0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tổ chức quản lý đào tạo liên thông

Một phần của tài liệu LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 29 -31 )

9. Kết cấu của Luận văn

1.2.6. Tổ chức quản lý đào tạo liên thông

Hiện chúng ta đang có 02 cơ quan cấp bộ quản lý nhà nước về liên thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý khối giáo dục và đào tạo, không quản lý dạy nghề. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quản lý khối dạy nghề.

Quy định về liên thông được thể chế bằng Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục. Tại điều 4 có nêu:

“ Liên thông trong giáo dục là biện pháp giúp người học có thể sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thẩm quyền, chỉ đạo xây dựng chương trình dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp liên thông với các chương trình giáo dục phổ thông và các chương trình trình đào tạo khác, tạo điều kiện cho người học kế thừa được các kết quả học tập ở giáo dục phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập.

Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào các quy định nêu ở khoản 3 Điều này và chương trình khung, đối chiếu xác định sự phù hợp về chương trình và rà soát điều kiện về cơ sở vật chất đội ngũ giáo viên quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong từng trường hợp cụ thể.

Người học có quyền đăng ký học tập các chương trình liên thông theo quy định của Nhà nước và của cơ sở giáo dục.”

Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2006, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục và Bộ Luật lao động về dạy nghề có nêu: “ Liên thông trong dạy nghề và liên thông giữa các trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc thực hiện liên thông trong dạy nghề.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc thực hiện liên thông giữa các trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Căn cứ vào chương trình khung và quy định việc thực hiện liên thông của người có thẩm quyền, người đứng đầu cơ sở dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo bảo đảm liên thông; công nhận chuyển đổi kết quả học tập trong từng trường hợp cụ thể.”

Liên thông đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quản lý và ban hành các quyết định cụ thể về liên thông. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và xã hội giúp Bộ quản lý nhà nước về liên thông trên địa bàn.

Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành quy định liên thông trung cấp lên cao đẳng, đại học; cao đẳng lên đại học. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành quy định liên thông giữa các trình độ nghề. Liên thông trình độ nghề với các trình độ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân chưa có quy định, nên hệ thống dạy nghề hiện đang bị cắt khúc, không liên thông được với các trình độ khác.

Các chính sách quản lý về liên thông đào tạo của chúng ta còn nhiều bất cập, chưa có chiến lược, chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội cả về số lượng và chất lượng, nên chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng còn thấp.

Một phần của tài liệu LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 29 -31 )

×