1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng

50 911 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 185,09 KB

Nội dung

Về mặt lý luận: Bằng việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động của các tổ chức tín dụng với vai trò là các trung gian tài chính đã góp phần rất lớntrong việc thu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và viết khóa luận em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từphía nhà trường, thầy cô giáo, các anh chị cán bộ nhân viên ngân hàng TMCP Quân Độichi nhánh Hai Bà Trưng Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

Trường Đại Học Thương Mại đã tạo điều kiện cho em được học tập, tu dưỡng, traudồi kiến thức tại trường suốt 4 năm học qua, cũng như giúp đỡ em rất nhiều trong quá trìnhhọc tập để em có thể hoàn thành tốt khóa học tại trường

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo thuộc khoa Tài chính – Ngân hàngtrường Đại học Thương Mại đã dìu dắt giúp đỡ em trong quá trình học tập Đặc biệt em xingửi lời cảm ơn đến cô TS Nguyễn Thị Minh Hạnh, bộ môn Tài chính doanh nghiệp, khoaTài chính – Ngân hàng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận của mình

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên ngân hàng TMCP QuânĐội chi nhánh Hai Bà Trưng nơi em thực tập đã tận tình chỉ bảo em những kiến thức thựctế; đặc biệt là tạo điều kiện cho em được tiếp xúc khách hàng, giải đáp các khúc mắc trongnghiệp vụ, cung cấp cho em các thông tin, giúp em hoàn thành các báo cáo phục vụ cho bàikhóa luận tốt nghiệp của em

Do trình độ lý luận còn nhiều hạn chế, kiến thức thực tế còn hạn hẹp nên bài viếtkhông tránh khỏi những khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củacác thầy cô giáo và các anh chị cán bộ nhân viên ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánhHai Bà Trưng để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn mang ý nghĩa lý luận và thựctiễn hơn

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Về mặt lý luận: Bằng việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt

động của các tổ chức tín dụng với vai trò là các trung gian tài chính đã góp phần rất lớntrong việc thu hút lượng vốn lớn để cho các doanh nghiệp vay, thực hiện tái đầu tư gópphần thúc đẩy nền kinh tế phát triển Đây chính là hoạt động quan trọng, chủ yếu của ngânhàng Chính vì vậy, kết quả việc huy động vốn của tổ chức tín dụng cao hay thấp có ảnhhưởng trực tiếp đến sự tồn tại của ngân hàng và sự phát triển của cả nền kinh tế

Hoà mình với công việc đổi mới và phát triển kinh tế, ngành ngân hàng đã phảivượt qua không ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước.Vì mục tiêu này,chính hệ thống ngân hàng phải trở thành bàn đạp vững chắc cho nền kinh tế phát triển.Tuynhiên, thời gian qua, ngân hàng còn phải giải quyết nhiều những khó khăn mà một trongnhững vấn đề cấp bách là hiệu quả công tác huy động vốn của các NHTM hiện nay

Về mặt thực tiễn: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Hai Bà

Trưng là một chi nhánh cấp một trong hệ thống Ngân hàng Quân Đội, được thành lập vàonăm 2007, sau hơn 5 năm hình thành và phát triển chi nhánh đã đạt được những kết quảnhất định Quận Hai Bà Trưng là một quận có sự phát triển từ rất sớm, ở đây có nhiềudoanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau, kinh tế nhiều thành phầnphát triển mạnh, trong đó thương mại dịch vụ chiếm đến gần 70% Tận dụng lợi thế này,chi nhánh đã không ngừng nâng cao công tác huy động vốn của mình trong thời gian qua,lượng vốn qua các năm liên tục tăng Tuy nhiên những năm gần đây diễn biến tình hìnhkinh tế tất phức tạp, lạm phát tăng cao, lãi suất biến động thất thường, cạnh tranh chạy đualãi suất giữa các ngân hàng, nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã gây khó khăn lớncho hoạt động huy động vốn của chi nhánh

Trong quá trình thực tập tại chi nhánh nhận thấy vẫn còn những tồn tại trong hoạtđộng huy động vốn tại chi nhánh cần nghiên cứu để đưa ra hướng giải quyết cho phù hợp,

vì vậy em đã chọn đề tài: “Huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chinhánh Hai Bà Trưng” là khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 6

- Đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong hoạt động huy độngvốn của chi nhánh, phân tích nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục, nâng cao hiệuquả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Hai

Bà Trưng

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động huy động vốn

- Phạm vi về không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Hai

Bà Trưng

- Phạm vi về thời gian: Trong 3 năm 2010, 2011, 2012

4 Phương pháp nghiên cứu.

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: tổng hợp, so sánh, thống kê,phân tích, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu…

5 Kết cấu của khóa luận.

Ngoài lời cảm ơn, lời nói đầu, danh mục từ viết tắt, kết luận khóa luận được kết cấuthành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại.Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chinhánh Hai Bà Trưng

Chương 3: Các kết luận, phát hiện qua nghiên cứu và hướng giải quyết nhằm nâng caocông tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng

Trang 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 Một số khái niệm về Ngân hàng thương mại, vốn của Ngân hàng thương mại và huy động vốn.

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại.

Theo luật của các TCTD tại Việt Nam:

Ngân hàng là TCTD thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinhdoanh khác có liên quan

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền gửi, sửdụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt độngngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phầnthực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước

1.1.2 Khái niệm vốn của Ngân hàng thương mại.

Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huyđộng được dụng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Nó chiphối toàn bộ hoạt động của NHTM, quyết định sự toàn tại và phát triển của ngân hàng baogồm: vốn tự có của NHTM, vốn huy động và vốn khác

 Vốn tự có:

Vốn tự có là vốn riêng của NHTM Vốn này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốncủa NHTM song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng Mặt khácvới chức năng bảo vệ, vốn tự có được coi như là tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với kháchhàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ Vốn tự có cũng

là căn cứ để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng

Trong thực tế, vốn tự có không ngừng tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh củabản thân ngân hàng mang lại Bộ phận vốn này đóng góp một phần đáng kể vào vốn tronghoạt động kinh doanh của NHTM, đồng thời góp phần vào nâng cao vị thế của NHTM trênthương trường

Như vậy, vốn tự có là nguồn vốn ổn định, ngân hàng sử dụng một cách chủ động

Do đó ngân hàng phải bảo toàn và không ngừng tăng vốn tự có theo yêu cầu của sự pháttriển hoạt động kinh doanh, đồng thời phải sử dụng vào các mục đích đã định

Trang 8

Vốn huy động.

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chứckinh tế, cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, huyđộng vốn thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh

Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau Nguồn vốnnày không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, nhưng ngân hàng được quyền sử dụng trongthời gian huy động, có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn đối với tiền gửi có kỳhạn hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn tiền gửi không kỳ hạn Với tính chất là nguồn vốn dễbiến động nên ngân hàng không được phép sử dụng hết số vốn này vào mục đích kinhdoanh mà phải tuân thủ các quy định về dự trữ bắt buộc để đảm bảo khả năng thanh toán

1.1.3 Khái niệm huy động vốn.

Huy động vốn là một hoạt động cơ bản và có từ lâu đời của các Ngân hàng thươngmại Trong giai đoạn sơ khai của ngân hàng thì hoạt động này chỉ đơn thuần là hoạt độngcất giữ hộ tài sản, khi đó người gửi tiền là người trả phí chứ không phải ngân hàng Hiệnnay, trước sự phát triển của hệ thống ngân hàng, cũng như sự gia tăng của các hoạt độngnngaan hàng thì vị thế đó bị đảo ngược Giờ đây, các ngân hàng là người chủ động tiếp cậnkhách hàng gửi tiền và phải trả lãi khi đi vay vì hoạt động này là cơ sở, tiền đề cho các hoạtđộng kinh doanh khác của ngân hàng

Tóm lại huy động vốn là một hoạt động của Ngân hàng thương mại mà đặc trương

cơ bản của hoạt động này là nhận tiền gửi có và không kỳ hạn khác

1.2 Nội dung lý thuyết liên quan đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại.

1.2.1.1 Các hình thức huy động vốn.

Sơ đồ 1.1: các nguồn huy động vốn của NHTM

Các hình thức huy động vốnNguồn tiền gửi

kỳ hạn của các tổ

chức

Tiết kiệm của dân cư

Tiền gửi của các ngân hàng khác

Nguồn đi vay

Vay ngân hàng trung ương

Vay các tổ chức tín dụng khác

Vay trên thị trườn

g vốn

Nguồn khác

Ủy thác

Nguồn trong thanh toán

Trang 9

Huy động qua tiền gửi:

- Tiền gửi thanh toán: Đây là một trong những dich vụ nhận tiền gửi lâu đời nhất

mà ngân hàng cung cấp là nhận tiền gửi để thực hiện thanh toán cho hộ cho kháchhàng Cá nhân hay doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích nhờ ngân hànggiữ hộ và thanh toán hộ khi cần Khi khách hàng có nhu cầu, ngân hàng mở cho họ mộttài khoản tiền gửi thanh toán, trên tài khoản này, tất cả các nghiệp vụ thu chi của kháchhàng sẽ được hạch toán cụ thể hoá Khi có yêu cầu ngân hàng lập tức phải thanh toáncác lệnh rút tiền cho 1 cá nhân hay bên thứ ba được chỉ rõ là người thụ hưởng trên số

dư cho phép do chủ tài khoản yêu cầu Hiện nay để đa dạng hoá các tài khoản tiền gửi

và tối đa hoá lợi ích người gửi tiền ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức tiền gửi thanhtoán khác nhau Ví dụ như tiền gửi thanh toán có thể phát hành Séc, tài khoản tiền gửithanh toàn kết hợp với tài khoản cho vay… Tiền gửi thanh toán có đặc điểm lãi suấtthấp hoặc có thể bằng không, tức là chi phí mà ngân hàng bỏ ra thấp mà lại mang lainhiều tiện ích cho khách hàng và cả ngân hàng

- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: khi doanh nghiệp và

các tổ chức có các khoản tiền nhàn rỗi chưa phải chi trả ngay, bên cạnh đó các khoản thunày thường lớn, nếu sử dụng nó với mục đích hợp lý thì có thể đem lại lợi ích cho cả ngânhàng và cả người gửi tiền

Để đáp ứng được mục đích này, ngân hàng đã đưa ra hình thức gửi tiền có kỳ hạncho doanh nghiệp và các tổ chức Một chế độ lãi suất cao hơn sẽ được áp dụng và songhành với nó là một thời hạn được ấn định sẵn, tuỳ theo tình hình thực tế mà khách hàng cóthể lựa chọn kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 1 năm…Khi có nhu cầu cần sử dụng mà chưađến hạn thì khách hàng vẫn có thể rút tuy nhiên sẽ phải chịu theo lãi suất không kỳ hạnhoặc bị phạt lãi suất Hình thức này ngoài mang lại cho doanh nghiệp và tổ chức một mứcthu nhập cao hơn đồng thời cũng mang lại cho ngân hàng nguồn thu nhập và lợi ích lớn

- Tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm giữ vị trí số một trong tổng nguồn vốn của ngân

hàng và là vấn đề cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng hiện nay Các ngân hàng luôn xácđịnh cho mình một chiến lược cạnh tranh để thu hút khách hàng gửi tiền Đây là các khoảntiền tạm thời nhàn rỗi hoặc chưa được sử dụng trong các tầng lớp dân cư, họ gửi vào đâyvới mục đích bảo toàn và sinh lời Tận dụng cơ hội này, các ngân hàng chuyển đổi kỳ hạn,tích tụ và tập trung vốn lại và đem cho vay Như vậy ngân hàng đã thực hiện được vai tròtrung gian của mình, là cầu nối giữa những người thiếu vốn và những người thừa vốn, làtrung gian biến tiết kiệm thành đầu tư Tuỳ theo thời hạn sử dụng mà ngân hàng có thể đưa

ra nhiều hình thức lãi suất khác nhau như lãi tuần, lãi 1 tháng, lãi 3 tháng, lãi 6 tháng, lãi

Trang 10

bậc thang… và vì thế khách hàng có thể lựa chọn các hình thức phù hợp nhất với họ.Nguồn tiền gửi này mang tính chất ổn định, chắc chắn, chủ động mặc dù lãi suất và chi phícao hơn Tuy nhiên các ngân hàng luôn xác định đây là nguồn an toàn nhất, đảm bảo nhất

và cũng là chủ đạo nhất đối với nguồn vốn của họ

Huy động qua nguồn đi vay:

- Vay ngân hàng nhà nước: Là những khoản vay để đáp ứng nhu cầu chi trả cấp

bách của NHTM Trường hợp ngân hàng bị thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay dự trữ thanh toánhay gặp vấn đề về thanh khoản, các NHTM sẽ đi vay từ ngân hàng nhà nước dưới hìnhthức tái chiết khấu (tái cấp vốn) Cụ thể, khi cần tiền các NHTM sẽ đem các thương phiếu

và giấy tờ có giá mà họ đã chiết khấu đến ngân hàng nhà nước xin được tái chiết khấu(chiết khấu lại) Khi đó trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, lúc này khoản mụcthương phiếu, giấy tờ có giá giảm đồng thời tiền dự trữ tại NHNN tăng lên Thông thường,chỉ những thương phiếu có chất lượng (khả năng thanh khoản cao) mới được NHNN chấpnhận tái chiết khấu Trong điều kiện chưa có thương phiếu, NHNN sẽ sử dụng hình thứccho vay tái cấp vốn trong một hạn mức nhất định Lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốnthường nhỏ hơn lãi suất thị trường NHNN sử dụng nghiệp vụ này như một công cụ củachính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế

- Vay từ các tổ chức tín dụng khác: là nguồn mà các ngân hàng đi vay lẫn nhau

hoặc các tổ chức tín dụng khác Tại cùng một thời điểm, các ngân hàng đang có dư thừalượng dự trữ vượt mức tại ngân hàng trung ương có thể sẵn sàng cho ngân hàng khác vay

để tìm kiếm lãi suất cao hơn, ngược lại có những ngân hàng đang trong tình trạng thiếu hụt

dự trữ lại cần gấp nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như đảm bảo các yêucầu về dự trữ Các ngân hàng có thể liên hệ trực tiếp với nhau để vay hoặc thông qua cáctrung gian, các ngân hàng đại lý (hay NHNN), khoản vay như trên có thể không cần đảmbảo, hoặc đảm bảo bằng chứng khoán của kho bạc Mặc dù là những khoản vay ngắn hạn(có khi là qua đêm) nhưng lãi suất khoản vay từ ngân hàng thương mại hay các tổ chức tíndụng khác thường cao hơn của NHNN Các hình thức sử dụng chủ yếu đối với nghiệp vụhuy động này là: vay qua thanh toán bù trừ, vay qua hợp đồng cầm cố, tái chiết khấu giấy

tờ có giá hoặc các hợp đồng tín dụng có chất lượng cao…

- Vay trên thị trường vốn: Thông qua hình thức phát hành các loại kì phiếu, trái

phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi để vay mượn trên thị trường Việc phát hành các giấy

tờ có giá như trên giúp ngân hàng huy động thêm được các nguồn vốn trung và dài hạn khá

ổn định để đáp ứng các nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn Các khoản cho vay nàythường không có đảm bảo, vì vậy các ngân hàng lớn, có uy tín, trả lãi suất cao sẽ dễ vay

Trang 11

được vốn hơn so với các ngân hàng quy mô nhỏ So với việc vay từ NHNN và vay các tổchức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn tương đối phức tạp, ngân hàng sẽ phải tính đếncác yếu tố quy mô, mệnh giá, lãi suất, kì hạn của giấy tờ có giá.

Huy động qua nguồn khác:

- Nguồn vốn đại lý, ủy thác: Khi khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ của ngân

hàng như ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ…,hoạt động này đã tạo ra nguồn vốn ủy thác cho ngân hàng Thường các ngân hàng lớn và

có uy tín thì dễ nhận được nguồn vốn này hơn

- Nguồn trong thanh toán: Hình thành từ các hoạt động thanh toán không dùng tiền

mặt (séc trong quá trình chi trả, kí quỹ mở L/C…), vốn từ hoạt động đồng tài trợ Hìnhthức huy động vốn này tuy nhiên phổ biến nhiều hơn ở các nước phát triển, nơi có hoạtđộng thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỉ lệ lớn trong tổng thanh toán của nền kinh tế

1.2.2 Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn đối với Ngân hàng thương mại.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn.Vốn phản ánh năng lực, quyết định khả năng kinh doanh Riêng đối với ngân hàng, mộtdoanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt là “ tiền tệ”, với đặc thù hoạt động kinh doanh

là “đi vay để cho vay”, nguồn vốn đối với ngân hàng lại càng có vai trò hết sức quantrọng, trong đó nguồn vốn huy động chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh

 Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh.Hoạt động của ngân hàng gắn bó mật thiết với hệ thống tiền tệ và hệ thống thanh toán.Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếucủa NHTM Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt triên thị trường tiền

tệ, thị trường chứng khoán Những nhân hàng trường vốn là những ngân hàng có thế mạnhtrong kinh doanh

Như vậy, vốn là điều đầu tiên được quan tâm trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng Do vậy, ngoài vốn ban đầu cần thiết (vốn điều lệ theo quy định) thì ngân hàng phảithường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình

 Vốn của ngân hàng quyết định quy mô, phạm vi, khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Quy mô: Các ngân hàng ở trạng thái trường vốn thì phạm vi đầu tư tín dụng của

các ngân hàng không những được mở rộng trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra cảthị trường nước ngoài Còn các ngân hàng nhỏ, vốn ít thì vốn không những không có khảnăng đầu tư ra nước ngoài mà còn bị cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường nội địa

Trang 12

- Phạm vi: Các ngân hàng có vốn lớn, có khả năng mở rộng phạm vi hoạt động thông

qua việc tăng số lượng mạng lưới chi nhánh, mở rộng mạng lưới huy động, đa dạng hóa hoạtđộng Hơn thế, những ngân hàng trường vốn thì khi có sự biến động của thị trường tiền tệ họvẫn có khả năng phản ứng nhanh chóng để khắc phục tình thế, còn các ngân hàng ít vốnthường bị động, sự nhạy bén, thích nghi chậm hơn hoặc không có khả năng khắc phục tìnhhình dẫn tới hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng, thậm chí đi đến phá sản

 Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các ngân hàng phải có

uy tín, khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng phải đảm bảo tốt, khả năngthanh toán của ngân hàng càng cao Với tiềm năng vốn lớn thì ngân hàng có thể hoạt độngkinh doanh với quy mô lớn ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệuquả nhằm giữ chữ tín và nâng cao khả năng thanh toán của ngân hàng trên thị trường

Ngân hàng có vốn lớn thì dữ trữ thực tế và khả năng thanh toán ít bị ảnh hưởng khí cóbiến động, khách hàng rút tiền, giảm rủi ro tạo điệu kiện cho ngân hàng mở rộng cho vay vàđầu tư

 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Vốn lớn là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng tín dụng với các thành phầnkinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dung, thời hạn, hạn mức, thậm chí cả lãi suất chovay từ đó thu hút được nhiều khách hàng, doanh số tăng cao, ngân hàng có nhiều thuận lợitrong kinh doanh

Ngân hàng có vốn lớn sẽ có khả năng kinh doanh đa năng trên thị trường Ngânhàng không chỉ đơn thuần thực hiện nghiệp vụ cho vay mà còn mở rộng các hình thức liêndoanh, liên kết, kinh doanh các dịch vụ thua mua, mua bán nơ, kinh doanh trên thị trườngchứng khoán… Chính các hình thức kinh doanh đa năng này góp phần phân tán rủi ro vàtạo thêm vốn cho ngân hàng, tăng thêm khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

1.2.3.1 Chỉ tiêu định tính.

 Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn.

Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn bao gồm: đa dạng về công cụ huy độngvốn, về kỳ hạn và lãi suất, đa dạng về các loại tiền tệ huy động

Đó là khả năng huy động các nguồn vốn bằng các công cụ huy động vốn khác nhauvới các kỳ hạn khác nhau, trong đó có cả nội tệ và ngoại tệ, với mức lãi suất khác biệttương ứng, sao cho người gửi tiền chấp nhận được và cảm thấy hợp lý Nhờ đó, ngân hàngđạt được cơ cấu về kỳ hạn và loại tiền mong muốn để đáp ứng được tối đa các nhu cầu sử

Trang 13

dụng vốn, tránh tình trạng thừa vốn ngắn hạn trong khi thiếu vốn trung dài hạn, thừa vốnnội tệ nhưng lại thiếu vốn ngoại tệ Tùy theo đặc điểm kinh doanh mà mỗi ngân hàng ápdụng một hệ thống các công cụ khác nhau trong quá trình huy động vốn Số lượng cáccông cụ này tùy thuộc năng lực của một ngân hàng Chỉ những ngân hàng có hoạt độngkinh doanh đa dạng, phong phú, có trình độ nhân viên cao, có năng lực quản lý tốt mới cóđiều kiện phát triển nhiều loại công cụ huy động vốn khác nhau.

 Phong cách phục vụ vủa nhẩn viên.

Nhân viên là người trực tiếp gặp gỡ, làm việc với khách hàng, là bộ mặt của ngânhàng Sự đánh giá của khách hàng về ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào cái nhìn đầu tiên

đó là cách nhân viên phục vụ Nhân viên làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình, thân thiện sẽ

để lại ấn tượng tốt cho khách hàng, khách hàng cảm thấy vui vẻ khi sử dụng dịch vụ củangân hàng Phục vụ khách hàng không phải chỉ một lần mà cái ngân hàng hướng tới làphục vụ khách hàng trong tương lai Khi khách hàng thỏa mãn với dịch vụ của ngân hàng,thì khách hàng sẽ có xu hướng tiếp tục đến với ngân hàng trong tương lại, hơn thế còn cóthể giúp ngân hàng có được những khách hàng mới đầy tiềm năng

 Mức độ thuận tiện cho khách hàng:

Mức độ thuận tiện cho khách hàng được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền, rút tiền,các dịch vụ kèm theo của ngân hàng…tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng.Các thủ tục gửi tiền, rút tiền nhanh gọn, đảm bảo độ chính xác cao sẽ không làm cho kháchhàng mất nhiều thời gian chờ đợi, hạn chế được các chi phí mà khách hàng phải bỏ ra.Việc tăng lợi ích, giảm thiểu chi phí là điều khách hàng luôn quan tâm Ngân hàng nàocàng chuyên nghiệp, thu tục không rườm rà thì càng thu hút được nhiều khách hàng Việcchờ đợi, đi lại nhiều sẽ khiến khách hàng mỏi mệt, khách hàng sẽ không muốn đến vớingân hàng Chính vì vậy mà ngân hàng cần đơn giản, nhanh gọn trong các thủ tục, kèmtheo các dịch vụ tiện lợi cho khách hàng nhằm đem đến sự thuận tiện nhất cho khách hàng

1.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng.

 Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.

Vốn huy động phải có sự tăng trưởng về số lượng để có thể thỏa mãn các nhu cầu

về vốn cho tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăngcủa ngân hàng Đồng thời vốn huy động phải có sự ổn định về mặt thời gian Nếu ngânhàng huy động được một lượng vốn lớn nhưng không ổn định, thường xuyên có khả năngmột dòng tiền lớn bị rút ra, ngân hàng luôn phải đối đầu với vấn đề thanh toán thì lượngvốn dành cho vay và đầu tư sẽ không lớn, như vậy hiệu quả huy động vốn sẽ là không cao

Trang 14

Ngược lại, nếu nguồn vốn huy động ổn định, ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng phần lớn sốvốn đó vào các hoạt động có thu nhập cao.

Tốc độ tăng trưởng vốn nămi= quy mô vốn năm i

quy mô vốn năm(i−1) ×100

Tốc độ tăng trưởng >100: quy mô vốn của ngân hàng tăng

Tốc độ tăng trưởng <100: quy mô vốn của ngân hàng giảm

Nguồn vốn tăng đều qua các năm, đạt mục tiêu đề ra và có độ gia tăng đều đặn lànguồn vốn tăng trưởng ổn định

 Cơ cấu nguồn vốn huy động.

Cơ cấu vốn huy động là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng huy động vốn củamột NHTM Cơ cấu vốn huy động được phản ánh thông qua tỷ trọng của từng loại vốntrong tổng vốn huy động của ngân hàng

Tỷ trọng của loại vốn i= quy mô của loại vốn i

tổng vốn huy động ×100

Sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu cho vay, đầu tư và kéo theo sựthay đổi trong lợi nhuận, rủi ro của hoạt động kinh doanh Xu hướng biến đổi cơ cấu vốnhuy động phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong tương lai về cho vay ngắn hạn, trungdài hạn, cho vay nội tệ và ngoại tệ…

 Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn = lãi trả cho nguồn huy động + chi phí huy động khác

Lãi trả cho nguồn huy động = quy mô huy động x lãi suất huy động

Lãi suất luôn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của tất cả các chủ thể kinh tế Ngườigửi tiền muốn một lãi suất cao để đồng tiền gửi của mình thu về được nhiều lãi Người vaytiền lại muốn một lãi suất thấp để tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận Làtrung gian đóng vai trò cầu nối giữa hai đối tượng trên, ngân hàng phải tìm cách dung hòalợi ích của tất cả các bên, trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi nhuận cho ngânhàng Vì vậy, trong huy động vốn, mỗi ngân hàng đều cố gắng sử dụng mọi biện pháp cóthể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động là nhỏ nhất và sửdụng số vốn đó để cho vay với một lãi suất được chấp nhận trên thị trường Chi phí huyđộng vốn thường được đánh giá chủ yếu bởi mức lãi suất huy động từng nguồn; lãi suấthuy động bình quân, tính bằng bình quân gia quyền của lãi suất các nguồn theo khối lượngtừng nguồn; chênh lệch đầu vào đầu ra

Trang 15

Bên cạnh đó sự đa dạng hóa lãi suất làm tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất

mà ngân hàng đặt ra Nếu chính sách lãi suất mà đúng đắn, ngân hàng sẽ tối hiệu hóa đượcchi phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch về nguồn vốn

Chi phí khác.

Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động vốn, ngân hàng cònphải chịu một số chi phí khác như chi phí tiền lương cho nhân viên tham gia công tác huyđộng vốn, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch, quảng cảo…

Nếu ngân hàng giảm chi phí huy động bằng cách hạ lãi suất thì việc huy động vốn sẽrất khó khăn vì nó không khuyến khích người dân gửi tiền vào và không cạnh tranh được vớicác ngân hàng khác có lãi suất cao hơn Do đó ngân hàng phải tìm cách giảm thiểu được cácchi phí khác

Ngoài các chỉ tiêu chính trên, hiệu quả công tác huy động vốn còn được đánh giáqua một số chỉ tiêu sau:

- Thời gian để huy động một số lượng vốn nhất định

- Số lượng vốn bị rút trước hạn, kỳ hạn thực tế của nguồn vốn…

Trên đây là một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn Tuynhiên, một chỉ tiêu thì không thể phản ánh đầy đủ mà phải kết hợp nhiều chỉ tiêu thì mớiđánh giá đúng và thực chất hiệu quả công tác huy động vốn tại một NHTM

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề nghiên cứu

1.3.1 Nhân tố khách quan

1.3.1.1 Môi trường kinh tế xã hội.

Trạng thái của nền kinh tế nhìn chung có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanhcủa NHTM Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố tác động tới thu nhập, thói quenchi tiêu, thanh toán cũng như nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Tốc độtăng trưởng của nền kinh tế, tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp, thu nhập bình quân đầu người,trình độ giáo dục, dân số và các yếu tố khác Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các doanhnghiệp, tổ chức xã hội có mức độ tích lũy cao, dân cư sẽ nhập cao từ đó có nguồn tích lũycao ,thì lượng tiền gửi vào ngân hàng có thể tăng và ngân hàng sẽ huy động được lượngvốn nhiều hơn Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái hay lạm phát cao, thu nhập của ngườidân ổn định từ đó họ sẽ không có nguồn tiền dư thừa để tích kiệm thì họ sẽ không muốn đểtiền vào ngân hàng, các doanh nghiệp không tích lũy được nhiều, do đó lượng vốn huyđộng được của ngân hàng sẽ bị giới hạn

Trang 16

1.3.1.2 Môi trường pháp lý.

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc thù cũng như các doanhnghiệp khác trong nền kinh doanh tiền tệ, vì thế nó cũng phải tuân theo những quy địnhcủa pháp luật cả luật doanh nghiệp và luật các tổ chức tín dụng tất cả các luật này tạo lênhành lang pháp lý cho các hoạt động của Ngân hàng thương mại đồng thơi còn chịu tácđộng từ những chính sách của chính phủ Tất cả những điều chỉnh của nhà nước về tiền tệ,tín dụng, tài chính, lãi suất …đều có ảnh hưởng tới nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn củangân hàng

1.3.1.3 Sự phát triển của thị trường tài chính.

Khi thị trường tài chính phát triển sẽ làm tăng tính thanh khoản cho các công cụ nợ

và nhiều sản phẩm dịch vụ khác Do đó thị trường tài chính phát triển sẽ giúp các ngânhàng cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi trong mọi nghiệp vụ của mình đặc biệt là huyđộng vốn

Thị trường tài chính phát triển còn tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vớinhau, giữa ngân hàng với các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác Với xu thế toàn cầuhóa đang diễn ra mạnh mẽ, ngân hàng và các tổ chức tín dụng nước ngoài cũng xâm nhập

và mở rộng phạm vi hoạt động của mình ở nước ta, thực tế là thị trường của các ngân hàngthương mại nội địa đang bị thu nhỏ Muốn cạnh tranh được với các đối thủ, ngân hàngkhông những phải nghiên cứu kĩ đối thủ mà còn phải tìm hiểu rõ về khách hàng, thị trường,cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vu

Bên cạnh đó, khi thị trường chứng khoán thị trường bất động sản, thị trường vàngphát triển sẽ là các kênh đầu tư cạnh tranh về huy động vốn với ngân hàng, nhà đầu tư cónhiều lựa chọn hơn để sinh lời khoản tiền nhàn rỗi của mình, vì vậy ngân hàng cần phải tậptrung nâng cao hiệu quả và tiện ích để huy động được vốn nhiều trước sự cạnh tranh mãnhliệt của thị trường

1.3.1.4 Tâm lý và thói quen của khách hàng.

Thu nhập, thói quen tiêu dùng, thanh toán không dùng tiền mặt, thói quen sử dụngcác dịch vụ của ngân hàng (thanh toán, chuyển tiền, sec, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền…) có ảnhhưởng tới hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng vì những yếu tố đó có ảnhhưởng tới quyết định gửi tiền của người dân Khi mà người dân vẫn còn thói quen chi tiêutiền mặt và cất giữ tiền tại nhà thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động.Ngược lại, nếu người dân đã quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt, nhận thứcđược lợi ích của việc cất trữ tiền tại ngân hàng thì sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động huy

Trang 17

động vốn của ngân hàng Khi khách hàng nhận được một thông tin xấu về ngân hàng hoặcnhận thấy có những bất lợi hay khó khăn trong tương lai có thể ảnh hưởng tới lợi ích của

họ, họ sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng hoặc cất trữ dưới dạng khác, vì thế làm thay đổi quy

mô và cơ cấu của nguồn vốn huy động

1.3.1.5 Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý.

Những khu vực có mật độ dân số cao, giao thông thuận tiện như các thành phố lớn,

ở đây kinh tế phát triển, có hiều doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, NHTM có thể tận dụng

cơ hội này để huyy động được nguồn vốn từ các chủ thể kinh tế trên địa bàn được với sốlượng lớn và nhanh hơn những nơi kém phát triển như nông thôn, miền núi Ở những khuvực này, ngân hàng có thể dễ dàng mở rộng mạng lưới huy động vốn của mình, cũng nhưthuận lợi trong triển khai các chính sách, các sản phẩm mới

1.3.1.6 Tiết kiệm của dân cư.

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chủ yếu được hình thành từ việc huy độngcác nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư Đây là lượng tiền nhàn rỗi chủ yếu có được doviệc người dân tiết kiệm tiêu dùng ở hiện tại để kỳ vọng sẽ được chi tiêu nhiều hơn trongtương lai Do đó công tác huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tốnày Nếu không có tiết kiệm thì sẽ không có vốn để đầu tư cho sản xuất và ngược lại

Yếu tố tiết kiệm của dân cư lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thu nhập của dân

cư, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và đặc biệt là sự ổn định của nền kinh tế Nếu nền kinh

tế mất ổn định, giá trị đồng tiền luôn biến động thì xu hướng chung của dân cư sẽ đổi cácđồng tiền bản tệ ra các đồng tiền mạnh (ngoại tệ) hay cất trữ vàng bạc, mua bất động sản…

là những tài sản có tính ổn định cao hơn

1.3.2 Yếu tố chủ quan.

1.3.2.1 Uy tín của ngân hàng.

Uy tín ngân hàng là tài sản vô hình thuộc về mỗi NHTM và tạo ra lợi thế cho ngânhàng, nhất là trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay Khách hàngthường sẽ lựa chọn những ngân hàng có uy tín để gửi tiền với hi vọng ngân hàng sẽ có dịch

vụ chất lượng cao hơn và hạn chế rủi ro khi có biến động trên thị trường Ngân hàng có uytín sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn cho dù có đưa ra mức lãi suất thấp hơn đôi chút

so với các ngân hàng khác, do người dân tin tưởng vào mức độ an toàn mà ngân hàngmang lại Uy tín ngoài ảnh hưởng tới riêng hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn ảnhhưởng tới tất cả các hoạt động còn lại Các tiêu chí mà khách hàng thường dùng để đánhgiá xếp hạng uy tín của một ngân hàng thường liên quan tới quá trình hoạt động của ngân

Trang 18

hàng, quy mô hoạt động, vốn chủ sở hữu, trang thiết bị, chủ sở hữu, đội ngũ cán bộ côngnhân viên…

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chính sách lãi suất của ngânhàng phải đủ linh hoạt và hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuậncho ngân hàng Chính sách lãi suất của ngân hàng sẽ bao gồm lãi suất huy động và lãi suấtcho vay, nếu lãi suất huy động là chi phí mà ngân hàng bỏ ra thì lãi suất cho vay là khoảnlợi nhuận ngân hàng thu về Thông thường lãi suất huy động cao thì thu hút được nhiềutiền gửi, tuy nhiên cũng có những trường hợp lãi suất huy động tuy thấp hơn một chút vẫnthu hút được quy mô tiền gửi tương đối lớn nhờ vào chất lượng dịch vụ ngân hàng cungcấp Bên cạnh đó, việc tính toán chính xác lãi suất huy động cũng được coi như yếu tố cơ bảnxác định mức lợi nhuận của ngân hàng Có thể nói lãi suất là một nhân tố mang tính quyết địnhtrong quá trình huy động vốn của ngân hàng

1.3.2.3 Chính sách sản phẩm.

Chính sách sản phẩm ở đây muốn đề cập tới các hình thức huy động vốn và cácdịch vụ do ngân hàng cung ứng Một ngân hàng biết đa dạng hóa các hình thức huy độngđáp ứng thị hiếu cũng như nhu cầu của thị trường sẽ thu hút được khách hàng mới cũngnhư duy trì được mối quan hệ với những khách hàng cũ nhiều hơn so với các ngân hàngkhác cứ dùng mãi một cách thức Với nhiều hình thức huy động khác nhau, ngân hàng cóthể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau, ví dụ như tiền gửi tiếtkiệm với nhiều kì hạn đa dạng tương ứng với mỗi kỳ hạn là một mức lãi suất thích hợp, tàikhoản tiền gửi, huy động qua kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi phong phú về kì hạn,mệnh giá …do đó tính thanh khoản của các sản phẩm huy động cũng được nâng cao

Hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt, có nhiều ngân hàng nên khách hàng có nhiều cơhội để lựa chọn ngân hàng họ cho là tốt nhất Do đó, chất lượng dịch vụ ngân hàng cũng làmột yếu tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng, ngân hàng nào đưa ra các dịch vụ chấtlượng cao thì có lợi thế hơn so với các ngân hàng khác Ngày nay, tất cả các ngân hàng đều

Trang 19

rất chú trọng tới việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới cho phù hợp với nhu cầu sửdụng của người dân.

1.3.2.4 Trình độ và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng.

Uy tín và hình ảnh của ngân hàng một phần cũng được xây dựng từ trình độ của cán

bộ công nhân viên cũng như thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng Một ngân hàng cóđội ngũ nhân viên trình độ nghiệp vụ cao, xử lý các nghiệp vụ nhanh nhẹn, chính xác, hiệuquả cùng với thái độ nhiệt tình, chu đáo, vui vẻ, lịch sự, tác phong chuyên nghiệp sẽ gâyđược ấn tượng tốt đẹp và chiếm được lòng tin của khách hàng Nhân viên giao dịch có thểcoi là bộ mặt của ngân hàng, họ là những người đầu tiên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng

và hướng dẫn khách hàng quy trình gửi tiền Khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng nơi có nhânviên giao dịch khiến họ có thiện cảm và cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ Người quản lý

có trình độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của tất cả các hoạt động ngânhàng Một người quản lý có năng lực, có trình độ cũng tạo dựng niềm tin nơi khách hàng vàthu hút khách hàng đến với ngân hàng của mình

1.3.2.5 Cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng.

Công nghệ ngân hàng có tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng.Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng giúp tiết kiệm thời gian và chiphí giao dịch đi nhiều lần, hơn nữa lại đảm bảo an toàn và thuận tiện cho khách hàng khi

sử dụng Nhờ có công nghệ ngân hàng mà khả năng huy động vốn của ngân hàng cũng dễdàng hơn Trước tiên là thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến, ngân hàng trởnên gần gũi với đời sống của người dân hơn trước Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm dịch vụmới ra đời như Home Banking, Phone Banking, máy rút tiền tự động ATM, hệ thống thanhtoán điện tử…

Cơ sở vật chất cũng là yếu tố cần thiết để khách hàng đánh giá tình trạng hoạt độngcủa ngân hàng Khách hàng sẽ cảm tình với ngân hàng khang trang bề thế, cơ sở vật chấtthiết bị hiện đại hơn là một ngân hàng nhỏ máy móc cũ, lạc hậu

1.3.2.6 Mạng lưới phục vụ cho hoạt động huy động vốn.

Mạng lưới huy động vốn có mở rộng mới tăng được lượng vốn huy động, ngânhàng không chỉ chú trọng phát triển mạng lưới ở những khu vực thành thị mà cần mở ra ở

cả những nơi cách xa trung tâm kinh tế như nông thôn, vùng sâu, vùng xa…Từ đó nângcao hiệu quả huy động vốn

Trang 20

Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM Vớimỗi ngân hàng khác nhau, trong những giai đoạn khác nhau mức độ ảnh hưởng của mỗinhân tố đến hoạt động huy động vốn lại khác nhau, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từngngân hàng để xây dựng chiến lược huy động vốn cho phù hợp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG.

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng.

Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập ngày 14/9/1994 theo giấy phép hoạtđộng số 0054/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và quyết định 00374/GP-UBcủa Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng Saunhiều lần tăng vốn hiện nay vốn điều lệ của MB là 10.000 tỷ đồng, MB có mạng lưới baophủ rộng khắp cả nước với Hội sở chính tại Thành phố Hà Nội, 01 Sở giao dịch, 1 chinhánh tại Lào, 138 chi nhánh và các điểm giao dịch tại 24 tỉnh và thành phố trên cả nướcvới hơn 3.000 cán bộ nhân viên

Để đáp ứng cho sư phát triển nhanh chóng của mình, Ngân hàng TMCP Quân Độiliên tục mở rộng các chi nhánh, ngày 2 tháng 4 năm 2007, Ngân hàng TMCP Quân đội chinhánh Hai Bà Trưng được thành lập chính thức theo quyết định của Ngân hàng TMCPQuân đội và giấy phép đăng kí hoạt động kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp

Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng

Địa chỉ: Số 29 - Lê Đại Hành - Q Hai Bà Trưng - Hà Nội

Điện thoại: 04.3974.7100 Fax: 04.3974.7104

Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng luônchứng tỏ là một chi nhánh phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh doanh cao Những thànhcông mà chi nhánh đã đạt được, đặc biệt trong hoạt động tín dụng đã góp phần tích cực vào

sự phát triển kinh tế thủ đô, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của toàn hệthống Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng.

 Chức năng cơ bản của chi nhánh.

Trang 21

- Thực hiện các hoạt động huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình

thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi

- Thực hiện các hoạt động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán và các dịch vụ khác.

 Nhiệm vụ cơ bản của chi nhánh.

- Phấn đấu trở thành chi nhánh cấp 1 hoạt động hiệu quả đem lại lợi nhuận tối ưu

cho ngân hàng

- Đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

- Thâm nhập và khai thác hiệu quả các thế mạnh của quận, như thế mạnh về sự phát

triển lâu đời cũng như số lượng đông đảo các doanh nghiệp trên địa bàn quận

2.1.3 Mô hình tổ chức quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng.

Mô hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hai BàTrưng bao gồm ban giám đốc và 5 phòng ban khác nhau được thể hiện qua sơ đồ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng.

(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hai Bà

Trưng)

- Giám đốc:

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc Phó giám đốc

Phòng khách

hàng doanh

nghiệp

Phòng khách hàng cá nhân Phòng kế toán dịch vụ khách

hàng Phòng quản lý tín dụng

Bộ phận kinh doanh Bộ phận hỗ trợ

Phòng hành chính tổ chức

Trang 22

Là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt hoạt động của kinh doanh của ngânhàng Giám đốc điều hành tất cả hoạt động của ngân hàng, thực hiện công tác đối ngoại,ngoại giao.

- Phó giám đốc:

Giúp giám đốc quản lý các bộ phận trong ngân hàng, chịu trách nhiệm trước giám đốc

và pháp luật về quyết định của mình, thay mặt giám đốc điều hành công việc khi giám đốc uỷquyền, bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng

- Phòng khách hàng các nhân:

Chức năng chính là quan hệ với khách hàng, thu thập và xử lí sơ bộ về khách hàng,cung cấp cho phòng quản lý tín dụng những thông tin cần thiết về khách hàng, chịu tráchnhiệm nghiên cứu và phát triển các dịch vụ cho khách hàng

- Phòng kế toán dịch vụ khách hàng :

Chức năng chính của phòng kế toán là hằng ngày cập nhập các thông tin về tìnhhình giao dịch và hoạt động xuất nhập quỹ của ngân hàng, theo dõi sự biến động về nguồnvốn và hạch toán kinh tế theo pháp lệnh kế toán và thống kê

- Phòng quán lý tín dụng:

Chức năng chính của phòng quản lý tín dụng là nhận hồ sơ từ phòng khách hàng cánhân và khách hàng doanh nghiệp, thực hiện công tác thẩm định cho khách hàng Thựchiện cho vay, bảo lãnh và đầu tư các dự án, các doanh nghiệp, cá nhân

- Phòng hành chính tổ chức:

Chức năng chính là xây dựng chương trình công tác hàng tháng, đôn đốc việc thựchiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt, phục vụ công tác hành chính.Làm công tác tham mưu cho lãnh đạo trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, đãingộ cán bộ nhân viên, nghiên cứu sắp xếp cơ cấu nguồn nhân lực

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng.

Trang 23

Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam gặp nhiều khó khăn,lạm phát tăng cao, đặc biệt năm 2012 là năm có nhiều dấu ấn quan trọng đối với ngànhngân hàng khi mà nợ xấu gia tăng, tái cấu trúc ngân hàng diễn ra mạnh mẽ…ảnh hưởnglớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Tuy nhiên với sự cố gắng và nỗ lựckhông ngừng của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Ngân hàng TMCP Quân Độichi nhánh Hai Bà Trưng đã đem đến cho chi nhánh những kết quả đáng nể, sản phẩm dịch

vụ của ngân hàng dần trở lên thân quen hơn với khách hàng Chi nhánh đã góp phần vàokhẳng định được vị thế của ngân hàng Quân Đội trong hệ thống các NHTM của Việt Nam.Dưới đây là kết quả mà chi nhánh đã đạt được trong 3 năm 2010 - 2012

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Quân Đội chi nhánh Hai bà Trưng trong 3 năm 2010 - 2012.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011-2010

Chênh lệch 2012-2011

Số tiền (trđ)

Số tiền (trđ)

Số tiền (trđ)

Số tiền (trđ)

Tỷ lệ (%)

Số tiền (trđ)

Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng)

Từ số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ở trên, ta có thể thấy:

- Doanh thu của chi nhánh hàng năm tăng Năm 2011 doanh thu tăng 21802 triệu

đồng (tăng 12.5%) Năm 2011 có nhiều diễn biến phức tạp về tình hình kinh tế Giá hànghóa, giá vàng tăng cao, tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động, lạm phát, lãi suất tăng cao đãtrực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM, vì lẽ đó mà doanh thu năm 2011 củachi nhánh chỉ tăng 12.5% Tuy nhiên bước sang năm 2012, một năm nền kinh tế khôngmấy khả quan, đặc biệt hơn là phần lớn các nhà băng đều sụt giảm lợi nhuận, thậm chígiảm mạnh; tín dụng tăng trưởng thấp, thậm chí âm, trong khi nợ xấu lại tăng cao, thìdoanh thu của ngân hàng MB nói chung cũng như chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng lạităng cao (tăng 41204.6 triệu đồng, tăng 21%) Đây là sự kiện bất ngờ đối với ngành ngânhàng Với mức doanh thu tăng mạnh như vậy, lợi nhuận của chi nhánh cũng tăng đáng kể,năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 2384 triệu đồng (tăng 5.27%), trong khi đó lợi nhuận

Trang 24

năm 2011 chỉ tăng 90.4 triệu đồng (tăng 0.2%) Sở dĩ có được điều này là do chi nhánh đãkhông ngừng nỗ lực, phấn đấu, nắm cơ hội đẩy mạnh tín dụng trong năm 2012 với chiếnlược phát triển bền vững và cắt giảm tối thiểu chi phí phi lãi của ngân hàng.

- Các chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở

hữu (ROE) cũng có những biến động tương ứng với thay đổi của lợi nhuận chi nhánh đạtđược qua các năm

Năm 2010, ROA của chi nhánh đạt 1.64%, song bước sang năm 2011 chỉ còn1.37% (giảm 0.27%) do lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ, trong khi đó tổng tài sản của chinhánh tăng với tốc độ lớn hơn Sang đến năm 2012 tổng tài sản, cũng như lợi nhuận củachi nhánh đều tăng trưởng tốt, đặc biệt lợi nhuận sau thế năm 2012 tăng mạnh khiến tỷ lệsinh lời trên tổng tài sản chủa chi nhánh theo đó tăng lên đạt 1.42% (tăng 0.05%)

Có thể thấy các chỉ số ROA, ROE của chi nhánh tuy có sự biến động song với tìnhhình hiện nay cho thấy ngân hàng chi nhánh phát triển khá vững mạnh Tỷ lệ sinh lời trênmột đồng vốn chủ sở hữu cao so với toàn ngành, năm 2012 đạt 21.35% (tăng 1.61%) Nhưvậy thu nhập mà các cổ đông có được từ việc đầu tư vào ngân hàng là khá cao và ổn đinh

Từ những chỉ tiêu trên, ta dễ dàng thấy được sự hiệu quả trong quản lý kinh doanhcủa chi nhánh trong những năm qua và sự phát triển ổn định, bền vững của chi nhánh

2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.

Khóa luận sử dụng hai nguồn dữ liệu cơ bản để phân tích đó là dữ liệu sơ cấp và dữliệu thứ cấp Trong đó để tiếp cận với nguồn dữ liệu sơ cấp thì em đã phương pháp tiếp cận

là phỏng vấn Với nguồn dữ liệu thứ cấp, em sử dụng phương pháp thu thập thông tin, sốliệu từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phầnQuân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng, thông tin trên các trang web kinh tế, tài chính-ngânhàng…Cụ thể:

2.2.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp.

Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu hoạt động huy động vốn của Ngân hàngTMCP Quân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng, khóa luận đã sử dụng phương pháp phỏng vấn

để thu thập dữ liệu sơ cấp về tình hình hoạt động huy động vốn của chi nhánh

Phương pháp phỏng vấn được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn đối tượng để phỏng vấn

Đối tượng tham gia phỏng vấn là cán bộ nhân viên trong ngân hàng Cụ thể làtrưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, trưởng phòng khách hàng cá nhân, 1 nhân viên

Trang 25

phòng quản lý tín dụng, 1 nhân viên trong bộ phận kinh doanh của phòng khách hàngdoanh nghiệp và 1 giao dịch viên.

Bước 2: Thiết kế các câu hỏi phỏng vấn

Có 5 câu hỏi được đưa ra để phỏng vấn, các câu hỏi này xoay quanh vấn đề huyđộng vốn của chi nhánh như các chính sách huy động vốn, khó khăn trong công tác huyđộng vốn, giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

Bước 3: Thực hiện phỏng vấn

Những câu hỏi được đưa ra cho các đối tượng phỏng vấn vào thời gian giải lao Sau

3 ngày tiến hành phỏng vấn, tiến hành tổng hợp, ghi chép lại đầy đủ các câu trả lời của cácđối tượng được phỏng vấn

Bước 4 Tổng kết kết quả phỏng vấn

Từ những dữ liệu thu được trong quá trình phỏng vấn, em chọn lọc các câu trả lời

có ý tương đồng để phân vào một nhóm, các dữ liệu được tổng hợp một cách đầy đủ, ngắngọn và lập thành một bảng tổng kết kết quả phỏng vấn

2.2.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp.

Để có được dữ liệu thứ cấp, em sử dụng phương pháp chính đó là thu thấp số liệu,thông tin từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, trang web kinh tế, chuyênngành, sách báo có liên quan

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện theo các bước:

Bước 1: Xác định loại thông tin cần thu thập và các nguồn cung cấp thông tin.

- Thông tin: cơ cấu tổ chức, tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, tình

hình huy động vốn, hoạt động tín dụng…của chi nhánh trong 3 năm 2010, 2011, 2012

- Nguồn cung cấp thông tin: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, nguồn

tài liệu từ phòng tổ chức hành chính, website của ngân hàng Quân Đôi, các web kinh tế…

Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin.

Để có những thông tin này, em đã nhờ anh chị trong phòng ban thực tập giúp emtìm kiếm và xin các số liệu này, một số thông tin số liệu em lấy trên trang web của ngânhàng, trang web kinh tế

Bước 3: Tổng hợp thông tin.

Sau khi đã có được các số liệu, em tiến hành phân loại và tổng hợp lại Các phươngpháp được sử dụng ở đây là phân loại, lập bảng biểu, sơ đồ về bộ máy, tình hình hoạt động

cụ thể của chi nhánh theo một hệ thống trật tự

Bước 4: Đánh giá, nhận xét từ kết quả thu được

Ngày đăng: 16/03/2015, 22:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Trang web Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn/ Link
8. Trang web Ngân hàng TMCP Quân đội: http://www.mbbank.com.vn/ Link
9. Trang web Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org/ Link
1. Giáo trình QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, trường đại học kinh tế quốc dân PGS.TS. PHAN THỊ THU HÀ Khác
2. Peter S.Rose, Giáo trình Quản trị Ngân hàng, Hà Nội năm 2004 Khác
3. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hai Bà Trưng các năm 2010, 2011, 2012 Khác
4. Một số văn bản nội bộ của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hai Bà Trưng Khác
5. Tạp chí Ngân hàng năm 2010, 2011,2012 Khác
10. Thời báo Kinh tế Việt Nam: http://vneconomy Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w