0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thực trạng đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp nghề lên trình độ Cao

Một phần của tài liệu LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 52 -52 )

9. Kết cấu của Luận văn

2.3.2. Thực trạng đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp nghề lên trình độ Cao

trình độ Cao đẳng nghề, nghề Điện công nghiệp của Trường Cao đẳng nghề Hải Dương.

Luật Dạy nghề ra đời ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, đã làm thay đổi nhiều nội dung trong hệ thống dạy nghề. Trước đó dạy nghề được xác định

là hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành và được thiết kế với 3 trình độ: bán lành nghề, lành nghề và trình độ cao. Luật Dạy nghề quy định dạy nghề nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và có 3 cấp trình độ: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề; liên thông đào tạo giữa các trình độ nghề.

Để làm cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo liên thông, tác giả khảo sát bắt đầu từ:

- Mục tiêu đào tạo:

Theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành nghề điện công nghiệp, mục tiêu đào tạo là: Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ Cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề Điện trong lĩnh vực công nghiệp; có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có sức khoẻ; tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể:

Về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

+ Lắp đặt, bảo dưỡng, sử dụng và sửa chữa được các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp và dân dụng; Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý/thay thế cải tiến mới, cải tiến tương đương trong phạm vi nghề nghiệp; Có khả năng ứng dụng các thành tựu KH&CN vào thực tế.

+ Phối hợp tốt về chuyên môn với các công nhân Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề; Có tính độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân; Có khả năng hướng dẫn, giám sát được công việc của những người trong nhóm công tác do mình phụ trách; Có khả năng tự học để nâng cao năng lực chuyên môn, kèm cặp, hướng dẫn các bậc thợ thấp hơn.

+ Tổ chức sản xuất nhằm phục vụ cho việc tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất của một phân xưởng, một tổ kỹ thuật, một cửa hàng bảo trì, bảo dưỡng hoặc sản xuất, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp.

Về chính trị, đạo đức: + Nhận thức

Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng miền.

+ Đạo đức - Tác phong

Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp - Pháp luật.

Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp; Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc.

Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

Về thể chất - quốc phòng. + Thể chất

Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí nghiệp công nghiệp. Sức khỏe đạt loại I hoặc loại II theo phân loại của Bộ Y tế.

Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Quốc phòng

Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng.

Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Theo tác giả, mục tiêu đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng, nó là cột sống của quá trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo được xây dựng trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động và năng lực của trường.

Mục tiêu trên quá rộng, không cụ thể về kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, nhưng trên thực tế khó có thể thực hiện được. Cụ thể như: Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng miền; kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng; ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc... là quá rộng lớn. Từ mục tiêu thiếu tính thực tiễn này mà chương trình đào tạo quá nhiều môn học, dàn trải, năng lực của các trường không đáp ứng được, dẫn đến “cái cần thì không có, cái có thì không cần”.

- Về chương trình và đào tạo

Khảo sát chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề và chương trình liên thông từ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành.

Bảng 04: Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề ở Trường Cao đẳng nghầ Hải Dương.:

MH/MĐ Tên môn học/modul

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số Trong đó LT TH MH 01 Chính trị 30 30 MH 02 Pháp luật 15 15 MH 05 Tin học 30 30 MH 06 Ngoại ngữ 60 60 MH 07 An toàn lao động 30 15 15 MH 08 Mạch điện 60 60 MH 09 Vẽ kỹ thuật 30 10 20 MH 10 Vẽ điện 45 15 30 MH 11 Vật liệu điện 30 15 15 MH 12 Khí cụ điện 45 20 25 MĐ 13 Điện tử cơ bản 180 60 120 MĐ 14 Kỹ thuật nguội 40 7 33

MĐ 15 Thiết bị điện gia dụng 120 30 90

MĐ 17 Kỹ thuật lắp đặt điện 150 30 120

MĐ 18 Máy điện 60 60

MĐ 19 Thí nghiệm máy điện 190 30 160

MĐ 20 Cung cấp điện 60 60 MĐ 21 Truyền động điện 60 60 MĐ 22 Sửa chữa và vận hành máy điện 200 20 180 MĐ 23 Trang bị điện 60 60 MĐ 24 Thực hành trang bị điện 205 45 160 MĐ 25 Kỹ thuật số 125 45 80 MĐ 26 Kỹ thuật cảm biến 180 60 120 MĐ 27 PLC cơ bản 165 45 120 MĐ 34 Thực tập tốt nghiệp 240 240

Bảng 05:Chương trình đào tạo liên thông từ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề ở Trường Cao đẳng nghề Hải Dương.

MH/MĐ Tên môn học/modul

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số Trong đó LT TH MH 01 Chính trị 60 60 MH 02 Pháp luật 15 15 MH 05 Tin học 45 45 MH 06 Ngoại ngữ 60 60 MH 08 Mạch điện 30 30 MĐ 24 Thực hành trang bị điện 55 15 40

MĐ 28 Đo lường điện 2 150 30 120

MĐ 29 PLC nâng cao 120 30 90

MĐ 30 Điện tử công suất 150 60 90

MĐ 31 Tổ chức sản xuất 30 20 10

MĐ 32 Điều khiển điện khí nén 120 45 75

MĐ 33 Điện tử ứng dụng 90 30 60

Phân tích mục tiêu chương trình: Do yêu cầu đào tạo con người toàn diện nên chương trình xây dựng với mục tiêu quá lớn; thời gian đào tạo các môn phi chuyên môn chiếm tỷ lệ khá cao; số lượng các môn học quá nhiều nên dàn trải, không sâu, dẫn đến không thực hiện được mục tiêu chính là kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

Kế thừa là nguyên tắc căn bản của liên thông. Từ chương trình trên ta thấy sự kế thừa mang tính vụn vặt, cắt đoạn. Nhiều môn học không biết dùng ở đâu và kế thừa như thế nào để phù hợp với số giờ quy định.

Từ chương trình khung, triển khai các yếu tố liên quan đến dạy và học đáp ứng mục tiêu đào tạo, như: người học, nội dung từng môn học/modul, giáo viên giảng dạy, thư viện, tài liệu, trang thiết bị, máy móc, vật tư, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, cơ sở thực tập, cơ chế quản lý, kinh phí đào tạo, phương pháp dạy và học... Để đánh giá chương trình khung có phù hợp với điều kiện đào tạo của từng trường hay không, ta cần phải khảo sát các yếu tố trên, chú ý đến yếu tố đặc thù của mỗi trường.

- Người học: Đối tượng học là học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề đạt loại khá hoặc loại trung bình (sau 1 năm làm việc thực tế đúng ngành nghề) được học liên thông dọc lên để lấy bằng trình độ Cao đẳng nghề.

Học sinh học lực khá, giỏi ở THPT thường thi vào đại học, cao đẳng. Phần lớn học sinh dự tuyển vào trung cấp nghề là đối tượng học lực trung bình hoặc trung bình yếu, nên tư duy hạn chế, không chăm học. Mặt khác, tỷ lệ học sinh ở nông thôn chiếm trên 90%, điều kiện kinh tế khó khăn. Tư tưởng của phụ huynh, học sinh thường nghĩ học nghề như con đường cuối cùng khi không còn con đường nào khác. Điều kiện liên thông còn gò bó: không cần thiết phải sau 01 năm làm việc thực tế đúng ngành nghề, chỉ tiêu liên thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và xã hội phê duyệt.

- Tài liệu giảng dạy và học tập: Được giao cho giáo viên biên tập hoặc viết một phần, sau đó thông qua hội đồng xem xét phê duyệt. Xét về mặt hình thức, tài liệu giảng dạy học tập này là khách quan, nhưng thực chất lại theo ý chí chủ quan của mỗi giáo viên. Tác giả biên tập có nêu: “Khi biên tập mới thấy được tài liệu chuyên môn kỹ thuật quá hiếm, phần lớn là sách dịch của một số tác giả ở các nước XHCN trước đây, nên không cập nhật được kiến thức mới, công nghệ mới. Chỉ có một số tài liệu, bài viết khoa học gần đây nên việc biên tập thành tài liệu giảng dạy rất khó”. Đây là hạn chế lớn nhất trong việc cập nhật kiến thức mới về chuyên môn. Thực tiễn, công nghệ tiên tiến đã thay thế công nghệ lạc hậu rất nhanh, vòng đời công nghệ càng ngày càng ngắn. Trong khi đó, tài liệu giảng dạy vẫn còn lạc hậu, cách xa thực tiễn hàng chục năm, tất nhiên không kể đến kiến thức cơ bản. Khi giao viết tài liệu giáo viên nào cũng băn khoăn, không phải vì khả năng bản thân, mà họ hiểu rằng kiến thức này không còn mới, những nội dung phục vụ cho xã hội cần thì chưa tìm ra. Thậm chí, có những Công ty (Công ty Unidenso của Nhật Bản) đã nói với công nhân của họ rằng: “ Các bạn hãy quên đi những kiến thức mình đã học. Vào đây, chúng tôi đào tạo từ đầu”. Mặc dù ai cũng hiểu rằng trong trường học chỉ đào tạo những điều cơ bản, còn sẽ phải học thêm trong thực tế rất nhiều. Nhưng cái cơ bản ở đây như thế nào, nếu quá lạc hậu thì sẽ lãng phí công sức, tiền của đào tạo.

- Thư viện: Ngoài kiến thức do các thầy sở hữu bằng trí tuệ và bộ óc của mình, thư viện Nhà trường nói lên phần nào hàm lượng kiến thức ở trường đó. Kinh phí dành cho bổ sung sách thư viện hàng năm không dùng hết. Đó là do những tài liệu chuyên môn, sách tham khảo về kỹ thuật, công nghệ cần thì rất hiếm, còn sách về nhiều đề tài khác như giải trí, truyện tranh... thì quá nhiều và đắt. Có thư viện của một tỉnh gần 2 triệu dân, nhưng cũng chỉ có 5 cuốn sách kỹ thuật chuyên ngành Điện. Những cuốn sách này được xuất bản từ những năm 80 và 90 của thập kỷ trước, nội dung đã quá lạc hậu.

- Về giáo viên: Nhu cầu giáo viên hiện nay của trường khối kỹ thuật rất lớn nhưng chưa được đáp ứng đủ.

Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học hàng năm khoảng 6.000 người, nhưng về tỉnh công tác rất ít. Hơn nữa, theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương: “Số thí sinh thi vào khối kinh tế cao hơn nhiều so với khối kỹ thuật. Học sinh trong những năm gần đây ngại học kỹ thuật dù điểm chuẩn thi tuyển vào các trường đại học khối kỹ thuật không cao. Đó là do học kỹ thuật thời gian dài hơn, phải đầu tư nhiều hơn và sau khi ra trường làm việc vất vả hơn”. Mặt khác, nhu cầu lao động kỹ thuật qua đào tạo ngày càng tăng do đầu tư phát triển công nghiệp ngày càng nhiều, nên khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật rất dễ lựa chọn việc làm. Khối doanh nghiệp lại có nhiều ưu thế hơn, họ trả lương cao hơn, có điều kiện tiếp cận với công nghệ tiên tiến hơn, linh hoạt với cơ chế thị trường. Môi trường giáo dục thì chỉ phù hợp với số ít người do đặc thù làm công tác giảng dạy, thu nhập thấp, cơ chế gò bó và thiếu linh hoạt, nên khó thu hút những người đủ điều kiện về làm giáo viên. Vì vậy, tỷ lệ học sinh, sinh viên trên một giáo viên của trường hiện nay luôn vượt quy định.

Chất lượng giáo viên: Trên bản tổng hợp trình độ giáo viên, ta thấy có: 100% trình độ đại học, hơn 17% trình độ trên đại học. Nhưng đây chưa phải là con số phản ánh chất lượng thực tế. Các trường thường có ít nhất 2 thế hệ giáo viên. Thế hệ thứ nhất là thế hệ giáo viên được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, theo kế hoạch hoá, mang sắc thái của các nước XHCN nên mang tính hàn lâm. Với thời gian giảng dạy lâu năm, đội ngũ giáo viên này có nhiều kinh nghiệm, nhưng tính linh hoạt không cao, không theo kịp với sự phát triển của công nghệ cũng như yêu cầu giảng dạy mới. Thế hệ thứ hai là thế hệ giáo viên được đào tạo trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Thế hệ này có nhiều ưu điểm: trẻ tuổi, tiếp thu cái mới nhanh. Nhưng mặt khác, đội ngũ giáo viên này lại ít kinh nghiệm, kỹ năng chưa cao, thực tiễn yếu vì phần lớn chưa qua thực tế sản xuất. Song cái khó hơn cả là phần lớn các giáo viên của cả hai thế hệ đều được đào tạo trong một môi trường với kiến thức lạc hậu, kỹ năng yếu. Thêm vào đó, chế độ đãi ngộ không tương xứng, lương thấp, khiến họ phải tìm mọi cách để tăng thu nhập ngoài lương: dạy thêm giờ... nên không còn

thời gian nghiên cứu đổi mới cách dạy. Nói cách khác, chất lượng giáo viên chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.

- Trang thiết bị, máy móc: So với chương trình đào tạo trên và lưu lượng 2.000 học sinh, sinh viên/năm, thì kinh phí đầu tư trang thiết bị còn rất ít và được chia thành nhiều giai đoạn, nên tính hiệu quả không cao, ảnh hưởng rất lớn đến rèn luyện kỹ năng của học sinh và không đáp ứng được mục tiêu đào tạo của chương trình. Mặc dù, Nhà trường đã đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến nhưng cũng không theo kịp tốc độ thay đổi công nghệ ở các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Phòng học, phòng thực hành: Qua khảo sát, các phòng học và phòng thực hành đều có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, quy mô đầu tư chưa hiện đại, thiếu tính đồng bộ.

- Cơ sở thực tập: Nhà trường đã kết hợp với doanh nghiệp để triển khai thực tập cho học sinh, sinh viên với thời gian từ 1- 2 tháng. Đây là điều kiện tốt để giáo viên và học sinh tiếp cận với thực tiễn ở doanh nghiệp, qua đó,

Một phần của tài liệu LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 52 -52 )

×