11 “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” của nhóm tác giả Lê Phương Nga, Lê A được tái bản năm 2012 đã cung cấp một cách hệ thống và mạch lạc về nội dung của cả bảy phân môn Tiếng Việt, trong
Trang 1CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2014
Trang 2CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 601410
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Ninh
HÀ NỘI – 2014
Trang 33
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu miệt mài, nghiêm túc, cuốn luận văn của tôi
đã hoàn thành Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Quang Ninh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - những người luôn nhiệt tình với công tác đào tạo người thầy đã để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong suốt 6 năm tôi học tập tại đây
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đang giảng dạy tại trường Tiểu học Trung Tự, Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã dành cho tôi sự quan tâm khích lệ và chia sẻ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng luận văn khó tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Phương Thanh
Trang 4Viết đầy đủ
Đối chứng Giáo viên Học sinh Nhà xuất bản PGS
SGK
TN Th.S
TS
Tr
Phó giáo sư Sách giáo khoa Thực nghiệm Thạc sĩ
Tiến sĩ Trang
ii
Trang 55
MỤC LỤC
Lời cảm ơn……… ………i
Danh mục các chữ viết tắt………… ……… ………….….ii
Danh mục các bảng……… ………….v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC…….……… 8
1.1 Cơ sở lí luận 8
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 8
1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ Tiếng Việt liên quan đến Chính tả 13
1.1.3 Nguyên tắc dạy học Chính tả 16
1.1.4 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học (liên quan đến rèn kỹ năng viết Chính tả) 20
1.2 Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1 Chương trình phân môn Chính tả ở Tiểu học 22
1.2.2.Thực trạng kĩ năng viết Chính tả của học sinh Tiểu học 25
1.2.3 Thực trạng rèn kĩ năng viết Chính tả 31
1.2.4 Nguyên nhân của thực trạng 33
Kết luận chương 1 36
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 37
2.1 Lưu ý trước khi rèn kĩ năng viết Chính tả cho học sinh Tiểu học 37
2.2 Sử dụng hệ thống phương pháp dạy học trong Chính tả Đoạn bài 39
2.2.1 Phương pháp trực quan 39
2.2.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu 42 2.2.3 Phương pháp giải thích 43 iii
Trang 66
2.3 Sử dụng hệ thống bài tập trong Chính tả Âm vần 45
2.3.1 Bài tập trắc nghiệm 47
2.3.2 Bài tập tình huống 56
2.3.3 Bài tập dùng để tổ chức trò chơi 66
Kết luận chương 2 71
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 72
3.1 Khái quát về thực nghiệm sư phạm 72
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 72
3.1.2 Nội dung thực nghiệm 72
3.1.3 Đối tượng thực nghiệm 73
3.1.4 Kế hoạch thực nghiệm 73
3.2 Phân tích kết quả thực nghiệm 74
3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực nghiệm 74
3.2.2 Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm 75
Kết luận chương 3 82
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 87
Trang 77
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.2 Bảng thống kê lỗi chính tả của học sinh Bắc Trung Bộ 28 Bảng 3.1 Bảng tỉ lệ phần trăm điểm số lớp ĐC và TN (lớp 4) 75 Bảng 3.2 Bảng điểm số (xi) và tần số xuất hiện (ni) (Lớp 4) 76
Bảng 3.4 Bảng tỉ lệ phần trăm lớp TN và ĐC (lớp 3) 77 Bảng 3.5 Bảng điểm số (xi) và tần số xuất hiện điểm số (ni) (Lớp 3) 77
Trang 88
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Là một đất nước đang phát triển, Việt Nam đã có sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học kỹ thuật, công cuộc đổi mới của đất nước cũng đạt được những thành tựu nhất định trên tất cả các lĩnh vực Trong thời đại văn minh, hiện đại này, ngành giáo dục cũng đứng trước những đòi hỏi mới, đó là đào tạo được những con người có đủ trình độ, năng lực đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội Để thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng
ta phải bắt đầu từ bậc học Tiểu học bởi đây là nền móng cho toàn bộ hệ thống của nền giáo dục quốc dân Thay vì cung cấp tri thức đơn thuần, những nhà
sư phạm đã hướng tới việc giảng dạy để học sinh biết suy nghĩ độc lập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và
có thái độ ứng xử phù hợp với những tình huống luôn biến động trong cuộc sống Tuy nhiên, là một giáo viên dạy Văn, tôi có nhiều cơ hội được đọc các bài văn của học sinh, sinh viên, thường xuyên nói chuyện, trao đổi với các em
về kiến thức cũng như lắng nghe các em chia sẻ về cuộc sống Bên cạnh niềm vui của nghề, tôi luôn cảm thấy lo lắng khi mà từ các em học sinh nhỏ tuổi tới các sinh viên Đại học, Cao đẳng vẫn nói ngọng và viết sai chính tả Các em thường đổ lỗi cho lí do vùng miền, thói quen hoặc do bẩm sinh Tuy nhiên, tôi biết, một trong những yêu cầu của phân môn Chính tả tại các trường Tiểu học nói riêng và môn Ngữ văn ở cấp học phổ thông nói chung, là giúp học sinh biết viết đúng chính tả và sửa nói ngọng Thiết nghĩ, nếu việc dạy Chính tả ở trường Tiểu học đạt hiệu quả như mong đợi thì đã không dẫn tới tình trạng trên
Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt cũng có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu xã hội Mục tiêu chung của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong
Trang 99
các môi trường hoạt động của lứa tuổi Để giúp cho học sinh khắc sâu được kiến thức và rèn luyện được kỹ năng, trong quá trình dạy học người giáo viên phải tổ chức được các hoạt động nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Trong đó, nhiều nhà giáo dục đã quan tâm tới việc xây dựng kiến thức và kĩ năng Chính tả cho học sinh một cách hữu thức và vô thức, tuy nhiên, việc làm này lại chưa thực sự đạt hiệu quả tối ưu
Phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cấu trúc chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường tiểu học nói chung, giúp cho học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hoá, tiếng Việt chuẩn mực Tuy nhiên, trong thực tế dạy học Chính tả ở Tiểu học hiện nay, nhiều giáo viên vẫn chưa vận dụng nhuần nhuyễn việc hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh, quá trình dạy học vẫn còn mang nặng lối dạy học theo phương pháp truyền thống Do
đó, hiệu quả của giờ học chưa cao, học sinh bị hạn chế trong việc thích ứng với vốn từ vựng phong phú của tiếng Việt mà đáng ra, các em đã có thể sử dụng chính xác cả về nói, viết, hiểu rõ nghĩa, đồng thời thấy được cái đẹp của tiếng mẹ đẻ
Để khắc phục được tình trạng trên và đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học Chính tả, chúng tôi nhận thấy, cần phải xây dựng một
hệ thống các biện pháp có thể sử dụng trong giờ học Chính tả ở Tiểu học, qua
đó rèn cho các em kĩ năng Chính tả cần thiết, đảm bảo cả chính tả hữu thức và
vô thức Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh Tiểu học”
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh thế nào cho đạt hiệu quả, vấn đề này đã được nhiều giáo viên và các nhà sư phạm quan tâm Các tác giả
với các bài viết đã đề cập đến nhiều khía cạnh, phương diện, cụ thể như:
Năm 1969, với cuốn “Dạy học sinh viết đúng chính tả” của Trịnh Mạnh
và Trần Thành Lâm, chúng ta đã có những tài liệu ban đầu được dùng cho
Trang 1010
giáo viên dạy cấp I và lớp 5, cung cấp những kiến thức cơ bản cho việc dạy Chính tả ở Tiểu học như phương pháp, quy trình, nội dung cơ bản, tuy nhiên, tới nay, sau nhiều cuộc cải cách giáo dục và quá trình hoàn thiện ngôn ngữ tiếng Việt, những nội dung này còn ít tính phù hợp với dạy học hiện đại Đến năm 1989, trong cuốn “Luật và mẹo chính tả”, Phan Quang An đã đưa ra những điểm cốt yếu trong mẹo - luật chính tả tiếng Việt: đại cương về tiếng, âm, thanh; Luật hỏi, ngã; Luật chuyển âm, phụ âm đây là nội dung rất hữu ích khi dạy Chính tả ở Tiểu học
Năm 2003, Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo với cuốn “Dạy học chính
tả ở Tiểu học” đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học Chính tả ở Tiểu học, đồng thời đưa ra một số nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Chính tả nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chính tả nói riêng
và dạy học môn Tiếng Việt nói chung Ngoài ra tác giả còn đề ra một số quy tắc chính tả tiếng Việt giúp người đọc biết viết đúng, thành thạo âm tiết, từ đó hình thành kỹ năng chính tả tiếng Việt
Năm 2007, PGS.TS Nguyễn Quang Ninh tái bản giáo trình “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học” đã cung cấp một số vấn đề chung về phương pháp và nguyên tắc đặc trưng của việc dạy học tiếng Việt, cụ thể, với phần môn Chính tả, tác giả đã đưa ra ba phương pháp đặc trưng của phân môn này là Trực quan, so sánh - đối chiếu và giải thích, đồng thời cung cấp những kiến thức cơ bản về nội dung phân môn, phân bố chương trình và quá trình lên lớp của một tiết Chính tả
Với cuốn “Chữ viết và dạy chữ viết ở tiểu học” được tái bản nhiều lần từ năm 2002 tới nay, tác giả Lê A đã phân tích một số cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học Chính tả ở tiểu học, đồng thời đưa ra một số nguyên tắc và một
số kiểu bài dạy chính tả ở tiểu học cũng như các vấn đề chính tả phương ngữ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Chính tả Cuốn sách đã bổ sung những thiếu sót, đưa ra cách hiểu và giải thích đúng đắn hơn về các quy tắc chính tả mà
“Luật và mẹo chính tả” của Phan Quang An đã đề xuất
Trang 1111
“Phương pháp dạy học Tiếng Việt” của nhóm tác giả Lê Phương Nga,
Lê A được tái bản năm 2012 đã cung cấp một cách hệ thống và mạch lạc về nội dung của cả bảy phân môn Tiếng Việt, trong đó, Chính tả được đề cập tới
ở các khía cạnh: nội dung chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng của phân môn, phương pháp, nguyên tắc dạy học, quá trình lên lớp một giờ Chính tả và cung cấp một số mẫu giáo án cho bài cụ thể
Bên cạnh đó, chúng tôi còn chú ý tới Từ điển chính tả của Hoàng Phê, đây là bộ từ điển liên tục được cập nhật với số lượng từ lớn, tương đối đầy đủ,
từ điển giúp cho người viết tìm thấy hầu hết các dạng viết chuẩn thông dụng trong văn bản, giải quyết các trường hợp có vấn đề chính tả phổ biến trong tiếng Việt, có ích lợi đối với người nghiên cứu, học tập, giảng dạy chính tả
Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu một số các công trình nghiên cứu như: luận văn của sinh viên Nguyễn Thị Vân được bảo vệ thành công tại đại học
Sư phạm Hà Nội năm 2006 với đề tài: “Rèn kĩ năng viết đúng phân môn chính tả cho học sinh lớp 3”, một số sáng kiến kinh nghiệm của các thầy cô giáo đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại các trường Tiểu học như: “Biện pháp nâng cao chất lượng chính tả cho học sinh lớp 4” của cô giáo Nguyễn Thị Vân ở trường Tiểu học Hịa Long, tỉnh Đồng Nai năm 2008, “Làm thế nào
để giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả” của cô giáo Đỗ Thị Lành ở trường Tiểu học Bình Chuẩn, tỉnh Bình Dương năm 2009… Các nghiên cứu khoa học này đa phần đều đề cập tới các lỗi chính tả mà học sinh thường mắc như: lỗi phụ âm đầu, vần, thanh điệu,… và đề xuất một số biện pháp cải thiện thực trạng này như đổi mới phương pháp dạy học, luyện phát âm, giải nghĩa từ…
Qua quá trình tìm hiểu các tài liệu khoa học trên, chúng tôi nhận thấy rằng, trong các cuốn sách, giáo trình, các tác giả bàn đến vấn đề một cách chung chung, trường nghiên cứu còn rộng, chưa đi sâu vào khảo sát thực tế tình trạng dạy học Chính tả một cách cụ thể, còn trong các nghiên cứu khoa học phạm vi nhỏ, nội dung được đưa chi tiết, sát thực tế, song lại khá áp dụng trên diện rộng với đối tượng đa dạng, phức tạp hơn Trong đề tài này, chúng
Trang 1212
tôi đi sâu khảo sát một cách cụ thể tại trường Tiểu học tại hà Nội, kết hợp với kết quả khảo sát của các tác giả di trước về các vùng phương ngữ khác, từ đó đưa ra những biện pháp thay đổi về việc sử dụng phương pháp và hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh tiểu học, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học Chính tả
3 Đối tƣợng nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu vể các biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học Qua quá trình khảo sát
và nghiên cứu tài liệu, chúng tôi cho rằng, với các lỗi chính tả mà hiện nay học sinh Tiểu học vẫn thường mắc phải như lỗi trình bày, lỗi âm đầu, vần… thì giáo viên có thể vận dụng một hệ thống phương pháp và bài tập mang tính
đặc trưng của phân môn để luyện kĩ năng cho học sinh
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát cơ sở lí luận về việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học
Khảo sát thực trạng dạy phân môn Chính tả và việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học hiện nay (cụ thể tại trường Tiểu học Trung Tự, Hà Nội)
Xây dựng một hệ thống các biện pháp đặc trưng cho phân môn Chính
tả và cách sử dụng các biện pháp này nhằm rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học
Thực nghiệm sư phạm tại tại trường Tiểu học Trung Tự, so sánh đối chiếu kết quả dạy học để rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất quy trình dạy học, nội dung bài tập để rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học
5 Phạm vi nghiên cứu
Với phạm vi luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu chương trình phân môn Chính tả trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, đưa ra một số phương pháp và hệ thống bài tập để rèn kĩ năng viết chính tả
Trang 13b Ý nghĩa thực tiễn
Tổng kết thực trạng rèn kĩ năng viết chính tả trong trường Tiểu học, chỉ
ra những bài học thành công và hạn chế, vận dụng các biện pháp đã đề xuất trong thực tế giảng dạy để rút ra kết luận Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho việc dạy phân môn Chính tả trong các trường Tiểu học của cả nước Nó còn có giá trị tham khảo cho các nhà sư phạm
7 Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tìm hiểu thực tế dạy học Tiếng
Việt ở Tiểu học hiện nay
Phương pháp thống kê: khảo sát và phân loại các lỗi chính tả mà học
sinh thuộc phương ngữ Bắc Bộ thường mắc phải
Phương pháp phân tích, tổng hợp: xây dựng hệ thống phương pháp đặc
trưng của phân môn Chính tả và vận dụng trong các phần của bài Chính tả
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: xử lý kết quả thu được để đánh
giá hiệu quả của quá trình thực nghiệm
8 Bố cục của khoá luận
Luận văn chia thành ba phần, phần mở đầu đề cập tới lí do chọn đề tài, những công trình khoa học đã đề cập tới vấn đề mà luận văn quan tâm,
Trang 1414
phương pháp tiến hành luận văn cũng như mục đích mà chúng tôi hướng tới khi tiến hành đề tài này Phần nội dung chia thành ba chương, cuối mỗi chương có kết luận của chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học
Chương 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần thứ ba là kết luận và khuyến nghị sau khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề, đưa ra đề xuất và thực nghiệm trong thực tế Ngoài ra, đề tài còn chưa các phụ lục và một số bảng biểu
Trang 1515
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN KĨ NĂNG
VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Chính tả, kỹ năng và kỹ năng viết đúng chính tả
Trong cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 tái bản năm 2012,
nhóm tác giả đã đưa ra định nghĩa về chính tả như sau: “Chính tả là viết đúng,
là cách viết hợp với chuẩn và những quy định mang tính quy ước xã hội, được mọi người trong một cộng đồng chấp nhận và tuân thủ” [8, tr 182] Còn trong
cuốn giáo trình Tiếng Việt do Lưu Thị Tình biên soạn và xuất bản năm 2013,
chúng tôi tìm thấy định nghĩa về chính tả như sau: “Chính tả là tiêu chuẩn hóa chữ viết của một ngôn ngữ Nói cách khác, chính tả là viết đúng chữ viết (các
âm, các thanh trong âm tiết, các chữ số, viết hoa) theo chuẩn mực ngữ âm của ngôn ngữ” [14, tr 64] Như vậy, chúng tôi kết luận rằng, chính tả là quy ước
mà xã hội đặt ra đối với chữ viết để người sử dụng biết viết đúng Một số quy định về chữ viết tiếng Việt như quy định đánh dấu phụ, dấu thanh, quy tắc viết hoa tên riêng, quy tắc dùng dấu nối, quy tắc về việc sử dụng phụ âm đầu, vần và thanh điệu… là những vấn đề chính tả mà người sử dụng ngôn ngữ hay mắc phải, đây cũng là vấn đề mà chúng tôi quan tâm để tìm ra biện pháp giải quyết trong luận văn này
Tiếp theo, chúng tôi muốn tìm hiểu về kĩ năng Theo quan niệm của tâm lý học hiện đại, trong quá trình dạy học, giáo viên cần truyền đạt cho học sinh những tri thức, kĩ năng và định hướng tâm tư, tình cảm cho các em một cách đúng đắn Nắm được tri thức là hiểu biết và ghi nhớ được khái niệm khoa học Tiến thêm một bước nữa là vận dụng tri thức, khái niệm, định nghĩa, định luật… vào thực tiễn thì sẽ có kỹ năng, đó là một hành động ý chí đòi hỏi phải “động não”, suy xét, tính toán, phải có sự nỗ lực ý chí thì mới
Trang 1616
hoàn thành được Như vậy, kỹ năng chính là sự vận dụng kiến thức đã thu nhận được ở một lĩnh vực nào đó vào việc thực hiện có kết quả một thao tác, một hoạt động tương ứng phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tế đã cho
Kỹ năng không đơn thuần là những thao tác chân tay mà là những thao tác trí tuệ Nội dung của kỹ năng là một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và làm sáng tỏ những thông tin chứa trong tình huống và nhiệm vụ
để đối chiếu và xác lập quan hệ với các hành động cụ thể Để hình thành kỹ năng ở học sinh, giáo viên phải giúp học sinh biết cách tìm tòi để nhận ra yếu
tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ của chúng trong các tình huống và trong các bài tập Giáo viên đồng thời phải giúp học sinh hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các vấn đề, đối tượng cùng loại, đồng thời, còn là người giúp học sinh xác lập được mối quan hệ giữa các kiến thức và vấn đề cần giải quyết có tính mô hình tương ứng
Trong thời gian ở trường Tiểu học, một loạt các kỹ năng cần và sẽ được hình thành ở trẻ: kỹ năng học tập, lao động, vệ sinh,… có những kỹ năng chung (lập kế hoạch công việc, tự kiểm tra, tự đánh giá,…) và những kỹ năng riêng Cũng trong quá trình học tập, mỗi bộ môn đòi hỏi có những kỹ năng đặc trưng Đối với môn Toán là kỹ năng tính toán Đối với các môn Tìm hiểu
Tự nhiên đó là kỹ năng quan sát Đối với môn Tiếng Việt, mỗi phân môn cũng có một kỹ năng đặc trưng phù hợp với đặc điểm của từng phân môn đó Phân môn Chính tả cũng vậy, nó hình thành cho học sinh các kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng viết chính tả
Sự vận dụng những tri thức về chữ viết, quy tắc chính tả cùng với sự sáng tạo trong nhận thức để viết chữ và viết văn bản đúng theo quy định phân môn Chính tả đề ra gọi là kỹ năng viết chính tả Kỹ năng viết chính tả đối với học sinh Tiểu học ở mức độ thấp là chép lại, ghi các văn bản đã có theo lời người khác đọc hoặc dựa vào trí nhớ một cách chính xác, khoa học Đó là loại chính tả đoạn bài Kĩ năng viết chính tả ở mức độ cao hơn đối với học sinh Tiểu học là giải quyết hệ thống bài tập tương ứng trong sách giáo khoa bằng
Trang 1717
cách vận dụng các kiến thức đã biết để so sánh, phân tích, tổng hợp rồi đưa ra đáp án chính xác cho bài tập, đồng thời hình thành các kiến thức mới về Chính tả Đó là chính tả âm vần Một tiết Chính tả sẽ có đủ cả hai nội dung này, đoạn bài và âm vần Chúng tôi xin khái quát chuẩn kĩ năng chính tả ở Tiểu học trong bảng sau:
Bảng 1.1 Chuẩn kĩ năng Chính tả Tiểu học
1 Viết đúng chính tả bài viết có độ dài khoảng 30 chữ, tốc độ
30 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi theo hình thức nhìn – viết (tập chép) Trình bày bài chính tả đúng mẫu
2 -Viết đúng các chữ mở đầu bằng c/k, g/gh, ng/ngh, viết
được một số chữ ghi tiếng có vần khó (uynh,ươ, uyu, oay, oăm…)
- Viết đúng một số cặp từ dễ lẫn âm đầu (l/n, s/x, d/r/gi,…) vần (an/ang, iu/iêu, ưu/ươu…), thanh (?/~, ~/., …) do ảnh hưởng của phát âm địa phương
- Biết viết hoa chữ cái mở đầu câu, viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
- Tập chép, Nghe – viết bài chính tả có độ dài khoảng 50 chữ, tốc độ 50 chữ/15 phút, trình bày sạch sẽ, đúng quy định, không mắc quá 5 lỗi
3 - Nghe – viết, Nhớ - viết bài chính tả có độ dài khoảng 60 –
70 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày đúng quy định, bài viết sạch
- Viết đúng tên riêng Việt Nam và một số tên riêng nước ngoài
- Biết phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài viết
4 -Viết được bài chính tả Nghe – viết, Nhớ - viết dài khoảng
Trang 18- Biết viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài
- Biết tự sửa lỗi chính tả trong bài viết
5 -Viết được bài chính tả Nghe – viết, Nhớ - viết dài khoảng
100 chữ/20 phút, không mắc quá 5 lỗi/bài
- Viết đúng một số từ ngữ cần phân biệt phụ âm đầu, vần, thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương
- Biết tự phát hiện và sửa lỗi chính tả, lập sổ tay chính tả
Như vậy, kĩ năng chính tả của học sinh Tiểu học chú trọng tới việc viết đúng tốc độ, viết đúng các phụ âm đầu, vần, thanh điệu, trình bày đúng quy cách, chữ sạch, đẹp Rèn kĩ năng viết đúng chính tả sẽ bàn tới các biện pháp
để giáo viên có thể sử dụng nhằm giúp học sinh đảm bảo tốc độ viết với từng khối lớp, nắm được các quy tắc, mẹo luật chính tả để viết đúng tiếng, đồng thời rèn cho học sinh cách trình bày vở sạch, chữ đẹp
Ngoài những khái niệm trên, chúng tôi còn muốn bàn thêm về chính tả hữu thức và chính tả vô thức Khi mới bắt đầu học về Chính tả, giáo viên thường cung cấp các mẫu có sẵn của bài chính tả, giúp học sinh ghi nhớ bằng mắt và bằng tai, từ đó hình thành những khái niệm cơ bản nhất về từ, đó là chính tả vô thức Sau khi học sinh đã có nền tảng cơ bản về Chính tả, giáo viên sẽ sử dụng các phương pháp như so sánh, đối chiếu, giải thích… để học sinh nắm lí thuyết về Chính tả, đó là chính tả hữu thức Tuy nhiên, muốn có
kỹ năng viết chính tả, học sinh không chỉ biết lý thuyết mà chủ yếu phải thông qua hoạt động viết, viết nhiều và viết đúng chính tả Kỹ năng viết chính tả đó
là sự thể hiện chữ viết một cách chính xác, thành thục đúng với chuẩn chính
âm, phân biệt được các âm vần dễ lẫn lộn, nắm vững cách viết hoa, nắm được
Trang 1919
các quy tắc chính tả tiếng Việt Khi kỹ năng viết chính tả đạt đến mức thành thạo, thuần thục thì gọi là kỹ xảo chính tả Hình thành cho học sinh kỹ xảo chính tả nghĩa là giúp học sinh viết đúng chính tả một cách tự động hoá, không phải trực tiếp nhớ tới các quy tắc chính tả, không cần đến sự tham gia của ý chí Như vậy, quá trình chuyển hóa giữa chính tả vô thức và hữu thức luôn vận động, biến đổi chứ không thụ động và khô cứng Và mục đích của việc rèn kĩ năng chính tả cho học sinh chính là hình thành cho các em chính tả
vô thức khi khả năng tiếp nhận của các em còn hạn chế, nâng dần lên thành chính tả hữu thức qua quá trình học tập và làm bài tập, cuối cùng củng cố nó trở thành phản xạ chính tả không điều kiện, gặp các trường hợp chính tả, không cần sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, các em cũng có thể tự đưa
ra lựa chọn đúng Cũng có thể nói, kĩ năng chính tả lúc này đã trở thành kĩ xảo chính tả, và đó mới là mục đích cao nhất mà chúng tôi hi vọng có thể mang lại cho học sinh
1.1.2.2 Rèn kuyện và rèn kỹ năng viết chính tả
Thứ nhất, chúng tôi xin đưa những nhận đinh về rèn luyện như sau Rèn luyện là quá trình luyện tập nhiều trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng, thông thạo Việc rèn luyện phải gắn với hoạt động của các giác quan và gắn với hoạt động của tư duy, con người phải luyện tập một cách thường xuyên Ví dụ, một người muốn nói hoặc muốn viết được trước tiên phải biết tiếp nhận được thông báo (lập mã), sau đó truyền thông báo đi (bằng âm thanh hoặc chữ viết)… Như vậy, hàng loạt các tư duy được huy động như lựa chọn, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá… trong quá trình rèn luyện Quá trình rèn luyện phải dựa trên cơ sở vốn tri thức Qua rèn luyện giúp con người nhận diện, phát hiện, hoàn thiện các tri thức
Thứ hai, trong dạy học Tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng chính tả có thể hiểu là quá trình luyện tập để đạt tới việc viết đúng chính tả Quá trình này cần được thực hiện trong các hoạt động, tình huống cụ thể, ví dụ như các bài
Trang 2020
tập trong giờ chính tả Các nội dung và yêu cầu luyện tập phải gắn với sự hành chức của tiếng Việt, các kỹ năng không nên dạy tách rời nhau, như khi dạy Chính tả, dù nhấn mạnh yêu cầu viết nhưng cần kết hợp các kỹ năng nghe, nói, đọc Đặc biệt để phát huy được vai trò tích cực trong hoạt động nhận thức, trong quá trình rèn luyện của học sinh, cần cho học sinh làm quen với việc độc lập giải quyết vấn đề, và giáo viên có thể sử dụng các phương pháp đặc trưng của phân môn Chính tả mà chúng tôi đề cập ở chương tiếp theo để thực hiện việc này
Việc rèn kĩ năng viết chính tả, chúng tôi cho rằng, trong phân môn Chính tả, giáo viên chỉ có thể hình thành được cho học sinh các kỹ năng, kỹ xảo chính tả thông qua quá trình thực hành, luyện tập vì tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là tính chất thực hành Việc rèn luyện kỹ năng viết chính
tả có hiệu quả thấp hay cao phụ thuộc vào việc giáo viên tổ chức cho học sinh quá trình rèn luyện như thế nào để học sinh nắm được các quy tắc, thủ thuật chính tả Quá trình đó sẽ có kết quả tốt nếu giáo viên sử dụng hệ thống phương pháp và bài tập chính tả phù hợp trong quá trình dạy học Qua việc thực hiện các bài tập chính tả, kỹ năng viết chính tả sẽ dần dần hình thành ở học sinh Các em sẽ nắm được các quy tắc chính tả, luyện tập nhiều giúp các
em nhớ được các từ ngữ, các âm, vần dễ viết sai, dễ lẫn lộn, từ đó giúp các em viết thông viết thạo hơn
1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ Tiếng Việt liên quan đến chính tả
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập – âm tiết tính, trong hệ thống các đơn vị ngữ âm tiếng Việt, âm tiết có vị trí đặc biệt quan trọng Âm tiết biểu hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất những đặc điểm của tiếng Việt về mặt ngữ âm Đồng thời âm tiết là đơn vị cơ bản trên bình diện biểu hiện của hệ thống các đơn vị ngữ pháp và hệ thống các đơn vị từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
Âm tiết tiếng Việt có thể trực tiếp mang nghĩa và có kích thước giới hạn trùng với kích thước giới hạn của các đơn vị từ vựng và ngữ pháp: hình
Trang 2121
vị, từ (từ đơn, từ phức), câu,… Ở Tiểu học, âm tiết còn được gọi là tiếng, đơn
vị quen thuộc với các em học sinh
Ví dụ: Trong đoạn trích sau có 28 tiếng, tương ứng với nó là 28 hình vị, các hình vị này có thể đứng độc lập tạo thành từ đơn (16 từ), hoặc kết hợp với nhau tạo thành các từ phức (5 từ):
Cây dừa/ xanh/ tỏa/ nhiều/ tàu/
Dang/ tay/ đón/ gió/, gật/ đầu/ gọi/ trăng/
Thân dừa/ bạc phếch/ tháng năm
Quả dừa/ – đàn/ lợn con/ nằm/ trên/ cao
Cây dừa - Trần Đăng Khoa
Tuy phân ra thành các từ đơn và từ phức như vậy nhưng do đặc điểm của ngôn ngữ đơn lập nên mỗi tiếng đều được phát âm rõ ràng, mạch lạt, dễ nghe, mỗi âm tiết được ghi thành một khối, tách rời với âm tiết đứng trước và đứng sau nó bằng khoảng cách gián đoạn, cho dù âm tiết đó có thể là một thành tố của cấu trúc hình vị hay từ Việc ghi mỗi âm tiết thành một chữ làm cho việc nhận diện hình vị, từ đơn hay ghép, cụm từ… gặp khó khăn, nhưng lại tạo nhiều thuận lợi về chính tả và đọc, cấu trúc chữ - âm tiết có sự tương ứng với từng phần trong cấu trúc âm tiết Nếu cấu trúc âm tiết bao gồm 5 thành phần: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu thì cấu trúc chữ - âm tiết cũng gồm 5 thành phần, chữ phụ âm, chữ bán âm, chữ nguyên
âm, chữ phụ âm (bán âm) và dấu thanh
Từ đó cho thấy, chính tả tiếng Việt về cơ bản là chính tả âm tiết, viết đúng chính tả tiếng Việt chủ yếu là biết viết đúng các tổ hợp chữ cái ghi âm tiết Vì thế, giáo viên cần phát âm chuẩn theo chữ viết, bởi giữa cách đọc và cách viết chính tả tiếng Việt là thống nhất với nhau Đọc như thế nào thì sẽ viết như thế ấy Trong giờ Chính tả học sinh sẽ xác định được cách viết đúng (đúng chính tả) bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói (Ví dụ: hình thức chính tả nghe – viết)
Trang 2222
Ngoài ra, chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm nghĩa là mỗi âm vị chỉ được ghi bằng một chữ Tuy nhiên, chữ viết tiếng Việt hiện nay không đảm bảo sự tương ứng 1 – 1 giữa âm và chữ Chẳng hạn, âm vị /k/ được ghi bằng 3
chữ c, k, q Có những chữ đọc giống nhau nhưng viết khác nhau như ng/ngh,
g/gh… Thêm vào đó, do ba vùng phương ngữ (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ), nên có sự biểu hiện giữa mối quan hệ giữa đọc (phát âm) và viết (viết chính tả) khá phong phú, đa dạng Cụ thể, chính tả Tiếng Việt không hoàn toàn dựa vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ nhất định nào
đó Cách phát âm thực tế của các phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm, cho nên không thể thực hiện phương châm “nghe như thế nào, viết như thế ấy” được (ví dụ, không thể viết là: bo vang, Ba Vi,… như cách phát
âm của phương ngữ vùng Tây Sơn; suy nghỉ, sạch sẻ,… ở vùng Thanh Hoá; bắc bẻ, đi zìa,… trong phương ngữ Nam Bộ;…) Theo Hoàng Phê, tiếng Việt hiện đại sử dụng 6718 tiếng, trong đó có 1075 tiếng hoàn toàn không có vấn
đề về chính tả, đối với từng phương ngữ, số âm tiết không có vấn đề chính tả càng nhiều hơn Với từng cá nhân thì số âm tiết có vấn đề chính tả lại càng ít hơn do có nhiều từ ngữ cụ thể chúng ta thường gặp, thường dùng nên đã quen viết đúng chính tả Từ đó, chúng tôi cho rằng, giáo viên cần nắm được thực trạng học sinh trong lớp mình viết chính tả như thế nào, từ đó đưa ra phương pháp học tập thích hợp và các bài tập rèn luyện đúng đắn thì có thể giúp các
em rèn kĩ năng viết đúng một các nhanh chóng và hiệu quả
Đặc điểm cuối cùng của ngôn ngữ liên quan tới việc dạy chính tả là: Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm nhưng trong thực tế, muốn viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ là rất quan trọng Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả Ví dụ, nếu giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là /za/ thì học sinh có thể lúng túng trong
việc xác định hình thức chữ viết của từ này Nhưng nếu đọc gia đình hoặc da
thịt hay ra vào (đọc trọn vẹn từ, mỗi từ gắn với một nghĩa xác định) thì học
sinh dễ dàng viết đúng chính tả Vì vậy có thể hiểu rằng chính tả tiếng Việt
Trang 2323
còn là loại chính tả ngữ nghĩa Đây là một đặc trưng quan trọng về phương
diện ngôn ngữ của chính tả tiếng Việt mà khi dạy Chính tả, giáo viên cần chú
ý
1.1.3 Nguyên tắc dạy học chính tả
Từ các đặc điểm trên, chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc dạy học
chính tả như sau:
1.1.3.1 Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực:
Dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải sát hợp với phương ngữ Nói cách khác, phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng miền để hình thành nội dung giảng dạy, phải xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh
ở từng khu vực, từng địa phương Vì như ta biết các phát âm địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến chính tả Đối chiếu với âm, ta thấy cách phát âm của
ba vùng phương ngữ chính đều có những chỗ chưa chuẩn xác còn sai lệch Cụ thể:
Hiện nay ở các vùng thuộc phương ngữ Bắc Bộ có hiện tượng phát âm sai tr/ch
VD: Trung/chung
Tre/che Hiện tượng lẫn lộn khi đọc giữa phụ âm: ay/ây, dấu hỏi/ngã thường xuất hiện ở các vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ
Ví dụ: Cây/cay
nghỉ/nghĩ thấy/tháy
Qua thực tế mắc lỗi của học sinh giáo viên cần có sự khảo sát điều tra
cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh, từ đó lựa chọn nội dung
Trang 2424
giảng dạy thích hợp (nhất là đối với hình chính tả so sánh) nguyên tắc này cũng lưu ý giáo viên cần tăng cường sự linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, cụ thể trong việc xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với đối tượng học sinh lớp mình dạy Ở một chừng mực nào đó, có thể lược bớt những nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa, xét thấy không phù hợp với học sinh lớp mình dạy, đồng thời bổ sung những nội dung dạy cần thiết mà sách giáo khoa chưa đề cập đến
1.1.3.2 Nguyên tắc kết hợp chính tả hữu thức với chính tả vô thức
Ở trên đã nói tới những đặc điểm, những ưu thế của phương pháp có ý thức và phương pháp không có ý thức trong việc dạy chính tả Vấn đề đặt ra
là trong quá trình dạy chính tả cho học sinh, giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp, mà phải sử dụng phối hợp hai phương pháp này một cách hợp
lý nhằm đạt tới một hiệu quả dạy học cao Cũng cần nói rõ rằng, trong điều kiện nhà trường,việc sử dụng phương pháp có ý thức vẫn được coi là chủ yếu Phương pháp không có ý thức cần được khai thác, sử dụng hợp lý các lớp đầu bậc tiểu học, gắn liền với những kiểu bài như tập viết (tập viết kỹ thuật), tập chép Các kiểu bài này nhằm giúp HS nhanh chóng làm quen với hình thức của các con chữ (Tự dạng), hình thức chữ viết của các từ Đây là những tiền
đề, những xuất phát điểm rất cần thiết đối với học sinh mới làm quen với hệ thống chữ viết của Tiếng việt Phương pháp không có ý thức còn phát huy tác dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán, không gắn với một quy luật, quy tắc nào, như viết phân biệt d/gi; tr/ch, l/n
Trong nhà trường, giáo viên cần sử dụng, khai thác tối đa phương pháp
có ý thức Muốn vậy, giáo viên cần phải được trang bị những kiến thức về ngữ âm học, về từ vựng - ngữ nghĩa học có liên quan đến chính ta, cụ thể: Giáo viên phải biết vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng việt vào việc phân loại lỗi chính tả phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi, nhất là việc
Trang 25âm “cờ” viết là c
âm “gờ” viết là g
âm “ngờ” viết là ng Ngoài ra, ngoài ra ta còn dựa vào những kiến thức về từ vựng ngữ nghĩa để lập các quy tắc, các “mẹo” chính tả
Ví dụ: Những từ nghi ngờ viết tr hay ch, nếu chúng chỉ những đồ dùng trong gia đình, thì hầu hết được viết là ch chai, chén chăn, chiếu, chảo, chum, chỉnh, chạm, chỏng, chậu…
Tóm lại, phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả sẽ tiết kiệm được thì giờ và mang lại kết quả nhanh chóng, chắc chắn, cụ thể (có thể kiểm tra được ngay), hơn nữa, còn gây được hứng thú cho học sinh Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức được coi là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong việc dạy chính tả cho học sinh
1.1.3.3 Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực (xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai)
Bên cạnh phương pháp tích cực (cung cấp cho học sinh các quy tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kỹ
Trang 2626
năng kỹ xảo chính tả), cần phối hợp áp dụng phương pháp tích cực (tức là đưa
ra những trường hợp viết sai chính tả, hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa, rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng) nói cách khác, việc hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả cần tiến hành đồng thời với việc hướng dẫn học sinh loại bỏ các lỗi chính tả trong các bài viết
Về các lỗi chính tả của học sinh, trên đại thể có ba loại lỗi cơ bản sau: Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự: Loại lỗi này thường gặp khi viết các phụ âm đầu: d/gi; tr/ch; ng/ngh; s/x … để sửa loại này học sinh cần nắm vững các quy tắc chính tả, nhớ kỹ mặt chữ trong các từ có phụ âm đầu dễ lẫn lộn…
Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt Vì không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết thừa, viết sai
VD: Qúet sạch, qoanh co, khúc khuỷ, ngoằn ngèo… Để sửa loại lỗi này học sinh cần hiểu âm tiết Tiếng Việt được cấu thành bởi mấy thành phần, là những thành phần nào, vị trí của từng thành phần trong âm tiết…
Lỗi chính tả do viết theo lỗi pháp âm địa phương hoặc do không nắm vững chính âm Loại lỗi này mỗi địa phương sai một khác Có vùng viết “d” thành “r”, có vùng viết “l” thành “n”… để sửa loại lỗi này, học sinh cần nắm vững chính âm trong Tiếng Việt, cần tập phát âm đúng chuẩn, tập viết nhiều lần những lỗi mà địa phương mình thường mắc Giáo viên cũng có thể xây dựng các “mẹo” để giúp học sinh viết đúng
Để học sinh sửa các loại lỗi chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xây dựng cái đúng, đi từ cái sai đến cái đúng, giáo viên có thể nêu ra những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự mình phát hiện lỗi tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng
Phương pháp tiêu cực giúp học sinh phát hiện óc phân tích, xét đoán đồng thời kiểm tra, củng cố được kiến thức về chính tả của học sinh Phương
Trang 2727
pháp tiêu cực chỉ nên coi là thứ yếu, có tính chất bổ trợ cho phương pháp tích cực, Trong quá trình giảng dạy chính tả, giáo viên cần phối hợp một cách hợp
lý, hài hoà và có hiệu quả hai phương pháp này
1.1.4 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học (liên quan đến rèn kỹ năng viết chính tả)
Viết chữ và viết đúng không chỉ là những vận động cơ bắp mà còn là những thao tác trí óc của người viết Kỹ năng chính tả bao gồm các cử động phối hợp thuần thục của ngón tay, bàn tay, cổ tay, cánh tay để sử dụng bút thực hiện đúng các chữ, đảm bảo sự khu biệt và tốc độ viết chữ nhanh Yêu cầu trên đây thường được giải quyết ở phân môn Tập viết nhưng cần tiếp tục duy trì, củng cố bền vững đạt đến mức độ tự động hoá cao Có như vậy mới tránh được những lỗi sơ đẳng nhất trong khi viết chính tả là viết sai, gây lầm lẫn giữa các chữ cái Việc hình thành kỹ năng chính tả khẳng định vai trò của
ý thức “Sự thuần thục chính tả không phải là sự suy tính cần phải đặt những
chữ cái phù hợp ở những vị trí nào Đành rằng đó cũng là kết quả dạy học cuối cùng phải đạt được Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là con đường hình thành kỹ xảo là con đường vô thức” [10; tr 127] Kỹ năng chính tả có ý
thức phải đạt tới mức độ tự động hoá, một cách tự giác Mức độ thông thạo của chính tả thể hiện ở việc viết đúng các chữ cái ở mọi vị trí cần thiết của chúng, phụ thuộc vào hoạt động cơ bắp và thần kinh của cơ thể trực tiếp tham
gia hoạt động viết
Học sinh Tiểu học thường có trí nhớ chủ định và không chủ định đang phát triển Ở các lớp cuối cấp, các em có trí nhớ chủ định phát triển mạnh Tuy nhiên ở lứa tuổi này ghi nhớ không chủ định vẫn giữ vai trò quan trọng, các em thường học thuộc bài một cách máy móc theo tài liệu (đúng từng câu, từng chữ) Vì thế để giúp học sinh viết đúng kỹ xảo chính tả một cách tự động hoá, không cần phải trực tiếp nhớ tới các quy tắc chính tả, không cần tới sự tham gia của ý chí, có thể tiến hành theo hai cách: có ý thức và không có ý thức Cách không có ý thức chủ trương dạy chính tả không cần đến các quy
Trang 2828
tắc chính tả, không cần chú ý đến mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết, đến
cơ sở từ vựng và ngữ pháp mà chỉ đơn thuần là việc viết đúng từng trường hợp, từng từ cụ thể Cách làm này tốn thì giờ công sức và chỉ củng cố trí nhớ máy móc ở mức độ nhất định, không thúc đẩy sự phát triển tư duy Cách có ý thức chủ trương dạy Chính tả bắt đầu từ việc nhận thức các quy tắc, các mẹo luật chính tả của học sinh Trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước đạt tới kỹ xảo chính tả Việc hình thành các kỹ xảo chính tả bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm được thời gian công sức Đó là con đường ngắn nhất có hiệu quả cao Đối với học sinh Tiểu học cần vận dụng cả hai cách nói trên Trong đó, cách không có ý thức chủ yếu được sử dụng ở các lớp đầu cấp, còn cách có ý thức cần được sử dụng thích hợp ở các lớp cuối cấp Khi kết thúc cấp Tiểu học, các em có thể đạt tới việc viết chính tả đúng một cách
vô thức mà không cần nhớ quá nhiều mẹo, luật chính tả
Học sinh ở lứa tuổi Tiểu học có khả năng ghi nhớ máy móc khá tốt Vì vậy, gần đây một số nhà nghiên cứu vấn đề dạy học Chính tả lại có xu hướng khẳng định trong các cách học, cách nhớ từng chữ một (cách không có ý
thức) được coi là giải pháp hữu hiệu, hợp lý hơn cả: “phần lớn những người
víêt chính tả hiện nay đều dựa vào cách nhớ từng từ một” [8; tr 49] Theo
cách này học sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ của những từ dễ viết sai Những từ này chiếm tỉ lệ không nhiều nên học sinh có thể nhớ được Nếu việc dạy Chính tả chỉ tập trung vào các “trọng điểm chính tả” mà tránh sự dàn trải, tản mạn thì chất lượng dạy học Chính tả sẽ được nâng cao
Ở học sinh Tiểu học sự chú ý vẫn còn gắn với một động cơ ngắn, chẳng hạn: siêng phát biểu để được cô khen, được điểm 10 để được bố mẹ thưởng…
Sự chú ý của các em còn chưa bền vững do quá trình ức chế còn yếu Vì vậy, các em không thể tập trung chú ý lâu vào công việc mà dễ bị phân tán Sự chú
ý tốt nhất của học sinh tiểu học chỉ kéo dài trong thời gian ngắn Vì thế trong quá trình dạy học Tiếng Việt nói chung và quá trình dạy học Chính tả nói
Trang 29từ đặc điểm đó, trong dạy học Chính tả, cần sử dụng các phương thức thích hợp có tác dụng khiêu gợi và kích thích sự chú ý, tích cực hoá hoạt động tư duy của học sinh, làm cho các em ý thức được ý nghĩa thực tiễn của chính tả trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết Những yêu cầu vủa kỹ năng chính tả được học sinh tiếp nhận và tự giác rèn luyện để ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Chương trình (phân môn) Chính tả ở Tiểu học
Từ những năm học 2002 – 2003, chương trình và sách giáo khoa Tiểu học mới đã bắt đầu đưa vào dạy học đại trà trong cả nước, thay thế cho chương trình dạy học cũ (chương trình 165 tuần), đến nay bộ sách giáo khoa theo chương trình mới, từ lớp 1 đến lớp 5 đã hoàn tất, cả nước sử dụng duy nhất một nội dung, chương trình sách giáo khoa là chương trình Tiểu học mới Môn Tiếng Việt cũng có nội dung chương trình cụ thể cho mỗi phân
Trang 30Mỗi tuần có 2 tiết chính tả: 1 tiết Tập chép và 1 tiết Nghe – viết
Yêu cầu: Tập viết chính tả các chữ mở đầu bằng g/gh; ng/ngh; c/k/q; tập viết hoa tên người địa danh Viết Nam; tập viết một số vần khó: uynh, uơ,
uyu, oay, oăm,…; rèn thói quen tự sửa lỗi chính tả và trình bày chính tả; chính
tả phương ngữ; ghi nhớ một số quy tắc chính tả, đặc biệt là quy tắc viết hoa tên người, địa danh Việt Nam
Lớp 4:
Mỗi tuần 1 tiết chính tả, hình thức chính tả ở lớp 4 là nghe – viết và nhớ– viết
Yêu cầu: Viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, viết hoa đúng quy định;
có khả năng tự phát hiện, tự sửa lỗi chính tả; có thói quen và biết cách lập sổ tay chính tả, hệ thống hoá các quy tắc chính tả đã học; viết tắt một số từ và cụm từ thông dụng; chính tả phương ngữ
Lớp 5:
Mỗi tuần 1 tiết chính tả, hình thức chính tả là Nghe – viết và Nhớ – viết
Trang 3131
Yêu cầu: Viết đúng bài chính tả chưa được đọc với tốc độ nhanh, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng quy định; làm bài tập chính tả, tự sửa lỗi chính tả; lập sổ tay hệ thống hoá các quy tắc chính tả đã học; viết tắt một số từ và cụm
từ thông dụng; chính tả viết hoa, chính tả phương ngữ
Từ việc tìm hiểu chương trình phân môn Chính tả ở tiểu học chúng tôi
có nhận xét như sau:
Phân môn Chính tả trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm các quy tắc và thói quen viết đúng với chuẩn chính tả tiếng Việt Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp học sinh chiếm lĩnh được tiếng Việt văn hoá, công cụ để giao tiếp, tư duy và học tập, trau dồi kiến thức nhân cách làm người Do vậy chương trình Tiếng Việt ở tiểu học luôn dành cho phân môn này một vị trí đáng kể
hệ thống bài tập phù hợp với nhận thức của học sinh
Thứ hai, mỗi tiết học đều gồm các hoạt động để rèn luyện cả bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) nhưng mỗi tiết có hoạt động chủ đạo nhằm rèn kỹ hơn kỹ năng nghe- viết, đặc biệt là kỹ năng viết chính tả Khi viết chính tả các yêu cầu luyện đọc, luyện nói, luyện nghe vẫn được tiếp tục
Thứ ba, cấu trúc bài chính tả chia thành hai phần:
Chính tả đoạn bài: Quy định số lượng bài cần viết trong giờ (lấy từ phần Tập đọc, bài theo tác giả biên soạn, trích đoạn các tác phẩm văn học,…) Một số câu hỏi gợi ý để học sinh biết số lượng câu, hình thức viết chữ (quy tắc chính tả) Bài viết chính tả dưới các hình thức: tập chép, nghe – viết, nhớ– viết, chính tả âm, vần
Trang 3232
Chính tả âm vần: Một số bài tập dưới các hình thức khác nhau để khắc sâu các hiện tượng chính tả cho học sinh Bài tập chính tả có nhiều dạng khác nhau như: Điền âm, vần hoặc tiếng có âm, vần dễ lẫn vào chỗ trống, chọn tiếng trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn, sửa lỗi chính tả, phát hiện các lỗi chính tả…
Thứ tư, chương trình cũng chú ý đến chính tả khu vực, đến nội dung các quy tắc chính tả, có ý thức phân chia nội dung chính tả theo các khối lớp cho phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh Mức độ khó của các bài chính tả ở lớp trên cao hơn lớp dưới Một số bài Chính tả xuất hiện bài tập tự chọn trong phần Chính tả âm vần để phù hợp với đối tượng học sinh
Thứ năm, phân môn Chính tả rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trao đổi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cho học sinh, bồi dưỡng cho học sinh thái độ, đức tính cần thiết trong công việc như cẩn thận, chính xác, …
Thứ sáu, phân môn Chính tả được thực hành lồng ghép với các phân môn khác của môn Tiếng Việt như Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn Các phân môn có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, bổ sung kiến thức cho nhau thể hiện ở từng tuần, từng chủ điểm
Về hạn chế:
Với chương trình Chính tả hiện hành đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu biết về ngôn ngữ phong phú, đa dạng, nắm chắc quy tắc chính tả, hiểu và vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học đặc thù của phân môn; học sinh cũng phải có một vốn ngôn ngữ cần thiết thì mới áp dụng được vào quá trình dạy học
12.2 Thực trạng kỹ năng viết chính tả của học sinh Tiểu học
Là giảng viên của khoa Tiểu học, chúng tôi có nhiều cơ hội dể tới trường phổ thông dự giờ, tiếp xúc với các em học sinh và cả giáo viên Tiểu học Trong những giờ Chính tả mà chúng tôi đã dự, chúng tôi nhận thấy, giáo viên thường thực hiện quá trình dạy học một cách cứng nhắc, làm sao cho hết
Trang 3333
giờ là hết bài, những kĩ năng chính tả mà học sinh cần được củng cố vẫn chưa được coi trọng, cũng không xác định rõ mức độ cần đạt được qua từng lớp Vì vậy đã gây cho học sinh nhiều thiệt thòi trong việc hoàn thiện năng lực và thói quen viết đúng chính tả
Một đặc trưng trong nhận thức của học sinh Tiểu học đó là chưa có sự tập trung, sự chú ý trong khi học Vì vậy trong lớp các em hay làm việc riêng, nói chuyện riêng, giáo viên rất khó kiểm soát hết tất cả các em Khi giáo viên đọc các em không chú ý dẫn đến viết sai chính tả Mỗi học sinh có một đặc điểm khác nhau nên mỗi em cũng mắc các lỗi chính tả khác nhau Ở lứa tuổi này bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, do đó nhiều em còn nói “ngọng”, nói
“nghịu” (nhất là đối với các em từ khi học nói đến lớp 1 lớp 2) nên dẫn đến việc ghi âm không chính xác Mà học sinh tiểu học thường nói sao thì viết vậy hay “viết như nói”, “viết như nghe” Ở nước ta có ba vùng phương ngữ lớn, mỗi vùng có cách phát âm mang màu sắc địa phương và phát âm một số
từ lệch chuẩn dẫn đến viết sai chính tả theo vùng, do đó phải tập cho học sinh phát âm đúng, phát âm phù hợp với chuẩn phát âm đã được thừa nhận trong ngôn ngữ hay nói cách khác là đúng chính âm
Bên cạnh đó, việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả có đạt được theo đặc điểm chính tả tiếng Việt hay không điều còn bị chi phối bởi đặc điểm nhận thức của học sinh Nhiều học sinh viết sai chính tả do các em không phân tích được cấu tạo của chữ viết, không hiểu được nghĩa của các từ cần viết, không hiểu nội dung của văn bản cần viết, không nắm được ý của từng câu, từng vế câu Vì vậy, trong quá trình dạy học Chính tả, khi đọc cho học sinh viết giáo viên cần chú ý đọc ngắt ngừng nghỉ đúng chỗ, phân chia các ý để đọc rạch mạch, rõ ràng Trước khi đọc bài cho học sinh viết giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của bài cần viết, cần cho học sinh tự tìm các từ khó, dễ lầm lẫn khi viết trong bài và luyện cho các em viết đúng các từ đó Đặc biệt giáo viên phải có biện pháp kích thích sự chú ý của học sinh trong mỗi giờ tên lớp
Trang 3434
Vấn đề tiếng Việt đang được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhiều nhà sư phạm Có nhiều nhà nghiên cứu đã viết về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Chính tả nói riêng thì chưa được chú ý đúng mức Còn ít cuộc khảo sát, thăm dò chất lượng, điều tra chất lương về kết quả kỹ năng viết chính tả của học sinh tiểu học Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện dự án ERGA, đưa một số giáo viên và sinh viên Sư phạm tới các vùng sâu vùng xa của Tổ quốc để khảo sát thực trạng kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của các học sinh đầu cấp Dự án kéo dài 10 ngày và đoàn đã đặt chân tới
6 tỉnh như Nghệ An, Vĩnh Long… và thu được các kết quả đáng quan tâm Chúng tôi hi vọng rằng, những chuyến đi như thế này còn được duy trì để những nhà giáo dục luôn nắm bắt kịp thời kết quả của quá trình giảng dạy đã
và đang đạt mức nào
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng các bài viết chính tả của các
em học sinh tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5 của các trường tiểu học Trung Tự, quận Ba Đình, Hà Nội (chủ yếu là dựa vào các lỗi chính tả của học sinh)
Chúng tôi đã khảo sát, thống kê và phân loại lỗi chính tả trong các bài kiểm tra chính tả, phần bài tập và bài viết chính tả của học sinh
Tổng số lượng bài khảo sát là 200 bài; mỗi khối lớp gồm 50 bài, thực hiện trong thời gian từ ngày 10/2/2014 đến ngày 14/2/204 Qua việc điều tra, khảo sát chúng tôi có kết luận:
Lỗi chính tả (số bài mắc lỗi chính tả) của học sinh tiểu học là khá nhiều, có cả những bài viết của các em học khá Kết quả thống kê, phân loại như sau:
Trong 200 bài có:
+ 47 bài không mắc lỗi chính tả, chiếm 23,5%
+ 153 bài mắc lỗi chính tả, chiếm 76,5%
Trong các bài chính tả, chúng tôi nhận thấy, các em đã mắc 4 loại lỗi như sau:
Trang 3535
+ Lỗi phụ âm đầu: 68 bài
+ Lỗi vần: 31 bài
+ Lỗi thanh điệu: 22 bài
+ Lỗi trình bày: 43 bài
Chúng tôi nhận thấy, do địa phương tiến hành khảo sát thuộc phương ngữ Bắc Bộ nên lỗi chính tả của học sinh tập trung chủ yếu vào lỗi sai ở phụ
âm đầu, đặc biệt là tr/ch, s/x, r/d/gi Nếu khảo sát ở khu vựa Bắc Trung Bộ,
lỗi sẽ thường tập trung vào dấu thanh, còn phương ngữ Nam Bộ thì thường sai
ở thanh điệu và các vần có nguyên âm đôi, các vần có phụ âm cuối là n,t
Chúng tôi xin dẫn chứng cho điều này qua kết quả khảo sát mà Nguyễn Thị Tình đã ghi nhận trong luận văn của bà năm 2009 Cuộc khảo sát tiến hành tại một số trường thuộc thành phố Vinh – phương ngữ Bắc Trung Bộ và đã có kết quả như sau:
Bảng 1.2 Bảng thống kê lỗi chính tả của học sinh Bắc Trung Bộ
TT Các loại lỗi Số bài
kéo giây kéo, giữ gìn dữ gìn,…
ng/ngh 19 - nghiêm ngặt ngiêm ngặt,
nghèo ngèo,…
g/gh 17 - ghế gế, ghé gé,…
- gà ghà, gu ghu,…
Trang 36gi/r 31 - đánh răng đánh giăng, đi
11 - quả qoả, băn khoăn băn
khan
Âm chính u/ươ 17 - hươu hưu, mướp mứp,
chửi chưởi, gửi gưởi,…
ươ/ơ 8 - cưỡi ngựa cỡi ngựa,
Trang 3737
iê/yê 10 - nghiên cứu nghyên cứu,… ya/ia 7 - đêm khuya đêm khuia,… y/i 11 - cuống quýt cuống quít, e/ye 9 - quét nhà quýet nhà,…
Âm cuối t/c 5 - xiết tay xiếc tay, ngạt thở
ngạc thở, mắc cỡ mắt cỡ, n/ng 4 - luôn luôn luông luông, tràn
oa/ao 9 - toà nhà tào nhà, ,…
ưu/iu 13 Về hưu về hiu, bưu điện biu
điện,
uyê/iê 5 - luyến tiếc liến tiếc,…
Âm chính và âm cuối
oe/eo 12 - khoẻ mạnh khẻo mạnh,
3 Phụ âm đầu và vần 9 - kêu cứu kêu kíu,…
nặng
- gãy gạy, …
5 Viết hoa 17 Viết hoa theo thói quen, theo ý
thích
Trang 3838
Viết hoa không đúng quy định
6 Các lỗi khác 26 Lỗi dấu câu, thiếu nét, ngoằn
ngoèo,…
Loại lỗi mà học sinh mắc nhiều nhất là lỗi về thanh điệu chiếm 51,34%
số bài bị mắc lỗi, tiếp đó là lỗi phụ âm đầu (39,4%) và lỗi vần (36,12%) so với tất cả các bài bị mắc lỗi (100%) [15, tr 26]
Nhìn chung, kỹ năng viết chính tả của học sinh Tiểu học hiện nay chưa đạt được mục đích, yêu cầu của dạy học Chính tả đề ra, kỹ năng viết Chính tả của các em còn thấp Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng viết Chính tả cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp phù hợp để khắc phục các tình trạng nêu trên, nâng cao kỹ năng viết Chính tả cho các em, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy học Chính tả nói riêng, dạy học Tiếng Việt nói chung ở Tiểu học
1.2.3 Thực trạng rèn luyện kỹ năng viết Chính tả cho học sinh Tiểu học
Quá trình điều tra ở các trường tiểu học hiện nay chúng tôi thấy thực trạng rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh còn nhiều hạn chế Đa số giáo viên còn chưa có phương pháp tổ chức cho học sinh một cách khoa học nên giờ dạy chưa đạt hiệu quả Giáo viên chưa nắm được tầm quan trọng của việc sử dụng bài tập trong việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh Phần lớn giáo viên chỉ chú trọng vào dạy cho học sinh phần Chính tả đoạn bài Ở trường tiểu học hiện nay, một giờ học, giáo viên chỉ đọc cho học sinh chép, thậm chí nhiều giáo viên còn cho học sinh nhìn sách giáo khoa để chép lại bài viết Trong quá trình nghe – viết, cách đọc, cách ngừng ngắt, nghỉ giọng của giáo viên như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình viết bài, chất lượng bài viết của học sinh Phần lớn, do không chuẩn bị trước bài dạy hoặc do trình độ hạn chế mà nhiều giáo viên đọc ngừng, ngắt, nghỉ chưa đúng dẫn dến việc học sinh viết sai chính tả Đồng thời, do ảnh hưởng của ngôn
Trang 39Trong quá trình dạy học Chính tả thì đa số giáo viên còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu, chưa lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp Họ tiến hành tiết dạy hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng mà chưa có tính sáng tạo trong các bài soạn
để rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh Trong các bài dạy giáo viên chưa tạo được các tình huống cho học sinh để các em phát huy được tính tích cực, độc lập suy nghĩ Phần lớn giáo viên chưa thoát ly được sách giáo khoa, bài dạy của giáo viên phụ thuộc vào sách giáo khoa Do trình độ còn hạn chế nên họ không có sự sáng tạo, tự mình thiết kế được các bài tập nhằm cung cấp các quy tắc chính tả cho học sinh Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng chính tả cho học sinh còn hạn chế
Qua đây, chúng tôi thấy rằng hiệu quả dạy học Chính tả ở các trường Tiểu học hiện nay còn thấp, nên việc rèn luyện kỹ năng viết Chính tả của học sinh còn nhiều hạn chế chưa đạt chất lượng Đó là kết quả của sự hạn chế về nhận thức của giáo viên trong việc sử dụng hệ thống bài tập chính tả để rèn luyện kỹ năng viết Chính tả cho học sinh
Với những kết quả rèn luyện kỹ năng viết chính tả của học sinh Tiểu học cùng những hạn chế, tồn tại đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm phải quan tâm nhiều hơn nữa để hoàn thiện nội dung, hình thức và phương pháp dạy học Chính tả nhằm đáp ứng được mục tiêu dạy học Tiếng Việt nói chung và mục tiêu dạy học phân môn Chính tả nói riêng
Trang 4040
1.2.4 Nguyên nhân của thực trạng
1.2.4.1 Về phía giáo viên
Do giáo viên phát âm chưa đúng chuẩn, chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh Giáo viên đọc không đúng nhịp, ngữ điệu, ngừng nghỉ không đúng lúc dẫn đến học sinh viết sai chính tả
Do nhận thức của giáo viên về việc rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh còn hạn chế: giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên khi tiến hành bài dạy Chính tả giáo viên thường dạy một cách qua chuyện Chẳng hạn như giáo viên cho học sinh nhìn sách chép lại bài viết trong giờ chính tả nghe – viết, giáo viên thường bỏ qua các bài tập chính tả trong hầu hết các bài học
Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên còn hạn chế, một số giáo viên chưa nắm vững các kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,… của tiếng Việt nên còn lúng túng trong quá trình truyền đạt kiến thức; giáo viên chưa có sự sáng tạo trong quá trình dạy học, chưa có những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
Do giáo viên không tổ chức cho học sinh thực hiện các bài tập chính tả
mà chỉ chú trọng vào phần bài viết, và dù có tổ chức cho học sinh làm các bài tập chính tả thì cũng tổ chức một cách qua loa không quan tâm xem bài tập đó giúp học sinh có được tri thức gì nên các em khó nắm được các phụ âm, vần, thanh cần phân biệt, khi gặp những lỗi chính tả học sinh mắc phải, giáo viên đơn thuần đưa đáp án chứ chưa có sự giảng giải, so sánh để học sinh hiểu bản chất của vấn đề
Về phần chấm bài chính tả, có rất ít giáo viên chấm bài cho học sinh một cách liên tục, phần đa giáo viên Tiểu học do dạy quá nhiều môn nên ít có thời gian chấm bài hoặc ngại chấm bài cho học sinh Vì vậy học sinh không biết được các lỗi mà mình mắc để có quá trình tự điều chỉnh và sửa lỗi, còn giáo viên không nắm được các lỗi mà học sinh thường gặp để có biện pháp