1.2.4.1. Về phía giáo viên
Do giáo viên phát âm chưa đúng chuẩn, chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh. Giáo viên đọc không đúng nhịp, ngữ điệu, ngừng nghỉ không đúng lúc dẫn đến học sinh viết sai chính tả.
Do nhận thức của giáo viên về việc rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh còn hạn chế: giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên khi tiến hành bài dạy Chính tả giáo viên thường dạy một cách qua chuyện. Chẳng hạn như giáo viên cho học sinh nhìn sách chép lại bài viết trong giờ chính tả nghe – viết, giáo viên thường bỏ qua các bài tập chính tả trong hầu hết các bài học.
Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên còn hạn chế, một số giáo viên chưa nắm vững các kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,… của tiếng Việt nên còn lúng túng trong quá trình truyền đạt kiến thức; giáo viên chưa có sự sáng tạo trong quá trình dạy học, chưa có những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Do giáo viên không tổ chức cho học sinh thực hiện các bài tập chính tả mà chỉ chú trọng vào phần bài viết, và dù có tổ chức cho học sinh làm các bài tập chính tả thì cũng tổ chức một cách qua loa không quan tâm xem bài tập đó giúp học sinh có được tri thức gì nên các em khó nắm được các phụ âm, vần, thanh cần phân biệt, khi gặp những lỗi chính tả học sinh mắc phải, giáo viên đơn thuần đưa đáp án chứ chưa có sự giảng giải, so sánh để học sinh hiểu bản chất của vấn đề.
Về phần chấm bài chính tả, có rất ít giáo viên chấm bài cho học sinh một cách liên tục, phần đa giáo viên Tiểu học do dạy quá nhiều môn nên ít có thời gian chấm bài hoặc ngại chấm bài cho học sinh. Vì vậy học sinh không biết được các lỗi mà mình mắc để có quá trình tự điều chỉnh và sửa lỗi, còn giáo viên không nắm được các lỗi mà học sinh thường gặp để có biện pháp
41
khắc phục dần dần cho các em. Khi chấm bài giáo viên cũng chỉ chấm phần bài viết là chủ yếu còn phần bài tập có sửa nhưng không trừ điểm gây cho học sinh một cảm giác là phần bài tập không quan trọng nên các em sẽ không cố gắng ở phần này, trong khi đây lại là nội dung cung câp các kiến thức chính tả quan trọng.
1.2.4.2. Về phía học sinh
Qua quá trình khảo sát và thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng, những bài chính tả viết cẩu thả, chữ xấu, bẩn, thường tập trung có các học sinh hiếu động hoặc nhóm các học sinh lớp 1, 2. Ở lứa tuổi này, khả năng tập trung của các em còn hạn chế, bản tính lại hiếu động, chưa quen với oạt động học tập liên tục trên lớp, nên với các bài chính tả Nghe – viết, các em không tập trung chú ý, nghe không rõ dẫn tới viết sai chính tả, hoặc do tốc độ viết của các em còn chậm, khi giáo viên đọc nhóm từ tiếp theo, các em “ngoáy bút” viết cho nhanh, dẫn tới việc chữ xấu, bẩn. Bên cạnh đó, bộ máy phát âm của các em còn chưa hoàn thiện, có nhiều tiếng các em ít được nghe, được nói nên không ghi âm được chính xác.
Thứ hai, các em còn thường mắc các lỗi chính tả do còn nhiều hạn chế về ngôn ngữ, chưa nắm vững cấu tạo chữ viết tiếng Việt, chưa nắm vững nghĩa của từ, đồng thời, học sinh còn chịu ảnh hưởng của cách phát âm theo tiếng địa phương nơi mình cư trú nên dễ bị lẫn lộn các âm, vần và thanh trong khi viết.
Thứ ba, học sinh còn hạn chế về việc sử dụng các quy tắc, các luật chính tả trong tiếng Việt và một số từ, chữ viết bất quy tắc gây cho các em khó khăn trong quá trình viết. Nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ việc trong quá trình học, khi giáo viên giảng giải về các quy tắc chính tả, các em không chú ý, hoặc từ bản thân giáo viên đã không cung cấp cho các em hoặc giải thích một các qua loa, sơ sài, khiến học sinh không hiểu được vấn đề.
42
Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ giáo viên và học sinh như trên thì còn có một số nguyên nhân khác có liên quan đến thực trạng rèn luyện kỹ năng viết chính tả của học sinh Tiểu học như:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học của một số nhà trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của từng bài học. Đặc biệt để tổ chức tốt bài tập Chính tả theo hướng tích cực hoá hoạt động học tâp của học sinh cần phải có đồ dùng dạy học phong phú đa dạng như tranh ảnh minh họa, bài mẫu, máy chiếu, bảng phụ...
Tiếng Việt chúng ta là tiếng nói thống nhất nhưng lại có nhiều phương ngữ. Mỗi vùng lại có một cách phát âm riêng nên dù chương trình và sách giáo khoa đã cố gắng cung cấp các bài tập lựa chọn song vẫn không thể hiện cụ thể được các trường hợp chính tả đa dạng của tứng phương ngữ.
Do hạn chế của chữ quốc ngữ còn nhiều dấu phụ, cách ghi âm chưa hoàn chỉnh: các vần, tiếng từ khó chưa được chú trọng đúng mức cả về nhận thức, về thời gian do quan niệm những vần khó ít dùng. Ví dụ như, trong phân môn học vần, các tiếng khó được đưa vào cuối chương trình phân môn, học sinh chỉ được học trong một bài, sau đó không có cơ hội ôn lại, phân môn Tập đọc lại bị hạn chế trong khuôn khổ các bài đọc cụ thể, mà các tiếng chứa vần khó thì hiếm khi xuất hiện nên học sinh càng ít cơ hội nghe, đọc, viết. Tuy nhiên, trong thực tế những vần, tiếng, từ này rất cần thiết cho học sinh sử dụng để viết hay và sinh động.
43
Kết luận chương 1:
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học Chính tả ở tiểu học, chúng tôi nhận thấy cần phải lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp để nâng cao hiệu quả giờ học Chính tả. Đó là việc tổ chức cho học sinh hoạt động, tham gia tích cực vào giải quyết các nhiệm vụ được giao. Các phương pháp dạy học và dạng bài tập cần mang đặc trưng của phân môn, được vận dụng một cách nhuần nhuyễn nhằm xây dựng một giờ học đem đến cho các em sự hứng thú, say mê, phát huy được tính độc lập, sự sáng tạo của các em, bên cạnh đó cũng cung cấp cho học sinh những tri thức chính tả và rèn kĩ năng viết đúng Chính tả cho học sinh Tiểu học.
44
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Trong quá trình dạy học hiện đại, học sinh là nhân tố giữ vai trò quan trọng nhất. Mục đích của dạy học là sự phát triển và lợi ích của các em. Bởi vậy, khi lựa chọn đề tài này, chúng tôi đã gặp khó khăn trong việc tìm ra các biện pháp để rèn kĩ năng chính tả cho học sinh một cách tối ưu nhất. Các phương pháp đổi mới dạy học đã được nhiều nhà sư phạm đề cập tới, song phân môn Chính tả đòi hỏi sự thực hành chứ không thể chỉ nói lí thuyết, như vậy, một hệ thống bài tập cũng vô cùng cần thiết khi rèn kĩ năng cho các em. Qua chương 1, chúng tôi thấy rằng, học sinh Tiểu học thường mắc 4 dạng lỗi chủ yếu là lỗi phụ âm đầu, lỗi vần, lỗi thanh điệu và lỗi trình bày. Từ những suy nghĩ đó, chúng tôi xin đưa ra một hệ thống phương pháp rèn kĩ năng chính tả, đặc biệt có thể sử dụng trong phần Chính tả đoạn bài do nội dung chính tả này thường được quy định rõ ràng về thời gian, nội dung bài viết, cách trình bày, học sinh khi viết phần này cũng mắc lỗi chính tả nhưng chủ yếu là lỗi trình bày (viết hoa, cách dùng dấu câu, dấu nối, chữ xấu, cẩu thả…), còn các lỗi về phụ âm đầu, vần, thanh điệu, học sinh vẫn mắc,chúng tôi hi vọng có thể giải quyết qua hệ thống bài tập bởi nếu được rèn kĩ năng chính tả một cách nhuần nhuyễn qua phần chính tả âm vần thì học sinh sẽ không mắc lỗi khi viết chính tả đoạn bài. Tuy nhiên, chúng tôi muốn đề xuất những lưu ý đối với các nhà giáo dục trước khi rèn kĩ năng Chính tả cho học sinh như sau.
2.1. Lƣu ý trƣớc khi rèn kĩ năng viết Chính tả cho học sinh Tiểu học
Dù cái đích của giáo dục là lợi ích của học sinh, lấy học sinh là trung tâm của quá trình giáo dục thì với học sinh Tiểu học, tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của giáo viên tới kết quả giáo dục là rất lớn. Bởi vậy, chúng tôi mong rằng, trước khi tiến hành rèn kĩ năng chính tả cho học sinh, trước hết giáo viên cần thực sự hiểu rõ học sinh của mình.
45
Thứ nhất, giáo viên cần nắm được các lỗi chính tả mà các em thường mắc, nguyên nhân của các lỗi ấy (do bẩm sinh, do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, do cẩu thả, do không tập trung…), thống kê số lượng học sinh mắc lỗi và số lỗi các em mắc phải, từ đó đưa ra các lỗi chính tả cần sửa ngay, những lỗi có thể dần dần khắc phục theo thời gian. Đồng thời, khi rèn kĩ năng, giáo viên cần hiểu rằng, đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, kết quả có thể cần thời gian mới thể hiện rõ ràng, tránh nhồi nhét, ép buộc, khiến các em càng thêm chán nản, không la mắng khi các em vẫn mắc lỗi, tránh làm tâm lí học sinh căng thẳng.
Thứ hai, giáo viên cần vận dụng các phương pháp và hệ thống bài tập mà chúng tôi đề xuất một cách hợp lí, không nên lặp đi lặp lại các dạng bài tập, luôn sử dụng một phương pháp để giải quyết các vấn đề chính tả, vì bất cứ dạng bài hay phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm riêng, mỗi vấn đề lại thích hợp với một cách giải quyết riêng chứ không có phương pháp toàn vẹn cho mọi việc. Ví dụ, sử dụng dạng bài tập là các trò chơi học tập sẽ thu hút được học sinh, khiến các em hứng thú trong giờ học, nhưng đây cũng là dạng bài dễ gây mất tập trung nhất, giáo viên khó quản lí lớp học nhất và nội dung kiến thức – dù được cung cấp – cũng khó được học sinh quan tâm nếu giáo viên thường xuyên cho chơi trò chơi học tập, các em chỉ quan tâm đến “trò chơi” mà quên mất “học tập”. Thêm vào đó, nó tạo một nếp xấu cho học sinh khi các em không thấy hứng thú với các bài tập khô khan khác mà chỉ muốn chơi trò chơi.
Thứ ba, chúng tôi hi vọng, giáo viên có thể khơi gợi ý muốn được rèn kĩ năng chính tả cho học sinh thay vì áp đặt các em phải làm điều này. Chúng tôi đã dự nhiều giờ học ở trường Tiểu học, trong các tiết đó, các cô giáo tiến hành bài một cách lớp lang, nhịp nhàng, đúng trình tự bài học. Tuy nhiên, học sinh lại chưa thực sự hứng thú với giờ học, các em trả lời câu hỏi, làm bài tập một cách miễn cưỡng, đối phó. Chúng tôi mong rằng, các giáo viên Tiểu học có thể tạo cho các em động lực học tập qua những câu chuyện hay, những bài
46
thơ đẹp, kể những mẩu chuyện cười về ngôn ngữ để các em yêu tiếng Việt, thực sự muốn nói đúng, viết đúng tiếng mẹ đẻ của mình, có như vậy, những đổi mới mà giáo viên đưa ra để rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh mới thực sự có kết quả.
2.2. Sử dụng hệ thống phƣơng pháp dạy học trong Chính tả Đoạn bài
“Phương pháp dạy học là cách thức giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, giúp các em chủ động, tích cực tiếp thu nội dung kiến thức môn học, trên cơ sở đó hình thành cho các em những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng, đáp ứng được mục tiêu dạy học.” [8, tr 47] Từ định nghĩa trên, chúng tôi đã xây dựng các phương pháp dạy học đặc trưng để rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh Tiểu học nhằm rèn kĩ năng không mắc lỗi trình bày (chữ xấu, lỗi viết hoa, dấu câu…):
2.2.1. Phương pháp trực quan
Đây là phương pháp cho học sinh nhìn tận mắt, nghe tận tai những chữ, những âm cần viết. Nhìn tận mắt giúp các em ghi nhận đường nét, cách viết đúng của từng từ. Giáo viên viết từng từ lên bảng hoặc chỉ ra trong sách giáo khoa và bằng sự ghi nhớ của thị giác, các em sẽ nắm được cách viết các từ đó. Còn với sự ghi nhớ bằng thính giác của học sinh, giáo viên cần đọc thật chuẩn các âm, vần tiếng Việt để các em phân biệt rõ ràng các âm, và trên cơ sở dấu ấn âm học, các em sẽ nhớ cách đọc và cách viết gắn với cách đọc đó. Trên cơ sở ấy, các em sẽ viết đúng chính tả.
Đối với học sinh đầu cấp Tiểu học, giáo viên cần triệt để sử dụng phương pháp trực quan. Giáo viên có thể tiến hành phương pháp này bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, giáo viên vừa đọc vừa ghi các từ cần chú ý lên bảng, cho học sinh tập nghe, tập ghi những từ một học sinh khác nói (tất nhiên học sinh đó phải có cách phát âm chính xác), tập nhận xét cách phát âm, cách viết chữ của người khác… Nhìn chung, với học sinh Tiểu học, việc sử dụng phương pháp trực quan sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho các em.
47
Trong phần Chính tả Đoạn bài, chúng tôi nhận thấy có thể sử dụng phương pháp này ở các bước: Hướng dẫn học sinh viết Chính tả và Chấm, chữa lỗi. Thứ nhất, trong bước Hướng dẫn viết, dù là dạng bài Tập chép hay Nghe – viết, giáo viên đều cần giúp học sinh nắm được bài chính tả có những vấn đề chính tả nào cần lưu ý (có mấy câu, mấy dòng? Viết hoa chữ nào? Có những dấu câu gì? Sau dấu câu viết như thế nào? Có từ nào khó đọc, khó viết?...). Hệ thống câu hỏi này sẽ càng chi tiết ở các lớp nhỏ và đơn giản hơn ở các lớp trên, nhưng nhìn chung, chúng đều đưa ra yêu cầu về việc học sinh nhận diện bài chính tả, các vấn đề chính tả trong bài. Như vậy, nếu giáo viên nhận thấy, học sinh thường mắc lỗi về cách trình bày như lỗi viết hoa, lỗi dùng dấu phụ, giáo viên có thể dùng máy chiếu cung cấp mẫu bài viết hoặc viết mẫu lên bảng cho học sinh quan sát (với tiết Tập chép), hoặc đặt câu hỏi về các lỗi học sinh hay mắc, yêu cầu các em quan sát và gạch chân trong SGK những lỗi mình có thể mắc,…
Nếu lỗi chính tả là lỗi phụ âm đầu, vần hoặc thanh điệu, giáo viên có thể viết mẫu cho học sinh quan sát, yêu cầu các em viết từ khó vào bảng con, giáo viên chữa, chấm, yêu cầu học sinh nhận xét. Đó là trực quan về hình ảnh. Đồng thời, giáo viên có thể đọc mẫu từ khó, yêu cầu học sinh đánh vần và đọc lại, học sinh khác lắng nghe và nhận xét. Đó là trực quan về âm thanh.
Ví dụ, trong bài Tập chép: “Ngày hôm qua đâu rồi” thuộc chương trình Tiếng Việt lớp 2, giáo viên có thể cung cấp bài chính tả mẫu để học sinh quan sát. Mẫu có thể là đoạn thơ viết in giống trong SGK để học sinh quan sát, nhận xét cách trình bày. Đồng thời, trong khi giáo viên đọc bài mẫu, các em có thể quan sát mẫu này (thường được in trên giấy khổ lớn và gắn trên bảng), giáo viên đọc hết lần thứ nhất sẽ tiến hành tìm các từ khó. Lúc này giáo viên có thể dùng bút mầu gạch chân các từ cần lưu ý. Việc này sẽ giúp cả lớp cùng