Nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 77 - 79)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3.5. Nhận xét, đánh giá

Qua khảo sát, thực tế quan sát ở hai trường cao đẳng với 2 chuyên ngành khác nhau có đào tạo liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng: nghề Điện công nghiệp và nghề Cơ khí chế tạo, tác giả có một số đánh giá:

- Những mặt đạt được:

Liên thông đào tạo đã được người dạy và người học nhận thức đúng đắn hơn. Do tính ưu việt của hình thức đào tạo này, nhiều học sinh, sinh viên đã hăng hái tham gia học tập để đạt được trình độ cao hơn.

Tính kế thừa trong chương trình đào tạo đã được quan tâm đến trong việc xây dựng các chương trình khung. Giáo viên giảng dạy đã nhận thức được cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp với loại hình đào tạo liên thông. Từ đó, nảy sinh yêu cầu đổi mới về cách thức, quy trình, quản lý đào tạo liên thông.

- Những mặt hạn chế:

+ Đối tượng tuyển sinh chủ yếu là học sinh học lực trung bình khá, trung bình hoặc trung bình yếu ở các trường THPT trong tỉnh và khu vực, có nhận thức ở mức trung bình, ý thức học tập không cao. Phần lớn các em xuất thân từ nông thôn, rất ít gia đình có điều kiện kinh tế khá, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo liên thông.

+ Chương trình đào tạo chưa đổi mới. Gần 50% môn học phi chuyên môn là quá lớn. Quá nhiều môn học dẫn đến không tập trung vào các môn học chuyên ngành sâu. Tính kế thừa và thực tiễn của chương trình đào tạo chưa cao, chưa theo kịp nhu cầu xã hội.

- Tài liệu giảng dạy và học tập còn thiếu, lạc hậu, chưa cập nhật được kiến thức mới.

- Trình độ và kỹ năng của đội ngũ giáo viên chưa cao, mang tính lý thuyết nhiều, thực tiễn yếu. Đội ngũ giáo viên thiếu, thu nhập thấp, chế độ chính sách chưa thu hút, khuyến kích được những người có năng lực trình độ gắn bó với sự nghiệp giáo dục.

- Phương pháp giảng dạy phần lớn theo phương pháp thuyết trình. Người dạy làm trung tâm, người học thì thụ động, nên không phát huy được vai trò chủ động của người học. Học thuộc là chủ yếu, học hiểu rất hạn chế. Dẫn đến kiến thức không sâu.

- Kỹ năng của thầy và trò đều chưa đáp ứng được yêu cầu, do thực tiễn ít, kinh phí đầu tư và chi phí cho đào tạo còn thấp, đặc biệt là cho thực hành, thí nghiệm. Mối liên hệ giữa Nhà trường và doanh nghiệp chưa có hành lang

pháp lý đầy đủ. Sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo và nơi sử dụng lao động không tốt, dẫn đến việc đào tạo xa rời thực tiễn, phải đào tạo lại.

- Thái độ học tập và rèn luyện chưa được Nhà trường quan tâm. Trong chương trình đào tạo hoặc ngoại khóa không dạy phương pháp ứng xử, cách sống, cách làm việc theo nhóm, tính linh hoạt, tác phong công nghiệp... Nên khi làm việc thường vi phạm quy chế hiệu quả không cao, tính tự giác thấp.

- Chưa tổ chức đánh giá về chất lượng đào tạo, nên còn có sự khác biệt giưũa cách đánh giá của cơ sở đào tạo so với nơi sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)