1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

117 6K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Tất cả chúng ta cần nắm bắt cơ hội này...." Việt Nam cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của Công nghệ thông tin coi : " Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

ĐOÀN THỊ KIM MAI

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN TH.S KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Ngưới hướng dẫn:.TS Tạ Đức Khánh

Hà Nội 2006

Trang 2

6 R & D : Nghiên cứu và triển khai

7 HCA : Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh

8 ICT : CNTT và truyền thông

9 OECD : Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

10 ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

11 GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

12 ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á

13 UNPAN : mạng lưới trực tuyến về hành chính công và tài chính của Liên Hợp Quốc

14 CPĐT : Chính phủ Điện tử

15 MTĐT : Máy tính điện tử

16 TMĐT : Thương mại Điện tử

17 VNPT : Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

18 VDC : Công ty Điện toán và Truyền số liệu

19 ISP : Nhà cung cấp dịch vụ internet

20 ITU : Liên minh Viễn thông quốc tế

21 SXKD : Sản xuất kinh doanh

22 EDI : trao đổi dữ liệu điện tử

23 XNK : Xuất nhập khẩu

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển

kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị và góp phần hình thành con người mới Hiến chương Okinawa (tháng 7 năm 2000) khẳng định: "Công nghệ thông tin

và truyền thông là một trong các động lực chính tạo nên bộ mặt thế kỷ 21 Nó tác động sâu sắc đến cách thức chúng ta đang sống, học tập, và làm việc; đến cách thức Nhà nước giao tiếp với dân chúng Công nghệ thông tin đã và đang nhanh chóng trở thành một bộ phận sống còn, quyết định sự phát triển của nền kinh tế thế giới Nó cũng tạo ra những thách thức kinh tế, xã hội trước các

cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng ở mọi nơi trên trái đất nhằm đạt hiệu quả

và tính sáng tạo cao hơn Tất cả chúng ta cần nắm bắt cơ hội này "

Việt Nam cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của Công nghệ thông tin coi : " Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại" (Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị)

Trong vòng vài năm gần đây, nhiều chính sách, biện pháp đã được ban

hành nhằm hướng tới mục tiêu : " Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ và chất lượng cao nhất so với các khu vực khác, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng"( Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị)

Tuy nhiên, công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang trong tình trạng chậm phát triển so với các nước trên thế giới và trong khu vực Ứng dụng công nghệ thông tin cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc

tế

Nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam, đề tài này chủ yếu đưa ra cái nhìn tổng quan tình hình phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam, trên cơ sở thực trạng hiện có, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, chính sách đầu tư để phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu

Trang 4

Việt Nam hầu như chưa triển khai hoạt động nghiên cứu một cách tổng thể về CNTT Mặc dù chưa có báo cáo đánh giá chính thức về việc triển khai một loạt chính sách và giải pháp lớn về CNTT nhưng có thể nhận thấy việc triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan tới CNTT chưa đúng tiến độ Trong khi việc triển khai Đề án 112 về tin học hoá quản lý nhà nước đã góp phần nhất định tới việc hình thành và phát triển chính phủ điện

tử (eGovernment) thì nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả triển khai chưa cao Việc triển khai kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT tới 2005 theo Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg hầu như không tiến triển Tình hình triển khai các hoạt động về phần mềm nguồn mở của Dự án tổng thể “ ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004- 2008 theo Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg cũng khá chậm chạp

Các Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg và số 95/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ cấn phải đẩy mạnh hoạt động thống kê về CNTT

và truyền thông, nhưng cho tới cuối năm 2005 Việt Nam vẫn chưa có tiến bộ

đáng kể nào trong việc triển khai hoạt động này (Theo báo cáo của Bộ Thương Mại năm 2005)

Ngoài ra, trong thời gian qua cũng có nhiều bài báo, bài viết đăng trên tạp chí như tạp chí Bưu chính Viễn thông, tạp chí thông tin Khoa học kỹ thuật

và Kinh tế Bưu Điện cũng như các buổi hội thảo khoa học bàn về vấn đề này

Vì vậy, sau những đánh giá về hiện trạng CNTT Việt Nam, cũng như sau khi đã khai thác, kế thừa có chọn lọc những đóng góp của các nghiên cứu

lý luận trước đó, luận văn sẽ cố gắng đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam

3 Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

Dưới góc độ kinh tế, đề tài của em nghiên cứu CNTT Việt Nam như là một ngành quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Ở nước ta, CNTT còn là một ngành rất mới mẻ, phạm vi tác động lớn, tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh, nên luận văn không đề cập đến vấn đề

kỹ thuật mà chỉ xem xét tác động của nó dưới góc độ kinh tế, xã hội, để qua

đó cố gắng đưa ra một cái nhìn tổng quan và đầy đủ hơn về CNTT Việt Nam

Luận văn tập trung nghiên cứu tiến trình phát triển và ứng dụng CNTT trong vòng 10 năm qua nhằm đưa ra một số giải pháp thích hợp để thực hiện

Trang 5

các mục tiêu phát triển của Ngành nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung

Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá thực trạng công nghệ thông tin trên cơ sở các số liệu thống kê, phân tích số liệu nhằm đánh giá sự phát triển của công nghệ thông tin trên từng lĩnh vực Qua việc đánh giá và phân tích này, chúng ta có cái nhìn tổng quan về công nghệ thông tin, khả năng năm bắt, vận dụng công nghệ hiện tại, các cơ hội, thách thức đặt ra đối với các

doanh nghiệp

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá thực trạng tình hình phát triển công nghệ thông tin một cách toàn diện thì cần phải có những số liệu thông kê về CNTT đầy đủ Với đặc thù là một ngành công nghệ mới, mới được phát triển trong một số năm trở lại đây, mặt khác lại có sự thay đổi công nghệ liên tục, vòng đời công nghệ ngắn, có khi chỉ vài tháng ; hơn nữa Việt Nam hầu như chưa triển khai hoạt động thống kê về CNTT Vì vậy, việc đánh giá sự phát triển của công nghệ thông tin tương đối là khó khăn Đề tài chủ yếu sẽ căn cứ vào một số báo cáo, thống kê, đánh giá toàn cảnh CNTT của Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, và các tạp chí, báo cáo đánh giá của Bộ Thương Mại và của các tổ chức nước ngoài như Ngân hàng thế giới (World Bank Group), của Liên minh Viên thông quốc tế (ITU),

Từ các số liệu thu thập được, các phương pháp phân tích, tổng hợp và đặc biệt là phương pháp so sánh sẽ được sử dụng để đưa ra các kết luận, đánh giá của đề tài

5 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

Luận văn tập trung vào các khía cạnh sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển CNTT ở Việt Nam

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT Việt Nam và chỉ ra những cơ hội, thách thức của nó đồng thời đưa ra các vấn đề cần giải quyết nhằm thúc đẩy sự phát triển CNTT

- Đưa ra một số giải pháp cơ bản để thực hiện

6.Bố cục của luận văn :

Phần mở đầu

Chương 1 Công nghệ thông tin và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế,

xã hội

Trang 6

Chương 2 Thực trạng phát triển CNTT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Chương 3 Cơ hội ,thách thức và một số giải pháp phát triển CNTT tại Việt nam

Kết luận

CHƯƠNG 1

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ

TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Công nghệ thông tin

1.1.1.1 Một số khái niệm về CNTT

Công nghệ thông tin (CNTT) là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin gồm tri thức, sự kiện, số liệu âm thanh, hình ảnh Vì vậy, CNTT là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người

Tuy khái niệm thông tin rất phổ biến trong đời sống con người nhưng những nội dung khoa học chung nhất về thông tin và quá trình thông tin mới chỉ được bắt đầu được nghiên cứu từ giữa thế kỷ 20, khi nhu cầu truyền tin của con người tăng rất nhanh Một trong những thành tựu đặc sắc của lý thuyết truyền tin là việc đưa ra khái niệm lượng thông tin Lý thuyết về lượng thông tin ra đời đã tạo nền móng cho con người phát hiện ra thêm nhiều quy luật của thông tin và quá trình truyền tin Thông tin có nhiều loại khác nhau

có thông tin là các số liệu, dữ liệu thu thập, điều tra, khảo sát Từ đó qua phân tích, tổng hợp sẽ thu được những thông tin có giá trị cao hơn

CNTT và truyền thông (ICT) bao gồm 4 trụ cột cấu thành: ứng dụng ICT, nguồn nhân lực ICT, công nghiệp ICT và cơ sở hạ tầng ICT

Lĩnh vực ứng dụng ICT gồm: kinh tế, xã hội, quản lý và những kết quả ứng dụng như : chính phủ điện tử , giáo dục điện tử, truyền thông và giải trí điện tử …

Trang 7

Công nghiệp ICT gồm Công nghiệp phần mềm (CNPM), Công nghiệp phần cứng( CNPC), Công nghiệp điện tử cùng các nhân tố hỗ trợ như trí thức, thông tin, dữ liệu…

CNPC bao gồm: máy tính, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông

CNPM là một ngành kinh tế nhằm nghiên cứu, xây dựng phát triển , sản xuất và phân phối các sản phẩm phần mềm, cung cấp các dịch vụ đào tạo, huấn luyện, tư vấn các giải pháp, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì cho người tiêu dùng…

Nguồn nhân lực ICT gồm : người lãnh đạo, người sử dụng, Doanh nghiệp và chuyên gia

Cơ sở hạ tầng ICT gồm: điện thoại di động, cố định, internet, băng thông, cước Bốn thành phần này có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ tạo nên sức mạnh ICT, được thúc đẩy và phát triển bởi 3 chủ thể là người sử dụng, Doanh nghiệp và Chính phủ

Máy tính điện tử và việc xử lý thông tin bằng máy tín điện tử là thành phần cốt lõi của CNTT

Máy tính điện tử (MTĐT)

Để chế tạo ra MTĐT người ta phải tìm được cách biểu diễn thông tin bằng các tín hiệu kỹ thuật và cách thực hiện các hoạt động lưu trữ, xử lý thông tin bằng các biện pháp xử lý kỹ thuật trên các tín hiệu tương ứng

MTĐT đã trở thành thiết bị xử lý thông tin thống nhất và đa năng Trên nguyên tắc mọi quá trình xử lý thông tin đều có thể quy về một trình tự thực hiện liên tiếp của các phép toán sơ cấp đơn giản, cấu trúc một MTĐT gồm: bộ lôgic số học thực hiện các phép toán sơ cấp theo trình tự quy định, bộ nhớ để ghi các chương trình tính toán và dữ liệu, các thiết bị đưa dữ liệu vào và đưa kết quả ra Kết cấu này được gọi là phần cứng của máy tính, nó là bộ khung vật chất cơ bản cho quá trình xử lý thông tin Phần lôgic của quá trình xử lý thông tin được người dùng đưa vào để điều khiển thông qua các lệnh Tập hợp các lệnh đó tạo nên một chương trình xử lý thông tin và đó gọi là phần mềm của máy tính Tuỳ theo mục đích của người sử dụng mà chọn phần mềm tương ứng, đây là phần linh hoạt nhất của máy tính và mang nhiều dấu ấn đặc trưng của con người Cuối những năm 80, đầu những năm 90 là thời kỳ bùng

nổ của Cách mạng Viễn thông truyền dữ liệu trên cơ sở kỹ thuật cáp quang,

Trang 8

vệ tinh và vi ba số tạo khả năng thiết lập hệ thống siêu xa lộ thông tin, góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin làm nền móng cho một xã hội thông tin

Internet

Internet là một danh từ riêng dùng để chỉ hệ thống các mạng máy tính toàn cầu, mạng của các mạng, giúp cho người sử dụng ở bất kỳ máy tính nào cũng có thể truy cập tới thông tin tại các máy tính khác và có thể đối thoại trực tiếp với người sử dụng trên đó

Có thể nói, internet đã và đang làm thay đổi rất nhiều trong hoạt động thường nhật của người dân cũng như các công tác của các tổ chức lớn, nhỏ Internet giờ đây là một phương tiện phổ biến giúp hàng trăm triệu người trên toàn thế giới có thể kết nối với nhau Về cơ sở vật chất, internet sử dụng một phần hệ thống mạng thông tin viễn thông công cộng Về mặt công nghệ, internet sử dụng giao thức có tên là TCP/IP là giao thức điều khiển truyền thông Để thích ứng, các mạng nội bộ và mạng bên ngoài cũng sử dụng giao thức này

Lúc mới bắt đầu có 4 dịch vụ internet gồm : thư điện tử, truy cập cơ sở

dữ liệu, truyền tệp dữ liệu, truy nhập từ xa Đến nay internet Việt Nam trở nên

đa dạng hình thức và số lượng ADSL,VoIP,Wifi, Internet công cộng và các dịch vụ gia tăng trên mạng khác như : video, forum, chat, game online… Internet có tính hấp dẫn ở mức độ nhất định khiến đầu tư vào lĩnh vực này được nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước đã tham gia ở những hình thức, phương pháp khác nhau như : khai thác dịch vụ đầu cuối, dịch vụ ứng dụng trên mạng, dịch vụ truy nhập internet tốc độ cao

Đối với người sử dụng internet, thư điện tử (email) đã thực sự thay đổi dịch vụ thư tín truyền thống Đó là ứng dụng rất phổ biến trên mạng hiện nay Người dùng có thể đối thoại với người sử dụng khác trên mạng và đối thoại

có âm thanh và hình ảnh thông qua những thiết bị ngoại vi tân tiến

Dịch vụ được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trên internet là World Wide Web viết tắt là WWW, đây là kỹ thuật truyền tin siêu văn bản và là một phương thức tham khảo chéo được sử dụng rộng rãi để truyền tin trên mạng Khi vào trang Web ta có thể tìm kiếm được thông tin khác nhau và khối lượng thông tin rất lớn, bao gồm tất cả các thể loại tin từ tin tức kinh tế, xã hội, đến các lĩnh vực y tế, âm nhạc, thể thao, phim truyện,…

Trang 9

Thương mại điện tử (TMĐT)

Thuật ngữ TMĐT đã được khá nhiều học giả và các tổ chức nghiên cứu xây dựng Hiểu theo nghĩa rộng là việc tiến hành kinh doanh thông qua internet, bán hàng hoá và dịch vụ với phương thức giao nhận sử dụng nhân công cũng sử dụng phương thức trực tuyến bằng các công nghệ số hóa như phần mềm máy tính Một định nghĩa mô tả Thương mại điện tử là “ Sử dụng các phương pháp và thủ tục điện tử để tiến hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh bao gồm cả các hoạt động quản lý điều hành” Uỷ ban Liên Hiệp quốc

về Luật Thương mại Quốc tế định nghĩa TMĐT là “ Các hoạt động thương mại sử dụng một thông điệp số liệu để tiến hành, giao chuyển, nhận hoặc lưu chứa bằng các công cụ điện tử, quang hoặc các công cụ tương tự bao gồm song không giới hạn như trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, telex hoặc telecopy”

TMĐT có thể được phân thành ba loại quan hệ: Quan hệ giữa thành phần kinh doanh với thành phần kinh doanh (B2B), quan hệ giữa thành phần kinh doanh với người tiêu dùng (B2C) và quan hệ giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng(C2C) Internet cũng chứa đựng những băng tần rộng hơn của các hoạt động thương mại tiềm năng và các hoạt động trao đổi thông tin Nó tạo ra cho các công ty, các cá nhân và các chính phủ một cơ sở hạ tầng điện

tử, cho phép thiết lập các thị trường bán đấu giá ảo về hàng hoá và dịch vụ

Các chính phủ ở một số quốc gia phát triển và đang phát triển đã tiến hành tái tổ chức lại việc quản lý điều hành các hệ thống mua bán công cộng, tương đương với mức 10% tổng GDP trên internet, mở ra một triển vọng mới các quan hệ giao dịch có quy mô lớn trong quan hệ giữa thành phần kinh doanh với Chính phủ(B2C) Công nghệ cũng đang được các chính phủ sử dụng để chuyển tải hoặc nhận các thông tin (G2B,G2C) nhằm nâng cao tính chất thuận tiện và giảm bớt chi phí của các hệ thống thanh toán và nộp thuế(C2G) Các nhà kinh doanh sử dụng công nghệ để quản trị các dịch vụ sau bán hàng và phát triển các thị trường tiêu dùng trực tiếp

Cơ sở hạ tầng mạng lưới như viễn thông, vô tuyến, truyền hình cáp , internet và các mạng dùng riêng intranet được sử dụng để thực hiện các giao dịch thương mại điện tử Mối quan tâm tập trung hiện thời là thương mại điện

tử trên nền internet Một hoạt động thương mại điện tử, thường liên quan đến các bước liệt kê dưới đây tạo ra một dải đa dạng lớn về các dịch vụ cung cấp :

Trang 10

- Khách hàng ngồi trước màn hình máy tính cá nhân hoặc các phương tiện truy cập khác

- Tiến hành truy cập vào trang web với các thông tin quang bá (dịch

vụ quảng cáo)

- Truy cập vào internet (dịch vụ thông tin)

- Đặt hàng một sản phẩm (dịch vụ phân phối) và thanh toán cho sản phẩm đó(dịch vụ tài chính)

- Tải về các sản phẩm, nếu nó có thể sử dụng công nghệ số, hoặc sẽ được gửi qua đường thư (dịch vụ giao nhận)

Thương mại điện tử mang lại lợi ích to lớn là thời gian giao dịch nhanh với chi phí thấp Thương mại điện tử cho phép các nhà kinh doanh gia tăng mức độ nhận biết toàn cầu về các sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời mở rộng hơn sự tham gia của họ vào thương mại quốc tế Nền kinh tế có thể sử dụng tốt hơn các nguồn vốn và lao động hiện thời

và cũng có thể hấp dẫn hơn được những khoản đầu tư tư bản mới Các

cơ hội kinh doanh và việc làm sẽ được khai thác

Tóm lại CNTT là thuật ngữ rất rộng dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin gồm tri thức, sự kiện, số liệu âm thanh, hình ảnh CNTT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1.1.1.2 Một số đặc điểm chính của CNTT

CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực

CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn được Nhà nước ưu tiên, quan tâm

hỗ trợ và khuyến khích phát triển Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, linh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Phát triển công nghiệp nội dung thông tin và công nghiệp phần mềm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin là hướng ưu tiên quan trọng được Nhà nước đặc biệt quan tâm

Trang 11

CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động

Ngày nay, CNTT càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều ngành , cụ thể như : từ ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Thuỷ sản, công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, xây dựng, tài chính, tín dụng, giáo dục và đào tạo, hoạt động văn hoá, thể thao, Trong năm 2005, Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT đã phối hợp với Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) và Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư công nghệ FPT tiến hành điều tra, khảo sát về ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp Theo kết quả công bố thì nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong việc hỗ trợ các hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh Đối với các ngành kinh tế khác nhau thì mức độ sử dụng CNTT cũng khác nhau

Có thể thấy CNTT được ứng dụng mạnh mẽ nhất là trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp như Tổng công ty dệt may, công ty Cao su Đà Nẵng công ty dệt may Phong Phú Với những doanh nghiệp này các hệ thống máy tính hỗ trợ thiết kế, hỗ trợ sản xuất , các dây chuyền sản xuất trên cơ sở công nghệ mạng đã trở thành nhân tố sống còn đối với hoạt động sản xuất Trong các doanh nghiệp phục vụ như Ngân hàng Ngoại thương, Tổng Cục Hải quan hay Tổng Công ty đường sắt , CNTT cũng được chú trọng đầu tư và phát huy hiệu quả với các hệ thống ngân hàng trực tuyến, hệ thống khai hải quan điện tử, hệ thống bán vé điện toán

Ứng dụng CNTT không những nâng cao hiệu quả của bản thân doanh nghiệp mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp liên quan phải có sự đầu tư thích đáng hơn vào CNTT để có thể cùng nhau tham gia trao đổi

dữ liệu điện tử Từ đó nâng cao mặt bằng chung về ứng dụng CNTT trong toàn bộ nền kinh tế

Trang 12

Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp là một hoạt động rất cần thiết, CNTT đã trở thành phương tiện sản xuất quan trọng, không

có nó thì doanh nghiệp hoạt động sẽ kém hiệu quả, thậm chí có thể dẫn đến phá sản Đi đầu ứng dụng CNTT là 76 Tổng công ty 90 và 18 Tổng công ty 91 Mức độ và hiệu quả ứng dụng CNTT ở các Tổng Công ty hoặc các đơn vị thành viên là rất khác nhau

Một cuộc khảo sát cho thấy trong số 444 doanh nghiệp đầu tư khoa học, hình thức ứng dụng CNTT phổ biến nhất là kết nối internet

và mạng LAN, sử dụng trang web và thư điện tử còn rất thấp Đối với các ngành, về mặt ứng dụng CNTT cũng không đều nhau, ngành sản xuất radio- TV- phương tiện truyền thông , sản xuất phương tiện vận tải khác, sản xuất sản phẩm máy móc thiết bị điện, sản xuất sản phẩm từ quặng phi kim loại, sản xuất thực phẩm, đồ uống và ngành sản xuất hoá chất, ứng dụng CNTT còn phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của chủ doanh nghiệp, vào nguồn kinh phí của doanh nghiệp

Việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ hiện đại hoá các ngành đã được đẩy mạnh ở hầu hết các lĩnh vực quản lý và ngày càng được nâng lên tầm cao mới Tổ chức triển khai ứng dụng CNTT phục vụ công tác hiện đại hoá trên phạm vi ngày càng rộng, đa ngành , đa lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc

Tuy nhiên mức độ triển khai ứng dụng chưa cao Các ứng dụng này mới chỉ dừng ở mức hỗ trợ tác nghiệp thay thế một phần lao động thủ công, chưa giúp tái cơ cấu lại quy trình nghiệp vụ Dù đã có ứng dụng hỗ trợ nhưng hầu hết phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ tính toán, xử lý trực tiếp , các lĩnh vực khác như kiểm tra, đối chiếu, phân tích, thống kê ứng dụng còn thấp Do việc triển khai các hệ thống CNTT phụ thuộc nhiều vào cải tiến các quy trình ghiệp vụ, trong khi đó các quy trình nghiệp vụ chưa được chuẩn hoá và thiếu sự liên kết giữa các linh vực khác nhau, do đó việc ứng dụng CNTT phải phân nhỏ theo lĩnh vực nên mức độ đáp ứng yêu cầu quản lý của ứng dụng chưa cao

Với đà phát triển rộng rãi CNTT trong những năm tới, cộng với chi phí lắp dặt, nối mạng ngày càng hạ, tỷ lệ ứng dụng CNTT sẽ được nâng lên đáng kể Để ứng dụng CNTT có hiệu quả, các doanh nghiệp cần chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực CNTT

Trang 13

* CNTT là một công nghệ có nhiều tầng lớp

Chữ “ tầng lớp” để nói một cách tổng quát nhất về các khâu, đoạn sản xuất trong CNTT, cả phần cứng lẫn phần mềm và về sự liên hệ giữa chúng với nhau, cũng như các chuẩn mực trong sự liên hệ ấy Chữ “ tầng” (layers) thường được dùng trong phân tích hệ thống, và chữ “ tầng giao thức” ( protocol layers) có ý nghĩa hẹp và chính xác hơn

Có thể phân chia những tầng lớp sau trong CNTT:

Tầng thứ nhất: các chương trình ứng dụng riêng cho từng cơ quan, xí nghiệp đó có thể được thành lập từ một ngôn ngữ lập trình ít hay nhiều cao cấp, dựa trên những hệ quản trị cơ sở dữ liệu Tầng lớp trên cùng này thường được viết tại chỗ hoặc thiết kế tại chỗ và đặt gia công bên ngoài

Tầng thứ hai: phần ở giữa các chương trình ứng dụng và hệ mềm cơ bản Phần này là chỗ phức tạp nhất và giàu có nhất Có thể tạm chia làm 4 lĩnh vực khác nhau:

+ Các chương trình ứng dụng tổng quát, chuyên cho quản lý, xử lý văn bản, tính toán công nghiệp hay tính toán khoa học( ngôn ngữ lập trình cao cấp như Mathematica, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ) Người dùng cuối cùng có thể viết những ứng dụng dễ dàng hay cũng có thể sử dụng thẳng mà không cần viết chương trình gì thêm

+ Các chương trình gọi là “ middleware”, cho phép các chương trình ứng dụng phân tán (có thể tổng quát hay không) sử dụng tới mạng thông tin ở mức dễ dàng và trừu tượng thông qua hệ điều hành mạng + Các chương trình gắn liền với một sản phẩm đặc biệt nào đó ( embedded systems) với những giao diện sử dụng đặc biệt thẳng với người dùng như ở trong máy hát, máy bay, trò chơi Thật ra loại chương trình này có thể thấy ở khắp các lĩnh vực, chỗ nào có bộ vi xử

lý mà không phải là một máy tính đều có nó Nhưng đặc điểm của chúng là tự giấu kín Các chương trình này thường do những hãng làm sản phẩm tự viết ra hoặc đặt gia công tại các công ty chuyên phát triển

hệ mềm

+ Chương trình được làm ra để phục vụ bản thân việc nghiên cứu và phát triển ngành CNTT và ứng dụng trong quản lý, tính toán và điều khiển Ngoài các ngôn ngữ lập trình ra, phải kể đến các chương trình

Trang 14

phụ giúp việc phát triển và quản lý phát triển phần mềm cũng như các chương trình để làm mạch tổng hợp ASIC ( Application Specific Integrated Circuit) hay để sử dụng các FPGA(Field Programmable Gate Array), là các mạch tổng hợp có chức năng nhất định, còn lại là bộ nhớ

và các linh kiện có thể được biến đổi để làm các mạch điện tử khác nhau, trong đó đặc biệt có FPGA là các linh kiện có thể được thay đổi chức năng trước khi hoạt động, khi linh kiện đã nằm trong bìa điện tử Một FPGA hiện nay có thể tương đương 1 triệu transistors Những chương trình loại sau này thường rất đắt, hàng chục hoặc hàng trăm ngàn đô lavà thường chạy trên các trạm làm việc mạnh

Tầng thứ ba : gồm những “ khả dụng (facilities) về phần mềm khiến cho các chương trình ứng dụng tổng quát hay đặc biệt hoạt động được Tầng này chủ yếu là hệ điều hành và hệ điều hạnh mạng Sự phân cấp của hai loại khả dụng này tương đối phức tạp vì chúng chồng chéo lên nhau và tuỳ thuộc các nhà sản xuất cũng như tuỳ thuộc các loại mạng

Có thể gộp vào trong tầng này tất cả các chương trình rất lớn nằm trong các “ trạm chuyển tiếp”(router) và các trạm đảo mạch( switch) thuộc nhiều loại khác nhau vì chúng có dung lượng khác nhau

Tầng thứ tư : bao gồm tất cả các hệ máy và mạng đang hoạt động trên thế giới Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ : làm ra các bìa in trong

đó có gắn các linh kiện điện tử , lắp ráp với phần điện, các thiết bị ngoại vi, cơ khí, và trở thành một máy tính hoàn hảo, hay một bộ phận của một thiết bị công nghiệp hay một sản phẩm tiều dùng Khâu đoạn này chủ yếu là dùng nhân công rẻ nên đó là thế mạnh của Châu Á đặc biệt là Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore Đài Loan sản xuất được các „bìa mẹ” (mother board) cho PC và các máy PC hoàn chỉnh, hiện 80% bìa mẹ dùng cho PC trên thế giới được sản xuất tại Đài Loan, Singaporelại chuyên về các thiết bị ngoại vi

Tầng lớp thứ năm, cũng là tầng lớp cuối cùng sản xuất các linh kiện điện tử Hiện nay chỉ có Mỹ, Nhật và châu Âu là có công nghệ hoàn chỉnh làm các mạch tổng hợp Sau giai đoạn sản xuất wafers và in mạch tổng hợp trên wafers cần các nhà máy siêu sạch và siêu chính xác rất tối tân, công việc còn lại là đặt và hàn những mạch in trần đó vào hộp thành linh kiện, cần nhiều nhân công rẻ, thường được các công ty

Trang 15

quốc tế làm tại các chi nhánh ở châu á như Malaysia, Singapore, nhưng những linh kiện sản xuất đại trà mà bộ nhớ là chủ yếu đã được sản xuất tại hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, kể cả giai đoạn làm wafers trong các nhà máy mua của Mỹ hay Nhật

Nền công nghệ có nhiều tầng lớp như trên, trải khắp hoàn cầu vẫn tiến bộ nhịp nhàng Vì không phải mỗi lúc có thể thay đổi tất cả các công đoạn để thành một bước nhảy vọt mới trong CNPC và CNPM Đó

là khía cạnh chuẩn trong giao diện của những tầng lớp nói trên Sức tiến luỹ thừa của công nghệ vẫn cho phép tăng khá cao chức năng, hiệu suất các hệ mềm nhìn từ phía người sử dụng

*CNTT là một công nghệ chuyển biến rất nhanh

Sự thay đổi hàng ngày của các máy tính PC và ngoại vi ngày càng hiện đại và tinh vi hơn Những chuyển biến này chạy theo kịp đà phát triển của công nghiệp điện tử cơ bản theo quy luật Moore, với giá cố định thì khả năng linh kiện mỗi 18 tháng lại tăng gấp đôi, và quy luật thực nghiệm này còn có điều kiện kéo dài trên 10 năm nữa trước khi gặp phải hàng rào của những quy luật vật lý cơ bản

Trong những năm gần đây, công nghệ mạng và các dịch vụ viễn thông phát triển hết sức nhanh chóng, trong đó lưu lượng các dịch vụ

dữ liệu đã vượt qua lưu lượng thoại Hiện nay lưu lượng dữ liệu có tốc

độ tăng trưởng rất cao, hàng năm thường vượt 100% trong khi đó lưu lượng thoại chỉ tăng khoảng 10% Xu thế này sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian sắp tới Sự phát triển nhanh của các dịch vụ dữ liệu đòi hỏi có một sự chuyển biến trong việc xây dựng, quản lý và khai thác mạng Sự ra đời của mạng thế hệ sau NGN( Next Generation Network) thoả mãn được yêu cầu tăng trưởng nhanh của lưu lượng dữ liệu và cả lưu lượng thoại trong thời gian tới NGN cũng sẽ là cơ sở hạ tầng đáp ứng xu thế hội tụ viễn thông, tin học đang diễn ra trên các phương diện khác nhau về loại hình dịch vụ, ứng dụng, phương thức truy nhập mạng hay chủng loại thiết bị đầu cuối

NGN là mạng đa dịch vụ, tổng hợp các ưu điểm của cả hai mạng PSTN và Internet và là mạng hội tụ của các dịch vụ IP và dịch vụ điện thoại Mạng NGN mang lại cho nhà cung cấp và khai thác dịch vụ rất nhiều thuận lợi như xây dựng, thiết lập mạng dễ dàng hơn do các thành

Trang 16

phần mạng có giá thành thấp hơn so với các thiết bị chuyển mạch kênh Công nghệ chuyển mạch gói phát triển rất nhanh, năng lực xử lý tăng gấp đôi sau 18 tháng , vì vậy tỷ lệ giá thành/năng lực xử lý giảm rất nhanh Tạo điều kiện giảm chi phí quản lý khai thác, khả năng cung cấp dịch vụ nhanh chóng và rẻ hơn do điều khiển dịch vụ tập trung, sử dụng ngôn ngữ lập trình ứng dụng ( Application Programing Interface - API) tập trung và sử dụng ngôn ngữ lập trình chung sẽ làm cho việc tạo ra các dịch vụ nhanh hơn và rẻ hơn

Sự đổi mới diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong các hệ thống thông tin

di động Thế hệ thứ nhất(1G) trong những năm 1970 và hệ thống tế bào 2G trong những năm 1980 được sử dụng với mục đích chính là cho các ứng dụng thoại và hỗ trợ các dịch vụ chuyển mạch kênh Những hệ thống này là các hệ thống chính hiện nay Tốc độ số liệu cho người sử dụng trong các kết nối vô tuyến của các hệ thống này bị hạn chế dưới một vài chục kbit/s IMT-2000 được đưa ra tại thời điểm bắt đầu thế kỷ

21, là hệ thống 3G, có thể cung cấp tốc độ 2 Mbit/s và 144kbit/s Dung lượng hệ thống tế bào 3G sẽ không đủ xử lý lưu lượng đa phương tiện đang tăng trưởng một cách bùng nổ vào những năm 2010 Dung lượng theo đơn vị vùng cho các hệ thống tế bào 4G sẽ gấp ít nhất 10 lần hệ thống 3G Giá thành tính theo bit sẽ giảm mạnh do vậy mọi người có thể sử dụng nó mà không phải lo lắng về cước thông tin

Trong thế kỷ 21 này xã hội và nền kinh tế sẽ dựa phần lớn vào thông tin máy tính ở dạng số Các thế hệ tương lai bao gồm 4G và 5G được

sử dụng, bao gồm nhiều hệ thống, không chỉ là hệ thống thoại tế bào

mà còn là một số các hệ thống thông tin mới như hệ thống truy nhập vô tuyến băng rộng , mạng LAN sóng mm, Khi hệ thống 4G được sử dụng trong một khả năng hẹp như hệ thống tế bào, chúng sẽ được miêu

tả là tế bào 4G Nếu hệ thống này được tích hợp với các hệ thống khác,

sẽ có thể đạt được cả tốc độ số liệu cao và tính di động cao

Các hệ thống thông tin di động thế hệ tương lai và các công nghệ then chốt sẽ cung cấp một dải rộng các dịch vụ chất lượng cao từ hình ảnh rõ nét thông qua các kênh vô tuyến tốc độ cao

Hệ thống truyền dẫn thông minh (ITS) là hệ thống truyền dẫn mới bao gồm một mạng thông tin tiến tiến và mạng viễn thông cho

Trang 17

người sử dụng, đường xá và xe cộ ITS được dự đoán sẽ tập trung giải quyết nhiều vấn đề như tai nạn giao thông và tắc nghẽn Ngoài ra nó còn cung cấp các dịch vụ đa phương tiện cho tài xế và hành khách Trong các ITS, vô tuyến quang là một trong những công nghệ then chốt quan trọng nhất

Có thể thấy CNTT là công nghệ biến chuyển rất nhanh, phát triển mạnh mẽ các dịch vụ công nghệ với chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn giá thành rẻ hơn và khả năng phục vụ cao hơn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và cho cả xã hội loài người

* Sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của CNTT

Hầu hết các sản phẩm của CNTT đều cần phải sử dụng đến tri thức Hàm lượng tri thức cao do vậy vấn đề bảo vệ tri thức đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách phát triển của CNTT của các quốc gia Sản phẩm phần mềm và các dịch vụ giá trị gia tăng cao , việc sao chép hết sức đơn giản và nhanh chóng Việc chuyển giao cũng hết sức đơn giản có thể chỉ là vài công thức hoặc ăn cắp mật khẩu là có thể sao chép được

Tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt nam luôn ở mức cao và chưa thực sự có tiến bộ trong những năm gần đây Nguyên nhân chính của việc vi phạm bản quyền là do giá thành chi cho một công trình nghiên cứu phần mềm quá lớn trong các sản phẩm được sao chép bán ở thị trường lại rẻ mạt Ví dụ hãng Microsoft trung bình mỗi năm phải chi 3 tỷ USD để đầu tư nghiên cứu phát triển phần mềm, vậy mà khi thành phẩm của họ bị sao chép, in lậu và bán ra thị trường, giá chỉ khoảng 10.000đồng/đĩa tại thị trường Việt Nam Ngoài lý do trên, sự thiếu hiểu biết về pháp luật, sự kém rành mạch, cụ thể trong hệ thống hành lang pháp lý cộng với việc kém gương mẫu của ngay chính các cơ quan nhà nước cũng dẫn đến tình trạng vi phạm quyền bảo hộ phần mềm nói trên Nếu tình trạng cứ tái diễn như hiện nay thì ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam rất khó phát triển Các nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm bớt nhiệt tình đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam Chính vì vậy, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ là điều kiện then chốt để phát triển CNTT

Trang 18

Chính phủ Việt Nam cùng với việc sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân

sự, Luật Sở hữu trí tuệ vừa được Quốc hội thông qua tháng 12/2005 sẽ tạo ra cơ sở tăng cường cơ chế quản lý đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, giúp giảm tỷ lệ vi phạm các quyền về sở hữu trí tuệ như hiện nay

Sự phát triển của CNTT là một trong những biểu hiện rõ nhất của sự phát triển trí tuệ con người, đồng thời nó cũng là phương tiện quan trọng hàng đầu cho sự phát triển trí tuệ Việc phát triển CNTT và ứng dụng rộng rãi chúng vào trong đời sống kinh tế, xã hội dẫn tới việc thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước và được kết nối toàn cầu Trong điều kiện đó, mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình, mỗi doanh nghiệp và tổ chức ở mỗi quốc gia có nhu cầu thông tin đều có thể truy cập để khai thác những thông tin cần thiết cho mình.Mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội đều khai thác tác dụng tích cực của mạng thông tin nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình

1.1.2.1 Làm giảm chi phí sản xuất và tạo giá trị gia tăng cao

CNTT là một ngành có hàm lượng tri thức kỹ thuật cao nên có vai trò

vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí,

hạ giá thành sản phẩm mang lại hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân CNTT phát triển đã cung cấp những biện pháp nhanh nhạy cho việc khai thác và sử dụng đẩy đủ tài nguyên thông tin Năng lực xử lý và tốc độ tính toán nhanh của máy làm cho chu kỳ nghiên cứu triển khai sản xuất ngày càng ngắn lại Nhịp độ sản xuất được đẩy nhanh, giảm hao phí về tài nguyên, năng lượng, sản xuất đạt hiệu quả hơn

Lượng thông tin ngày một gia tăng mạnh mẽ, trong vòng 5 năm lượng thông tin của thế giới có thể tăng gấp đôi Nhờ có CNTT, đặc biệt là nhờ có

Trang 19

internet thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé, thông tin không biên giới đã hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và mang tính toàn cầu Vốn, sản xuất, hàng hóa, sức lao động, thông tin và công nghệ được trao đổi, sử dụng và điều phối xuyên quốc gia đã là phổ biến Quan hệ hợp tác và cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghệ giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp ngày càng sôi động hơn Việc chuyển tải nhanh chóng thông tin làm cho nhịp độ sản xuất kinh doanh ngày càng nhanh hơn, chu kỳ tồn tại của kỹ thuật và sản phẩm ngày càng ngắn lại Các khâu sản xuất, cung ứng và tiêu thụ đều phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện thông tin nhanh chóng, chuyển từ sản xuất quy mô lớn sang sản xuất theo đơn “đặt hàng” qua internet, làm cho khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng thu hẹp lại Người sản sản xuất có thể hiểu được nhu cầu của khách hàng, nắm bắt được thông tin thị trường một cách nhanh nhất, có thể xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc

tế Người tiêu dùng có thể tham gia quá trình sản xuất: lựa chọn, thiết kế những sản phẩm thích hợp nhất cho mình

Sự phát triển của CNTT góp phần làm cho năng suất lao động tăng lên đáng kể ( ở Mỹ tăng từ 20 đến 40%, ước tính đến năm 2007, GDP sẽ tăng

327 tỷ USD do phát triển xa lộ cao tốc thông tin Giá trị sản xuất của ngành thông tin chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trở thành lớn số 1 thế giới

Sự phát triển của CNTT sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được một cách nhanh nhất các công nghệ mới và có thể mua các công nghệ đó với giá

rẻ nhất không qua khâu trung gian Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ứng dụng CNTT tốt sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt thông tin tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ với khu vực và thế giới Điều này sẽ vô cùng có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động lên gấp nhều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh Phát triển CNTT sẽ đem lại nhiều sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian, tăng khả năng lựa chọn cho người tiêu dùng, chỉ cần ở nhà mà có thể truy cập vào các trang web siêu thị hay chỉ cần gọi điện thoại là người tiêu dùng có thể đặt hàng lựa chọn hàng theo ý muốn và được giao hàng đến tận nhà một cách nhanh chóng và thuận tiện

Trang 20

Sự phát triển của CNTT cũng làm thay đổi cung cách trong lao động

Ví dụ ở Mỹ, mô hình lao động đã biến dạng rất nhiều so với mô hình cổ điển Công nhân làm việc từ 09 giờ sáng đến 17 giờ tại các xí nghiệp, văn phòng Và hiện nay khoảng 10% lực lượng lao động là người hành nghề độc lập, giờ giấc làm việc linh động qua mạng hay internet ngày càng tăng, con

số tăng từ 15% lực lượng lao động năm 1991 tới 30% hiện nay Các doanh nghiệp tổ chức gọn nhẹ hơn, ít cấp quản lý vì vậy giảm thiểu được chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động,

Ứng dụng dụng của CNTT trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, hải quan, y học đặc biệt là giáo dục, đào tạo đều đem lại hiệu quả cao, giúp tăng năng suất lao động lên hàng ngàn lần, đảm bảo thông tin nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm chi phí để hạ giá thành

1.1.2.2 Tạo sự phát triển bền vững

Phát triển kinh tế xã hội qua việc sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông sẽ ngày càng làm cho thế giới thịnh vượng và công bằng hơn Viễn thông thông tin hiện có và đáng tin cậy có thể được sử dụng một cách hiệu quả như là một trong những công cụ

để chỉ ra những vấn đề mang tính toàn cầu CNTT là chất xúc tác ngày càng quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội CNTT làm cho sản xuất nông nghiệp đa dạng hoá và phân phối sản phẩm nông nghiệp hiệu quả hơn CNTT tạo ra khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho những người sống ở những vùng xa xôi không có khả năng tiếp cận được với trung tấm y tế Đối với doanh nghiệp, CNTT đem lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng và doanh nghiệp khi tiến hành giao dịch điện tử như cho phép thực hiện nhiều dịch vụ mới và làm giảm đáng kể giá thành của nhiều dịch vụ đã có sẵn , đồng thời lại tăng chất lượng của dịch vụ Ví dụ một dịch

vụ ngân hàng trung bình tốn 1,14 USD nếu thực hiện tại chi nhánh và chỉ mất 0,3 USD nếu thực hiện bằng internet mà chỉ cần ngồi tại nhà

CNTT ảnh hưởng trực tiếp đến việc thay đổi cách thức làm việc và tổ chức kinh doanh trong toàn xã hội

Trong nền kinh tế mới có sự hội tụ của nhiều ngành công nghiệp, không những để hình thành những công nghiệp mới mà còn thay đổi cách tổ chức, hoạt động của cả nền kinh tế, cũng như cách sinh hoạt, giải trí của xã hội Rõ ràng nhất là sự hội tụ giữa công nghiệp tính toán( máy tính điện tử,

Trang 21

máy vi tính, bộ vi xử lý), công nghiệp điện thoại và viễn thông ( hệ thống và dịch vụ điện thoại viễn thônghữu tuyến và vô tuyến0 và công nghiệp thông tin, phát hành ( sách, báo, âm nhạc, truyền thanh và truyền hình) Sự hội tụ này tạo ra nhiều hướng, cơ hội và điều kiện nghiên cứu, phát minh trong nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác nhau, hứa hẹn sẽ tiếp tục thay đổi đời sống nhân loại Nó cũng làm tăng tốc độ phổ biến và khả năng truyền bá các phát minh khoa học kỹ thuật lên các mặt hoạt động của xã hội tiến tới nền kinh tế nối mạng toàn cầu Việc trao đổi thông tin về khả năng cung cấp, nhu cầu, xảy ra nhanh chóng và hiệu quả Hệ thống nối mạng ngày càng

mở, càng có nhiều thành viên trên khắp thế giới thì nó càng hữu ích và có giá trị đối với mỗi thành viên, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh có hiệu năng kinh tế cao nhưng cũng làm cho sự cạnh tranh càng sâu sắc thêm , đem lại hiệu quả cho nền kinh tế của toàn xã hội

CNTT với thông tin mau lẹ và tự động cho phép tối ưu hoá dây chuyền cung ứng vật liệu cho mọi ngành nghề Đón trước thời cơ, giai đoạn 2001-2010, chiến lược phát triển của Ngành là “ Hội nhập và phát triển” nhằm phát huy tối đa nội lực, tạo môi trường cạnh tranh sâu hơn, rộng hơn trong nước để tiếp tục đổi mới công nghệ, mở rộng năng lực mạng lưới, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, hạ giá thành và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Một mốc đáng nhớ là ngày 29/4/2003, thị trường Viễn thông Việt Nam đã xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp và chuyển sang cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ, tạo lập một thị trường viễn thông sôi động, tăng trưởng vượt bậc ( tốc độ tăng trưởng đều đạt trên 20% năm), giá cước giảm ( tới cuối năm 2005, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới , giá cước viễn thông Việt Nam đã giảm tương đồng với giá cước viễn thông trong khu vực Đến nay, mật độ điện thoại trên toàn quốc đạt trên 20%( vượt 2,5 lần chỉ tiêu Đại hội IX), người

sử dụng internet đạt trên 14%( vượt chỉ tiêu đặt ra vào năm 2010) Viễn thông và internet ngày càng sát với nông thôn, nông dân theo đúng tinh thần

Nghị quyết TW5 khoá IX về “ đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010” Dự kiến từ 2011 đến 2020 sẽ

thực thi “ chiến lược cất cánh” của công nghệ thông tin và truyền thông

Việt Nam Vào năm 2020, mức độ sử dụng dịch vụ viễn thông và internet

Trang 22

Việt Nam sẽ đạt mức phát triển tương đương với mức trung bình của các nước G7

Nhiều quốc gia trên thế giới , không chỉ những nước công nghiệp phát triển mà cả một số nước đang phát triển đã coi CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển CNTT đã , đang và sẽ mang lại những biến đổi

kỳ diệu trong cả đời sống kinh tế và đời sống xã hội Có thể nói CNTT mà biểu hiện trực tiếp hiện nay là truyền thông qua e mail, internet, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, đã thay đổi một cách sâu rộng và trực diện nhất thông tin về mọi vấn đề, tạo sự phát triển bền vững làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội

1.1.2.3 CNTT tạo điều kiện để hình thành và phát triển nền kinh tế tri

thức

Sự phát triển công nghệ thông tin là một trong những biểu hiện rõ nhất của sự phát triển trí tuệ con người, đồng thời nó cũng là phương tiện quan trọng hàng đầu cho sự phát triển trí tuệ

Trong kinh tế tri thức, tri thức và công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu do tốc độ biến đổi diễn ra hết sức nhanh chóng Sự đổi mới và sáng tạo luôn đòi hỏi phải có thông tin Thông tin trở thành cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự đổi mới và sáng tạo Ngày nay, trên nền tảng của những tiến bộ thực sự có ý nghĩa về CNTT và phát triển cơ cấu thông tin quốc gia, loài người đang tiến tới ngưỡng cửa của xã hội thông tin toàn cầu Đặc điểm nổi bật của xã hội thông tin là sự phát triển không dựa chủ yếu vào các nguồn

dự trữ tự nhiên như trong xã hội công nghiệp mà chủ yếu dựa vào nguồn tri thức về khoa học và công nghệ, tức các nguồn nhân lực tri thức có khả năng tái tạo, tự sản sinh và không bao giờ cạn

Mục tiêu của xã hội thông tin toàn cầu là : xây dựng một cộng đồng thế giới trong đó nhân dân các nước láng giềng không coi nhau như kẻ thù tiềm tàng mà là người đối tác, đồng minh tiềm tàng, là thành viên trong cùng một gia đình, trong đại gia đình ngày càng có liên hệ với nhau của nhân loại Ngày nay, các nước đang phát triển đang có những nỗ lực cao trong việc khai thác cơ hội do hệ thống thông tin toàn cầu đem lại nhằm phát triển toàn diện kinh tế xã hội và thu hẹp dần khoảng cách giữa họ với các nước khác Sự lớn mạnh nhanh chóng của CNTT sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức Nền kinh tế tri thức là nền

Trang 23

kinh tế mà trong đó các yếu tố sản xuất, quá trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá, quá trình điều khiển sản xuất và quản lý kinh tế đều chứa hàm lượng tri thức tương đối cao và ngày càng cao Như vậy, quá trình thu nhận, lưu giữ,

xử lý, khai thác và tạo tri thức là thành phần chủ đạo, là yếu tố cốt lõi trong nền kinh tế tri thức

Xu thế hướng tới xã hội thông tin và hướng tới sự phát triển của nền kinh tế tri thức mở ra cho các nước đang phát triển những cơ hội tiếp cận và tiếp nhận những thành quả của tiến bộ khoa họcvà công nghệ để xây dựng những ngành nghề mới có hàm lượng kỹ thuật và tri thức cao, đồng thời lại đặt ra những thách thức về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao, về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin

Không có lĩnh vực nào đổi mới nhanh, phát triển nhanh mà không sử dụng CNTT Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, không ngừng phát triển CNTT là một trong những giải pháp quan trọng cho sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức, hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước

1.2 PHÁT TRIỂN CNTT THÔNG QUA KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC

1.2.1 Tình hình phát triển và chính sách đầu tư hiện tại cho CNTT trên

thế giới

1.2.1.1 Sự phát triển của CNTT trên thế giới

Vào những năm 50,60 máy tính chủ yếu được dùng chỉ để tính toán thì ngày nay còn được dùng để xử lý mọi hoạt động thông tin và là phương tiện cho hầu hết các lọai hình hoạt động của con người Xã hội ngày càng phát triển và vai trò của công nghệ tin học và viễn thông, internet ngày càng tăng

Trong các thập kỷ trước, CNTT chủ yếu chú trọng phát triển phần cứng, trong giai đoạn hiện nay, CNTT chuyển dần sang chú trọng phát triển phần mềm ở mọi lĩnh vực Công nghiệp phần mềm đã đóng góp một phần quan trọng vào phục vụ đời sống và kinh doanh Công nghệ phần mềm đã giúp các côngty đa quốc gia cải tiến rất nhiều khả năng quản lý toàn cầu, bằng cách làm hữu hiệu hơn quá trình báo cáo, xử lý, ra quyết định và kiểm soát các dữ kiện kinh tế, tài chính, sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp và tình hình cạnh tranh trên thị trường Các công ty cung cấp dịch vụ áp dụng (Application Service Provider) đang xuất hiện nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ phần mềm hay cho thuê các chương trình phần mềm qua internet, người dùng

Trang 24

không cần phải mua và cài đặt vào PC của mình nhiều chương trình như trước đây, mà có thể thuê chương trình mình cần Dịch vụ này giúp cho các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể dùng hệ thống ERP hay KM; và người dùng có cơ hội

sử dụng nhiều chương trình khác nhau

Với sự phát triển không ngừng của CNTT và viễn thông, các yêu cầu ngày càng gia tăng cả về số lượng, chất lượng và loại hình dịch vụ, sự ra đời của các sản phẩm thiết bị mới đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phá triển của các hãng sản xuất cung cấp thiết bị, các nhà khai thác viễn thông Nhằm hướng tới một mô hình kiến trúc mạng mới trên nền tảng công nghệ hiện đại, đầu tư hiệu quả đáp ứng các yêu cầu phá triển phong phú đa dạng các dịch vụ, các tổ chức quốc tế về viễn thông với sự tham gia cả về kỹ thuật và kinh tế của nhiều hãng cung cấp thiết

bị và nhiều nhà khai thác đã cố gắng nghiên cứu để đưa ra mô hình cho cấu trúc hạ tầng thông tin toàn cầu GII ( Global Infomation Infrastructure) và mạng thế hệ sau NGN, trong đó có thể kể đến hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm của các tổ chức viễn thông sau đây : ITU, IETF, MSF, ATM Forum, TINA, AMF,

Các mô hình mạng viễn thông sau đây được các tổ chức quốc tế sử dụng:

+ Mô hình cấu trúc hạ tầng thông tin toàn cầu(GII) của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU)

+ Mô hình mạng thế hệ sau của Diễn đàn chuyển mạch đa dịch vụ MSF ( Multiservice Switchinh Forum)

+ Mô hình mạng thế hệ sau của Viện Tiêu chuẩn Châu Âu (ETSI)

Xu hướng phát triển mạng viễn thông theo cấu trúc mạng thế hệ sau là

xu hướng chung của thế giới Mỗi quốc gia, mỗi nhà khai thác chọn một cách

đi, một lộ trình phù hợp với tình hình thực tế mạng hiện tại của mình Ví dụ ở Australia, do chính sách mở rộng thị trường viễn thông nên hiện nay đã có nhiều nhà khai thác tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông, trong đó Telstra vẫn là nhà khai thác lớn nhất ở Australia hiện nay Mạng thế hệ sau và đặc biệt là các phương thức khai thác mạng mới là những vấn đề luôn được các nhà khai thác quan tâm Ở Ấn Độ có kế hoạch phát triển viễn thông 10 năm từ 1997 đến 2007 bao gồm những quy định và định hướng tổng thể như sau:

Trang 25

- Đáp ứng các yêu cầu kết nối dịch vụ điện thoại trên phạm vi toàn quốc

- Cung cấp dịch vụ ISDN và các dịch vụ giá trị gia tăng tại các trung tâm khu vực đến cấp huyện

- Hoàn thành số hoá 100% mạng chuyển mạch và truyền dẫn vào năm

- Các loại hình dịch vụ được quan tâm phát triển mở rộng là : các dịch

vụ ISDN đến các trung tâm cấp huyện, các dịch vụ IN tại các thành phố lớn, các dịch vụ internet, cácdịch vụ thông tin di động, các dịch vụ đa phương tiện như dịch vụ thoại di động, dịch vụ nhắn tin trên mạng vô tuyến, email, voice mail, hội nghị truyền hình, dịch vụ truyền số liệu thiết bị đầu cuối VSAT

Ở Inđônesia có kế hoạch hoàn thành việc số hoá các thiết bị viễn thông trên mạng vào năm 2004 và đạt tỷ lệ 15 máy/100 dân vào năm 2020 Hiện nay ở Inđônesia việc khai thác cung cấp các dịch vụ viễn thông được phân chia như sau:

- Các dịch vụ viễn thông trong nước do PT Telekomunikasi Indonesia (PT Telkom) vàPT radio Telepon Indonesia (PT Ratelindo) cung cấp

Các dịch vụ viễn thông quốc tế do PT Indonesia Satellite(PT Indosat)

và PT Satellit Palapa Indonesia(PT Sateindo) cung cấp

- Về truyền dẫn, công nghệ SDH đã được áp dụng triển khai vào Indonesia từ năm 1993 Về chuyển mạch, hiện nay PT Indosat đóng vai trò chủ yếu trong quản lý và khai thác các chuyển mạch quốc tế Indonesia đã triển khai dịch vụ truyền số liệu, thoại ở một số vùng đô thị, với VoDSL, thoại và số liệu được truyền ở dạng các gói hoặc tế bào ATM Tại Indonesia đã có tới 45 ISP ( Internet Service Provider) hoạt động cung cấp dịch vụ Internet

Tại Singapore đã số hoá 100% mạng truyền dẫn và chuyển mạch, hiện nay mạng viễn thông Singapore được đánh giá là mạng viễn thông h

Trang 26

iện đại và khai thác hiệu quả vào loại hàng đầu trên các nước trên thế giới Để kết nối đi quốc tế với trực tiếp hơn 80 nước, Singapore có 3 tổng đài Gateway, 3 trạm vệ tinh mặt đất và mạng cáp quang biển, hệ thống cáp quang châu Á - Thái Bình Dương, mạng Viễn thông nội địa của Singapore đã số hoá 100% vào năm 1994 bao gồm 27 tổng đài, toàn bộ các tổng đài này được kết nối bằng các đường quang Để phát triển mạng viễn thông trong tương lai với các dịch vụ giá trị gia tăng, Singapore dự kiến chi phí 1 tỷ USD kinh phí mỗi năm

Theo Digital Planet , thị trường CNTT và truyền thông trên thế giới tập trung chủ yếu tại Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản Bắc Mỹ chiếm đến 36% thị trường thế giới, Tây Âu chiếm 28% và Nhật Bản chiếm 17% thị trường thế giới , các phần còn lại của thế giới ( Châu á - Thái Bình Dương( trừ Nhật), Châu Mỹ La tinh, Đông Âu và Trung Cận Đông/ Châu Phi) chỉ chiếm 19% thị trường thế giới

Tuy thị trường CNTT và TT tập trung chủ yếu ở các nước đã phát triển nhưng mức tăng CNTT và TT của các nước đang phát triển tăng nhanh hơn các nước đã phát triển CNTT và TT của vùng Châu á - Thái Bình Dương tăng cao hơn các vùng khác, tỷ lệ tăng trung bình hàng năm của Trung Quốc khoảng là 27% cao nhất trên thế giới, Việt Nam ( 26,6%),

Ấn Độ ( 19,3%) cũng có tỷ lệ rất cao và trung bình của cả vùng là

11,8% cao hơn trung bình của toàn cầu ( 7,6%)

1.2.1.2 Kinh phí và chính sách đầu tư phát triển CNTT trên thế giới

Trong những năm gần đây tổng kinh phí cho CNTT và TT trên thế giới đều tăng, ngay cả trong những năm nền kinh tế thế giới, đặc biệt khu vực Châu á có chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và đi xuống thì kinh phí cho CNTT và TT vẫn tăng Kinh phí cho CNTT và TT toàn cầu tăng từ 2,3 nghìn tỷ USD lên 2,8 nghìn tỷ USD vào năm 2005

và dự kiến vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo Trung bình kinh phí cho CNTT và TT toàn cầu tăng 7,6% mỗi năm

Tuy nhiên, kinh phí cho CNTT và TT rất không đồng đều giữa các nước, các nước giàu có và phát triển đã và đang kinh phí cho CNTT và

TT cao hơn nhiều so với các nước ít phát triển hơn Tổ chức Liên minh công nghệ thông tin và dịch vụ chỉ ra rằng 10 nước dẫn đầu về CNTT

Trang 27

là Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ ý, Canada và Brazil chiếm 80% thị trường CNTT

Khi xét đến kinh phí cho CNTT&TT theo đầu người, thì Mỹ cũng không ở vị trí đầu tiên, thay vào đó là Thụy sĩ đạt kinh phí bình quân đầu người ở mức 4.000USD /người Các nước chi cho CNTT&TT nhiều nhất theo cách tính giá trị tuyệt đối, theo phần trăm GDP, hoặc theo đầu người, thì đều là các nước đã phát triển, đã công nghiệp hóa cao

Khi tính đến kinh phí cho CNTT&TT theo các lĩnh vực gồm: viễn thông, phần cứng, phần mềm, dịch vụ, và các kinh phí khác liên quan Thấy rằng kinh phí trên toàn cầu cao nhất là cho viễn thông, sau đó là dịch vụ, phần cứng và cuối cùng là cho phần mềm Khi so sánh riêng 3 lĩnh vực: Phần cứng, phần mềm, và dịch vụ, sẽ thấy rằng xu hướng doanh thu từ dịch vụ sẽ ngày càng tăng, và tăng nhanh hơn so tăng doanh thu của phần cứng và phần mềm

Các công ty hàng đầu thế giới dành một khoản tiền lớn cho nghiên cứu và phát triển (R&D), Những xu hướng trong chi tiêu cho R&D của các nước có lĩnh vực CNTT phát triển thì tỷ lệ trung bình của chi tiêu cho R&D trên doanh thu là vào khoảng 7% trong một năm Riêng hãng Microsoft có tỷ lệ chi tiêu cao cho R&D, đạt mức 17,3 %

so với doanh thu vào những năm gần đây

CNTT đã và sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu Việc tính toán chính xác sự đóng góp của CNTT&TT vào nền kinh tế là một công việc khó và còn chưa chính xác Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò ngày càng tăng của CNTT&TT đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế, và sản phẩm của nó được phân bố vào tất cả các hoạt động của nền kinh tế

Ở Mỹ, ngành CNTT&TT đóng góp vào khoảng 30% tăng trưởng thật

sự của GDP từ năm 2000 đến năm 2005 Theo báo cáo của OECD outlook và Ngân hàng thế giới, ở Mỹ CNTT&TT đóng góp vào khoảng 35% tăng trưởng của nền kinh tế trong các năm 2000-2005 so với chi phí cho CNTT&TT là 7,9% GDP vào năm 2005; ở Canada, CNTT&TT đóng góp vào khoảng 19,3%

từ năm 2000-2005 với chi phí cho CNTT&TT là 8,7 GDP vào năm 2005; ở Pháp, CNTT&TT đóng góp vào khoảng 15% vào năm 2005 với chi phí cho CNTT là 9,1% vào năm 2005

Trang 28

1.2.2 Một số kinh nghiệm của cỏc nước cú CNTT phỏt triển

1.2.2.1 Giảm giỏ mỏy tớnh tại Mỹ

Một yếu tố tỏc động lớn đến thị phần của CNTT trong tổng GDP quốc gia là việc giảm giỏ của CNTT Theo kinh nghiệm của người đồng sỏng lập ra hóng Intel, Gordon Moore, với luật Moore, núi rằng số tran-si-tơ trờn một mi-crơ xử lý (microprocesor) sẽ tăng hai lần sau mỗi 18 thỏng Khả năng tăng và tăng cỏc mạch trờn diện tớch nhỏ bộ của miếng sillic (waffer of silicon) làm giảm giỏ thành của năng lực xử lý Yếu tố tương tự cũng thấy đối với việc lưu trữ và truyền tin Những yếu tố này dẫn đến giảm giỏ thành rất lớn đối với giỏ thành tổng thể của tớnh toỏn

Bảng sau cho thấy kết quả về giảm giỏ thành đối với bộ xử lý, lưu trữ và truyền tin

Bảng : Giảm giỏ đối với CNTT

Giỏ chi phớ cho 2000

(USD)

2005 (USD)

7200 rpm có giá là 44 USD, hay giá 1 megabit khoảng: 0.0011 USD

Nh- vậy so năm 2005 với năm 2000, ch-a tính đến các yếu tố khác nh- lạm phát, … Giá thành của 1 Mhz bộ xử lý giảm hơn 40.000 lần, 1 Mega bit l-u trữ giảm hơn 30.000 lần, và chi phí cho truyền tin 1 nghìn tỷ bit giảm 1.250.000 lần

Theo thống kê của bộ lao động của Mỹ, nếu lấy chỉ số giá của năm

2000 là 100 thì đến năm 2005, giá thành của máy xách tay, máy tính cá nhân giảm hơn 10 lần, máy tính tầm trung giảm khoảng 3 lần, còn máy tính lớn giảm hơn 2 lần

Việc giá cho các linh kiện máy tính giảm là một cơ hội tốt cho các n-ớc

đang phát triển Nếu tr-ớc đây sở hữu một chiếc máy tính chỉ là cơ hội của những ng-ời có thu nhập cao, thì hiện nay những ng-ời có thu nhập không

Trang 29

quá thấp đều có khả năng làm chủ một máy tính và đó là cơ hội cho các n-ớc

đang phát triển nh- Việt Nam đ-ợc tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng CNTT để phát triển các lĩnh vực khác nhau của kinh tế, văn hóa, xã hội

1.2.2.2 Singapore dự đoán thị tr-ờng CNTT tại vùng Châu á- Thái Bình D-ơng

Ngày 2 tháng 01 năm 2005, IDC tại Singapore dự đoán 10 sự kiện cho thị tr-ờng CNTT trong vùng Châu á-Thái Bình d-ơng cho năm 2005

1.Thị tr-ờng CNTT vùng Châu Á-Thỏi bỡnh dương (khụng tớnh Nhật Bản) sẽ được khụi phục dần trong năm 2005 và sẽ tăng khoảng 11% đạt 81 tỷ USD, do nỗ lực việc cập nhật hạ tầng

2 Thị trường cỏc dịch vụ viễn thụng vựng Chõu Á-Thỏi Bỡnh Dương (khụng tớnh Nhật Bản) tăng 11% vào năm 2005 đạt 137 tỷ USD, dự cho thị trường toàn cầu trong lĩnh vực này ớt tăng trưởng

3 Mạng cục bộ (LAN) khụng dõy sẽ gõy chỳ ý Nhu cầu tiếp tục từ cỏc doanh nghiệp cũng như sự tăng trưởng từ cỏc lĩnh vực “núng” sẽ kộo theo sự tăng trưởng của mạng LAN khụng dõy trong những năm tới

4 Cỏc cụng ty dịch vụ hàng đầu của ấn độ như TCS, Infosys, Wipro và Satyam sẽ xuất hiện như là những cụng ty toàn cầu quan trọng, nổi lờn trờn toàn cầu với yếu tố “giảm giỏ”

5 Thị trường lưu trữ trong vựng sẽ vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD

6 Hệ điều hành Linux sẽ được chấp nhận trong cỏc doanh nghiệp và sẽ lấy mất một phần thị phần của mỏy Unix

7 Trũ chơi trực tuyến sẽ xuất hiện như là một ứng dụng lụi kộo nhu cầu cho dịch vụ băng thụng rộng trong vựng

8.Thị trường cỏc phương tiện hội tụ cầm tay sẽ xuất hiện và được chấp nhận trong vựng và sẽ tăng 88% theo nghĩa xuất xưởng

9.Vào cuối năm, lượng hỡnh ảnh do mỏy quột (scanner), mỏy ảnh (camera), và phương tiện khỏc sẽ vượt qua lượng hỡnh ảnh do phim, tuy nhiờn nờn cụng nghiệp ảnh vẫn tập trung vào phim

10 Tập trung vào cỏc giải phỏp an toàn và cho hoạt động liờn tục của doanh nghiệp sẽ tăng lờn do đe dọa của khủng bố, vi-rỳt và khủng bố-khụng gian điện tử

Dự đoỏn về cỏc hướng phỏt triển CNTT trong khu vực Chõu ỏ-Thỏi Bỡnh Dương, trong đú cú Việt Nam, cũng sẽ là một thụng tin quan trọng giỳp

Trang 30

cho định hướng về đầu tư CNTT và phát triển CNTT đúng hướng cụ thể trong một số lĩnh vực cho các nước trong khu vực này

Những vấn đề chính nên quan tâm đến trong các khu vực: Theo các báo

cáo của của WITSA , mỗi khu vực có những vấn đề cần phải quan tâm đến:

Khu vực Châu á-Thái Bình Dương:

- Giá sử dụng Internet cao

- Truy nhập đến các nguồn tài chính, trí tuệ

- Năng lực giáo dục, trợ giúp nghiên cứu và đổi mới

- Nghèo đói và hạ tầng truyền thông

Châu Mỹ La tinh

- Các chính sách công cộng để thúc đẩy phát triển

- Giảm thị trường để tăng nhu cầu

- Chính sách về Chính phủ điện tử

- Được sử dụng các nguồn tài chính

- Thúc đẩy xuất khẩu

- Hạ tầng và chi phí cho viễn thông

591 triệu vào tháng 11 năm 2003 , dự kiến cuối năm 2006 khoảng 1700 triệu người sử dụng internet và đến năm 2015 sẽ có khoảng hơn 2.500 triệu người

sử dụng internet

Mức tăng số người sử dụng Internet toàn cầu

Trang 31

Thương mại điện tử

Thương mại điện tử bao gồm hai lĩnh vực kinh doanh thương mại chính:

• Doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B)

• Doanh nghiệp tới khách hàng (B2C), là lĩnh vực bán lẻ

Khi thương mại điện tử xuất hiện, mọi người nghĩ rằng giao dịch B2C

sẽ chiếm chủ yếu và là lĩnh vực phát triển nhanh Tuy nhiên sau một thời gian thì dự đoán đó không còn chính xác nữa Dần dần B2B tăng nhanh hơn và là chủ yếu đối với thương mại điện tử hiện nay, và Bắc Mỹ vẫn là nơi chính thực hiện các giao dịch thương mại điện tử B2B trên thế giới

Bắc Mỹ chiếm tới 49% giao dịch B2B trên thế giới , và hơn cả hai khu vực cũng chú trọng thương mại điện tử là Châu Âu (26%) và Châu á-Thái Bình Dương (18%) cộng lại

- Theo nghiên cứu của IDC: Hàng không, đồ điện tử dân dụng, dụng cụ và đồ dùng, đồ dùng văn phòng, và vải vóc, quần áo là những thứ bán trực tuyến nhiều nhất

Quảng cáo trực tuyến trên thế giới

Quảng cáo trực tuyến là một lĩnh vực được dự báo sẽ tăng doanh thu rất nhanh trên thế giới Dự báo đến năm 2010, quảng cáo trực tuyến sẽ có doanh thu tới 50 tỷ USD ở Mỹ và Mỹ cũng chiếm phần lớn về doanh thu quảng cáo trực tuyến trên thế giới

Thị trường không dây

(Source: Nua Internet Surveys + V.Cerf projections)

0 500

Trang 32

- Khảo sát tại 336 công ty CNTT về nhu cầu không dây và chi phí (do WITSA và Nhóm nghiên cứu CNTT không dây thực hiện) cho thấy đây

Do vậy một loạt sản phẩm về thương mại di động hiện đang có mặt trên thị trường và các dịch vụ khác như truy nhập mạng và tải thông tin từ mạng internet, thương mại điện tử và giao dịch thương mại trực diện đòi hỏi phải có những phương thức thanh toán thích hợp Phương thức thanh toán mà người sử dụng mong muốn đảm bảo các yếu tổ dễ sử dụng, an toàn, linh hoạt và thống nhất Hãng Siemens cung cấp dịch vụ

có phương thức thanh toán tên là pay@one , biến chiếc điện thoại di động thành một chiếc ví điện tử Pay@one là giải pháp thanh toán toàn diện, hiện đại và linh hoạt cho cả thương mại điện tử và di động Có thể thấy giải pháp này đảm bảo cho quá trình giao dịch thanh toán nhanh chóng và thuận tiện, thu hút được người sử dụng dịch vụ đem lại lợi ích cho công ty

Phát triển các dịch vụ CNTT nhằm mục đích ứng dụng rộng rãi CNTT để thu hút được người sử dụng dịch vụ và mang lại hiệu quả

Trang 33

tăng doanh thu, làm cơ sở cho sự phát triển CNTT Việt Nam có nền CNTT mới phát triển, chúng ta chưa đủ sức đi vào sản xuất công nghệ cốt lõi, nên nhường việc đó cho các nhà sản xuất nước ngoài còn chúng

ta nên tạo cơ chế thu hút đầu tư sản xuất tại Việt Nam và chúng ta nên học tập họ là đầu tư vào dịch vụ để làm bàn đạp tiến tới phát triển công nghiệp CNTT

1.2.2.4 Sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài:

Hiện tại các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển đã tích cực sử dụng nguồn nhân lực ở nước ngoài và đã thu được nhiều lợi ích từ cách làm việc này Theo các dự báo của các nhóm Gartner Group, Forrester Research thì lĩnh vực sử dụng nguồn nhân lực sẽ ngày càng phát triển, và đây cũng là một cơ hội cho các nước đang phát triển Các quốc gia như Mỹ, Đức, hay Anh đang gia tăng việc cấp thị thực nhập cảnh để hấp dẫn các nhà chuyên môn CNTT nước ngoài Với một số quốc gia đây có thể coi là phương pháp nhanh chóng và tốt nhất để giải quyết sự thiếu hụt nhân công lao động CNTT Tuy nhiên một mặt “ nhập khẩu nhân công lao động CNTT” mặt khác nên tái đào tạo những lao động hiện có để sử dụng lâu dài

- Theo Gartner Group: trong những năm tới các công ty có thể giảm chi phí khoảng 25-40% nhờ sử dụng nguồn nhân lực ở nước ngoài

- Theo Forrester Research: 3,3 triệu công việc (liên quan đến CNTT) ở

Mỹ sẽ được thực hiện ở nước ngoài sau 15 năm

Hiện nay, ở nước ta nguồn nhân lực CNTT có hạn, nhiều công ty thuê chuyên gia về lĩnh vực CNTT đặc biệt là phần mềm làm việc cho họ hay ký hợp đồng cũng đã đem lại nhiều lợi ích cho công ty

Qua tìm hiểu chương I ta có thể nhận thấy sự cần thiết của phát triển CNTT, ứng dụng CNTT & TT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động Thông qua nghiên cứu một số kinh nghiệm của các nước đang phát triển về CNTT đã thu được những thành công nổi bật làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta Vận dụng những kinh nghiệm của các nước đi trước dựa trên những điều kiện và tình hình thực tế ,Việt Nam có thể có những định hướng chiến lược lâu dài cho phát triển CNTT

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CNTT

Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 QUAN ĐIỂM CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT Ở VIỆT NAM

Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại

Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp , hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa

2.1.1 Chính sách và phương hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước

Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận dụng CNTT trong một số lĩnh vực Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều Nghị quyết của Đảng và Chính phủ

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự đổi mới đã nêu : “tập trung sức mạnh phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, ”

Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ năm 70 CNTT ở nước ta đã được ứng dụng và phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của CNTT

đã được nâng lên một bước Nguồn nhân lực về CNTT tăng lên đáng kể Viễn thông đang phát triển nhanh theo hướng hiện đại hoá Nghị quyết số 07/2000/NQ -CP ngày 5/6/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 đang và sẽ tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh, sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 81/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động triển khai

Trang 35

Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2000-2005

Mục tiêu đến năm 2010 , CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục tiêu cơ bản sau đây:

- CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo

an ninh, quốc phòng

- Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ, tỷ lệ người sử dụng internet đạt mức trung bình thế giới

- Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ và chất lượng cao nhất so với các nước trong khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ Chính trị chủ trương:

- Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu Rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước

- Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển

- Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế , xã hội quan trọng, phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng về phát triển CNTT, đmả bảo được tốc độ và chất lượng cao, giá cước rẻ

- Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT

- Phát triển công nghiệp CNTT thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm

Trong thời gian 7/2002-7/2003, Chính phủ đã có các chính sách quan trọng tập trung vào việc hình thành, kiện toàn các tổ chức quản lý về CNTT và Viễn thông cũng như các kế hoạch phát triển CNTT như:

Thành lập Bộ Bưu chính Viễn thông (7/2002), hoạt động của Bộ được

cụ thể hoá bằng Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bộ Quyết định 176/2002/QĐ-TTg ngày 3/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động triển khai Chỉ

Trang 36

thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá giai đoạn 2001 -

2005 Ban Chỉ đạo 58- đến QĐ số 28/2003/QĐ-TTg ngày 20/2/2003 được gọi là Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT

Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành hàng loạt các quyết định về Ban hành cước dịch vụ truy nhập mạng điện thoại công cộng (PSTN): QĐ số 56/2003/QĐ-BBCVT ngày 20/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông thay thế quyết định 480/2002/QĐ-TCBĐ ngày 13/6/2002

Đặc biệt là quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 9/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với tên gọi VNPT Group VNPT Group được đầu tư tài chính, kinh doanh vốn trong nước và nước ngoài, kinh doanh dịch vụ viễn thông đường trục, viễn thông - công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài, truyền thông,, Ngày 12/1/2006 Bộ Bưu chính Viễn thông đã ra quyết định cho phép Tổng Công ty BC-VT VN giảm cước dịch vụ điện thoại đường dài trong nước ( bao gồm cả VoIP) không quá 30% mức cước điện thoại

cố định theo thời gian từ 7h đến 23 h từ ngày 22/1 đến 5/2

Quốc hội thông qua Luật CNTT ngày 22/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007; Luật Sở hữu trí tuệ - Lệnh công bố số 28/2005/L/CTN ngày 12/12/2005 của Chủ tịch nước Trong những vấn đề được thông qua có những điều luật quy định riêng cho phần mềm; Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại - Nghị định của Chính phủ số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 có hiệu lực từ ngày 1/5/2006 về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá

với nước ngoài, trong đó cấm nhập “hàng hoá là sản phẩm CNTT đã qua

sử dụng”; Nghị định về Thương mại điện tử - Nghị định số

57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ

Việc Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2006 và chuẩn bị thực hiện các điều khoản trong ITA (miễn thuế nhập khẩu các sản phẩm CNTT-TT) cũng đang được tiến hành

Theo các đánh giá của các chuyên gia quốc tế về các chỉ tiêu đánh giá các hệ thống đổi mới thì Việt nam ở vị trí khả quan Điểm trung bình của Việt nam xấp xỉ 1/10, ngang với các nước Trung quốc, Indonesia, Thái Lan, song vẫn còn thấp xa so với các nước phát triển như HồngKông,

Trang 37

Singgapore, Nhật Bản, Mỹ Đấy là một thế mạnh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính phủ đã xây dựng và phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 (theo Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg, ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ), các dự án ứng dụng CNTT trong ngành Bảo hiểm xã hội (Quyết định số 1358/QĐ-TTg, ngày 16/10/2001), Chính phủ đã đề ra 12 dự án trọng điểm để ứng dụng CNTT vào mọi lĩnh vực (theo Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg, ngày 17/7/2002 của Thủ tướng) CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong toàn xã hội với đề

án 112 này và 12 dự án trọng điểm: hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin lãnh đạo của Đảng, hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán; hiện đại hóa hệ thống thông tin tài chính; hệ thống thông tin hải quan; hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin thống kê Nhà nước; tổ chức triển khai phát triển TMĐT; ứng dụng CNTT phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; xây dựng thí điểm một số hệ thống thông tin giải quyết những vấn đề bức xúc về quản lý đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; ứng dụng và phát triển CNTT trong quốc phòng; ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ an ninh công cộng; hệ thống thông tin điện tử về văn hóa - xã hội; hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin điện tử về luật Một số ứng dụng mang nhiều tính kỹ thuật cũng đã góp phần quan trọng trong nhiều ngành: Thiết kế, dự toán công trình, công nghiệp in ấn, tính toán trong dầu khí, khí tượng, thủy lợi Thông tin các loại điện tử đã có tác dụng trong xã hội, đáng chú ý nhất là các báo điện tử

và các trang điện tử trên internet Xã hội thông tin đang từng bước được hình thành Đến cuối năn 2005 đã có khoảng 80% Doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT vào quản lý sản xuất kinh doanh, 83,2% Doanh nghiệp đã kết nối internet và gần 47,3% Doanh nghiệp đã có trang Web riêng Đến cuối năm 2005, 100% số xã trong cả nước có điện thoại Hiện có 100% các trường đại học và cao đẳng đã có kết nối internet Cơ sở hạ tằng thông tin quốc gia phát triển nhanh không chỉ dáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà còn góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng

Xét mức độ tăng trưởng ICT, Việt Nam sẽ khẳng định được vị trí trong nhóm 10 nước hàng đầu trên thị trường thế giới CNPM tăng trưởng 35%/năm, đạt tổng giá trị khoảng 1 tỷ USD vào năm 2010, trong đó xuất

Trang 38

khẩu chiếm 40% Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất thiết bị điện tử

và máy tính của khu vực vào năm 2010

Bên cạnh đó trong năm 2006 Luật CNTT đã được thông qua Nhà nước

đã có những chính sách tích cực hơn trong việc giao quyền thu hút vốn đầu

tư nước ngoài cho từng địa phương Các quan chức địa phương trong khi phải cạnh tranh để thu hút vốn nước ngoài và tạo công ăn việc làm tại địa phương , đã cải tiến thủ tục hành chính, đưa ra các biện pháp khuyến khích mới, tạo điều kiện cấp giấy phép hoạt động nhanh hơn trước Hơn nữa

ở Việt Nam là sự ổn định chính trị, ít bị cạnh tranh, nhân công lao động thấp, cở sở hạ tầng thông tin ngày càng tốt hơn nên ngày càng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài

Như vậy có thể thấy các chính sách, nghị quyết của Đảng và Chính phủ Việt Nam về phát triển CNTT là hoàn toàn đúng đắn Dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, CNTT đã có những bước phát triển vượt bậc đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng

Tin tưởng rằng sự phát triển của CNTT sẽ góp phần thiết thực đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm

2020 như mục tiêu của Đảng đã đề ra

2.1.2 Chính sách đầu tƣ cho phát triển CNTT ở Việt Nam

2.1.2.1 Chí phí so sánh với một số chỉ số CNTT&TT

Theo báo cáo về tình hình CNTT trên thế giới, có mối quan hệ giữa chi phí cho CNTT&TT và sự phát triển nền kinh tế Hình 2.1 là Đồ thị về chi phí cho CNTT&TT (% GDP) với chỉ số sẵn sàng nối mạng Theo đồ thị này, có một sự phân bổ rộng lớn trong các điểm của chỉ số sẵn sàng nối mạng đối với chi phí cho CNTT&TT Điều này dẫn đến câu hỏi là những tỷ lệ chi phí cho CNTT&TT có thúc đẩy như nhau đến hiệu quả cho sẵn sàng nối mạng Ví

dụ, Tây Ban Nha chi cho CNTT&TT (phần trăm đối với GDP) ít hơn Việt Nam, nhưng có chỉ số cao hơn về sẵn sàng nối mạng Như vậy, điều này dẫn đến vai trò quan trọng của các yếu tố khác (như thị trường, và các yếu tố quản lý); Những yếu tố đó đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ nối mạng của từng nước Từ hình số 2.1 có thể thấy:

1 Các nước Mỹ, Phần lan, và Tây Ban Nha là những nước thực hiện tốt nhất

Trang 39

2 Các nước Rumani, Việt Nam, Columbia, và New Zealand là những nước thực hiện kém nhất

3 Nước New Zealand, với tỷ lệ chi phí cho CNTT&TT lớn nhất, có chỉ số sẵn sàng nối mạng chỉ là 4.7

Hình 2.1: Quan hệ giữa chi phí cho CNTT&TT (% theo GDP) với chỉ số sẵn sàng nối mạng (2003-2004)

So sách trong khu vực ASEAN thấy rằng: Tính theo chi phí %GDP, Việt nam đứng thứ 5 trong 9 nước ASEAN+3, nhưng khi tính theo chỉ số nối mạng và chỉ số sẵn sàng điện tử, Vị trí của Việt Nam bị thấp đi, đứng thứ 9 trong 9 nước Như vậy nếu lấy vị trí theo chi phí %GDP trừ đi vị trí về Chỉ số sẵn sàng nối mạng, hoặc chỉ số sẵn sàng điện tử để đánh giá hiệu quả, thì thấy rằng Việt Nam là một trong những nước có hiệu quả đầu tư vào CNTT&TT không được tốt bằng các nước khác

Tuy nhiên, do giá trị GDP của Việt Nam là nhỏ so với các nước khác, nên có thể đánh giá về hiệu quả chi phí cho CNTT&TT ở Việt Nam theo cách nhìn chi phí trên đầu người Với theo cách tính như trên, nhưng tính theo giá trị cụ thể số tiền tính theo đầu người đã đầu tư vào CNTT&TT, thì thấy rằng tính hiệu quả đầu tư cho CNTT&TT có được cải thiện, tuy nhiên Việt Nam vẫn là một trong những nước đầu tư kém hiệu quả nhất Hình 2.2 cho bức tranh tổng thể về đầu tư cho CNTT&TT và chỉ số sẵn sàng nối mạng và chỉ số sẵn sàng điện tử

Chỉ số sẵn sàng nối mạng

Chi phí cho CNTT&TT (%GDP)

Trang 40

Hình 2.2: Chí phí cho CNTT&TT (%GDP) và chỉ số sẵn sàng nối mạng, sẵn sàng điện tử

Mức độ sẵn sàng tổng quát

Theo báo cáo Đánh giá mức sẵn sàng điện tử ở Châu á, Việt Nam cũng

là nước có chỉ số sẵn sàng điện tử thấp, thuộc nhóm đầu tiên mới bắt đầu phát triển (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Mức độ sẵn sàng của các nước khu vực châu Á

Mới xuất hiện Đang phát triển Thâm nhập sâu Mở rộng

Bảng 2.2 : Đánh giá CNTT &TT qua các chỉ số ( 2005-2006)

hạng/

số nước

Tổ chức đánh giá

Thời điểm công

bố

Tăng /giảm

Chỉ số Xã hội Thông

tin ISI (Information

Society Index)

Mức độ xây dựng xã hội thông tin

53/53 IDC & World

66/68 Economist

Intelligence Unit - EIU + IBM

4/2006 Giảm

thứ hạng 5 bậc Chỉ số sẵn sàng kết nối Mức độ chuẩn 75/115 World 3/2006 Giảm

Ngày đăng: 17/03/2015, 13:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Trung ương (17/10/2000), Chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH Khác
2. Báo cáo toàn cảnh CNTT năm 2000 đến năm 2006 của Hội tin học TP Hồ Chí Minh Khác
3. Bộ Thương mại ( tháng 4/2005), báo cáo Thương Mại Điện tử Việt Nam năm 2004 Khác
4. Bộ BCVT - Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
5. Bộ Công nghiệp(tháng 12/1996), Quy hoạch phát triển công nghiệp điện tử, tin học đến năm 2010 Khác
6. Bộ Bưu chính Viễn thông, tạp chí Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin Khác
7. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường( tháng 11/2001), Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 Khác
8. Hội Tin học TP Hồ Chí Minh ( năm 2005), Bức tranh Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam 2005 Khác
9. Hội thảo của UNESCAP về phát triển nguồn nhân lực phục vụ Công nghệ thông tin ( 2000) Khác
10. Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh, TS Phạm Thị Bích Hoa( tháng 6/2005), Toàn cảnh Chính phủ Điện tử Việt Nam Khác
11. Hội tụ Viễn thông và CNTT trong kỷ nguyên mới ( tháng 8/2002), Nhà xuất Bản Bưu Điện Khác
12. Nghị định của Chính Phủ( 23/8/2001) , Về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet Khác
13. Nghị quyết của Chính phủ ( 5/6/2000), Xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 – 2005 Khác
15. Nhà xuất Bản chính trị Quốc gia( 6/2003), Phác thảo chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 Khác
16. Nhà xuất Bản chính trị Quốc gia ( năm 2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam Khác
17. Nhà xuất bản Bưu Điện ( 8/2002), Hội tụ Viễn thông và Công nghệ Thông tin trong kỷ nguyên mới Khác
18. Trần Quốc Hùng( tháng 6/2000), Nền kinh tế toàn cầu hoá, cơ hội và thử thách đối với các nước đang phát triển Khác
19. Nguyễn Lê Thuý và Lê Nam Trung ( 15/6/2005), Báo cáo toàn cảnh internet Việt Nam Khác
20. Trung tâm thông tin Bưu Điện, Tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và Kinh tế Bưu Điện Khác
21. Tiến sỹ Trần Đình Thiên ( năm 2002), Công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam- phác thảo lộ trình, nhà xuất bản chính trị quốc gia Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w