9. Kết cấu của Luận văn
3.4. Đổi mới quy trình đào tạo liên thông
Để nâng cao chất luợng đào tạo liên thông, ngoài việc tăng cường thêm cơ sở vật chất, thay đổi chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thay đổi phương pháp giảng dạy và học, còn một vấn đề quan trọng khác là thay đổi quy trình đào tạo.
Tác giả đã phỏng vấn lãnh đạo phòng Đào tạo của 02 trường: Cao đẳng nghề Hải Dương và Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ về quy trình đào tạo. Thông tin thu nhận được: ‘‘Hiện nay vẫn thực hiện đào tạo theo niên chế chưa chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, vì nhận thức của một số giáo viên, cán bộ quản lý chưa muốn chuyển đổi‘‘.
Để lấy ý kiến đánh giá tính cấp thiết cần đổi mới về quy trình đào tạo hiện nay, tác giả phát ra 145 phiếu hỏi, thu về 128 phiếu. Tổng hợp như sau:
Bảng 14: Tính cấp thiết đổi mới quy trình đào tạo liên thông
Tính cấp thiết (%)
Rất cấp thiết Cấp thiết Chưa cấp thiết
Đổi mới quy trình
Từ số liệu trên, theo tác giả, để bắt kịp với yêu cầu đổi mới, khu vực và thế giới, thì ngoài việc thay đổi cơ cấu và thời lượng chương trình, cần đổi mới cả quy trình đào tạo và quản lý đào tạo. Rõ ràng quy trình đào tạo theo chế độ niên chế hiện nay đã quá bất cập và lỗi thời, không phù hợp với đào tạo liên thông, vì vậy cần chuyển sang quy trình đào tạo theo tín chỉ.
Triết lý của hệ thống tín chỉ là tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo. Chương trình đào tạo phải mềm dẻo, dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực.
Những đặc điểm của hệ thống tín chỉ:
- Đòi hỏi sinh viên phải tích luỹ kiến thức theo từng học phần (đơn vị: tín chỉ) - Kiến thức cấu trúc thành các modul (học phần)
- Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng. Xếp lịch học của từng học phần và năm học theo khối lượng tín chỉ đào tạo.
- Chương trình đào tạo mềm dẻo: cùng với các học phần bắt buộc, còn có các học phần tự chọn sinh viên được chủ động cao trong lựa chọn môn học, hướng dạy và thời gian học.
- Đánh giá thường xuyên, thang điểm chữ - Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm
- Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm có thể chia thành 2 học kỳ hoặc 3 học kỳ.
- Đăng ký môn học từ đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo môn học. - Không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đối với một số chương trình đại học và cao đẳng
- Chỉ có 1 văn bằng chính quy với 2 loại hình tập trung và không tập trung. Qua phân tích đặc điểm trên, và nhìn lại tình hình thực tế giáo dục cho thấy: trước tiên là cả thầy và trò đều chưa thực sự sẵn sàng để áp dụng phương pháp đào tạo theo tín chỉ. Một đơn vị tín chỉ được tính bằng 15 giờ lên lớp và
30 giờ chuẩn bị cá nhân. Trong khi đó, cả thầy và trò đều quen với việc giảng dạy và học tập một chiều - thầy giảng trò ghi, tất cả ở trên giảng đường. Vì vậy, việc đổi mới quy trình đào tạo từ niên chế hiện nay sang học chế tín chỉ để liên thông đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là cấp bách.