Phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 32 - 35)

9. Kết cấu của Luận văn

1.2.9. Phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở tỉnh Hải Dương

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV, Tỉnh uỷ Hải Dương đã xây dựng chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN có vai trò quan trọng.

Phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở Hải Dương hiện nay có vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực KH&CN giai đoạn 2006 - 2010, trong đó trọng tâm là tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, phấn đấu đến năm 2010 có trên 40% lao động qua đào tạo. Đặc biệt ưu tiên phát triển lao động kỹ thuật chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Năm 2007, Hải Dương cần trên 60.000 lao động kỹ thuật, nhưng thực tế mới đáp ứng được gần 10.000 lao động kỹ thuật qua đào tạo và 12.000 lao động phổ thông. Sự thiếu hụt lao động kỹ thuật đang là trở ngại lớn đối với việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương.

Ngày 23 tháng 4 năm 2006, UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt đề án về việc làm, trong đó tập trung đầu tư phát triển đào tạo nghề và đào tạo lao động kỹ thuật, đổi mới tư duy giáo dục, tăng quy mô, đa dạng hoá mô hình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo theo thị trường lao động, lấy các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh làm nòng cốt. Chuyển từ chủ trương giáo dục cho mọi người sang chủ trương mọi người đều phải thực hiện việc học tập suốt đời, tăng cường hình thức liên thông đào tạo.

Tiểu kết Chương 1.

Ngày nay, bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều nhận thức rõ nhân tố con người hay nguồn lực con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Nguồn nhân lực KH&CN có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế xã hội, trong đó, giáo dục và đào tạo là nhân tố quan trọng nhất. Về thực chất, giáo dục và đào tạo làm tăng giá trị toàn diện của con người về mặt trí, đức, thể, mỹ và những năng lực nghề nghiệp… Một trong những vấn đề hết sức đáng chú ý hiện nay là việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN luôn luôn phải gắn liền với nhu cầu xã hội, với mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở cấp vĩ mô và vi mô, ngắn hạn và dài hạn. Do vậy, giáo dục và đào tạo, nguồn nhân lực KH&CN và nhu cầu xã hội là ba nhân tố có quan hệ hữu cơ cần được quan tâm của cả nước.

Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2020, phải đổi mới tư duy liên thông đào tạo theo hướng phù hợp với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác của nền kinh tế.

Xây dựng mối quan hệ gắn kết thường xuyên và chặt chẽ giữa “đào tạo liên thông, sử dụng và việc làm”, khắc phục một cách cơ bản tình trạng lỏng lẻo, thiếu phối hợp giữa 3 lĩnh vực này, đã gây ra lãng phí lớn cho các nguồn lực của Nhà nước, xã hội.

Hải Dương đang tích cực đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH. Lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo việc đổi mới tư duy giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Phấn đấu đến năm 2020, Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư; nâng cao hiệu quả đầu tư, giải quyết việc làm trên cơ sở phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Liên thông đào tạo là một trong những hình thức đào tạo, đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Đây là chủ trương đúng đắn và việc tìm ra các giải pháp hiệu quả là rất cần thiết.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN

Một phần của tài liệu Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)