Chương trình liên thông xuất phát từ mục tiêu đào tạo

Một phần của tài liệu Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 93 - 94)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.Chương trình liên thông xuất phát từ mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo được xây dựng theo mục tiêu đào tạo. Chương trình là khâu cụ thể hoá đầu tiên, có tính logic cao giữa các môn học và thời lượng của từng môn học. Phỏng vấn chuyên viên phòng Đào tạo về chương trình khung hiện nay do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành, tác giả nhận được sự phản hồi như sau: ‘‘Chương trình tham lam, cái gì cũng muốn, quá nhiều môn học. Môn chuyên ngành chính số giờ lại quá ít, không có trường nào có đủ thiết bị và tiền để đào tạo theo chương trình này...’’. Quả thật do yêu cầu đào tạo con người toàn diện nên mục tiêu chương trình quá rộng, quá cao. Nhận xét này đã được kiểm chứng qua chương trình đào tạo của 3 nghề: Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Cắt gọt kim loại. Các môn học chung có tỷ lệ 1/3 thời lượng của cả khoá học như: Chính trị, quân sự, pháp luật, giáo dục thể chất... Mỗi môn học từ 30 đến 45 giờ, nội dung chi tiết của các môn học này không có gì khác so với hàng chục năm về trước.

Liên thông đào tạo được cấu trúc theo nguyên tắc kế thừa, từ thấp lên cao. Nhưng chương trình Cao đẳng lại học toán, lý cho phần liên thông, không ăn nhập gì với các môn chuyên môn. Chương trình được thiết kế trên nền tư duy của từ thời kỳ Liên Xô cũ, với 27 môn học. Thiết bị, máy móc phục vụ cho 27 môn học không có trường nào đáp ứng được. Với nguồn kinh phí dành cho thực tập kỹ năng eo hẹp như hiện nay thì sinh viên chỉ thực tập được một nửa thời gian đã hết vật tư.

Theo tác giả, chương trình đào tạo phải được xây dựng dựa trên mục tiêu đúng là đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động: Giảm bớt các môn chung, tập trung thời lượng cho các môn chuyên ngành, giảm tải thời lượng ở một số môn không trọng tâm.

Thực tế, Trường Cao đẳng nghề Hải Dương đã chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tăng thời lượng cho các môn chuyên môn lên để có thể học theo nhóm và hội thảo. Các môn chính trị, quân sự được đào tạo theo hình

thức khác như ngoại khoá... Từ đó đổi mới được cách dạy và học của giáo viên và học sinh. Kết quả thu được đã trình bày và phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 93 - 94)