Đây là loại bài tập đặt học sinh trước một mâu thuẫn với nhiều phương án giải quyết khác nhau, các em phải tìm tòi, lựa chọn đưa ra được phương án tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn đó. Trong phân môn Chính tả, bài tập trắc nghiệm có tác dụng giúp học sinh phân biệt được các phụ âm, vần, thanh điệu dễ lẫn lộn, đồng thời qua việc thực hiện các bài tập này các em có thể nắm vững được cấu tạo âm tiết tiếng Việt, hiểu được nghĩa của một số từ. Loại bài tập này thường có các kiểu sau: bài tập điền từ, lựa chọn, nối ghép,…
2.3.1.1. Bài tập điền từ
Đây là loại bài tập mà người ta đưa ra một số từ, câu hay một đoạn văn trong đó có một số tiếng chứa các âm, vần dễ lẫn hoặc một số âm, vần dễ lẫn được thay bằng đấu “…” hoặc ô trống và yêu cầu học sinh tìm các tiếng hay âm, vần thích hợp điền vào để được các từ, câu, đoạn văn đúng. Để thực hiện bài tập này học sinh phải có kiến thức cơ bản về ngữ âm, các em phải đọc để hiểu nghĩa của từ có chứa đơn vị cần điền. Việc sử dụng loại bài tập này giúp cho các em phân biệt được các âm, vần dễ lẫn lộn khi viết. Ngoài ra ở loại bài tập này người ta cũng đưa ra các tiếng không dấu yêu cầu học sinh điền các dấu thanh vào cho phù hợp.
Bài tập minh hoạ:
Bài tập 1. Điền chữ a) c hay k? …á vàng thước …ẻ b) g hay gh? bàn …ế nhà …a (Tiếng Việt 1 – tập 2) Bài tâp 2.
55 Dung …ăng …ung …ẻ …ắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà …ời Lạy cậu, lạy mợ Cho cháu về quê Cho …ê đi học.
b) Điền vào chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã? Làng tôi có luy tre xanh
Có sông Tô Lịch chay quanh xóm làng Trên bờ vai, nhan hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
(Tiếng Việt 2 – tập 1)
Bài tập 3. Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống a) – (xấu, sấu): cây … , chữ …
- (sẻ, xẻ): san … , … gỗ - ( sắn, xắn): … tay áo, củ …
b) – ( căn, căng): kiêu … , … dặn - ( nhằn, nhằng): nhọc … , lằng … - ( vắn, vắng): … mặt, … tắt
(Tiếng Việt 3 – tập 1)
Bài tập 4. Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống a) Những tiếng có âm đầu là tr hay ch
Nhà phê bình và truyện của vua
Một ông vua tự là mình có văn tài nên rất hay viết truyện. của vua rất nhạt nhẽo nhưng vì sợ vua nên ai dám bai. Chỉ có một nhà phê bình dám nói sự thật. Vua tức giận tống ông vào ngục.
Thời gian sau, vua lại tự do cho nhà phê bình, mời ông đến dự tiệc, thưởng thức sáng tác mới. Khi vua yêu cầu nhà phê bình nêu nhận xét, ông bước nhanh về phía mấy người lính canh và nói:
56
- Xin hãy đưa tôi lại nhà giam!
b) Những tiếng có thanh hỏi hay thanh ngã
Lịch sử bấy giờ ngắn hơn
Thấy điểm kết môn lịch của cháu quá thấp, ông :
- Ngày ông đi học, ông toàn được 9, điểm 10 môn Lịch sử. Thế mà bây giờ điểm môn Lịch sử của cháu được có 5. Cháu suy sao đây?
Cháu đáp:
- Nhưng thời ông đi học thì lịch sử ngắn hơn bây giờ ạ.
(Tiếng Việt 5 – tập 1)
Bài tập 5. Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào chổ trống
a) tr ch
cây tre che nắng
buổi trưa … ăn
ông … chăng dây
con trâu … báu
nước … chong chóng
b) thanh hỏi thanh ngã
mở cửa thịt mỡ
ngả mũ … ba
… ngơi suy nghĩ
đổ rác … xanh
… cá vẫy tay
Bài tập 6. Tìm một vần có thể điền vào cả ba chỗ trống dƣới đây Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nh… Mải mê đuổi một con d… Củ khoai nướng để cả ch… thành tro.
57
Bài tập 7. Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống
trong các thành ngữ, tục ngữ dƣới đây
- Cầu được, … thấy. - Năm nắng, … mưa. - … chảy, đá mòn.
- … thử vàng, gian nan thử sức.
(Tiếng Việt 5 – tập 1)
Bài tập 8. a) Điền vào chỗ trống s hay x và giải câu đố sau Nhà …anh lại đóng đố …anh
Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong.
( là bánh gì?)
b) Điền vào chỗ trống o hay ô và giải câu đố sau Lòng chảo mà chẳng nấu, kho
Lại có đàn bò gặm cỏ ở tr…ng.
Chảo gì mà r…ng mênh m…ng Giữa hai sườn núi, cánh đ…ng cò bay?
( là gì?)
(Tiếng Viết 3 – tập 2)
Bài tập 9. Em chọn những tiếng nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống và giải câu đố
- (dì/ gì, rẻo/ dẻo, ra/ da, duyên/ ruyên) Cây … gai mọc đầy mình Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên
Vừa thanh, vừa … , lại bền Làm … bàn ghế, đẹp … bao người?
( là cây gì?)
- (gì/ rì, díu dan/ ríu ran)
Cây … hoa đỏ như son Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền
58
Tháng ba dàn sáo huyên thuyên … đến đậu đầy trên các cành?
( là cây gì?)
(Tiếng Việt 3 – tập 1)
Loại bài tập điền từ được sử dụng trong quá trình dạy học Chính tả khi giới thiệu bài hoặc trong quá trình phát triển bài dạy sẽ có hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh tiểu học. Giáo viên có thể đưa một bài tập bất kỳ cho học sinh thực hiện. Qua đó để giáo viên giới thiệu về nội dung của bài mới. Hay trong quá trình dạy bài mới giáo viên có thể đưa bài tập điền từ để giúp học sinh có hứng thú trong quá trình học tập và qua việc thực hiện bài tập thì học sinh sẽ có được kiến thức của bài học. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng bài tập điền từ để kiểm tra bài cũ cho học sinh.
Khi giải quyết các bài tập này, giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan hoặc so sánh, đối chiếu sẽ mang lại những hiệu quả tốt khi dạy những hiện tượng chính tả khó giải thích (do khả năng tri nhận của học sinh hoặc trường hợp chính tả không có mẹo, luật hoặc do đối tượng học sinh còn ở lớp nhỏ, khả năng tiếp nhận còn hạn chế). Ví dụ như bài tập 1 và 2, được dạy cho học sinh lớp 2, nếu giải thích rằng đó là luật chính tả, khi đi với i, e, ê, iê thì “gờ” viết là “ghi”, còn khi đi với các âm còn lại thì viết là “g” thì học sinh sẽ không nắm được (dù trong phân môn Học vần, giáo viên đã cung cấp nhưng học sinh cũng khó nhớ lí thuyết ngay). Thay vào đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm bài, sau đó, trong quá trình chữa, giáo viên gạch chân các âm chính mà phụ âm đó đi kèm:
Bàn ghế Thước kẻ
Cá vàng Nhà ga
Yêu cầu học sinh so sánh cách đọc “g” và “gh”, các âm mà nó đi cùng rồi rút ra kết luận.
Như vậy, tuỳ vào đặc điểm của từng bài học cũng như phương pháp, cách thức tổ chức của từng giáo viên để sử dụng bài tập điền từ. Nếu sử dụng
59
bài tập điền từ phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với từng bài học sẽ giúp cho giờ dạy đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu như giáo viên quá lạm dụng loại bài tập này hoặc sử dụng không đúng lúc sẽ có tác dụng ngược lại, làm cho tiết dạy không đạt đúng mục đích, yêu cầu đề ra.
2.3.1.2. Bài tập lựa chọn
Đây là loại bài tập trắc nghiệm mà người giáo viên đã cho sẵn các phương án đòi hỏi học sinh đứng trước sự lựa chọn giữa các phương án để chọn ra một phương án phù hợp nhất. Để thực thiện loại bài tập này học sinh phải tìm hiểu nghĩa của từ, xét nó trong từng văn cảnh cụ thể, các em có thể lần lượt thay thế các phương án và từ đó xác định được phương án trả lời phù hợp hơn cả. Loại bài tập này giúp học sinh phân biệt được các âm, vần, thanh dễ lẫn lộn, nắm được một số quy tắc chính tả. Đồng thời qua việc thực hiện bài tập các em nắm rõ hơn nghĩa của từ, cách sử dụng, lựa chọn từ thích hợp trong từng văn cảnh.
Bài tập minh hoạ
Bài tập 1. Chọn các tiếng cho trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn
a) Băng trôi
(Núi/ Lúi) băng trôi (lớn/ nớn) nhất trôi khỏi (Lam/ Nam) cực vào (lăm/
năm) 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31000 ki-lô-mét vuông. Núi băng (này/
lày) lớn bằng nước Bỉ.
(Theo Trần Hoàng Hà)
b) Sa mạc đen
(Ở/ Ỡ) nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này (củng/
cũng) màu đen. Khi bước vào sa mạc người ta có (cảm/ cãm) giác biến thành màu đen và (cả/ cã) thế giới đều màu đen.
(Theo Trần Hoàng Hà) (Tiếng Việt 4 – tập 2)
60
Bài tập 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn dƣới đây:
Con người là (sinh/ xinh) vật kì diệu nhất trên trái đất. Họ (biếc/ biết) trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khám phá những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chinh phục đại dương, chinh phục khoảng không vũ trụ bao la. Họ còn (biết/ biếc) làm thơ, vẽ tranh, (sáng/ xáng) tác âm nhạc, tạo ra những công trình kiến trúc (tuyệc/ tuyệt) mĩ,… Họ đã làm cho trái đất trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Con người (sứng/ xứng) đáng được gọi là “hoa của đất”.
(Tiếng Việt 4 – tập 2)
Bài tập 3. Sắp xếp các từ sau đây thành hai cột (từ ngữ viết đúng chính tả,
từ ngữ viết sai chính tả)
a) sắp sếp, sáng sủa, sản sinh, tinh sảo, bổ sung, sinh động.
b) Thân thiếc, thời tiết, công việc, nhiệt tình, chiết cành, mải miếc.
Từ ngữ viết đúng chính tả Từ ngữ viết sai chính tả
M: sáng sủa, thời tiết M: sắp sếp, thân thiếc
Với dạng bài này, giáo viên có thể dùng phương pháp giải thích để xử lí bài tập. Ví dụ, với phần a bài 2, cặp từ “sinh/xinh”, giáo viên có thể giải thích rằng, tiếng “sinh” đi kèm với tiếng khác tạo thành các từ mang nghĩa liên quan tới con người hoặc các loại động vật, sau đó yêu cầu học sinh tìm các từ chứa tiếng “sinh” mang nét nghĩa trên (sinh viên, sinh động, sinh hoạt,…) , tương tự, tiếng “xinh” đi kèm với tiếng khác để tạo từ mang nét nghĩa chỉ vẻ ngoài (xinh xinh, xinh xắn, xinh xẻo…). Giáo viên cũng có thể dùng phương pháp so sánh nếu học sinh đã biết của một trong hai từ.
Với loại bài tập trắc nghiệm lựa chọn này, giáo viên có thể sử dụng trong quá trình phát triển nội dung bài dạy để hình thành cho học sinh kiến
61
thức cần đạt được. Nếu sử dụng bài tập lựa chọn phù hợp trong quá trình dạy học sẽ đem lại hiệu quả cao cho giờ học. Tuy nhiên không phải lúc nào, bài học nào cũng phải sử dụng loại bài tập này. Vì như thế sẽ gây nên sự nhàm chán cho học sinh. Đồng thời nếu sử dụng không đúng mục đích của bài tập thì giờ học sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
2.2.1.3. Bài tập nối ghép
Đây là một loại bài tập thuộc kiểu bài tập trắc nghiệm. Trong từng bài tập người ta sẽ đưa ra các dữ liệu, học sinh sẽ lựa chọn các yếu tố hay các ý để nối với nhau, các từ ngữ ở từng ô, từng cột với nhau cho phù hợp. Ngoài ra ở dạng này có những bài tập người ta cho sẵn âm và vần yêu cầu học sinh ghép lại thành tiếng có nghĩa. Để thực hiện được loại bài tập này đòi hỏi học sinh phải dùng đến kiến thức ngữ âm của mình, hiểu được nghĩa của từ, tiếng. Mục đích của loại bài tập này giúp học sinh biết nắm được các tiếng có nghĩa, tiếng không có nghĩa từ đó rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh.
Bài tập minh hoạ:
Bài tập 1. Tìm tiếng có nghĩa
a) Các âm đầu tr/ ch có thể ghép với những vần nào ở bên phải để tạo
thành tiếng có nghĩa? đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được.
tr ch ai am an âu ăng ân
62
b) Các vần ết, ếch có thể ghép với những âm đầu nào ở bên trái để tạo
thành các tiếng có nghĩa? Đặt một câu với một trong những tiếng vừa tìm được.
Bài tập 2. Tìm những tiếng có nghĩa tƣơng ứng với mỗi ô trống dƣới đây
(Tiếng Việt 4 – tập 2)
Bài tập 3. Tìm những tiếng có nghĩa ứng với mỗi ô trống dƣới đây
A Ong ông ưa
r d gi
M: ra (ra lệnh, ra vào, ra mắt) M: da (da thịt, da trời, giả da) M: gia (gia đình, tham gia)
a am an ang Tr M: trà, trả (lời) Ch êt êch b ch d h k t
63
(Tiếng Việt 4 – tập 2)
Khi giáo viên cần cung cấp cho học sinh về các tiếng có nghĩa, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện loại bài tập nối ghép. Qua việc thực hiện các bài tập này học sinh sẽ dần dần nhớ được cách viết một số tiếng dễ lẫn lộn giữa các âm, vần mà không có quy tắc chính tả để dạy cho các em. Chẳng hạn như khi nào viết d khi nào viết gi? Cùng một cách phát âm là za nhưng khi đọc là za đình thì viết là gia đình còn khi đọc là za thịt thì lại viết là da thịt. Loại bài tập này nếu được sử dụng thường xuyên, phù hợp với đặc điểm của bài học thì sẽ đem lại hiệu quả cao cho giờ dạy. Nhưng không phải vì thế mà nhất thiết lúc nào cũng phải tổ chức loại bài tập này cho học sinh mà cần có sự phối hợp với các loại bài tập khác để dạy cho học sinh các quy tắc chính tả để từ đó nâng cao kỹ năng viết chính tả cho các em.