Bài tập tình huống

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học (Trang 63)

Bài tập tình huống là việc đưa ra những yêu cầu đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng những điều đã học, biết tìm tòi khám phá để giải quyết vấn đề gặp phải. Hay nói một cách khác bài tập tình huống là bài toán có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Mâu thuẫn này phải có tác dụng kích thích được tính tích cực cho học sinh, học sinh chấp nhận nó như một nhu cầu có khả năng giải quyết được hoặc dưới sự hướng dẫn của giáo viên để giải quyết được.

Trong dạy học Chính tả ở tiểu học, bài tập tình huống có tác dụng định hướng cho học sinh tự khám phá ra tri thức của bài học. Để giải quyết được các bài tập này đòi hỏi học sinh phải vận dụng các tri thức đã có và tìm hiểu, khám phá các mâu thuẫn nhận thức mà bài tập đưa ra. Từ các bài tập tình huống trong dạy học Chính tả sẽ hình thành cho học sinh các quy tắc chính tả từ đó rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho các em, phát triển khả năng tư duy, làm giàu vốn kiến thức và kinh nghiệm của các em. Với loại bài tập này có thể chia ra thành các loại bài tập nhỏ hơn.

64

2.3.2.1. Bài tập tình huống phát hiện

Đây là loại bài tập tình huống đặt học sinh trước một vấn đề, yêu cầu học sinh tìm ra nội dung của vấn đề. Trong dạy học Chính tả ở Tiểu học, đó là việc phát hiện ra cái chuẩn để có kỹ năng sử dụng. Thường thì loại bài tập này thường yêu cầu hoc sinh phát hiện ra hiện tượng chính tả trong các hiện tương xung quanh nó. Qua việc thực hiện bài tập này giúp cho học sinh nắm được các lỗi chính tả mình thường mắc và cách sửa lỗi chính tả, phát hiện ra những hiện tượng chính tả.

Bài tập minh hoạ:

Bài tập 1. Tìm và sửa lỗi ở những từ sau, đọc lên cho đúng

chú ý truyền tin chở hàng

chú mưa truyền cành chở về

số chẳn chăm chĩ mệt mỏi

số lẻ lõng lẻo buồn bả

(Tiếng Việt 2 – tập 2) Bài tập 2. Tìm trong bài thơ “Mẹ”

a) Những tiếng bắt đầu bằng r, bằng gi. b) Những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.

(Tiếng Việt 2 – tập 1)

Bài tập 3. Phân biệt cách viết các chữ in đậm trong câu a) Hoà dỗ em đội mũ đi ăn giỗ ông ngoại.

Chúng tôi lênh đênh trên dòng sông ròng rã ba ngày. b) Chúng tôi viết những vần thơ về vầng trăng quê hương. Dân làng dâng lên nhà vua nhiều của ngon vật lạ.

(Tiếng Việt 2 – tập 1) Bài tập 4. Tìm trong Chuyện bốn mùa:

a) 2 chữ bắt đầu bằng l, 2 chữ bắt đầu bằng n. b) 2 chữ có dấu hỏi, 2 chữ có dấu ngã.

65

Bài tập 5. Tìm trong đoạn tả cảnh rừng khuya dƣới đây những tiếng có chứa “yê” hoặc “ya”.

Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. Màn đêm dần bao trùm mỗi lúc một dày đặc trên những ngọn cây. Gió bắt đầu nổi lên. Rừng khuya xào xạc như thì thào kể những truyền thuyết tự nhiên xưa. Tôi cố căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm thăm thẳm với hy vọng tìm thấy một đốm lửa báo hiệu có một bản làng bình yên phía xa đang chờ đón.

(Tiếng Việt 5 – tập 1)

Bài tập 6. Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em. Ghi các lỗi

và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả.

M: Lỗi nhầm lẫn x/ s

Viết sai viết đúng

Xắp lên xe sắp lên xe

Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi/ dấu ngã

Viết sai viết đúng

tưỡng tượng tưởng tượng

(Tiếng Việt 4 – tập 1) Bài tập 7. Viết lại các câu sau cho đúng chính tả

a) Tốt gổ hơn tốt nước xơn. b) Sấu người, đẹp nết.

c) Mùa hè cá xông, mùa đông cá bễ. d) Trăng mờ còn tỏ hơn xao.

Dẩu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi. (Tiếng Việt 4 – tập 1)

Bài tập 8. Tìm những tiếng có chứa ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới đây.

Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy. Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui

66 Chiếc tàu chở cá về bến cảng Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi Em bé thuyền ai ra giỡn nước Mưa xuân tươi tốt cả cây buồn

Biển bằng không có dòng xuôi ngược Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.

(Tiếng Việt 5 – tập 1)

Ngoài sử dụng trong phần Chính tả Âm vần, loại bài tập này có thể đưa ra khi kiểm tra bài cũ để củng cố cho học sinh kiến thức của bài trước rồi qua đó giới thiệu vào bài mới. Đặc biệt bài tập phát hiện được sử dụng nhiều trong quá trình phát triển bài học giúp học sinh nắm vững các hiện tượng chính tả trong bài để từ đó tìm ra kiến thức của bài học.

2.3.2.2. Bài tập tình huống tự luận

Loại bài tập này đặt học sinh trước một vấn đề nào đó, học sinh phải bộc lộ được khả năng của mình, khẳng định được những hiểu biết, khả năng vận dụng ngôn từ của mình trước vấn đề đặt ra. Tình huống tự luận đặt học sinh rèn luyện kỹ năng viết chính tả trong dạy học Chính tả. Hiệu quả của quá trình này trong dạy học Chính tả rất phong phú và đa dạng. Sử dụng loại bài tập tự luận giúp cho học sinh phân biệt được các âm, vần, thanh,… học sinh dễ viết sai chính tả, đồng thời giúp các em có thêm biện pháp giải nghĩa từ, mở rộng thêm hệ thống vốn từ cho học sinh, giúp các em nắm được cấu trúc câu, rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu đúng.

Bài tập minh hoạ:

Bài tập 1. Tìm các từ

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi có nghĩa như sau:

- Máy thu thanh thường dùng để nghe tin tức.

- Người chuyên nghiên cứu bào chế thuốc chữa bệnh. - Đơn vị thời gian nhỏ hơn đơn vị phút.

67

- Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ. - Thi không đỗ.

- Người chuyên nghiên cứu bào chế thuốc chữa bệnh.

(Tiếng Việt 3 – tập 2) Bài tập 2. Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch M: chong chóng, trốn tìm

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã M: ngựa gỗ, thả diều

Bài tập 3. Miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên. (Tiếng Việt 4 – tập 1)

Bài tập 4. Hãy tìm:

a) 3 tiếng có vần ui M: núi

b) 3 tiếng có vần uy M: (tàu) thuỷ (Tiếng Viết 2 – tập 1) Bài tập 5. Tìm tên các loài cá:

a) Bắt đầu bằng ch. M: cá chim b) Bắt đầu bằng tr. M: cá trắm

(Tiếng Việt 2 – tập 2) Bài tập 6.

a) Hãy kể tên các loài cây bắt đầu bằng s hoặc x. M: sắn, xà cừ

b) Tìm các tiếng có vần in hoặc inh, có nghĩa như sau: - Số tiếp theo số 8.

- (Quả) đã đến lúc ăn được.

- Nghe hoặc ngửi rất tinh, rất nhạy. (Tiếng Việt 2 – tập 2) Bài tập 7. Đặt câu để phân biệt các tiếng sau

68 - dao, rao, giao

M: - Em không nghịch dao.

- Người bán hàng vừa đi vừa rao.

- Cô giáo giao bài tập cho chúng em làm. (Tiếng Việt 2 – tập 1)

Bài tập 8. Tìm 3 từ chứa tiếng có vần oai, 3 từ chứa tiếng có vần oay (Tiếng Việt 3 – tập 1)

Bài tập 9. Tìm những từ ngữ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch (Tiếng Việt 2 – tập 1)

Bài tập 10. Tìm các từ láy

a) có tiếng chứa âm s. M: suôn sẻ có tiếng có âm x. M: xôn xao b) có tiếng chứa thanh hỏi. M: nhanh nhảu có tiếng chứa thanh ngã. M: mãi mãi

(Tiếng Việt 4 – tập 1)

Bài tập 11. Nghĩa của các tiếng ở mỗi dòng dƣới đây có điểm gì giống nhau?

- Sói, sóc, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán. - Sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi.

Nếu thay âm đầu s bằng âm đầu x, trong số các tiếng trên, những tiếng nào có nghĩa?

Bài tập 12. Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau

a) nồi – lồi, lo - no b) trút – trúc, lụt – lục

M: - Đó là cái nồi đồng. - Mặt đường lồi lõm.

(Tiếng Việt 3 – tập2)

69

Bắt đầu bằng r Bắt đầu bằng d Bắt đầu bằng gi

rổ,… dế,… giường,…

Bài tập 14. Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau a) - riêng, giêng - dơi, rơi - dạ, rạ b) – rẻ, rẽ - mở, mỡ - củ, cũ (Tiếng Việt 2 – tập 2)

Bài tập 15. Tìm những từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong

bảng sau

1 an – at ang – ac

2 ôn - ôt ông - ôc

3 un – ut ung – uc

M: (1) man mát, mang mác

(Tiếng Việt 5 – tập 1)

Đây là loại bài tập được sử dụng rất nhiều trong quá trình dạy học Chính tả với nhiều hình thức khác nhau. Mỗi bài tập lại sử dụng với mục đích khác nhau. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả, loại bài tập này còn giúp học sinh có thêm kỹ năng để học tập các phân môn khác của môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu.

Cụ thể là, khi giáo viên tổ chức cho học sinh làm các dạng bài tập như

bài tập 1 để rèn luyện cho học sinh phân biệt được các phụ âm đầu và vần,

thanh dễ lẫn lộn. Khi học sinh biết được nghĩa của từ các em sẽ biết cách viết từ đó như thế nào cho đúng. Qua đây học sinh nắm được nghĩa của một số từ trong vốn từ ngữ tiếng Việt.

70

Còn với việc sử dụng bài tập tự luận dạng bài tập 2, 5, 6, 813 sẽ có tác dụng mở rộng và hệ thống hoá vốn từ cho các em. Từ những bài tập này giáo viên đã cung cấp cho học sinh một số quy tắc thông thường khi viết chính tả. Chẳng hạn như các từ ngữ chỉ các đồ vật trong nhà thường bắt đầu bằng phụ âm ch (chăn, chiếu,…), các từ ngữ chỉ các con vật, cây cối thường bắt đầu băng s (sóc, sẻ, sói,…). Thực hiện các bài tập này sẽ giúp học sinh nhớ được khi nào thì viết bằng phụ âm nào cho đúng.

Với các bài tập dạng giống như bài tập 7, bài tập 12 được sử dụng để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân biệt các phụ âm, vần, thanh dễ lẫn lộn. Qua việc thực hiện các bài tập này học sinh sẽ nắm được cách viết đúng các từ bằng cách đưa chúng vào trong từng câu cụ thể. Vì vậy, bài tập này còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng đặt câu đúng, đây cũng là một cách giải nghĩa từ cho học sinh.

Các bài tập dạng như bài tập 10, bài tập 15 học sinh phải vận dụng kiến thức về từ láy để thực hiện. Qua đó cũng rèn luyện cho học sinh cách viết các từ láy đúng chính tả.

Như vậy, bài tập tình huống tự luận được sử dụng nhiều trong quá trình dạy học Chính tả. Trong quá trình lên lớp một giờ dạy Chính tả, loại bài tập này thường được sử dụng để kiểm tra bài cũ, để tìm hiểu nội dung bài học hoặc sử dụng để củng cố các kiến thức của bài học. Nếu người giáo viên biết tổ chức cho học sinh thực hiện loại bài tập này một cách hợp lý thì hiệu quả của giờ học sẽ được nâng lên rõ rệt.

2.2.2.3. Bài tập tình huống nghịch lý

Đây là loại bài tập tình huống dựa vào những mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh, các em phải phân tích, lý giải, bác bỏ hay công nhận về một kết quả thuận và nghịch với lô gíc thông thường, lô gíc trong nhận thức ngôn ngữ. Bài tập tình huống nghịch lý giúp phát triển tư duy từu tượng cho học sinh. Qua việc thực hiện các bài tập này giúp học sinh phân biệt được các

71

âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả, các em hiểu rõ hơn về nghĩa của từ, từ đó giúp rèn kỹ năng viết chính tả.

Bài tập minh hoạ

Bài tập 1.

a) – Tìm 3 trường hợp chỉ viết s, không viết x M: sai (không viết xai)

- Tìm 3 trường hợp chỉ viết x, không viết s M: xoe (không viêt soe)

b) – Tìm 3 tiếng không viết với dấu ngã M: anh (không viết ãnh)

- Tìm 3 tiếng không viết với dấu hỏi M: đua (không viết đủa)

(Tiếng Việt 4 – tập 2) Bài tập 2. Tìm những tiếng có nghĩa

a) Chỉ khác nhau ở âm đầu tr hay ch. M: trao (trao đổi) – chao (chao miệng) b) Chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã M: bảo (bảo ban) – bão (cơn bão)

(Tiếng Việt 5 – tập1) Bài tập 3.

a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng đó.

lắm lấm lương lửa

nắm nấm nương nửa

M: thích lắm/ nắm cơm

b) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy tìm các từ ngữ chứa các tiếng đó.

72

trăn dân Răn lượn

trăng dâng Răng lượng

M: trăn trở/ ánh trăng

(Tiếng Việt 5 – tập 1) Bài tập 4.

a) Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng dƣới đây

rẻ rây

giẻ giây

dẻ dây

M: rây bột/ nhảy dây/ giây phút

b) Tìm những từ ngữ chứa các tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu v hay

d.

vàng vào vỗ

dàng dào dỗ

M: sóng vỗ/ dỗ dành

c) Tìm những từ ngữ chứa

- Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêm hay im

chiêm liêm

chim lim

M: thanh liêm/ gỗ lim

- Các tiếng chỉ khác nhau ở iêp hay ip

diếp kiếp

díp kíp

M: rau diếp/ buồn ngủ díp mắt (Tiếng Việt 5 – tập 1)

73

Với loại bài tập tình huống nghịch lý trong quá trình dạy học Chính tả sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả của giờ học. Loại bài tập này thường được tổ chức vào giữa tiết học phát huy được tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hiện loại bài tập này dưới nhiều hình thức khác nhau như thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân hoặc hoạt động cả lớp. Giáo viên cần thay đổi các các hình thức tổ chức cho phù hợp với đặc điểm từng tiết học. Từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả giờ dạy và rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)