Bài tập dùng để tổ chức trò chơi

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học (Trang 73)

Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh vận dụng những hiểu biết, các kiến thức của mình để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Trong quá trình học tập học sinh thường cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi với bài tập này giáo viên sẽ lôi cuốn được tất cả học sinh tích cực thực hiện, gây được hứng thú học tập và giải toả được những căng thẳng trong quá trình học tập của các em. Không những thế, qua trò chơi học sinh tích luỹ được tri thức, đặc biệt các em được mở rộng thêm vốn từ ngữ, hiểu và nắm được nghĩa của các từ, đồng thời rèn luyện cho học sinh khả năng hợp tác khi tham gia trò chơi. Loại bài tập này cần dùng phương phương giải thích là chủ yếu bởi ngay từ khi bắt đầu, giáo viên đã cần giải thích rõ yêu cầu của trò chơi, dù học sinh tìm ra đáp án hay không thì giáo viên vẫn cần cung cấp kiến thức về đáp án qua việc giải thích (nghĩa của từ, nghĩa của sự vật ẩn sau câu đố, vì sao lại đố như vậy về sự vật, hiện tượng ấy…)

Bài tập minh hoạ:

Bài tập 1. Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g hoặc gh M: ghi, gà

(Tiếng Việt 2 – tập 1)

Bài tập 2. Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng a) Chỉ khác nhau ở âm đầu l hoặc n.

74 b) Chỉ khác nhau ở vần it hoặc ich. M: thịt gà - thình thịch

(Tiếng Việt 2 – tập 2) Bài tập 3. Thi tìm nhanh các tiếng

a) Bắt đầu bằng s hoặc x

b) Có thanh hỏi hoặc thanh ngã. (Tiếng Việt 2 – tập 1) Bài tập 4.

a) Thi tìm các từ ngữ chỉ loài vật:

- Có tiếng bắt đầu bằng ch. M: chào mào - Có tiếng bắt đầu bằng tr. M: trâu b) Thi tìm những từ ngữ chỉ vật hay việc - Có tiếng chứa vần uôt. M: tuốt lúa - Có tiếng chứa vần uôc. M: cái cuốc

(Tiếng Việt 2 – tập 2) Bài tập 5.

a) Thi tìm những tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr và đặt câu với những tiếng đó.

M: trường Em đến trường.

b) Thi tìm những tiếng có vần “uôc” hoặc “uôt” và đặt câu với những tiếng đó.

M: cuốc Ba cuốc đất.

(Tiếng Việt 2 – tập 2) Bài tập 6. Thi đặt câu nhanh.

a) Với từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch. b) Với từ chứa tiếng có vần êt hoặc êch.

(Tiếng Việt 3 – tập1) Bài tập 7. Thi đọc, viết đúng và nhanh:

75

b) Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, vẻ mặt buồn bã, xót thương. (Tiếng Việt 3 – tập 1)

Bài tập 8. Thi tìm nhanh

a) Những tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch chỉ các loài cây. M: chè, trám

b) Những từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã chỉ các đồ dùng M: tủ, đũa

(Tiếng Việt 2 – tập 2) Bài tập 9. Thi tìm nhanh, viết đúng

a) – Từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s. M: sông, chim sẻ,…

- Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x. M: xào nấu, xanh xao,…

b) – Từ ngữ có tiếng vần ươn. M: vườn, tàu lượn,…

- Từ ngữ có tiếng mang vần ương. M: đường, vương vấn,…

(Tiếng Việt 3 – tập1) Bài tập 10. Thi tìm nhanh:

a) – Các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s M: sung sướng,…

- Các từ gôm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng x. M: xôn xao

b) – Các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi M: đủng đỉnh

- Các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh ngã. M: rỗi rãi

76 Bài tập 11. Thi tìm nhanh

a) Các từ láy âm đầu l M: long lanh

b) Các từ láy vần có âm cuối ng. M: lóng ngóng

(Tiếng Việt 5 – tập 1) Bài tập 12. Thi tìm các tính từ

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x. M: sung sướng, xấu

b) Chứa tiếng có vần âc hoặc ât M: lấc láo, chân thật

(Tiếng Việt 4 – tập 1) Bài tập 13. Viết lời giải các câu đố sau:

a) – Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng.

(là con gì?)

- Sông không đến, bến không vào

Lơ lững giữa trời làm sao có nước.

(là quả gì?)

- Vừa bằng cái nong

Cả làng đong chẳng hết.

(là cái gì?)

b) – Con gì nhảy nhót leo trèo

Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò.

(là con gì?)

- Trong nhà có bà hay quét.

(là cài gì?)

- Tên em không thiếu chẳng thừa

Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh.

77 (Tiếng Việt 3 – tập 1)

Bài tập dùng để tổ chức trò chơi là loại bài tập được sử dụng khá phổ biến trong các giờ học Chính tả ở tiểu học. Loại bài tập này thường được sử dụng để tổ chức cho học sinh vào giữa hoặc cuối tiết học lôi cuốn học sinh tham gia vào hoạt động học tập, giải toả căng thẳng trong quá trình học tập của học sinh. Bài tập trò chơi có rất nhiều dạng, mỗi dạng bài tập có một tác dụng riêng.

Các bài tập có tác dụng củng cố cho học sinh các quy tắc viết chính tả, rèn luyện cho các em sự nhanh nhạy trong quá trình viết chính tả, rèn luyện các kỹ năng hỗ trợ cho quá trình viết chính tả như nghe, đọc. Từ đó giúp các em viết thông, viết thạo các từ ngữ theo đúng chính tả. Hay nói cách khác là hình thành cho học sinh kỹ xảo chính tả. Còn loại bài tập giải câu đố, thường đó là những câu đố có câu trả lời chứa hiện tượng chính tả mà học sinh cần học. Loại bài tập này rèn luyện cho học sinh tư duy lô gíc, đòi hỏi các em phải có nhiều hiểu biết trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Bài tập dạng giải câu đố có thể tổ chức cho học sinh theo hình thức trò chơi sẽ gây được hứng thú học tập cho các em.

78

Kết luận chƣơng 2:

Trong chương này, chúng tôi đã đưa ra ba phương pháp đặc trưng của phân môn Chính tả ở Tiểu học: trực quan, so sánh – đối chiếu và giải thích. Mỗi phương pháp lại có một ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với các lứa tuổi và mức độ nhận thức khác nhau của học sinh, phù hợp với các dạng bài tập trong phần Chính tả âm vần cũng như có thể sử dụng trong phần Chính tả đoạn bài. Các phương pháp này có thể cùng được sử dụng để giải quyết các tình huống chính tả, chúng hỗ trợ nhau và không tạo ra mâu thuẫn trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, do tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là thực hành nên chúng tôi đề xuất một hệ thống bài tập mà giáo viên có thể dùng để xây dựng các bài tập bổ sung hoặc thay thế để phù hợp với điều kiện cụ thể tại lớp của mình.

Tuy nhiên, các phương pháp trên nói riêng và các phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung, cùng với các dạng bài tập mà chúng tôi đã khái quát ở trên đều đòi hỏi sự quan tâm, tìm hiểu và có ý thức sử dụng của giáo viên, đồng thời yêu cầu người dạy phải có vốn kiến thức phong phú, kĩ năng lên lớp nhuần nhuyễn, thuần thục. Nếu áp dụng được, các phương pháp và bài tập trên sẽ khiến bài dạy trở nên hấp dẫn, thú vị, thu hút được học sinh, cung cấp tri thức và rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh một cách hiệu quả.

79

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Khái quát về thực nghiệm sƣ phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Sau khi xây dựng được hệ thống phương pháp và bài tập trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm, đánh giá khả năng tiếp nhận, khả năng giải đáp hệ thống các bài tập của học sinh Tiểu học trong các giờ học Chính tả khi giáo viên sử dụng các phương pháp trên, qua đó đánh giá được hiệu quả của các biện pháp mà chúng tôi đã đề ra đối với việc rèn kĩ năng cho học sinh Tiểu học. Cuối giờ học, chúng tôi tiến hành đối chiếu kết quả tiếp thu kiến thức và phần bài làm của học sinh các lớp thực nghiệm với học sinh các lớp đối chứng, phân tích những điểm tương đồng và khác biệt của các kết quả trên nhằm giúp chúng tôi có thêm cơ sở để khẳng định về khả năng thực thi và hiệu quả dạy học của hệ thống phương pháp mà chúng tôi đưa ra.

Thông qua thực nghiệm và những kết quả phân tích, chúng tôi hi vọng có thể bổ sung, điều chỉnh các vấn đề lý luận làm cho quá trình dạy học hợp lý hơn.

3.1.2. Nội dung thực nghiệm

Trên cơ sở chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt mới ở Tiểu học chúng tôi chọn hai hệ thống bài dạy thuộc phân môn Chính tả, cụ thể là:

Lớp 4, tuần 22.

Chính tả: Nghe – viết: Sầu riêng Phân biệt l/ n, ut/ uc

(Tiếng Việt 4 – tập 2) Lớp 3, tuần 23.

Chính tả: Nghe – viết: Một nhà thông thái Phân biệt r/d/gi hoặc ươt/ươc

80

(Tiếng việt 3 – tập 2)

3.1.3. Đối tượng thực nghiệm

Để thu được số liệu đáng tin cậy, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường tiểu học Trung Tự – thành phố Hà Nội với hai khối lớp:

Khối 3: Lớp 3B: Lớp thực nghiệm - Sỹ số: 45 học sinh Lớp 3G: Lớp đối chứng - Sỹ số: 45 học sinh Khối 4: Lớp 4A: Lớp thực nghiệm - Sỹ số: 52 học sinh Lớp 4B: Lớp đối chứng - Sỹ số: 53 học sinh

Trình độ ban đầu của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương đương nhau (qua sổ điểm và nhận xét của giáo viên đứng lớp). Qua trao đổi với giáo viên dạy Tiếng Việt, chúng tôi được biết, học sinh hai lớp có mức học lực phân bố từ Giỏi tới Trung Bình Khá, các em lớp 3 thường mức lỗi trình bày, một số em còn mắc lỗi phụ âm đầu. Các em lớp 4 vẫn còn mắc lỗi trình bày. Còn lại, đa số các em đều viết Chính tả khá tốt.

Thời gian thực nghiệm: từ ngày 17/2/2014 đến 28/2/2014 (học kì 2 năm học 2013 – 2014).

3.1.4. Kế hoạch thực nghiệm

Để đảm bảo kết quả thực nghiệm tương ứng với mục đích, phương hướng thực nghiệm đã đề ra, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm như sau:

Ngày 10/2/2014: Tổ chức kiểm tra trình độ ban đầu của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Ngày 15/2/2014: Soạn xong giáo án có vận dụng các phương pháp dạy học đã đề xuất và sử dụng một số bài tập thay thế bài trong SGK ở bài Chính tả đã chọn.

Ngày 17/2 đến 22/2/2014: Triển khai giảng dạy thực nghiệm theo giáo án đã biên soạn và triển khai giảng dạy ở lớp đối chứng theo phương pháp truyền thống. Kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau khi dạy các bài tập thực nghiệm và kiểm tra kết quả học tập của học sinh lớp đối chứng.

81

Ngày 23/2 đến 28/2/2014: Xử lý các kết quả kiểm tra về mặt định lượng và định tính nhằm so sánh hiệu quả của hai phương pháp dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, từ đó rút ra kết luận về hiệu quả của các phương pháp đã đề ra trong dạy học Chính tả cho học sinh tiểu học.

3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.2.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau tiết dạy thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành một bài kiểm tra ngắn (10 phút) để đánh giá kết quả tiếp nhận tri thức trong giờ học của học sinh, đồng thời đánh giá kĩ năng viết chính tả của các em. Chúng tôi cho rằng, mặc dù kĩ năng nên được dành giá qua một quá trình lâu dài, nhưng đứng từ góc độ hứng thú với bài học, các em học sinh cũng một phần phản ánh được, kĩ năng của các em đang và sẽ được phát huy theo hướng nào. Chúng tôi xin đưa ra tiêu chí đánh giá như sau:

Kết quả lĩnh hội tri thức: Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh (bằng

điểm số) đánh giá theo thang điểm 10 qua bài kiểm tra ngắn của học sinh (tiến hành sau khi giờ học kết thúc). Kết quả điểm số được chia làm 4 loại: Giỏi (9 – 10 điểm), Khá (7 – 8 điểm), Trung bình (5 – 6 điểm), Yếu (1 – 4 điểm).

Kỹ năng viết chính tả của học sinh: Thể hiện ở các mức độ hành động

của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức và phát triển kỹ năng viết chính tả của các em. Cụ thể ở các mức độ sau:

Mức độ 1: Tích cực tham gia vào việc giải quyết vấn đề, suy nghĩ, tìm tòi để khám phá ra tri thức; kỹ năng viết được sử dụng thành thạo đưa lại hiệu quả học tập và giao tiếp cao.

Mức độ 2: Có tham gia vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhưng ít đưa ra ý kiến của mình; kỹ năng viết chính tả được rèn luyện tuy nhiên vẫn còn hạn chế.

Mức độ 3: Tham gia vào quá trình học tập một cách thụ động theo yêu cầu, không trao đổi, thảo luận với bạn; việc rèn luyện kỹ năng còn hạn chế.

82

Mức độ 4: Không tham gia vào hoạt động học tập, làm việc riêng; việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả chưa có hiệu quả.

Tương ứng với 4 mức độ là 4 mức đánh giá về mặt kỹ năng giỏi, khá, trung bình, yếu của học sinh.

3.2.2. Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm

3.2.2.1. Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh

Để kiểm tra tính hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học Chính tả, chúng tôi cho học sinh làm kiểm tra ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Để xử lý kết quả thực nghiệm chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học gồm các thông số sau:

Điểm trung bình X được tính theo công thức sau:

X = N nixi k i  1

Trong đó ni là tần số xuất hiện điểm xi. N là tổng số học sinh.

Kết quả thu được như sau:

* Bài 1: Chính tả: Nghe – viết: Sầu riêng Phân biệt l/ n, ut/ uc

Bảng 3.1. Bảng tỉ lệ phần trăm điểm số lớp ĐC và TN (Lớp 4)

Lớp đối chứng (4A) Lớp thực nghiệm (4B) Số lượng học sinh Tỉ lệ % Số lượng Học sinh Tỉ lệ % Giỏi 13 25,0 17 32,07 Khá 25 48,07 26 49,04 Trung bình 12 23,07 9 16,98 Yếu 2 3,84 1 1,88 Tổng 52 100 53 100

83

Bảng 3.2. Bảng điểm số (xi) và tần số xuất hiện (ni)(Lớp 4)

Lớp đối chứng (4A) Lớp thực nghiệm (4B) Điểm (xi) Tần số xuất hiện điểm (ni) Tổng điểm (xi ni) Tần số xuất hiện điểm (ni) Tổng điểm (ni x) 10 3 30 9 90 9 10 90 8 72 8 13 104 17 136 7 12 84 9 63 6 5 30 8 48 5 7 35 1 5 4 1 4 1 4 3 1 3 0 0 2 0 0 0 0 1 0 0 0 0 Tổng 52 380 53 418

Bảng 3.3. Điểm trung bình giữa hai lớp 4

Điểm trung bình (X) Đối chứng 7,3

Thực nghiệm 7,9

Như vậy thông qua các bảng trên ta thấy thực nghiệm có kết quả cao hơn đối chứng. Tỉ lệ điểm trung bình lớp thực nghiệm là 7,9, còn lớp đối chứng chỉ đạt 7,3. Sự chênh lệch không quá nhiều nhưng cũng là một kết quả đáng ghi nhận. Khi xem xét tỉ lệ điểm Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu giữa hai lớp, chúng tôi nhận thấy sự cách biệt lớn hơn khi số học sinh đạt điểm Khá, Giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn và số học sinh Yếu ít hơn rõ rệt.

84

*Bài 2: Chính tả: Nghe – viết: Một nhà thông thái Phân biệt r/d/gi hoặc ươt/ươc

(Tiếng việt 3 – tập 2) Bảng 3.4. Bảng tỉ lệ phần trăm lớp TN và ĐC (lớp 3) Lớp đối chứng (3B) Lớp thực nghiệm (3G) Số lượng học sinh Tỉ lệ % Số lượng học sinh Tỉ lệ % Giỏi 10 22,2 15 33,3 Khá 15 33,3 20 44,4 Trung bình 16 35,6 9 20 Yếu 4 15,6 1 6,7 Tổng 45 100 45 100

Bảng 3.5. Bảng điểm số (xi) và tần số xuất hiện điểm số (ni) (Lớp 3)

Lớp dối chứng (3D) Lớp thực nghiệm (3C) Điểm (xi) Tần số xuất hiện điểm (ni) Tổng điểm (ni xi) Tần số xuất hiện điểm (ni) Tổng điểm (ni xi) 10 5 50 9 90 9 5 45 6 54 8 7 56 11 88 7 8 56 9 63 6 8 48 6 36 5 8 40 3 15 4 3 12 1 4 3 1 3 0 0 Tổng 45 310 45 350

85

Bảng 3.6. Bảng điểm trung bình lớp 3

Như vậy thông qua các bảng trên ta thấy thực nghiệm có kết quả cao

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)