gia một cách thường xuyên (hệ thống) vào hoạt động KH&CN” 2
Một vấn đề nữa trong khái niệm về nguồn nhân lực KH&CN là những người có trình độ kỹ năng thực tế tương đương mà không có bằng cấp và tham gia hoạt động KH&CN (thường xuyên), được đưa vào danh sách nguồn nhân lực KH&CN
1.1.4 Chất lượng nguồn nhân lực KH&CN
Chất lượng nguồn nhân lực KH&CN thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực KH&CN, với tư cách vừa là khách thể vật chất đặc biệt vừa là
Trang 18chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội Chất lượng nguồn nhân lực KH&CN là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực KH&CN Nói cách khác, trình độ học vấn, trạng thái sức khoẻ, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội của nguồn nhân lực KH&CN, trong đó trình độ học vấn kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá, phân loại chất lượng nguồn nhân lực KH&CN
Để giáo dục đào tạo có khả năng biến những tiềm năng nguồn nhân lực KH&CN của một quốc gia thành những lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành hiện thực, chúng ta cần có cách tiếp cận mới trong đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KH&CN Thông thường, việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KH&CN thông qua các con số thống kê
về trình độ chuyên môn và nghề nghiệp, cơ cấu về ngành nghề và cơ cấu về trình độ của nguồn nhân lực KH&CN (theo Niên giám thống kê) Nhưng trong thực tiễn, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ ở trong tất
cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ đã làm biến đổi nhanh chóng nội dung, tính chất lao động nghề nghiệp cũng như cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ của nguồn nhân lực KH&CN
Cách tiếp cận đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KH&CN chủ yếu đề cập đến nhân lực KH&CN được đào tạo chứ không quan tâm đến những tiêu chuẩn chức danh mà nguồn nhân lực KH&CN đó đảm nhiệm Có thể ở một số
vị trí chức danh công việc thì trình độ đào tạo được phát huy thành năng lực công tác và tạo ra năng suất chất lượng của sản phẩm hoạt động nghề nghiệp Nhưng đối với nhiều nhóm nguồn nhân lực KH&CN thì trình độ được đào tạo không đồng nghĩa với năng lực công tác, năng xuất và chất lượng của sản phẩm hoạt động nghề nghiệp như: nhân lực trong quản lý doanh nghiệp, nhân lực trong khu vực quản lý hành chính công Chính vì vậy, cần phải có cách tiếp cận mới trong việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KH&CN Tức là
Trang 19việc đánh giá phải xuất phát từ chức năng nhiệm vụ và những chức danh cụ thể mà nguồn nhân lực KH&CN đó đang phải đảm nhiệm
1.1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KH&CN
Trên thế giới, mỗi quốc gia có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá khác nhau nên cơ cấu nhân lực KH&CN và chất lượng nguồn nhân lực cũng khác nhau
Chất lượng nguồn nhân lực KH&CN được đánh giá qua các tiêu chí về
số lượng, cơ cấu, trình độ của nhân lực KH&CN; số nhân lực KH&CN trên một vạn dân; tỷ lệ chuyên gia có học hàm, học vị; tương quan giữa kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật cao,
Tính hợp lý, phù hợp của cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN thường được thể hiện ở những sự cân đối sau :
- Cân đối giữa các loại nhân lực: nghiên cứu, triển khai, giáo dục, đào tạo, thao tác, vận hành;
- Cân đối giữa các trình độ: sau đại học, đại học, trung cấp kỹ thuật, lao động giản đơn;
- Cân đối giữa các lĩnh vực hoạt động kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động dịch vụ;
- Cân đối giữa các địa bàn hoạt động: đô thị, khu công nghiệp tập trung, nông thôn, miền núi;
- Cân đối giữa các lĩnh vực KH&CN: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai, nghiên cứu ứng dụng, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật
Thực tế không có chuẩn mực chung về cơ cấu nhân lực KH&CN cho mọi quốc gia
Trang 201.2 Khái niệm liên thông trong giáo dục đào tạo
Giáo dục của chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến liên thông đào tạo
Sự cải cách giáo dục được triển khai từ nhiều năm, nhiều lần, nhưng chưa đạt được mục tiêu Tính khoa học, tính kế thừa, tính thống nhất rất yếu kém, dẫn đến giáo dục của Việt Nam đang tụt sâu khoảng cách đối với các nước trong khu vực và thế giới
1.2.1 Hệ thống giáo dục:
Mỗi quốc gia có một hệ thống giáo dục đặc trưng
- Theo Luật Giáo dục năm 2005, hệ thống giáo dục của nước ta gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên
- Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: + Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
+ Giáo dục phổ thông có tiểu học, THCS, THPT;
+ Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
+ Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ
Trang 211.2.2 Liên thông đào tạo
Xuất phát từ nhu cầu của người học, muốn học lên, học chuyển ngang sang nghề khác hoặc học chuyển xuống nghề thấp hơn mà không phải học lại những gì đã học là liên thông đào tạo Điều này tạo ra khả năng học tập suốt đời và giúp chuyển đổi nghề nghiệp một cách linh hoạt Trong nền kinh tế thị trường sôi động linh hoạt và cạnh tranh, chỉ có liên thông đào tạo mới có thể đáp ứng nguồn nhân lực cho thị trường một cách linh hoạt nhất, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức nhiều nhất
Nước ta chưa có định nghĩa, khái niệm đầy đủ về liên thông đào tạo vì liên thông đào tạo mới được thí điểm năm 2004 và được luật hoá năm 2005
Do hệ thống giáo dục của Việt Nam lạc hậu, chưa tiếp cận với cơ chế thị trường vẫn quen với cách đào tạo giao chỉ tiêu theo kế hoạch nên liên thông đào tạo không phát huy được vai trò của nó Khi chuyển sang đào tạo theo yêu cầu xã hội thì liên thông đào tạo là một yêu cầu tất yếu Tuy nhiên, còn
Trang 22nhiều ý kiến khác nhau về liên thông Nhưng theo tác giả: “Liên thông đào
tạo là loại hình đào tạo mà người học kế thừa kiến thức, kỹ năng đã có, sử dụng kết quả học tập đã tích luỹ trong quá trình học tập hoặc làm việc khi chuyển sang học ngành, nghề, trình độ đào tạo, hình thức học tập khác trong
hệ thống giáo dục quốc dân”
Liên thông đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc kế thừa, bảo đảm cho người học không phải học lại những kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ được trong quá trình học tập hoặc làm việc
Lần đầu tiên “liên thông” đã được luật hoá bởi các Điều 6, 35, 41, trong Luật Giáo dục (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) Điều 32 và Điều 38 có quy định thời gian học chuyển tiếp Đây là bước đổi mới để giáo dục nước nhà giảm thiểu khoảng cách thụt lùi với giáo dục các nước trong khu vực, từng bước thích nghi với tính linh hoạt của yêu cầu nguồn nhân lực trong thời
kỳ hội nhập
Liên thông đào tạo không phù hợp với cách đào tạo cũ (truyền thống của các nước XHCN trước kia) Nó đòi hỏi phải có tính hệ thống, đồng bộ trong giáo dục từ các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân “Chương
trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; kế
thừa giữa các cấp học, các trình độ đào tạo và tạo điều kiện cho sự phân
luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” Một trong các tiêu chí xây dựng chương trình là phải đảm bảo liên thông với các chương trình khác Ngoài việc xây dựng chương trình, Luật đã quy định thời gian liên thông và một số nội dung quy định khác về liên thông
Để hiện thực hóa liên thông đào tạo ngày 13 tháng 2 năm 2008 Bộ Giáo dục
và Đào tạo có quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học Sau 4 năm thí điểm liên thông, rất nhiều ý kiến khác nhau về cách làm, hiệu quả Nhưng liên thông đào tạo có nhiều ưu điểm như đã trình bày ở trên, mặt khác xu thế hội nhập đã thúc đẩy tiến trình mở rộng liên thông
Trang 23Đào tạo nghề nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Luật Dạy nghề được Quốc hội thông qua ngày
29 tháng 11năm 2006, đã quy định liên thông đào tạo với các trình độ đào tạo Điều 4, Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2006 đã quy định Liên thông trong dạy nghề và liên thông giữa các trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân:
“ Liên thông trong dạy nghề và liên thông giữa các trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo khác nhằm tạo điều kiện để người học được sử dụng kết quả học tập đã tích luỹ trong quá trình học tập hoặc làm việc khi chuyển sang học ngành, nghề, trình độ đào tạo, hình thức học tập khác trong hệ thống giáo dục quốc dân Việc liên thông được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm cho người học không phải học lại những kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ được trong quá trình học tập hoặc làm việc
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc thực hiện liên thông trong dạy nghề
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc thực hiện liên thông giữa các trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân
Căn cứ vào chương trình khung và quy định việc thực hiện liên thông của người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, người đứng đầu
cơ sở dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo bảo đảm liên thông; công nhận chuyển đổi kết quả học tập trong từng trường hợp cụ thể.”
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã ban hành quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ tay nghề tại Quyết định số 53/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 5 năm 2008
Liên thông đào tạo là hình thức đào tạo không mới đối với các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Canada, Singapore, Nhật bản Nhưng đối với Việt
Trang 24Nam hiện vẫn đang là một loại hình mới mẻ, còn dè dặt và khống chế trên cơ
sở chỉ tiêu Tính linh hoạt của liên thông chưa được phát huy hiệu quả
Một số khái niệm của liên thông chưa được định hoá, nhưng theo TS Ngô Tấn Luật - ĐH Tiền Giang thì được hiểu như sau:
- Liên thông “lên” là để nhận một văn bằng cao hơn Trường hợp liên
thông cùng ngành nghề xin tạm gọi là liên thông “dọc” Không cùng ngành nghề tạm gọi là liên thông “xiên”, thời gian đào tạo liên thông này hiển nhiên
là dài hơn thời gian đào tạo liên thông “dọc” vì cần học chuyển đổi Tuy vậy, liên thông “xiên - lên” cũng có thể chuyển tiếp sang một văn bằng gần đó mà không cần chuyển đổi
- Liên thông“ngang” là để nhận bằng cấp thứ hai cùng bậc Trường
hợp này chỉ cần học thêm các học phần còn thiếu để nhận bằng cấp mới, do yêu cầu chuyển đổi nghề nghiệp
- Liên thông“xuống” là để nhận bằng cấp dù thấp hơn nhưng hữu dụng
hơn đối với người học Đây là hình thức liên thông rất phổ biến trong các nước đã và đang phát triển, vì người lao động cần chuyển đổi nhanh các ngành nghề theo yêu cầu thu nhập hay hoàn cảnh
1.2.3 Khái niệm về kế thừa
Trong liên thông đào tạo tính kế thừa được coi như đặc trưng cơ bản của liên thông Đây cũng là tính riêng biệt của loại hình đào tạo này Chẳng hạn, liên thông đào tạo từ trung cấp lên đại học, chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở kế thừa chương trình đào tạo trung cấp, bổ sung thêm nội dung còn thiếu so với chương trình đại học; liên thông đào tạo từ cao đẳng lên đại học, chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở kế thừa chương trình đào tạo cao đẳng, bổ sung thêm nội dung còn thiếu so với chương trình đại học Trong trường hợp liên thông ngang thì chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở kế thừa một phần lớn kiến thức của chương trình đã đào tạo,
Trang 25phần còn thiếu được học chuyển đổi và bổ sung nội dung cho hoàn thiện so
với chương trình tương ứng Từ đây ta có thể hiểu kế thừa là“Thừa nhận nội
dung, kết quả học tập đã tích luỹ trong quá trình học tập hoặc làm việc”
Chương trình đào tạo là cột sống của quá trình hoạt động dạy và học
Vì vậy chương trình liên thông phải đảm bảo tính kế thừa về tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo, hành vi, phương pháp
Trang 26- Hoạt động dạy:
“Hoạt động dạy là chỉ việc dạy diễn ra trong nhà trường, do người giáo viên đảm nhận nhằm truyền thụ hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo hình thành nhân cách cho người học, đào tạo người học theo yêu cầu (mang tính
hệ thống có tổ chức)” 3
Hoạt động dạy là hoạt động có mục đích, có tổ chức Hoạt động dạy không chỉ được thực hiện bởi giáo viên với trình độ kiến thức, kỹ năng, phương pháp mà còn được kết hợp với trang thiết bị máy móc để tạo nên kết quả bài giảng Thực tế hoạt động dạy ở mỗi cấp học, mỗi trường, mỗi nơi không giống nhau, do rất nhiều lý do Nhưng lý do lớn nhất mang tính quyết định đó là trình độ của người dạy
Chúng ta cần phân biệt khái niệm dạy và khái niệm hoạt động dạy Khái niệm dạy: chỉ việc dạy diễn ra trong cuộc sống hàng ngày (mang tính kinh nghiệm, xã hội)
Hoạt động dạy gắn liền với hoạt động học trong nhà trường; hoạt động học
là hoạt động đặc thù, diễn ra có mục đích, có ý thức, có đối tượng nhằm lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và những giá trị mà nhân loại đã tích luỹ được
- Hoạt động học:
“Hoạt động học là chỉ việc học diễn ra trong nhà trường nhằm tiếp thu
hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.” 4
Trong khái niệm này, cần phân biệt với việc học diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, ở bất kỳ đâu, lúc nào làm gì
Bản chất của hoạt động học là nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, thái độ, nhờ sự tái tạo tích cực của cá nhân và sự tiếp cận tri thức có chọn lọc, khoa học
- Tri thức:
3 Trần Thị Phấn: Một số vấn đề về tâm lý học sư phạm và nghề nghiệp, ĐHSPKT Hưng Yên 2002, tr.72
Trang 27Khái niệm tri thức: Hiện chưa có định nghĩa nào hoàn chỉnh Nhưng ta
hiểu “tri thức chính là sự hiểu biết của con người, là hệ thống các khái niệm
khoa học và kinh nghiệm cụ thể đã được con người lĩnh hội” 5
Tri thức giành được thông qua quá trình nhận thức phức tạp, quá trình tri giác, quá trình học tập tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận hay kết hợp các quá trình này
Trong từng ngữ cảnh, người ta sử dụng tri thức hay kiến thức, vì vậy tri thức và kiến thức là cách dùng trong từng trường hợp cụ thể Thường tri thức
có tính tổng quát hơn kiến thức Kiến thức là sự hiểu biết của con người về lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như kiến thức hoá học, kiến thức toán học, kiến thức kinh doanh, kiến thức tin học, kiến thức xã hội
Chương trình phải đảm bảo khối lượng tri thức cần thiết cho mỗi cấp học hay trình độ đào tạo Chương trình phải chia ra làm nhiều cấp học, trình
độ khác nhau, mục đích làm con người tiếp thu từ đơn giản đến phức tạp Vì vậy tính kế thừa về tri thức có ý nghĩa to lớn trong giáo dục Nếu thiết lập một chương trình đào tạo độc lập không có tính kế thừa về kiến thức thì chúng ta không thể hiểu điều gì sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện đào tạo Ví dụ, môn toán học người ta phải học các phép cộng, trừ, nhân, chia trước sau đó mới học đến hàm số Để hiểu và giải được các bài toán về hàm số thì tối thiểu người ta phải kế thừa kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia Về hoá học, muốn phân tích được phản ứng hoá học thì phải kế thừa kiến thức của các nguyên tố hoá học Về Tiếng Việt hay ngoại ngữ, muốn viết được thì phải kế thừa từ các chữ cái Như vậy chương trình là cả hệ thống kiến thức được kế thừa một cách khoa học Kế thừa là bản chất của đào tạo liên thông
Tri thức ngắn liền với quá trình giáo dục đào tạo, nên khi nói đến giáo dục đào tạo người ta thường nói đến tri thức, kiến thức Ngoài ra, tri thức còn
là mục tiêu của quá trình dạy, quá trình học
Trang 28
Chương trình đào tạo thường có 2 phần: phần lý thuyết và phần thực hành Phần lý thuyết là quá trình lĩnh hội hàng loạt các khái niệm mới, tri thức mới Sự hình thành bất kỳ một khái niệm nào cũng phải dựa vào hệ thống các biểu tượng và khái niệm đã có Vì vậy, việc sắp xếp các môn học, các chương theo trình tự khoa học có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành các khái niệm mới Phần thực hành chủ yếu tạo kỹ năng mới
Người ta có thể chia ra nhiều cấp độ về kiến thức như: biết - hiểu - vận dụng - phân tích - tổng hợp - đánh giá
- Kỹ năng:
Bao gồm kỹ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá )
và các kỹ năng hành động (lập kế hoạch, chỉ huy, điều hành sản xuất, nhận dạng sản phẩm bằng quan sát v,v )
“Là khả năng của con người thực hiện công việc một cách có hiệu quả
và chất lượng trong một thời gian thích hợp, trong những điều kiện nhất định dựa vào các tri thức, kỹ xảo đã có.” 6
Kỹ năng luôn gắn với hoạt động cụ thể, hình thành trong những điều kiện cụ thể; Thể hiện kiến thức trong hành động: mục đích, nội dung, phương thức tiến hành hành động; Phải có sự nỗ lực của bản thân, sự tham gia của ý thức và sự tập trung chú ý cao, có sự kiểm tra hành động một cách tự giác Hành động chưa mang tính khái quát cao, còn nhiều động tác thừa, sai, lãng phí năng lượng thần kinh và cơ bắp
- Thái độ:
Là phẩm chất hình thành được trong quá trình giao tiếp và ứng xử công việc Sẵn sàng tiếp nhận công việc học tập, chuẩn bị học tập nghiêm túc; tự nguyện và chăm chỉ học tập - tự giác cao là một yếu tố cần thiết để hình thành
nề nếp học tập và làm việc sau này
Trang 29
Học tập và làm việc theo nhóm Đây là yếu tố quan trọng cần được giáo dục và học tập Người Việt Nam thường có thói quen học tập, làm việc tuỳ tiện, không chuẩn bị sẵn sàng cho công việc, nên dễ vi phạm các quy định Vì vậy cần được giáo dục cả thái độ học tập và làm việc
1.2.5 Cách kế thừa
Là kế thừa toàn bộ hoặc một phần nội dung đã đào tạo
- Kế thừa toàn bộ nội dung đã đào tạo:
Cách kế thừa này được thực hiện ở các cấp học từ thấp lên cao hay nói cách khác là với liên thông lên Từ cấp học Mầm non lên cấp học Tiểu học, từ Tiểu học lên cấp học THCS; từ THCS lên THPT; từ THPT lên giáo dục đại học hoặc giáo dục nghề nghiệp; trong giáo dục đại học từ cao đẳng lên đại học Tuy nhiên, giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học kế thừa toàn bộ phải cùng ngành nghề
- Kế thừa một phần kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo: Cách liên thông này áp dụng ở liên thông ngang hoặc liên thông xiên hoặc liên thông xuống Ta có thể thấy liên thông từ cao đẳng ở chuyên ngành kỹ thuật lên đại học ngành kinh tế ta gọi là liên thông xiên thì người học được kế thừa một phần kiến thức đã học như các môn học chung, một số môn học cơ bản, còn các môn chuyên ngành thì không kế thừa vì hai ngành khác nhau, như vậy liên thông này là sự kế thừa một phần kiến thức kỹ năng đã có Liên thông từ đại học ngành kỹ thuật sang đại học ngành tài chính hoặc từ chuyên ngành kỹ thuật này sang chuyên ngành kỹ thuật khác phần kiến thức không kế thừa là chuyên môn của từng ngành, còn lại là kế thừa Vậy liên thông ngang là kế thừa một phần kiến thức kỹ năng đã có, tương tự với liên thông xuống
1.2.6 Tổ chức quản lý đào tạo liên thông
Hiện chúng ta đang có 02 cơ quan cấp bộ quản lý nhà nước về liên thông Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý khối giáo dục và đào tạo, không quản
lý dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quản lý khối dạy nghề
Trang 30Quy định về liên thông được thể chế bằng Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày
02 tháng 8 năm 2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục Tại điều 4 có nêu:
“ Liên thông trong giáo dục là biện pháp giúp người học có thể sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình
độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thẩm quyền, chỉ đạo xây dựng chương trình dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp liên thông với các chương trình giáo dục phổ thông
và các chương trình trình đào tạo khác, tạo điều kiện cho người học kế thừa được các kết quả học tập ở giáo dục phổ thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập
Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào các quy định nêu ở khoản 3 Điều này và chương trình khung, đối chiếu xác định sự phù hợp về chương trình và rà soát điều kiện về cơ sở vật chất đội ngũ giáo viên quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong từng trường hợp cụ thể
Người học có quyền đăng ký học tập các chương trình liên thông theo quy định của Nhà nước và của cơ sở giáo dục.”
Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2006, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục và Bộ Luật lao động
về dạy nghề có nêu: “ Liên thông trong dạy nghề và liên thông giữa các trình
độ dạy nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc thực hiện liên thông trong dạy nghề
Trang 31Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc thực hiện liên thông giữa các trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân
Căn cứ vào chương trình khung và quy định việc thực hiện liên thông của người có thẩm quyền, người đứng đầu cơ sở dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo bảo đảm liên thông; công nhận chuyển đổi kết quả học tập trong từng trường hợp cụ thể.”
Liên thông đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quản lý và ban hành các quyết định cụ thể về liên thông Các
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và xã hội giúp Bộ quản
lý nhà nước về liên thông trên địa bàn
Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành quy định liên thông trung cấp lên cao đẳng, đại học; cao đẳng lên đại học Bộ Lao động - Thương binh
và xã hội ban hành quy định liên thông giữa các trình độ nghề Liên thông trình độ nghề với các trình độ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân chưa có quy định, nên hệ thống dạy nghề hiện đang bị cắt khúc, không liên thông được với các trình độ khác
Các chính sách quản lý về liên thông đào tạo của chúng ta còn nhiều bất cập, chưa có chiến lược, chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội cả về số lượng và chất lượng, nên chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng còn thấp
1.2.7 Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực KH&CN
Phát triển nguồn nhân lực KH&CN là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực KH&CN biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về kiến thức, kỹ năng, thái độ, thể lực và nhân cách nghề nghiệp đáp ứng những nhu cầu hoạt động, lao động của cá nhân và sự phát triển xã hội Phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở tầm vĩ mô là các hoạt
Trang 32động của các tổ chức nhà nước mang tính quy mô (hệ thống giáo dục và đào tạo và các tổ chức kinh tế xã hội nhằm tạo ra nguồn nhân lực KH&CN với số lượng lớn, chất lượng cao phù hợp và đáp ứng nhu cầu của mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định) Phát triển nguồn nhân lực KH&CN có liên quan chặt chẽ đến giáo dục và đào tạo vì trình độ văn hoá của người lao động
là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng phát triển nguồn nhân lực KH&CN Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực KH&CN chỉ có thể được nâng cao khi được giáo dục và đào tạo tốt Giáo dục và đào tạo là một mắt xích quan trọng của một chu trình phát triển nguồn nhân lực KH&CN Liên thông đào tạo đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao trước mắt và lâu dài, tạo ra nguồn lao động linh hoạt trong cơ chế thị trường
1.2.8 Lợi ích của liên thông đào tạo
Liên thông đào tạo đã được các nước phát triển áp dụng từ lâu do tính hiệu quả của các phương pháp đào tạo này Ở Việt Nam do nền giáo dục lạc hậu, điều kiện dạy và học còn nhiều khó khăn, nên phương pháp này mới được quan tâm đến, nhưng lợi ích của nó mang lại rất lớn như:
- Tạo mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời;
- Kế thừa kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm đã được đào tạo;
- Chủ động thời gian học tập;
- Tiết kiệm tiền bạc, thời gian và công sức;
- Linh hoạt chuyển đổi nghề nghiệp trong cơ chế thị trường;
- Yên tâm học tập nên đạt kết quả cao, nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp
1.2.9 Phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở tỉnh Hải Dương
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV, Tỉnh
uỷ Hải Dương đã xây dựng chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN có vai trò quan trọng
Phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở Hải Dương hiện nay có vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động
Trang 33UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực KH&CN giai đoạn 2006 - 2010, trong đó trọng tâm là tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, phấn đấu đến năm 2010 có trên 40% lao động qua đào tạo Đặc biệt
ưu tiên phát triển lao động kỹ thuật chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các khu công nghiệp và cụm công nghiệp Năm 2007, Hải Dương cần trên 60.000 lao động kỹ thuật, nhưng thực
tế mới đáp ứng được gần 10.000 lao động kỹ thuật qua đào tạo và 12.000 lao động phổ thông Sự thiếu hụt lao động kỹ thuật đang là trở ngại lớn đối với việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương
Ngày 23 tháng 4 năm 2006, UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt đề án
về việc làm, trong đó tập trung đầu tư phát triển đào tạo nghề và đào tạo lao động kỹ thuật, đổi mới tư duy giáo dục, tăng quy mô, đa dạng hoá mô hình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo theo thị trường lao động, lấy các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh làm nòng cốt Chuyển từ chủ trương giáo dục cho mọi người sang chủ trương mọi người đều phải thực hiện việc học tập suốt đời, tăng cường hình thức liên thông đào tạo
Trang 34Tiểu kết Chương 1
Ngày nay, bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều nhận thức rõ nhân tố con người hay nguồn lực con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước Nguồn nhân lực KH&CN có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế xã hội, trong đó, giáo dục và đào tạo là nhân tố quan trọng nhất Về thực chất, giáo dục và đào tạo làm tăng giá trị toàn diện của con người về mặt trí, đức, thể, mỹ và những năng lực nghề nghiệp… Một trong những vấn đề hết sức đáng chú ý hiện nay là việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN luôn luôn phải gắn liền với nhu cầu xã hội, với mục tiêu và nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội ở cấp vĩ mô và vi mô, ngắn hạn và dài hạn Do vậy, giáo dục và đào tạo, nguồn nhân lực KH&CN và nhu cầu xã hội là ba nhân tố có quan hệ hữu cơ cần được quan tâm của cả nước
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2020, phải đổi mới tư duy liên thông đào tạo theo hướng phù hợp với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác của nền kinh tế
Xây dựng mối quan hệ gắn kết thường xuyên và chặt chẽ giữa “đào tạo liên thông, sử dụng và việc làm”, khắc phục một cách cơ bản tình trạng lỏng lẻo, thiếu phối hợp giữa 3 lĩnh vực này, đã gây ra lãng phí lớn cho các nguồn lực của Nhà nước, xã hội
Hải Dương đang tích cực đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH Lãnh đạo Tỉnh
uỷ, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo việc đổi mới tư duy giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động Phấn đấu đến năm 2020, Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư; nâng cao hiệu quả đầu tư, giải quyết việc làm trên cơ sở phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học Liên thông đào tạo là một trong những hình thức đào tạo, đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động Đây là chủ trương đúng đắn và việc tìm ra các giải pháp hiệu quả là rất cần thiết
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO
ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực KH&CN ở Hải Dương
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực KH&CN đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Trước nhu cầu đổi mới và hội nhập của đất nước nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng, chúng ta cần xem xét thực trạng nguồn nhân lực KH&CN của Tỉnh, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực KH&CN
2.1.1 Số lượng và cơ cấu phân theo trình độ đào tạo
Theo báo cáo của Sở KH&CN, Cục Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2007 thì
số người có trình độ từ cao đẳng trở lên trong toàn tỉnh tính đến thời điểm điều tra (tháng 6/2008) là 37.497 người, chiếm tỷ lệ 2,16 % tổng dân số trong tỉnh Trong đó:
+ Số người có trình độ cao đẳng là: 15.036 người, chiếm tỷ lệ 40,1 %
+ Số người có trình độ đại học là: 21.443 người, chiếm tỷ lệ 57,1 %
+ Số người có trình độ thạc sỹ: 990 người, chiếm tỷ lệ 2,6 %
+ Số người có trình độ tiến sỹ: 28 người, chiếm tỷ lệ 0,7 %
Trang 36BIỂU ĐỒ 01: BIỂU THỊ TRÌNH ĐỘ NGUÔN NHÂN LỰC KH&CN
2.1.2 Phân theo hình thức đào tạo
- Số người được đào tạo chính quy là 23.698 người, chiếm 63,2% tổng
số người đã qua đào tạo Trong đó:
+ Cao đẳng là 6.486 người, chiếm 41,3%;
+ Đại học là 9.030 người, chiếm 57,5%;
+ Thạc sỹ là 153 người, chiếm 1,0%;
+ Tiến sỹ là 29 người, chiếm 0,2%
Trang 37BIỂU ĐỒ 02: BIỂU THỊ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN
ChÝnh quy 63.2%
KX§ 1.2%
T¹i chøc 28%
Chuyªn tu
7.6%
- Số người được đào tạo không chính quy là 13.798 người, chiếm 36,8% tổng số người đã qua đào tạo Trong đó:
- Số người học chuyên tu là 2.849 người, chiếm 7,6%
- Số người học tại chức là 10.499 người, chiếm 28,0%
- Số người được đào tạo khác là 450 người, chiếm 1,2%
2.1.3 Nhận xét và đánh giá chung
Nguồn nhân lực KH&CN Hải Dương có phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với Đảng, với nhân dân; có truyền thống yêu nước, hiếu học, có tinh thần vượt khó, chịu đựng gian khổ vươn lên trong học tập sáng tạo; có tâm huyết với quê hương, đã có đóng góp quan trọng trong việc tham mưu tổng kết thực tiễn, xây dựng phương hướng, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh
Đội ngũ trí thức với đặc trưng lao động trí tuệ sáng tạo của mình đã phát huy vai trò động lực của KH&CN trong quá trình phát triển kinh tế - xã
Trang 38hội, an ninh - quốc phòng; đi đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất và kinh doanh; là lực lượng xung kích trong phong trào tiến quân vào khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới vào tiến trình CNH, HDH tỉnh nhà
Đội ngũ cán bộ KH&CN có tiềm năng phát triển mạnh mẽ
Tuy nhiên, hạn chế của nguồn nhân lực KH&CN Hải Dương là:
Sự phân bố đội ngũ cán bộ KH&CN thiếu cân đối so với cơ cấu kinh tế của tỉnh: Giáo dục, đào tạo chiếm tỷ lệ 53,2%, tất cả các ngành còn lại chưa đạt 50% số người hiện nay đang làm việc Tỉnh có khoảng gần 80% số dân làm nông nghiệp nhưng tỷ lệ người có trình độ từ cao đẳng trở lên trong nông, lâm, thuỷ sản chỉ có 2,5% Một thực tế dễ nhận thấy là ở 263 xã phường, thị trấn hầu hết thiếu các kỹ sư nông nghiệp Một số ngành kỹ thuật khác có tỷ lệ thấp như xây dựng 3,8%, giao thông vận tải 0,5%, bưu chính viễn thông 0,9% Ngành dịch vụ tỷ lệ cũng rất thấp như: Thương nghiệp và khách sạn nhà hàng có 1,7% Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ
tư vấn có 0,6%
Số người có trình độ cao đẳng trở lên đang công tác tại tỉnh là 30.546 người Hàng năm số sinh viên của tỉnh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng khoảng 6.000 người Điều đó chứng tỏ sau khi tốt nghiệp sinh viên về tỉnh rất
ít Như vậy, nền kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung chưa tạo ra được nhiều việc làm; mặt khác cơ chế và chính sách thu hút của tỉnh chưa đủ sức hấp dẫn đối với trí thức trẻ
Tỉnh Hải Dương đang thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ KH&CN có trình
độ cao trong các ngành kinh tế và KH&CN mũi nhọn, đồng thời thiếu cả cán
bộ có trình độ cao về quản lý sản xuất, quản lý kinh tế và quản lý xã hội Trong tỉnh không có Tiến sỹ khoa học Rất thiếu những chuyên gia có khả năng đảm đương những dự án lớn về KH&CN; thiếu chuyên gia đầu ngành để
Trang 39tập hợp, đào tạo và hướng dẫn lớp cán bộ trẻ, cán bộ kế cận về hoạt động KH&CN nói chung; đặc biệt là thiếu chuyên gia về công nghệ
Trong số cán bộ KH&CN, có nhiều người hẫng hụt về kiến thức và năng lực thực hành do không được cập nhật kiến thức, thông tin thường xuyên về khoa học, công nghệ, về quản lý sản xuất, quản lý kinh tế Mặt khác,
do những đặc điểm trong đào tạo, và do chưa có nhiều cơ hội và điều kiện tiếp cận với những thành tựu khoa học mới nên thiếu kiến thức ở nhiều lĩnh vực KH&CN hiện đại, đặc biệt là năng lực triển khai công nghệ, thích nghi, cải tiến và tiến tới tạo ra công nghệ mới có hiệu quả cao cho sản xuất; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn và chuyển giao công nghệ còn yếu
Một số cán bộ KH&CN hiện đang làm việc trong môi trường không đủ điều kiện tái sản xuất lao động trí óc, thiếu thông tin và thiếu động lực sáng tạo Chính vì vậy, kiến thức dần bị teo đi, khả năng thích ứng với những thành tựu mới rất hạn chế
Do đồng lương còn eo hẹp nên một số cán bộ KH&CN tìm cách để tăng thu nhập, ít tập trung tinh lực vào công tác chuyên môn, vào nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, dẫn đến lãng phí chất xám trên diện rộng
Một bộ phận lớn cán bộ KH&CN đang công tác được đào tạo trong hoàn cảnh chiến tranh, điều kiện thiếu thốn, một bộ phận được đào tạo dưới
cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp và trong các trường hợp đào tạo khoảng 10 năm trở về trước các tri thức, kỹ năng về quản lý, về kinh tế trong cơ chế thị trường ít được quan tâm Một số tuy có trình độ đại học, nhưng theo hệ chuyên tu, tại chức, không được đào tạo một cách cơ bản có hệ thống Một số khá đông không được đào tạo, bồi dưỡng kịp thời về quản lý hành chính, về nghiệp vụ chuyên môn theo chức danh quản lý Vì vậy, nhiều cán bộ chưa được trang bị kiến thức để có thể hoạt động trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN
Mặc dù tỷ lệ học ngoại ngữ (kể từ trình độ A trở lên) đạt 53,9% (trong
đó tiếng Anh là 83,4%, tiếng Nga là 8,2%, Pháp là 1,6%, tiếng Trung là 1,3%,
Trang 40tiếng Đức, tiếng khác là 4,4%) nhưng hầu hết không đủ điều kiện giao dịch quốc tế, tham dự các sinh hoạt khoa học quốc tế, không có khả năng hoặc không có điều kiện khai thác tư liệu nước ngoài
Phần đông cán bộ KH&CN không có đề tài, chương trình nghiên cứu,
tư vấn, phản biện
Trên đây là một số mặt mạnh và những hạn chế của đội ngũ cán bộ KH&CN tỉnh Hải Dương Đó là cơ sở để tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh
2.2 Liên thông đào tạo đối với nguồn nhân lực KH&CN ở tỉnh Hải Dương
2.2.1 Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN qua liên thông đào tạo
Để đánh giá thực trạng nguồn nhân lực KH&CN qua liên thông đào tạo, chúng ta dùng phương pháp điều tra, thống kê
Hải Dương hiện có 10 trường đại học và cao đẳng, gồm: Đại học Kỹ thuật
y tế, Cao đẳng Kỹ thuật Dược TW I, Cao đẳng Du lịch, Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ, Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hải Dương, Cao đẳng nghề Hải Dương, Cao đẳng nghề LICOGI, Cao đẳng nghề Giao thông vận tải đường sông TW I, Cao đẳng nghề Thương mại công nghiệp
Nguồn nhân lực KH&CN được bổ sung bằng đào tạo liên thông chủ yếu do các trường cao đẳng, đại học được thành lập từ lâu hoặc liên thông bằng liên kết đào tạo Để đánh giá tình hình liên thông đào tạo trên địa bàn Hải Dương, chúng ta cần khảo sát, điều tra liên thông đào tạo thực hiện tại các
cơ sở đào tạo trên phạm vi tỉnh
Liên thông đào tạo ở Hải Dương được thực hiện từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ trước Chủ yếu là liên thông lên, như giáo viên trình độ trung cấp liên thông lên trình độ cao đẳng để chuẩn hoá đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục Một số trường, trung tâm trong và ngoài tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo liên thông trong cùng ngành nghề hoặc liên thông trong khối ngành kinh tế, công nghệ thông tin và một số ngành kỹ thuật Việc đào tạo