Đánh giá của thị trường lao động về nguồn nhân lực KH&CN qua đào tạo

Một phần của tài liệu Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 79 - 83)

9. Kết cấu của Luận văn

2.4.Đánh giá của thị trường lao động về nguồn nhân lực KH&CN qua đào tạo

qua đào tạo liên thông ở tỉnh Hải Dương.

Để đánh giá chất lượng đào tạo liên thông của các cơ sở đào tạo, tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua phiếu gửi đến các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và một số người đã tốt nghiệp đào tạo liên thông.

Tổng số phiếu gửi đi 1.320; số phiếu thu nhận được 1.153. Kết quả như sau:

Bảng 11: Đánh giá khả năng làm việc sau đào tạo liên thông ở tỉnh Hải Dương.

Khả năng làm việc Đơn vị, cá nhân

Khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp đào tạo liên thông

Tổng số Tốt Tạm được Yếu, phải

đào tạo lại

Cơ quan hành chính 126 12 43 71

Đơn vị sự nghiệp 275 36 61 178

Doanh nghiệp 472 21 53 398

Người học 280 69 93 118

- Kết quả đánh giá khả năng làm việc sau khi đào tạo liên thông: + Tốt: 138/1.153, đạt 12%.

+ Tạm được: 250/1.153, đạt 22%

+ Yếu, phải đào tạo lại : 765/1.153, chiếm 66%. - Cụ thể:

+ Khối cơ quan hành chính đánh giá: Tốt đạt 9,5%; Tạm được đạt 34%; Yếu, phải đào tạo lại chiếm 56,3%

+ Khối đơn vị sự nghiệp đánh giá: Tốt đạt 13,3 %; Tạm được đạt 22 %; Yếu, cần đào tạo lại chiếm 64,7 %

+ Khối doanh nghiệp đánh giá: Tốt đạt 4,4 %; Tạm được đạt 11,2 %; Yếu, phải đào tạo lại chiếm 84,4 %

+ Người học tự đánh giá: Tốt đạt 24,6 %; Tạm được đạt 33,2 %; Yếu, phải đào tạo lại là 42,2 %

- Khối các cơ quan hành chính đánh giá về khả năng làm việc yếu, phải đào tạo lại ít hơn khối sự nghiệp và doanh nghiệp. Đó là do tính chất công việc của khối này (làm công tác quản lý nhà nước) nên tính chuyên môn và kỹ năng thực hiện không cần sâu, nhưng yêu cầu về kinh nghiệm và xử lý tình huống để hoàn thiện chính sách lại cao hơn. Vì vậy số lượng được đánh giá tốt rất ít. Số ý kiến đánh giá tạm được nhiều hơn vì phần lớn công việc là mang tính tham mưu giúp việc.

- Khối đơn vị sự nghiệp đánh giá về khả năng làm việc tốt cao hơn khối hành chính và doanh nghiệp. Đó là do ngành giáo dục chiếm số lượng viên chức sự nghiệp rất đông, việc giảng dạy của một số trường hiện nay vẫn mang tính truyền thống, nên những học sinh, sinh viên học lực khá giỏi làm giáo viên dễ đáp ứng được yêu cầu hơn. Nhưng tỷ lệ cần đào tạo lại khá cao, chủ yếu là do đơn vị sự nghiệp yêu cầu công việc cần kỹ năng, tính thực tiễn, khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm cao hơn giáo viên các trường dạy

nghề, giáo viên các trung tâm đào tạo hướng nghiệp hoặc các trung tâm nghiệp vụ chuyên ngành.

- Khối doanh nghiệp (doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, liên doanh) đánh giá thấp khả năng làm việc, tỷ lệ phải đào tạo lại rất cao. Đặc biệt, doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài đánh giá rất thấp về khả năng làm việc của lao động qua đào tạo ở Việt Nam, từ chuyên môn nghiệp vụ đến kỹ năng thực hiện, và nhất là thái độ, hành vi làm việc. Do đó, gần như 100% lao động qua đào tạo có bằng cấp khi muốn làm việc được đều phải đào tạo lại.

Đối với doanh nghiệp liên doanh có thành phần nước ngoài tham gia, tỷ lệ cần được đào tạo lại vẫn ở mức cao. Do quy trình tổ chức sản xuất hoặc dịch vụ khác với chúng ta nên khi doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến thì lao động của chúng ta rất khó làm chủ công nghệ.

Doanh nghiệp có vốn 100% trong nước, tính phù hợp có cao hơn, nhưng chỉ ở mức độ tạm được, tỷ lệ đào tạo lại vẫn cao. Đó là do yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp hiện nay là chất lượng và năng suất nên không doanh nghiệp nào nhập dây truyền máy móc lạc hậu về sản xuất. Lao động giá thấp không còn là thế mạnh của mỗi vùng miền hay quốc gia như trước.

Đối với người học sau khi tốt nghiệp, với ý thức tự khẳng định mình và thiếu kiến thức thực tiễn khi chưa qua làm việc nên họ đánh giá chủ quan hơn. Nhưng tỷ lệ cần đào tạo lại cũng chiếm trên 40%. Đây cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp lớn gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển lao động qua đào tạo, có trình độ, mặc dù mức lương được trả khá cao.

Tóm lại, sản phẩm sau đào tạo liên thông được các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và người học đánh giá là chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Tiểu kết Chương 2:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang đòi hỏi cấp bách việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN.

Giáo dục đào tạo là đòn bẩy phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Liên thông đào tạo là hình thức đào tạo lao động rất hiệu quả trong cơ chế thị trường linh hoạt hiện nay.

Tuy nhiên, liên thông đào tạo chưa xuất phát từ nhu cầu nguồn nhân lực; quan niệm và nhận thức về liên thông còn chưa đầy đủ. Chính sách về liên thông đào tạo còn gò bó; đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa yếu, chưa có kinh nghiệm xây dựng và triển khai đào tạo liên thông. Chương trình liên thông đào tạo ít có tính kế thừa, số môn học phi chuyên môn quá lớn; phương pháp dạy và học lạc hậu, thụ động. Từ đó dẫn đến kiến thức, kỹ năng của học sinh, sinh viên sau đào tạo liên thông không cao. Phương pháp đánh giá không phù hợp, không phản ánh trung thực kết quả đào tạo. Đầu tư kinh phí còn hạn chế, cơ chế quản lý lạc hậu nên không khuyến kích được người có chuyên môn sâu, kỹ năng tốt tham gia. Liên thông đào tạo chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động, khi tốt nghiệp phần lớn phải đào tạo lại, gây tốn kém công sức, tiền bạc của nhà nước và người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để khắc phục các yếu kém về liên thông đào tạo, chúng ta cần tìm ra các giải pháp cụ thể trên cơ sở đổi mới tư duy, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO ĐƯỢC THỰC HIỆN DỰA TRÊN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHẰM ĐẠT MỤC

TIÊU GẮN VỚI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 79 - 83)