0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN qua liên thông đào tạo

Một phần của tài liệu LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 40 -40 )

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN qua liên thông đào tạo

Để đánh giá thực trạng nguồn nhân lực KH&CN qua liên thông đào tạo, chúng ta dùng phương pháp điều tra, thống kê.

Hải Dương hiện có 10 trường đại học và cao đẳng, gồm: Đại học Kỹ thuật y tế, Cao đẳng Kỹ thuật Dược TW I, Cao đẳng Du lịch, Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ, Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hải Dương, Cao đẳng nghề Hải Dương, Cao đẳng nghề LICOGI, Cao đẳng nghề Giao thông vận tải đường sông TW I, Cao đẳng nghề Thương mại công nghiệp.

Nguồn nhân lực KH&CN được bổ sung bằng đào tạo liên thông chủ yếu do các trường cao đẳng, đại học được thành lập từ lâu hoặc liên thông bằng liên kết đào tạo. Để đánh giá tình hình liên thông đào tạo trên địa bàn Hải Dương, chúng ta cần khảo sát, điều tra liên thông đào tạo thực hiện tại các cơ sở đào tạo trên phạm vi tỉnh.

Liên thông đào tạo ở Hải Dương được thực hiện từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Chủ yếu là liên thông lên, như giáo viên trình độ trung cấp liên thông lên trình độ cao đẳng để chuẩn hoá đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục. Một số trường, trung tâm trong và ngoài tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo liên thông trong cùng ngành nghề hoặc liên thông trong khối ngành kinh tế, công nghệ thông tin và một số ngành kỹ thuật. Việc đào tạo

liên thông trong nhiều năm qua, tuy số lượng chưa lớn, nhưng cũng góp phần bổ sung thêm nguồn nhân lực KH&CN cho tỉnh.

Số liệu về nguồn nhân lực KH&CN qua đào tạo liên thông là cán bộ, viên chức đang làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý được cung cấp bởi Sở Nội vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế.

Số liệu về những người đang công tác ở các cơ quan Đảng, đoàn thể được cung cấp bởi Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Phòng Tổ chức của tỉnh Đoàn.

Gửi phiếu điều tra lấy số liệu được gửi đến 10 trường đại học, cao đẳng; một số doanh nghiệp ở 8 Khu công nghiệp của tỉnh và Phòng thống kê 12 huyện, thành phố.

Tập hợp phiếu điều tra: số phiếu điều tra gửi đi là 169; số phiếu thu về là 155; số phiếu không gửi về hoặc thất lạc là 14.

Thông tin được tổng hợp và xử lý như sau:

Bảng 01: Nguồn nhân lực KH&CN đã qua đào tạo liên thông đang làm việc ở các cơ quan, đơn vị phân theo ngành nghề và trình độ.

Ngành nghề Tổng số Trung cấp Cao đẳng Đại học Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) Tổng 2.791 6,44 50,4 43,1

Nông nghiệp, Lâm

nghiệp, Thuỷ sản 117 4.19 15,4 40,1 44,4

Công nghiệp 82 2,9 14,6 37,9 47,6

Thương nghiệp và Khách

sạn nhà hàng 62 2,2 9,67 20,9 69,3

Giao thông vận tải 53 1,9 20,7 28,3 50,9

Bưu chính viễn thông 18 0,64 66,6 33,3

Tài chính, tín dụng, ngân

hàng 247 8,84 25,5 74,5

Hoạt động khoa học

công nghệ 54 1,93 14,8 85,1

Các hoạt động liên quan

kinh doanh và dịch vụ tư vấn 15 0,53 40 60

Quản lý nhà nước 94 3,36 23,4 76,5

An ninh Quốc phòng 30 1,07 40 60

Giáo dục đào tạo 1.437 51,4 4,45 70,4 25,1

Y tế và hoạt động cứu

trợ xã hội 318 11,4 21,6 27,3 50,9

Hoạt động văn hoá thể

thao 115 4,1 32,2 67,8

Các hoạt động đảng,

đoàn thể và hiệp hội 82 2,9 19,5 80,4

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

Tổng nguồn nhân lực KH&CN qua đào tạo liên thông là 2.791 người. Trong đó: Trung cấp 180 người, Cao đẳng 1.407 người, Đại học 1.204 người,

đang làm việc ở các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau:

- Ngành Nông, Lâm, Thuỷ sản có 117 người, trong đó: Trung cấp là 18 người, Cao đẳng là 47 người; Đại học là 52 người;

- Ngành Công nghiệp có 82 người, trong đó: Trung cấp là 12 người, Cao đẳng 31 người, Đại học là 39 người;

- Ngành Xây dựng có 67 người, trong đó: không có Trung cấp, Cao đẳng là 26 người, Đại học là 41 người;

- Ngành Thương nghiệp, Du lịch có 62 người, trong đó: Trung cấp là 6 người, Cao đẳng là 13 người, Đại học là 43 người;

- Ngành Giao thông vận tải có 53 người, trong đó: Trung cấp là 11 người, Cao đẳng là 15 người, Đại học là 27 người;

- Ngành Bưu chính viễn thông có 18 người, trong đó: Trung cấp không có, Cao đẳng là 12 người, Đại học là 6 người;

- Ngành Tài chính, ngân hàng, tín dụng có 247 người, trong đó: Trung cấp không có, Cao đẳng là 63 người, Đại học là 184 người;

- Hoạt động KH&CN có 54 người, trong đó: Trung cấp không có, Cao đẳng là 8 người, Đại học là 46 người;

- Các hoạt động liên quan đến kinh doanh và dịch vụ tư vấn có 15 người, trong đó: Trung cấp không có, Cao đẳng là 6 người, Đại học là 9 người;

- Ngành quản lý nhà nước có 94 người, trong đó: Trung cấp không có, Cao đẳng là 22 người, Đại học là 72 người;

- Ngành An ninh quốc phòng có 30 người, trong đó: Trung cấp không có, Cao đẳng là 12 người, Đại học là 18 người;

- Nguồn nhân lực KH&CN đào tạo liên thông đang làm việc trong ngành giáo dục - đào tạo là đông nhất gồm 1.437 người, được phân theo trình độ như sau:

- Trung cấp là 64 người; - Cao đẳng là 1.012 người; - Đại học là 361 người.

- Ngành Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội có 318 người, trong đó: Trung cấp là 69 người, Cao đẳng là 87 người, Đại học là 162 người, Thạc sỹ là 4 người. - Ngành Văn hoá thể thao có 115 người, trong đó: Trung cấp không có, Cao đẳng là 37 người, Đại học là 78 người;

- Khối Đảng, đoàn thể, hiệp hội có 82 người, trong đó: Trung cấp không có, Cao đẳng là 16 người, Đại học là 66 người.

BIỂU ĐỒ 03: NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ TỪ TRUNG CẤP TRỞ LÊN 0 500 1000 1500 TRUNG CẤP CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC Food Food

Theo Cục thống kê, đến ngày 31/12/2007, số người có trình độ từ trung cấp (tương đương trung cấp) trở lên trong toàn tỉnh là 31.932 người, bằng 1,8 % dân số trong tỉnh.

Từ số liệu trên, ta thấy nguồn nhân lực KH&CN qua đào tạo liên thông là 2.791 người chiếm tỷ lệ 8,74% nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh, chủ yếu là liên thông “dọc”.

Ngành giáo dục có số lượng cán bộ, viên chức đào tạo liên thông đông nhất là 1.437 người, chiếm tỷ lệ 51,5 % nguồn nhân lực qua đào tạo liên thông của toàn tỉnh. Trong đó, số cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng làm công tác giảng dạy đông. Những năm trước, để chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, ngành giáo dục đã triển khai các lớp liên thông “lên” từ Sơ cấp lên Trung cấp đối với giáo viên mẫu giáo, Trung cấp lên Cao đẳng, từ Cao đẳng lên Đại học và một số ít từ Trung cấp lên Đại học đối với giáo viên THPT. Ngoài ra, một số ngành do chuyển đổi ngành nghề và công việc nên cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng tham gia các khoá đào tạo liên thông như liên thông “ngang”, “xuyên” để tạo ngành nghề mới phù hợp với môi trường làm việc. Mặc dù gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành quy chế đào tạo liên thông, nhưng thực tế các trường đã đào tạo liên thông từ lâu do nhu cầu của từng ngành và do nhu cầu người học.

2.2.2. Nguồn nhân lực qua đào tạo liên thông phân theo hình thức đào tạo

- Số người được đào tạo chính quy là 1.044 người, chiếm 37,4% tổng số, trong đó:

+ Trung cấp là 30 người, chiếm 2,87%; + Cao đẳng là 616 người, chiếm 59 %; + Đại học là 398 người, chiếm 38,1%.

- Số người học chuyên tu là 386 người, chiếm 13,8 % tổng số đào tạo liên thông, trong đó:

+ Trung cấp là 80 người, chiếm 20.7 % + Cao đẳng là 143 người, chiếm 30,7%.

+ Đại học là 163 người, chiếm 42,2 %.

- Số người học tại chức là 1.251 người, chiếm 44,8 % tổng số đào tạo liên thông, trong đó:

+ Trung cấp là 60 người, chiếm 4,79 %; + Cao đẳng là 615 người, chiếm 49,1 %;

+ Đại học là 576 người, chiếm 46 %.

- Số người được đào tạo khác là 110 người, chiếm 3,94% tổng số, trong đó: + Trung cấp là 10 người, chiếm 9,0 %;

+ Cao đẳng là 33 người, chiếm 30 %; + Đại học là 67 người, chiếm 61 %.

BIỂU ĐỒ 04. NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

0 200 400 600 800 1000 1200 1400

CHÍNH QUY TẠI CHỨC CHUYÊN TU ĐÀO TẠO

KHÁC

Nguồn nhân lực KH&CN đào tạo liên thông chủ yếu là theo hình thức đào tạo tại chức, chuyên tu, vừa học vừa làm. Đối tượng này, như đã phân tích ở trên, phần lớn là giáo viên đã biên chế hoặc ký hợp đồng dài hạn ở các trường học, liên thông để nâng cao trình độ, chuẩn hoá giáo viên. Ngoài ra, còn một số đối tượng ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vừa học vừa làm để thêm nghề, chuyển nghề do nhu cầu cá nhân hoặc do yêu cầu của tổ chức.

Nguồn nhân lực KH&CN đào tạo chính quy phần lớn là các đối tượng học khá tốt có điều kiện học liên thông. Đối tượng này thường còn trẻ chưa đi làm hoặc đã đi làm nhưng công việc không eo hẹp về thời gian.

Một số đối tượng khi điều tra không rõ hình thức đào tạo như giáo viên mầm non, bồi dưỡng hoàn thiện kiến thức vào các dịp hè và một số trường hợp khác.

Từ số liệu trên cho thấy có nhu cầu đào tạo liên thông từ người học đã đi làm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực làm việc hoặc chuyển đổi ngành nghề theo biến động của công việc.

2.3. Thực trạng đào tạo liên thông ở Trường Cao đẳng nghề Hải Dương và Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ và Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

Hải Dương hiện có 10 trường đại học và cao đẳng, các trường trực thuộc Bộ, Tổng Công ty phần lớn được thành lập từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước, có quy mô đào tạo khá lớn như: Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương, Cao đẳng Dược TW I trực thuộc Bộ Y tế; Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ trực thuộc Bộ Công Thương.

Lưu lượng học sinh, sinh viên bình quân trong 5 năm trở lại đây của 10 trường là 35.000 (theo Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2007).

Trong phạm vi của luận văn, tác giả khảo sát thực trạng liên thông đào tạo của 2 trường: Cao đẳng nghề Hải Dương và Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ, ở khối chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ là nghề Điện công nghiệp và ngành Công nghệ cơ khí. Một trường Cao đẳng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quản lý nhà nước và một trường Cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước.

2.3.1. Một số nét về Trường Cao đẳng nghề Hải Dương

Do nhu cầu lao động kỹ thuật ở trình độ công nhân kỹ thuật, năm 2000 UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định thành lập Trường Công nhân kỹ thuật tỉnh Hải Dương.

Ngày 15 tháng 2 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có Quyết định số 260/QĐ-BLĐTBXH về việc thành lập Trường Cao đẳng nghề Hải Dương trên cơ sở nâng cấp Trường Công nhân kỹ thuật tỉnh Hải Dương.

- Chức năng và nhiệm vụ của Trường thực hiện theo Điều lệ các trường cao đẳng nghề.

- Tổ chức của Trường gồm: Ban Lãnh đạo, 6 phòng, 3 khoa và 2 trung tâm trực thuộc Trường. Tổng số có 125 cán bộ, viên chức; trong đó: Giáo viên cơ hữu là 86 người, giáo viên thỉnh giảng là 32 người.

- Ngành nghề đào tạo gồm:

Bảng 02: Danh mục nghề đang đào tạo ở Trường Cao đẳng nghề Hải Dương.

TT Tên nghề

Trình độ

ĐH CĐ TC SC

Nhóm ngành nghề kỹ thuật, công nghệ

1 Công nghệ kỹ thuật điện tử x x x

2 Công nghệ hàn x x

3 Công nghệ may x x

4 Công nghệ thông tin x x

5 Cơ khí sửa chữa x x

6 Điện công nghiệp x x x

7 Điện dân dụng x x x

8 Điện tử dân dụng x x x

9 Hệ thống điện x x

10 Kỹ thuật điện x

11 Gia công, cắt gọt kim loại x x

13 Truyền thông và mạng máy tính x x

14 Tin học x x

Nhóm nghề Tài chính - Thương mại dịch vụ

15 Kế toán x x

16 Kế toán doanh nghiệp x x

Bảng 03: Danh mục hình thức đào tạo các nghề ở Trường Cao đẳng nghề Hải Dương.

TT Tên nghề

Hình thức ĐT

CQ TC CT LT

Nhóm ngành nghề kỹ thuật, công nghệ

1 Công nghệ kỹ thuật điện tử x x

2 Công nghệ hàn x x x

3 Công nghệ may x x x

4 Công nghệ thông tin x

5 Cơ khí sửa chữa x

6 Điện công nghiệp x x x

7 Điện dân dụng x x

9 Hệ thống điện x x

10 Kỹ thuật điện x

11 Gia công, cắt gọt kim loại x x

12 May công nghiệp x

13 Truyền thông và mạng máy tính x

14 Tin học x x x

Nhóm nghề Tài chính - Thương mại dịch vụ

15 Kế toán x

16 Kế toán doanh nghiệp x x

Năng lực theo xếp hạng trường: - Trường xếp hạng I

- Quy mô tuyển sinh: 1.000 sinh viên/năm

- Lưu lượng sinh viên bình quân/năm: 2.500 sinh viên - Số sinh viên/1giáo viên: 35

- Cán bộ quản lý có trình độ Đại học trở lên: 90% - Trình độ đạt chuẩn của đội ngũ giáo viên: 100% - Trình độ giáo viên trên đại học: 17%

- Trình độ sư phạm đạt chuẩn: 100%

- Trình độ tin học 80% đạt trình độ B trở lên

- Trình độ ngoại ngữ 40% có trình độ B hoặc tương đương - Diện tích đất sử dụng: 58.000 m2

- Phòng học lý thuyết: 35 - Phòng học thực hành: 40

- Xưởng thực hành, phòng thí nghiệm: 03

- Phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy: 10

- Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho 15% sinh viên và 25% cán bộ giảng dạy trở lên: có nhưng chưa đạt

- Ký túc xá: Chưa có

- Khu rèn luyện thể chất: 6000 m2 có đáp ứng được yêu cầu - Phòng Y tế: Đạt yêu cầu

- Chương trình đào tạo được xây dựng theo chương trình khung và được cập nhật, điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với yêu cầu: có

- Tài liệu giảng dạy đáp ứng được 40% yêu cầu - Thiết bị đa phương tiện đáp ứng được 50%

- Phần mềm dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập đạt 30% - Sử dụng các nguồn lực đầu tư đúng mục đích

- Tham gia hoạt động sản xuất: Có

- Có phối hợp với các doanh nghiệp để đào tạo

- Cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc đầu tư được sử dụng vào mục đích đào tạo tỷ lệ 100%

- Tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt 60%

2.3.2. Thực trạng đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp nghề lên trình độ Cao đẳng nghề, nghề Điện công nghiệp của Trường Cao đẳng trình độ Cao đẳng nghề, nghề Điện công nghiệp của Trường Cao đẳng nghề Hải Dương.

Luật Dạy nghề ra đời ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, đã làm thay đổi nhiều nội dung trong hệ thống dạy nghề. Trước đó dạy nghề được xác định

là hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành và được thiết kế với 3 trình độ: bán lành nghề, lành nghề và trình độ cao. Luật Dạy nghề quy định dạy nghề nằm trong hệ


Một phần của tài liệu LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 40 -40 )

×