0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tính kế thừa

Một phần của tài liệu LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 25 -29 )

9. Kết cấu của Luận văn

1.2.4. Tính kế thừa

Là kế thừa về hoạt động dạy, hoạt động học, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi, phương pháp, tổ chức,...

Hệ thống giáo dục phải có tính kế thừa từ cấp học này đến cấp học khác. Chẳng hạn giáo dục mầm non, giáo dục cho trẻ hình thành kiến thức, ý thức, hành vi, thái độ ở mức độ sơ khai. Nhưng đến cấp học tiểu học thì giáo dục cho học sinh những kiến thức, thái độ, hành vi... cao hơn giáo dục mầm non, trên cơ sở kế thừa của cấp học mần non. Các cấp học cao hơn cũng như vậy. Nguyên tắc là cấp cao hơn kế thừa hợp lý chương trình của cấp dưới, từng cấp học có những trọng tâm giáo dục. Ở giáo dục nghề nghiệp, người ta không chỉ quan tâm đến kiến thức mà còn rất đề cao kỹ năng, thái độ tiếp cận. Việt Nam chưa làm tốt vấn đề này ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, dẫn đến học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp kỹ năng và thái độ tiếp cận công việc rất yếu. Đây là điểm rất khác biệt của giáo dục Việt Nam với giáo dục các nước phát triển. Do cơ chế bao cấp, kế hoạch tập trung đã hằn sâu vào tư duy người dạy và người học, dạy và học theo cái gì mình có, tách khỏi nhu cầu xã hội, nên đổi mới trong giáo dục rất chậm chạp hoặc đổi mới nhưng theo quan điểm lệch lạc, dẫn đến hậu quả khôn lường cho xã hội. Ở các nước phát triển, giáo dục được gắn với nhu cầu xã hội, đào tạo theo nhu cầu là tiêu chí quan trọng số một. Cơ chế thị trường năng động làm cho giáo dục linh hoạt hơn, sự kế thừa của các trình độ đào tạo hay liên thông đào tạo được coi trọng và phát huy hết tính ưu việt của nó.

- Hoạt động dạy:

“Hoạt động dạy là chỉ việc dạy diễn ra trong nhà trường, do người giáo viên đảm nhận nhằm truyền thụ hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo hình thành nhân cách cho người học, đào tạo người học theo yêu cầu (mang tính hệ thống có tổ chức)”.3

Hoạt động dạy là hoạt động có mục đích, có tổ chức. Hoạt động dạy không chỉ được thực hiện bởi giáo viên với trình độ kiến thức, kỹ năng, phương pháp mà còn được kết hợp với trang thiết bị máy móc để tạo nên kết quả bài giảng. Thực tế hoạt động dạy ở mỗi cấp học, mỗi trường, mỗi nơi không giống nhau, do rất nhiều lý do. Nhưng lý do lớn nhất mang tính quyết định đó là trình độ của người dạy.

Chúng ta cần phân biệt khái niệm dạy và khái niệm hoạt động dạy. Khái niệm dạy: chỉ việc dạy diễn ra trong cuộc sống hàng ngày (mang tính kinh nghiệm, xã hội).

Hoạt động dạy gắn liền với hoạt động học trong nhà trường; hoạt động học là hoạt động đặc thù, diễn ra có mục đích, có ý thức, có đối tượng nhằm lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và những giá trị mà nhân loại đã tích luỹ được.

- Hoạt động học:

“Hoạt động học là chỉ việc học diễn ra trong nhà trường nhằm tiếp thu hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.”4

Trong khái niệm này, cần phân biệt với việc học diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, ở bất kỳ đâu, lúc nào làm gì...

Bản chất của hoạt động học là nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, thái độ, nhờ sự tái tạo tích cực của cá nhân và sự tiếp cận tri thức có chọn lọc, khoa học.

- Tri thức:

3 Trần Thị Phấn: Một số vấn đề về tâm lý học sư phạm và nghề nghiệp, ĐHSPKT Hưng Yên 2002, tr.72

Khái niệm tri thức: Hiện chưa có định nghĩa nào hoàn chỉnh. Nhưng ta hiểu “tri thức chính là sự hiểu biết của con người, là hệ thống các khái niệm khoa học và kinh nghiệm cụ thể đã được con người lĩnh hội”5.

Tri thức giành được thông qua quá trình nhận thức phức tạp, quá trình tri giác, quá trình học tập tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận hay kết hợp các quá trình này.

Trong từng ngữ cảnh, người ta sử dụng tri thức hay kiến thức, vì vậy tri thức và kiến thức là cách dùng trong từng trường hợp cụ thể. Thường tri thức có tính tổng quát hơn kiến thức. Kiến thức là sự hiểu biết của con người về lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như kiến thức hoá học, kiến thức toán học, kiến thức kinh doanh, kiến thức tin học, kiến thức xã hội...

Chương trình phải đảm bảo khối lượng tri thức cần thiết cho mỗi cấp học hay trình độ đào tạo. Chương trình phải chia ra làm nhiều cấp học, trình độ khác nhau, mục đích làm con người tiếp thu từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy tính kế thừa về tri thức có ý nghĩa to lớn trong giáo dục. Nếu thiết lập một chương trình đào tạo độc lập không có tính kế thừa về kiến thức thì chúng ta không thể hiểu điều gì sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện đào tạo. Ví dụ, môn toán học người ta phải học các phép cộng, trừ, nhân, chia trước sau đó mới học đến hàm số. Để hiểu và giải được các bài toán về hàm số thì tối thiểu người ta phải kế thừa kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia. Về hoá học, muốn phân tích được phản ứng hoá học thì phải kế thừa kiến thức của các nguyên tố hoá học. Về Tiếng Việt hay ngoại ngữ, muốn viết được thì phải kế thừa từ các chữ cái... Như vậy chương trình là cả hệ thống kiến thức được kế thừa một cách khoa học. Kế thừa là bản chất của đào tạo liên thông.

Tri thức ngắn liền với quá trình giáo dục đào tạo, nên khi nói đến giáo dục đào tạo người ta thường nói đến tri thức, kiến thức. Ngoài ra, tri thức còn là mục tiêu của quá trình dạy, quá trình học.

Chương trình đào tạo thường có 2 phần: phần lý thuyết và phần thực hành. Phần lý thuyết là quá trình lĩnh hội hàng loạt các khái niệm mới, tri thức mới. Sự hình thành bất kỳ một khái niệm nào cũng phải dựa vào hệ thống các biểu tượng và khái niệm đã có. Vì vậy, việc sắp xếp các môn học, các chương theo trình tự khoa học có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành các khái niệm mới. Phần thực hành chủ yếu tạo kỹ năng mới.

Người ta có thể chia ra nhiều cấp độ về kiến thức như: biết - hiểu - vận dụng - phân tích - tổng hợp - đánh giá.

- Kỹ năng:

Bao gồm kỹ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá...) và các kỹ năng hành động (lập kế hoạch, chỉ huy, điều hành sản xuất, nhận dạng sản phẩm bằng quan sát v,v...)

“Là khả năng của con người thực hiện công việc một cách có hiệu quả và chất lượng trong một thời gian thích hợp, trong những điều kiện nhất định dựa vào các tri thức, kỹ xảo đã có.”6

Kỹ năng luôn gắn với hoạt động cụ thể, hình thành trong những điều kiện cụ thể; Thể hiện kiến thức trong hành động: mục đích, nội dung, phương thức tiến hành hành động; Phải có sự nỗ lực của bản thân, sự tham gia của ý thức và sự tập trung chú ý cao, có sự kiểm tra hành động một cách tự giác. Hành động chưa mang tính khái quát cao, còn nhiều động tác thừa, sai, lãng phí năng lượng thần kinh và cơ bắp.

- Thái độ:

Là phẩm chất hình thành được trong quá trình giao tiếp và ứng xử công việc. Sẵn sàng tiếp nhận công việc học tập, chuẩn bị học tập nghiêm túc; tự nguyện và chăm chỉ học tập - tự giác cao là một yếu tố cần thiết để hình thành nề nếp học tập và làm việc sau này.

Học tập và làm việc theo nhóm. Đây là yếu tố quan trọng cần được giáo dục và học tập. Người Việt Nam thường có thói quen học tập, làm việc tuỳ tiện, không chuẩn bị sẵn sàng cho công việc, nên dễ vi phạm các quy định. Vì vậy cần được giáo dục cả thái độ học tập và làm việc.


Một phần của tài liệu LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 25 -29 )

×