Đổi mới cách đánh giá trong đào tạo liên thông

Một phần của tài liệu Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 101 - 102)

9. Kết cấu của Luận văn

3.6. Đổi mới cách đánh giá trong đào tạo liên thông

Tác giả phỏng vấn 130 sinh viên hệ đào tạo liên thông ngành Cơ khí của Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ về việc cách đánh giá học tập, rèn luyện của sinh viên hiện nay.

Bảng 16: Tổng hợp mức độ phù hợp của cách đánh giá kết quả học tập hiện nay ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

Rất phù hợp (%) Tạm được (%) Không phù hợp (%) Cách đánh giá học tập 5 35 60 Cách đánh giá rèn luyện 5 25 70

Qua bảng trên, ta thấy cách đánh giá hiện tại không phù hợp, không khuyến khích được người học, nên có sinh viên tốt nghiệp loại giỏi mà vẫn không tìm kiếm được việc làm.

Bài học kinh nghiệm qua nhiều lần cải cách giáo dục là kiểm tra, đánh giá như thế nào thì học như thế. Đề thi chỉ chú trọng những kiến thức lý thuyết, đến việc ghi nhớ mà không chú ý đầy đủ đến tính sáng tạo thì tất nhiên những đề kiểm tra cũng theo hướng đó. Do vậy, phương pháp của người thầy sẽ không có gì khác hơn là đọc - chép những vấn đề lí thuyết, chỉ chú ý đến khả năng học thuộc. Đánh giá bao giờ cũng cần bám sát mục tiêu, nội dung và phương pháp.

Việc đánh giá hiện nay căn cứ vào mục tiêu đào tạo, thể hiện cụ thể bằng những kiến thức mà sinh viên thu lượm được sau mỗi bài, mỗi chương, mỗi học kì, mỗi năm học và cấp học. Tuy nhiên, thực tế vấn đề kĩ năng là vấn đề quan trọng hơn. Kiến thức là cần thiết, nhưng chỉ khi các kĩ năng được phát triển thì kiến thức mới được củng cố và phát triển bền vững. Kỹ năng mới là điều mà người học cần, trong khi một số kiến thức họ có thể quên khi

bước vào cuộc sống. Bởi vậy, việc đánh giá kỹ năng thực hành, đánh giá hoạt động của học sinh khi vận dụng kiến thức là hết sức quan trọng. Đây chính mục tiêu đánh giá mà chúng ta cần đổi mới. Nói khác đi, liên thông đào tạo lấy tiêu chuẩn con người hoạt động sáng tạo, hợp tác, hòa nhập làm tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng đầu ra của con người - sản phẩm của đào tạo liên thông.

Việc xuất hiện thêm công cụ đánh giá trắc nghiệm khiến cách đánh giá cũng thay đổi. Đào tạo theo học chế tín chỉ, ta có thể kết hợp đánh giá cả lí thuyết lẫn thực hành, đánh giá cả trắc nghiệm lẫn tự luận.

Phương pháp đào tạo theo chế tín chỉ, phù hợp với hình thức đào tạo liên thông, đánh giá kỹ năng thực hành, đánh giá hoạt động của sinh viên khi vận dụng kiến thức, kỹ năng.

Một phần của tài liệu Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)