Phương pháp so sánh, đối chiếu

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học (Trang 49)

Phương pháp này được dùng để dạy chính tả với những chữ có nhiều nét gần giống nhau hoặc cách phát âm tương tự nhau. Việc so sánh được tiến hành trên cơ sở của cách viết (hoặc cách phát âm) từ mới với những từ các em đã biết trước đó. Ví dụ, khi đọc các từ có âm dưới đây, giáo viên có thể đọc và giúp học sinh so sánh để thấy sự khác biệt giữa chúng trong cách đọc và cách viết.

- ay/ây - iu/ưu - iêu/ ươu

Khi dùng phương pháp so sánh, giáo viên cần viết và phát âm những từ học sinh dễ lẫn lộn để học sinh nhìn và nghe thấy một cách cụ thể. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với phương pháp trực quan trong dạy học Chính tả.

Trong phần Chính tả Đoạn bài, giáo viên có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu khi tiến hành cho học sinh tìm hiểu bài Chính tả cần viết.

Với dạng bài Tập chép, ở bước Hướng dẫn viết, giáo viên có thể cung cấp các bản mẫu ghi nội dung bài chính tả, dùng máy chiếu vật thể để học sinh quan sát, yêu cầu các em so sánh và nhận xét đúng và sai giữa các bài mẫu (chữ nào viết sai? Sửa như thế nào?). Giáo viên có thể dùng bút màu để gạch chân các lỗi sai (hoặc gọi học sinh lên nhận xét và gạch chân). Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đánh vần từ vừa được sửa, giải nghĩa của từ và yêu cầu học sinh viết bảng, đây cũng là bước tìm từ khó trong bài chính tả. Việc so sánh này sẽ giúp các em ghi nhớ các lỗi dễ mắc trong bài.

Với dạng bài Nghe - viết, giáo viên có thể đọc mẫu bài chính tả, sau đó gọi một học sinh khác trong lớp đọc lại bài, yêu cầu cả lớp lắng nghe và phát hiện những từ nào bạn và cô đọc khác nhau, so sánh và tìm ra cách đọc đúng, từ cách đọc đúng, giáo viên yêu cầu học sinh ghi từ vào bảng con. Nếu có học sinh ghi từ sai, giáo viên có thể cho cả lớp quan sát bảng đúng và bảng sai,

50

yêu cầu học sinh tìm ra cách viết đúng (giáo viên dùng phấn màu chữa bài cho học sinh).

Với dạng bài Nhớ - viết, thường thì không có bước đọc lại nội dung bài mà giáo viên chỉ đưa một vài câu hỏi khái quát nội dung và cách trình bày, nên không có cơ hội để sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, cả dạng bài này và hai dạng vừa nói ở trên đều có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu khi học sinh đã hoàn thành phần Chính tả đoạn bài và giáo viên chấm, chữa một số bài trong lớp. Khi nhận thấy các lỗi mà nhiều bài mắc phải, giáo viên có thể ghi lên bảng lỗi sai và yêu cầu học sinh sửa lại, giải thích lí do để khắc sâu tri thức (việc giải thích chỉ áp dụng với các trường hợp có mẹo, luật chính tả và với đối tượng học sinh từ lớp 3 trở lên, khi các em đã nắm được Chính tả có ý thức thay thì Chính tả vô thức).

Phương pháp này cũng có ưu điểm là cũng cấp tri thức một cách đơn giản, dễ hiểu, tuy nhiên, việc so sánh cần được thực hiện với một từ đã quen thuộc và một từ mới, cả hai từ là từ mới thì việc so sánh ấy sẽ rất ít tác dụng bởi với hai từ đều xa lạ thì học sinh khó nhận biết, khó nhớ và dễ quên. Như vậy, khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần lựa chọn vế so sánh hợp lí, không nên khiên cưỡng.

2.2.3. Phương pháp giải thích

Phương pháp giải thích được sử dụng để khắc sâu sự ghi nhớ của học sinh. Việc giải thích thường tập trung vào mặt nghĩa hoặc nêu quy tắc viết. Ví dụ, giáo viên có thể giải thích sự khác biệt của các từ: tre/che, sinh/ xinh… để học sinh hiểu rõ nghĩa của từ và trên cơ sở đó, các em có thể hình thành cách viết đúng cho mình.

Giáo viên cũng có thể sử dụng mẹo chính tả để giúp học sinh ghi nhớ. Ví dụ, với các phụ âm đầu dễ lẫn như tr/ch, giáo viên giải thích rằng, các từ chỉ mối quan hệ trong gia đình, người Việt thường dùng ch: cha, chú, cháu…, các đồ dùng trong nhà cũng thường dùng ch: chạn, chén, ché, chum… Với cặp phụ âm đầu s/x, giáo viên có thể nói rằng, những từ trong tiếng Việt chỉ

51

tính chất không đẹp, không ngay ngắn thường viết với x: xiên xẹo, xộc xệch,

xiêu vẹo

Trong trường hợp giải nghĩa không giúp học sinh viết đúng chính tả, giáo viên sẽ sử dụng cách giải thích khác: giải thích theo quy tắc của ngôn ngữ. Ví dụ, với trường hợp viết g (gà), gh (ghe), ng (ngà), ngh (nghe)… giáo viên có thể cung câp quy tắc: Viết ngh khi đi với i,e, ê, như nghi ngờ, ngốc

nghếch, … và viết ng khi đi với các nguyên âm còn lại như ngân nga, ngúng

nguẩy

Phương pháp giải thích có thể sử dụng trong bước Hướng dẫn viết của phần Chính tả đoạn bài. Dạng bài Tập chép xuất hiện ở lớp 1, lúc này khả năng tiếp nhận của trẻ còn hạn chế nên phương pháp giải thích còn khó áp dụng, nhưng với dạng bài Nghe – viết và Nhớ - viết (phân bố trong chương trình Chính tả lớp 2 tới lớp 5) thì phương pháp này hoàn toàn có thể sử dụng khi tìm từ khó trong bài chính tả.

Ví dụ:

Trong bài Chính tả Nghe – viết: Người mẹ (Lớp 3, tập 1), mục tiêu bài học đề ra là “Phân biệt: r/d/gi”. Trong nội dung Tỉm hiểu bài, giáo viên có thể đưa các câu hỏi về những âm tiết trong bài chứa r/d/gi, qua đó đưa ra giải thích về cách sử dụng các phụ âm đầu dễ lẫn này. Giáo viên có thể hỏi: “Từ

giành trong bài được viết bằng phụ âm đầu gì? Nếu viết là rànhdành thì

mang nghĩa gì?”. Do tới nay, việc phân biệt các trường hợp sử dụng r/d/gi vẫn dựa nhiều vào cách viết thuộc từng trường hợp cụ thể mà thiếu quy tắc chính tả, giáo viên không thể giải thích giống trường hợp phân biệt c/k/q hay ng/ngh… mà buộc phải giải thích dựa trên nghĩa của từ (rành trong từ rành

rọt, rành rẽ,dành trong từ để dành).

Ngoài ra, phương pháp giải thích còn có thể sử dụng khi yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học.

52 Ví dụ:

Trong bài Chính tả Nghe – viết: Việt Nam thân yêu (Lớp 5, tập 1), mục tiêu bài là “Phân biệt: ngh/ng; c/k”. Với phần Hướng dẫn viết, giáo viên có thể đặt các yêu cầu để học sinh đạt được mục tiêu này như: “Tìm trong đoạn thơ những tiếng có phụ âm đầu viết là c, những tiếng có phụ âm đầu viết là

k?” hay “Nhắc lại quy tắc viết tiếng có phụ âm đầu là ng, có phụ âm đầu là

ngh?”. Thay vì hình thành kiến thức mới thông qua việc giải thích của giáo viên, thầy cô có thể yêu cầu học sinh nhắc lại những quy tắc, mẹo, luật chính tả đã học có liên quan tới bài. Thêm vào đó, trong phần Chấm, chữa bài, giáo viên có thể cung cấp các lỗi mà học sinh mắc trong bài viết, yêu cầu lớp nhận xét và chỉ ra cách viết đúng, qua đó giải thích lí do vì sao viết như vậy.

Phương pháp giải thích có ưu điểm là cung cấp kiến thức một cách có lí do, học sinh ghi nhớ chính tả có ý thức thay vì mặc định như phương pháp trực quan. Tuy nhiên, phương pháp này khó có hiệu quả khi giáo viên không biết cách giải thích ngắn gọn, xúc tích, không lấy được các ví dụ điển hình cho trường hợp chính tả. Phương pháp này cũng đòi hỏi học sinh có một vốn hiểu biết nhất định về ngôn ngữ, tập trung chú ý nghe giáo viên giảng bài và có sự ghi nhớ tốt.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)