0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thử nghiệm các giải pháp trên

Một phần của tài liệu LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 104 -123 )

9. Kết cấu của Luận văn

3.8. Thử nghiệm các giải pháp trên

Luật dạy nghề ra đời, hệ thống dạy nghề có 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sở cấp nghề.

Năm 2007 trở về trước, Trường Cao đẳng nghề Hải Dương đào tạo hệ công nhân kỹ thuật dài hạn (công nhân lành nghề bậc 3/7) thời gian 24 tháng, đối tượng học sinh đã tốt nghiệp THPT. Tháng 2/2007, Trường nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Hải Dương. Tháng 6/2007 Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn liên thông đào tạo từ công nhân kỹ thuật bậc 3/7 lên trung cấp nghề.

Do nhu cầu của người học, tháng 3/2008, Trường Cao đẳng nghề Hải Dương đào tạo liên thông 2 nghề: Điện công nghiệp và Điện tử - Tin học.

Tác giả đã thử nghiệm các biện pháp trên, ở 2 nghề Điện công nghiệp và Điên tử - Tin học. Sau 4 tháng liên thông đào tạo, kết quả như sau:

Bảng 17: Kết quả đánh giá học sinh lớp đào tạo liên thông nghề Điện công nghiệp ở Trường Cao đẳng nghề Hải Dương

Stt Nội dung đánh giá

Kết quả đánh giá Giỏi, tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Kém (%) 1 Kiến thức 65 25 10 0 2 Kỹ năng 60 35 5 0 3 Thái độ 90 10 0 0

+ Đối với kiến thức và kỹ năng: Đánh giá theo thang điểm 10: Từ 8.0 điểm trở lên đạt loại giỏi; từ 7.0 đến cận 8.0 đạt loại khá; từ 5.0 đến cận 7.0 đạt loại trung bình; dưới điểm 5.0 là kém.

+ Đối với thái độ: tốt, khá, trung bình, kém.

Bảng 18: Kết quả đánh giá học sinh lớp đào tạo liên thông nghề Điện tử - Tin học ở Trường Cao đẳng nghề Hải Dương

TT Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá Giỏi, tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Kém (%) 1 Kiến thức 70 25 5 0 2 Kỹ năng 65 30 5 0 3 Thái độ 92 8 0 0

+ Đối với kiến thức và kỹ năng: Đánh giánh giá theo thang điểm 10: Từ 8,0 điểm trở lên đạt loại giỏi; từ 7.0 đến cận 8.0 đạt loại khá; từ 5.0 đến cận 7.0 đạt loại trung bình; dưới điểm 5.0 là kém.

+ Đối với thái độ: tốt, khá, trung bình, kém.

Nhận xét: Qua đào tạo liên thông của 2 ngành trên đã thể hiện mức độ cần thiết của các biện pháp:

1. Mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động 2. Chương trình liên thông xuất phát từ mục tiêu đào tạo 3. Đổi mới liên thông bắt đầu từ giảng viên

4. Đổi mới quy trình đào tạo liên thông

5. Đổi mới phương pháp dạy và học trong liên thông 6. Đổi mới cách đánh giá trong đào tạo liên thông

7. Đổi mới về đầu tư và cơ chế tài chính trong đào tạo liên thông

Mức độ cần thiết trên cũng phù hợp với kết quả của khảo nghiệm nên các biện pháp đưa ra là hợp lý.

Tiểu kết Chương 3:

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN bằng liên thông đào tạo là vấn đề mới, nhưng thực trạng liên thông đào tạo ở tỉnh Hải Dương cho thấy liên thông đào tạo hiện nay còn nhiều bất cập, yếu kém. Do vậy, chất lượng của sản phẩm đào tạo ở hình thức này không tốt. Để nâng cao chất lượng và phát huy lợi thế của đào tạo liên thông, luận văn đề xuất giải pháp liên thông phải có chương trình xuất phát từ mục tiêu đào tạo gắn với thị trường lao động.

Với giải pháp trên, liên thông đào tạo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, số lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ của xã hội thông qua thị trường lao động.

Tuy vậy, vấn đề khó khăn của giải pháp này là sự thay đổi tư duy liên thông đào tạo của nhà quản lý, giảng viên, học sinh, sinh viên không phải một sớm, một chiều đạt được.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN:

Nguồn nhân lực KH&CN là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và mỗi địa phương. Giáo dục và đào tạo là đòn bẩy và quyết định chất lượng nguồn nhân lực KH&CN.

Liên thông đào tạo là hình thức đào tạo theo nguyên tắc kế thừa kiến thức, kỹ năng... đã có của người học, tạo nên cơ hội học tập suốt đời, tiết kiệm tiền bạc, công sức cho người học, phù hợp với cơ chế thị trường năng động.

Các nước có nền giáo dục phát triển đã khai thác triệt để và hiệu quả loại hình đào tạo này, vì lợi ích của đào tạo liên thông là rất lớn. Liên thông đào tạo ở nước ta vẫn còn mới mẻ, nên còn nhiều quan điểm trái chiều nhau, khiến chất lượng đào tạo liên thông chưa cao, chưa gắn với thị trường lao động, dẫn đến ``cái cần thì không có, cái có thì không cần” gây lãng phí cho người học và xã hội, nhu cầu của thị trường lao động không đáp ứng được.

Phát triển kinh tế của nước ta nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Thị trường lao động phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu kinh tế. Hiện tại và tương lai gần, Hải Dương thiếu lao động kỹ thuật qua đào tạo có trình độ đáp ứng được yêu cầu. Để khắc phục tình trạng này và chuẩn bị nguồn nhân lực KH&CN trong tương lai, chúng ta phải có những giải pháp thiết thực trong giáo dục, liên thông đào trên cơ sở chương trình phải xuất phát từ mục tiêu gắn với thị trường lao động. Đây là một trong những giải pháp giáo dục mà luận văn nghiên cứu đề xuất.

Mặt mạnh:

+ Các cơ sở lý lụân về nguồn nhân lực KH&CN, liên thông đào tạo đã được kế thừa từ kết quả nghiên của một số tác giả đi trước.

+ Trên thực tiễn, nguồn nhân lực KH&CN hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Giáo dục và đào tạo chưa tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu

thị trường lao động, mục tiêu đào tạo không gắn với nhu cầu xã hội. Liên thông đào tạo cũng tương tự như các loại hình đào tạo khác nằm trong một nền giáo dục kém phát triển, lạc hậu nên không phát huy được lợi thế của mình.

- Mặt yếu:

+ Thị trường lao động biến động và rất đa dạng, chưa có cơ quan khảo sát, dự báo để đưa ra nhu cầu chính xác của thị trường lao động.

+ Biện pháp đổi mới đòi hỏi phải bao quát, mặt khác không được coi nhẹ bất cứ một yếu tố nào, nên đổi mới rất khó.

+ Chính sách còn nhiều bất cập, không dễ gì được cải thiện

Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn ở tỉnh Hải Dương, khảng định:

" Liên thông đào tạo phải được thể hiện dựa trên chương trình đào tạo xuất phát từ mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN ” là đúng đắn.

KHUYẾN NGHỊ:

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN thì đổi mới giáo dục có vai trò quyết định.

Nhà quản lý, giảng viên và người học cần có nhận thức đúng đắn và vận dụng hiệu quả các biện pháp đổi mới đào tạo liên thông.

Các nhà trường cần sớm chuyển từ đào tạo theo những gì mình có, sang đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Liên thông đào tạo là loại hình đào tạo có nhiều ưu điểm trong cơ chế thị trường linh hoạt, các trường nên mở rộng phát triển loại hình đào tạo này, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN phục vụ thiết thực yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội: Chính sách mới về Đào tạo - Dạy nghề xuất khẩu lao động và quy định mới nhất cần biết, NXB Lao động - Xã hội, 2008

2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội: Hội nghị phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghệp trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng, 2008

3. Cục thống kê tỉnh Hải Dương: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2007, NXB Thống kê, 2008

4. Nguyễn Ngọc Dũng : Tìm hiểu Luật Giáo dục năm 2005, NBX Chính trị Quốc gia, 2005

5. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2005

6. Vũ Cao Đàm: Suy nghĩ về khoa học và giáo dục trong xã hội đương đại Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2007.

7. Nhóm tác giả ELICOM: Công nghệ cao cơ hội không của riêng ai, NXB Hà Nội, 2000

8. http://www.dantri.com.vn: Nguyễn Hùng, 5 điều cần biết về đào tạo liên thông, 15/02/2008

9. Tạ Bá Hưng và cộng sự: Khoa học và công nghệ thế giới, xu thế và chính sách những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, 2004

10. Nguyễn Thế Long: Đổi mới tư duy, phát triển giáo dục Việt Nam trong kinh tế thị trường, NXB Lao động, 2006

11. http://www.tgu.edu.vn: Ngô Tấn Lực, Trường Cao đẳng Cộng Đồng với chức năng đào tạo nghề, liên thông và giáo dục thường xuyên,

08.01.2007

12. Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ về

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề.

13. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục

14. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV, 2005 15. TS Trần Thị Phấn: Một số vấn đề về tâm lý học sư phạm và dạy nghề, ĐHSPKT Hưng Yên, 2002

16. http://www.hvu.edu.vn: GS Phạm Phụ, Giáo dục đại học và cơ chế thị trường, 09/5/2006

17. Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 10: Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11, 2006

18. Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học

29. Quyết định số 53/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/5/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc ban hành Quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ dạy nghề

20. Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc ban hành Điều lệ các mẫu trường cao đẳng nghề

21. Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

22.

021153060/attachments/2091_trang%2012.rtf: Diệp Văn Sơn, Đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng đầu ra

23. TS Lê Đình Tiến và cộng sự: Liên kết giữa nghiên cứu và triển khai với đào tạo say đại học ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2001

24. Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc Hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề

25. TS Nguyễn Thị Anh Thu: Tập bài giảng về Quản lý và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, Hà Nội, 2006

26. ThS Nguyễn Anh Tuấn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Tạp chí KHCN số tháng 4-2008 (trang 23)

27. http://www.vietbao.vn: GS.TSKH Lê Ngọc Trà, Học để làm người và học để sống với nhau, 21/10/2004

28. Trung tâm nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực: Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, NXB Giáo dục, 2002

29. Lương Đức Trụ: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH tỉnh Hải Dương, năm 2005

30. Văn kiện Đại hội Đảng X, NXB Chính trị Quốc gia, 2007

31. Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010

32. Quyết định số 688/2005/QĐ-UBND ngày 24/2/2005 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Hải Dương

33. http://www.dost-bentre.gov.vn: Theo Tạp chí khoa học, Đôi điều về thống kê nhân lực Khoa học và công nghệ, 17/04/2007

34. http://www.baobacninh.com.vn: Nguồn lực khoa học công nghệ - Yếu tố quyết định phát triển bền vững, 02/07/2008

35. Tạp chí khoa học công nghệ: 5 giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế và hội nhập,tháng 8 năm 2007

36.

http://news.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C1736/C1750/C1880/2006/05/N10148/?35, Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam

37.

http://vst.vista.gov.vn/home/item_view?objectPath=home/database/an_pham_dien_tu/Magazine Name.2004-04-22.2018/2004/2004_00052/MItem.2004-12-22.2241/MArticle.2004-12- 22.2324, Huy động nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ đổi mới

38. http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns071029105050,

Đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo nhu cầu doanh nghiệp

Phụ lục 1 MẪU PHIẾU KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA

PHIẾU ĐIỀU TRA NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN QUA ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG

(Dùng cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp)

Đề nghị Quý cơ quan, đơn vị cho biết các thông tin sau:

1. Thông tin chung

1.1. Tên cơ quan/ đơn vị: 1.2. Người đại diện: 1.3. Địa chỉ:

- Điện thoại: - Fax:

- Email: - Website:

2. Nhân lực KH&CN đã qua đào tạo liên thông đang làm việc tại cơ quan/đơn vị phân theo ngành nghề và trình độ

2.1. Ngành nghề đào tạo: 2.2. Trình độ đào tạo:

2.3. Khả năng làm việc sau đào tạo

- Tốt: - Tạm được:

- Yếu/cần đào tạo lại:

Xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan, đơn vị đã cung cấp thông tin. Phiếu điều tra xin hoàn thành trước ngày 05/4/2008 và gửi theo phong bì đã dám tem, ghi rõ địa chỉ ./.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 2. Đơn vị lập: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HẢI DƯƠNG

Địa chỉ: Ái Quốc, TP Hải Dương; ĐT: 3753699.

PHIẾU ĐIỀU TRA NĂNG LỰC ĐÀO TẠO (Dành cho cơ sở đào tạo)

Xin ông/bà cho biết một số thông tin sau:

I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tên cơ quan/ đơn vị: 1.2. Người đại diện: 1.3. Địa chỉ:

- Điện thoại: - Fax:

- Email: - Wetsei:

II. CÁC YẾU TỐ VỀ NĂNG LỰC CỦA TRƯỜNG 2.1. Năng lực theo phân hạng trường

Trường xếp hạng Đánh dấu Ghi chú

Trường hạng I Trường hạnh II Trường hạng III

Thông tin về trường theo các nhóm sau:

A. Nhóm I: Quy mô đào tạo, số nghề đào tạo Thông tin

1. Quy mô tuyển sinh

- Số học sinh, sinh viên/năm

2. Quy mô đào tạo chung (cao đẳng, trung cấp, liên kết, liên thông)

Lưu lượng học sinh, sinh viên/năm 3. Ngành/nghề đào tạo

1. Cơ cấu tổ chức

Các phòng, khoa, trung tâm và tương đương thuộc trường (sau đây gọi chung là đơn vị):....

2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên a. Số cán bộ giáo viên cơ hữu

b. Số học sinh, sinh viên/01 giáo viên, giảng viên c) Trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên

- Trình độ được đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý: + Cán bộ quản lý có trình độ từ đại học trở lên (%) - Trình độ được đào tạo của đội ngũ giáo viên: + ... % đạt chuẩn theo quy định của Luật - Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên đại học: % trở lên

- Trình độ sư phạm:

+ ... % giáo viên đạt chuẩn về trình độ sư phạm (có bằng tốt nghiệp sư phạm kỹ thuật hoặc chứng chỉ sư phạm bậc II hoặc chứng chỉ sư phạm dạy nghề)

- Trình độ tin học:

+ ...% giáo viên có trình độ tin học B hoặc tương đương trở lên

- Trình độ ngoại ngữ:

+... % giáo viên có trình độ ngoại ngữ B hoặc tương đương trở lên

C. Nhóm III: Cơ sở vật chất, thiết bị và chương trình,

Một phần của tài liệu LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 104 -123 )

×