1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Eximbank CN Đống Đa - HN

85 590 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 610 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế thế giới không ngừng vận động và phát triển, hòa mình vào sự pháttriển đó chúng ta thấy vai trò to lớn của các tổ chức kinh tế trong đó nổi bật là sự cómặt của các ngâ

Trang 1

MỤC LỤC

1.

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế thế giới không ngừng vận động và phát triển, hòa mình vào sự pháttriển đó chúng ta thấy vai trò to lớn của các tổ chức kinh tế trong đó nổi bật là sự cómặt của các ngân hàng.Với vai trò trung gian tài chính của mình, ngân hàng đã vàđang khẳng định vị thế của mình so với các ngành nghề khác trong nền kinh tế Vàchính sự phát triển của ngành ngân hàng đã kéo theo sự thay đổi tích cực của cácngành nghề khác, tạo diện mạo mới cho kinh tế các nước

Trong quá trình hình thành và phát triển, cũng như mọi ngành nghề khác: cácngân hàng rất cần các yếu tố đầu vào và không thể thiếu được đó là vốn Chính vốn

đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các ngân hàng Vậy thì vốn đócác ngân hàng lấy từ đâu?

Nguốn vốn thì rất dồi dào nhưng để khai thác được nó là cả một vấn đề khó khăn

và đầy thách thức đối với mỗi ngân hàng Ngân hàng muốn hoạt động hay sử dụngđược vốn thì điều đầu tiên trong tay ngân hàng phải có vốn nhưng nguồn vốn thì cóhạn, ai có nhiều vốn thì người đó có lợi thế lớn trong quá trình hoạt động đầu tư, giúpcho các ngân hàng có thể nắm bắt được thời cơ đầu tư tạo được lợi nhuận lớn

Thực tế hiện nay trong dân cư tồn tại một lượng vốn rất lớn và đây được coi lànguồn vốn tiềm năng đối với các ngân hàng Tuy nhiên, không phải ngân hàng nàonhận ra vấn đề và giải quyết được nó trong khi giữa các ngân hàng đang có sự tranhđua rất gay gắt Bài toán: huy động vốn đang đặt ra cho các ngân hàng thương mại.Phòng chiến lược, kế hoạch phát triển không ngừng đưa ra những giải pháp về sảnphẩm huy động để lôi kéo khách hàng về mình nhưng liệu những sản phẩm đó cóthực sự giúp cho ngân hàng giải quyết được bài toán huy động vốn

Nhận thức được vấn đề kết hợp với quá trình thực tập ở ngân hàng Eximbank chinhánh Đống Đa đã giúp em tìm hiểu sâu hơn về bài toán này Chính vì vậy tôi đã chọn

đề tài nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình là:” Giải pháp mở rộng

hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Xuất Nhập khẩu Eximbank chi nhánh Đống Đa

Để hoàn thành chuyên đề nghiên cứu của mình em vô cùng cảm ơn sự hướng

Trang 3

dẫn tận tình của PGS Nguyễn Văn Tài cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trongngân hàng Eximbank chi nhánh Đống Đa đã không ngần ngại bỏ thời gian, côngsức giúp em hoàn thiện bài nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu có hạn bởi vậy một

số vấn đề em vẫn chưa tìm hiểu sâu nên rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô Bài chuyên đề của tồi gồm 3 phần, cụ thể:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về huy động vốn tại ngân hàng Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn ở Eximbank chi nhánh Đống Đa

Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại Eximbank chi nhánh Đống Đa

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY

ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của NHTM

Ngân hàng là một tổ chức tín dụng quan trọng đối với nền kinh tế nói chung

và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng Tuy nhiên thì rất nhiều người chưahiểu đúng về bản chất của ngân hàng Vậy ngân hàng là gì?

Xã hội loài người phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được người taphân biệt với nhau bởi sự phát triển của nền kinh tế Và có thể nói, cái xã hội đó thayđổi hẳn khi nền kinh tế hàng hóa hình thành Nó đã giúp cho nền kinh tế có một bướcchuyển biến tích cực, là mốc đánh dấu sự phát triển của xã hội và nền kinh tế đó đòihỏi phải có những ngành nghề mới cung cấp hàng hóa không chỉ hữu hình mà còn cảnhững hàng hóa vô hình, những yếu tố tác động tới sự phát triển Trong hoàn cảnh đóngành ngân hàng đã hình thành Sự ra đời của các ngân hàng thương mại(NHTM) làkết quả của một quá hình thành và phát triển lâu dài, phù hợp với tiến trình phát triểncủa nền sản xuất hàng hoá NHTM được coi là sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá, làmột bộ phận không thể tách rời và tồn tại như một tất yếu không chỉ trong nền kinh tếhàng hóa mà còn trong nền kinh tế hiện đại, nền kinh tế tri thức

NHTM ra đời đầu tiên và sớm nhất ở Mỹ vào năm 1782 trước Hiến pháp liênbang được thông qua và nó tồn tại, phát triển hùng mạnh cho tới ngày nay Ở mỗinước thì luật về NHTM cũng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, hoàncảnh đất nước Thông thường để có cái nhìn đúng đắn về ngân hàng, từ đó đưa ranhững quy định trong luật người ta căn cứ vào tính chất, mục đích hoạt động củangân hàng phù hợp với nền kinh tế nước mình

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới thì NHTM là một doanhnghiệp hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng

Ở Mỹ: theo Peter S.Rose: ''Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấpmột danh mục các dich vụ tài chính da dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm vàcác dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳmột tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế Và sự đa dạng trong các dịch vụ vàchức năng của ngân hàng đẫn đến việc nó được gọi là các “Bách hóa tài chính''(1)

Trang 5

Theo luật ngân hàng ở Pháp năm 1941 thì “ ngân hàng là những xí nghiệp hay

cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hayhình thức khác, các số tiền mà họ dùng cho chính họ và các nghiệp vụ chứng khoántín dụng hay các dịch vụ tài chính”

Còn theo khoản 3 điều 4 của Luật Các tổ chức tín dụng của Nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2010( luật số 47/2010/QH12):'' Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các

hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Tuy ở mỗi nước khái niệm về ngân hàng lại khác nhau nhưng chúng đềukhẳng định NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, là một trung gian tài chính có đốitượng kinh doanh là tiền tệ-một loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với nhiệm vụthường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với cam kết hoàn trả vàongày nào đó với số tiền bằng với số tiền khách hàng gửi cộng với một khoản tiền lãikhi khách hàng gửi khi ngân hàng sử dụng khoản tiền của khách hàng để cho vay,cung ứng Đây cũng là đặc trưng cơ bản chỉ có trong ngân hàng giúp chúng ta phânbiệt được ngân hàng với các tổ chức kinh doanh khác

Chúng ta không thể phủ nhận kinh tế của một nước chỉ phát triển ổn định và bềnvững khi nước đó có chính sách tài chính – tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân hàng hoạtđộng vững mạnh, có khả năng thu hút tập trung các nguồn vốn và phân bổ hợp lý nguồnvốn đó vào các ngành sản xuất kinh doanh Đối với nước ta: sự hình thành và phát triểncủa ngành ngân hàng còn non trẻ so với thế giới và sự chậm phát triển là không thể tránhkhỏi, tuy nhiên chúng ta cũng có lợi thế là những nước đi sau sẽ thừa kế và rút ra kinhnghiệm từ những nước đi trước để phát triển ngành ngân hàng

Cũng giống như các thành phần kinh tế, hệ thống NHTM được chia thànhnhiều loại dựa theo các tiêu chí khác nhau: nếu theo chức năng thì có ngân hàngchuyên doanh và ngân hàng đa năng còn theo các thành phần kinh tế thì gồm cácNHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, Ngân hàng tư nhân với chức năng chính làkinh doanh thông qua hoạt động trung gian tài chính và thực hiện các dịch vụ Ngânhàng Hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động dưới sự kiểm tra, giám sát củaNhà nước thông qua các quy chế, quy định về hoạt động và thông qua việc thực

Trang 6

hiện các văn bản, chế độ của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện các định hướngtrong chính sách tiền tệ tài chính của Nhà nước phù hợp với từng loại hình ngânhàng tuy nhiên phải có sự dẫn đường của NHNN

1.1.2 Hoạt động cơ bản của NHTM

Các giai đoạn phát triển của kinh tế mỗi nước có lúc hưng thịnh lúc ngủ quênnhưng vai trò của hệ thống ngân hàng thì không thể thiếu Những ảnh hưởng củangân hàng đã giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh, cơ cấu chuyển dịch nhanh chóngtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó tạo động lực thúc đẩy quy mô tíndụng ngân hàng, giảm bớt rủi ro có thể xảy ra cho nền kinh tế Điều này cần đượcnhận thức và quán triệt xuyên suốt trong quá trình hoạch định chính sách về vốn,phương thức và cơ chế hoạt động của các NHTM

Có thể nói: ngân hàng thương mại ra đời như một đứa con ưu tú nhất của nềnkinh tế hàng hoá, và chính Ngân hàng thương mại đến lượt mình đã góp phần quantrọng vào sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá

Hệ thống NHTM trong nền kinh tế thị trường không chỉ có những đòn bẩy tácđộng quan trọng đến sản xuất và lưu thông như : tiền mặt, tín dụng, lãi suất màNHTM còn có một liên hệ vừa bao quát, vừa thâm nhập vào từng đơn vị cơ sở củanền kinh tế

Do là một hệ thống nên NHTM sẽ có mạng lưới rộng các chi nhánh, ngânhàng phủ khắp địa bàn sản xuất phân phối lưu thông, tiêu dùng trong cả nước Hơnthế nữa, nó còn có quan hệ rộng rãi và có vai trò quan trọng về tiền tệ, tín dụng,thanh toán giữa nước ta với nước ngoài, điển hình là các chi nhánh, văn phòng đạidiện của ngân hàng ở nước ngoài

Vậy: hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại bao gồm những hoạt động

gì mà lại có vai trò, chức năng to lớn đến vậy trong nền kinh tế?

Hoạt động của các ngân hàng vô cùng phong phú và đa dạng nhưng nó tựuchung vào 3 nội dung chủ yếu sau: hoạt động nguồn vốn, hoạt động sử dụng vốn vàhoạt động trung gian

1.1.2.1 Hoạt động nguồn vốn( nghiệp vụ tài sản nợ)

Phản ánh quá trình tạo vốn của NHTM mà cụ thể là hình thành nên nguồn vốn

của ngân hàng Nguồn vốn của NHTM là những giá trị do ngân hàng tạo lập, huy

Trang 7

dù chiếm tỷ trọng khiêm tốn nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của vốn tựcó: nó giúp bảo vệ ngân hàng qua việc nâng cao khả năng thanh khoản của ngânhàng trước những yêu cầu bất ngờ của khách hàng từ đó tạo lòng tin đối với kháchhàng Không những thế, nó còn là căn cứ tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn tronghoạt động của ngân hàng mỗi nước: ở Việt Nam theo thông tư 13 thì tỷ lệ đảm bảo

an toàn là CAR >= 9%

Vốn tự có là nguồn vốn ổn định được ngân hàng sử dụng một cách chủ động

và không ngừng tăng lên trong quá trình kinh doanh của ngân hàng góp phần vàoviệc nâng cao vị thế của NHTM trên thương trường

* Vốn huy động:

Đây là nguồn quan trọng và chủ yếu trong hoạt động của NHTM, chiếm một

tỷ trọng lớn trong tổng vốn ngân hàng Vốn này huy động chủ yếu từ dân cư, cáctầng lớp trong xã hội Xem xét cụ thể từng bộ phận cấu thành nguồn vốn huy động:

- Nhận tiền gửi và các hoạt động nhận tiền gửi:

Tiền gửi : là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thươngmại, chiếm phần lớn trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng Trong môitrường hoạt động hiện nay thì hầu hết các ngân hàng huy động các loại tiềngửi từ các nguồn sau:

+Tiền gửi thanh toán:

Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhờ ngân hànggiữ hộ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép các nhu cầu chi trả của cánhân và doanh nghiệp đều được thực hiện Các khoản thu bằng tiền của cá nhân vàdoanh nghiệp đều được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu

Trang 8

Đặc điểm của loại tiền gửi này là lãi suất rất thấp( hoặc bằng không), thay vào

đó thì chủ tài khoản lại được hưởng các dịch vụ với mức phí thấp, thủ tục mở đơngiản Lợi dụng đặc điểm này, một số ngân hàng có sự kết hợp tài khoản thanh toán

và tài khoản cho vay( cho vay thấu chi) làm tăng sự thuận tiện cho khách hàng vàtạo thu nhập cho ngân hàng

+ Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội:

Là các khoản tiền gửi của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chitrả sau một thời gian xác định Nó khác với tiền gửi thanh toán bởi mức lãi suất caohơn và người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán, hình thức này đápứng nhu cầu tăng thu nhập của người gửi tiền Ngân hàng đưa ra hình thức tiền gửi

có kỳ hạn, với mức lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn và tùy theo chiếnlược kinh doanh của mỗi ngân hàng trong từng giai đoạn phát triển

+Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Thu nhập của dân cư được chia làm 2 phần: tiết kiệm và tiêu dùng, tùy theomức thu nhập và mục tiêu đầu tư, kinh doanh của mỗi cá nhân mà tỷ lệ của hai phầnnày khác nhau Khi mà kinh tế ngày càng phát triển tương đương với thu nhập củangười dân ngày một tăng lên kéo theo nhu cầu về dự trữ, dự phòng, tiết kiệm cũngtăng theo và khi đó hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng cũng cần phát triểntương xứng Trong điều kiện tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệmnhằm mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiền tiết kiệm Đặc biệt là mụctiêu bảo toàn giá trị

Với khoản tiền gửi tiết kiệm này thì ngân hàng được quyền sử dụng tiền củadân cư với điều kiện đến hạn ngân hàng phải có đủ tiền để trả theo yêu cầu của chủtài khoản và số tiền lúc này bằng số tiền gửi ban đầu cộng với phần tiền lãi số tiền

đó sinh ra

+Tiền gửi của các ngân hàng khác:

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, một số ngân hàng có dư vốn chưa dùng

và họ sẽ dùng số vốn này gửi vào ngân hàng khác nhằm mục đích thanh toán hộ vàmột số mục đích khác NHTM này có thể gửi tiền các ngân hàng khác Nhưng quy

mô này thường không lớn

Trang 9

- Tiền vay và hoạt động đi vay của ngân hàng thương mại.:

Khi khả năng huy động bị hạn chế, để đáp ứng nhu cầu chi trả trong nhiều giaiđoạn ngân hàng phải vay mượn thêm bằng nhiều hình thức khác nhau tùy sự lựachọn của mỗi ngân hàng:

+ Vay NHNN:

Hình thức vay chủ yếu là Ngân hàng Nhà Nước tái chiết khấu hoặc tái cấpvốn Ở đó, thương phiếu được các NHTW chiết khấu hoặc tái chiết khấu trở thànhtài sản của họ phải thỏa mãn các đặc điểm: phải đảm bảo chất lượng, có thời gianđáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao Trong những điều kiện không có thương phiếuNHNN sẽ cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhấtđịnh đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM

+Vay các tổ chức tín dụng khác:

Đây là nguồn mà các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tíndụng khác trên thị trường liên ngân hàng trong trường hợp ngân hàng đang cần tiềnngay để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và nhiều trường hợp nó thay thếhoặc bổ sung cho việc vay từ NHNN Thực tế thì chi phí của vốn đi vay thường caohơn chi phí của các hình thức huy động khác nhưng nó giúp cho ngân hàng chủđộng hơn trong những trường hợp cấp bách

+Vay trên thị trường vốn:

Thị trường vốn là một thị trường rộng lớn với những nguồn vốn phong phú vàdồi dào, nó đã giúp cho rất nhiều doanh nghiệp thoát khỏi cảnh thiếu vốn Các công

cụ trên thị trường vốn tỏ ra rất hiệu quả và linh hoạt Đối với ngân hàng thì hoạtđộng trên thị trường này diễn ra có sôi động không? Các ngân hàng thường thích sửdụng công cụ tiền tệ nào?

Giống các doanh nghiệp khác thì ngân hàng cũng phát hành các giấy nợ (kỳphiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn Nguồn tiền gửi từ dân chúng khôngphải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu hiện tại của ngân hàng: nhu cầu cho vaytrung và dài hạn thì đây là một trong những cách đề huy động vốn hiệu quả và kịpthời Tuy nhiên đây là hình thức vay không có đảm bảo phụ thuộc phần lớn vào uytín của ngân hàng Hầu hết các ngân hàng nhỏ rất khó để huy động bằng cách này

Trang 10

Nghiệp vụ vay mượn này cũng tương đối phức tạp yêu cầu các ngân hàng phảinghiên cứu kĩ thị trường và đưa ra quyết định về quy mô, mệnh giá, lãi suất, thờihạn và các vấn đề chuyển nhượng hợp lý, phù hợp với tình hình của ngân hàngmình và so với các đối thủ cạnh tranh để tạo hiệu quả cao nhất

* Vốn nợ khác:

Ngoài những nguồn vốn huy động trên thì các ngân hàng còn huy động quacác nguồn khác như: tiền ủy thác, tiền trong thanh toán, tiền khác… Trong đó:-Tiền uỷ thác: được hình thành theo sự uỷ thác của khách hàng

Một số ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý, cung cấp cácdịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giảingân, thu hộ cho các ngân hàng khác, các tổ chức Chính phủ hoặc Phi Chính phủ Kinh tế thế giới phát triển tạo nên những mối quan hệ đa phương giữa cácquốc gia nhất là đối với các tổ chức kinh tế- xã hội có cùng mục tiêu phát triển, cónguồn tài chính và đã sử dụng mạng lưới ngân hàng như các kênh dẫn vốn tới cácmục tiêu kinh doanh của mình và kết quả là hình thành nguồn uỷ thác Chính nólàm gia tăng vốn cho của ngân hàng Mặc dù tỷ trọng không lớn nhưng đây là tàisản ít rủi ro và mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý:quy mô của nguồn này phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ uỷ thác có chấtlượng cao của ngân hàng nên nếu muốn dùng nguồn này thì các ngân hàng cần chú

ý vấn đề trên

-Tiền trong thanh toán: nền kinh tế phát triển các quốc gia khuyến khích ngườidân không dùng tiền mặt trong thanh toán và điều này đã giúp ngân hàng có thêmnguồn vốn mới như: séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C Nhữngngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ tiền của ngânhàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay

-Tiền khác: Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả

Thông qua nghiệp vụ đại lý, ngân hàng thu hút được một lượng vốn đáng kểtrong quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng hay làm đại lý cho các tổ chức tín dụngkhác bằng cách nhận và chuyển vốn cho khách hàng hay một dự án đầu tư do đóngân hàng có thể sử dụng khoản tiền tạm thời nhàn dỗi đó vào kinh doanh

Trang 11

Mục tiêu kinh doanh cuối cùng của các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh

dù lớn hay nhỏ đều là lợi nhuận Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó thì còn rấtnhiều yếu tố chúng ta cần chú tâm tới Và một trong những nhân tố đó là tính” antoàn” Như đã nói: ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đầy mạo hiểm nên có sựquản lý sát sao của cơ quan Nhà Nước, vì vậy trong hoạt động của mình, ngân hàngkhông thể bỏ qua sự “an toàn” Cho nên ngân hàng không thể huy động bao nhiêucho vay bấy nhiêu : ngoài việc cho vay và đầu tư để thu được lợi nhuận, ngân hàngcòn phải sử dụng một phần nguồn vốn huy động được để đảm bảo an toàn về khảnăng thanh toán và thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Trungương đề ra Và 2 nghiệp vụ không thể thiếu của ngân hàng là :

-Trích lập dự phòng theo quy định của NHNN: mỗi giai đoạn có một tỷ lệ dựtrữ bắt buộc riêng tùy luật của mỗi nước

-Quản lý ngân quỹ: đây là hoạt động của ngân hàng nhằm bảo đảm khả năngthanh toán thường xuyên gồm : các quỹ tiền mặt, các khoản tiền đang trong quátrình thu về, các khoản tiền gửi thanh toán ở NHTW và các NHTM khác

*Hoạt động tín dụng:

-Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá

+Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kếtthanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định và nóđược hình thành chủ yếu từ quá trình mua chịu hàng hoá và dịch vụ khách hàng vớinhau Thương phiếu thực chất là hình thức cho vay của người bán đối với người muachịu trong đó người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trướctrong thời hạn có hiệu lực của thương phiếu, đặc điểm của nó là số tiền khách hàng nhậnđược nhỏ hơn số tiền phải thu và sau khi trừ đi các chi phí, lãi suất chiết khấu

+ Giấy tờ có giá chưa đến hạn ( tín phiếu kho bạc, trái phiếu ): Giấy tờ có giá là

chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất

Trang 12

định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác Và ngânhàng chỉ chiết khấu đối với các giấy tờ có giá còn thời hạn đang có nhu cầu chiết khấu

- Cho vay: là hình thức tài trợ của NHTM bao gồm các hình thức sau:

+Cho vay tiêu dùng: là hoạt động mới xuất hiện tại các ngân hàng nhưng hoạtđộng này nhanh chóng phát triển và phù hợp với xu thế ngày nay Chúng ta có thểthấy trong giai đoạn đầu thì phần lớn các ngân hang không mặn mà với việc chovay đối với các cá nhân và hộ gia đình bởi họ cho rằng các khoản vay này có độ rủi

ro cao Tuy nhiên, nhận thức này đã dần thay đổi thu nhập của người tiêu dùng tăng

và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng tới những người tiêu dùngbiến họ trở thành khách hàng tiềm năng của mình

+Cho vay thương mại : với hình thức cho vay này ngân hàng trực tiếp chokhách hàng vay tức người mua hoặc thông qua đối tác độc lập cho người mua vay(thông qua người bán) để giúp họ có vốn để mua hàng và có vốn mở rộng hoạt độngsản xuất kinh doanh Tuy hình thức cho vay này hình thành sau hoạt động chiếtkhấu giấy tờ có giá nhưng được áp dụng khá phổ biến

+Tài trợ dự án: do mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận nên giống như các tổ chứckhác thì ngân hàng không ngừng tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư để tạo lợi nhuận cao.Điều này đã làm cho các ngân hàng trở nên linh hoạt hơn trong hoạt động cho vay củamình không chỉ bó hẹp trong ngắn hạn mà các ngân hàng còn tài trợ cho các dự ántrung, dài hạn: cho vay bất động sản, tài trợ cho xây dựng các nhà máy, phát triểnngành công nghệ cao Những dự án cần số vốn lớn và thời gian dài sẽ có độ rủi rocao nên mặc dù thu được lợi nhuận cao nhưng các ngân hàng cần chú ý để cho vay phùhợp với khả năng của mình, tránh tình trạng cho vay vượt quá sức chịu của ngân hàng

- Thuê tài chính (leasing): là cách các ngân hàng mua các thiết bị theo nhucầu của khách hàng mà họ còn thiếu sau đó cho khách hàng thuê lại thiết bị đó vớiđiều kiện là khách hàng phải trả tới hơn 70% hoặc 100% giá trị tài sản cho thuê.Sau khi hết hạn hợp đồng thuê thì khách hàng có thể mua lại thiết bị đó hoặc thuêlại theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê và trong thời hạn cho thuêcác bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng Lãi suất thuê bằng hình thức nàythường cao hơn các hình thức cấp tín dụng khác, tuy nhiên, nó đáp ứng nhu cầu về

Trang 13

Ngân hàng bên bảo lãnh: là trung gian trong mối quan hệ pháp lý giữa bênđược bảo lãnh và bên thụ hưởng, trong đó: ngân hàng dùng uy tín, hình ảnh củamình đứng ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trườnghợp bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Bên được bảo lãnh : là khách hàng của Ngân hàng và được Ngân hàng cam kếtthực hiện thay nghĩa vụ khi vi phạm hợp đồng với đối tác của mình

Bên thụ hưởng : là người sẽ nhận được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh viphạm hợp đồng sẽ được Ngân hàng thanh toán khi có yêu cầu

1.1.2.3 Các hoạt động trung gian của ngân hàng.

- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán hộ: mỗi kháchhàng khi đến giao dịch với ngân hàng đều mở tài khoản giao dịch ở ngân hàng giúpcho khách hàng giảm chi phí giao dịch và giao dịch kinh doanh trở nên dễ dànghơn, nhanh chóng và an toàn hơn, còn đối với ngân hàng: có thể tập trung một sốtiền lớn để thực hiện đầu tư

Việc đưa loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong những bước

đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng

- Cung cấp các dịch vụ bảo quản tài sản hộ: hoạt động này có từ thời xa xưa

và chính nó cũng là nguồn gốc hình thành ngân hàng, cho tới ngày nay đặc biệt ởnhững nước phát triển hoạt động này trở nên rất phát triển như cho thuê két…

- Cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn: một trong những việc làm thườngxuyên của ngân hàng là thực hiện quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho

cá nhân và doanh nghiệp thương mại đổi lại ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trịcủa tài sản hay quy mô vốn mà họ quản lý và đây chính là dịch vụ ủy thác

Trang 14

Ngân hàng cũng là người tư vấn tài chính với những chuyên gia phân tích đầu

tư giúp khách hàng có sự lựa chọn đầu tư kinh doanh đúng đắn

- Cung cấp các dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán

-Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm

-Cung cấp các dịch vụ đại lý

1.2 Vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại

Ngân hàng được biết tới là một tổ chức đi vay để cho vay do vậy vốn củaNHTM chính là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập hoặc huy động được,dùng để cho vay, đầu tư hay thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác

Chúng ta không biết vốn đó được hình thành như thế nào và có nguồn gốc từđâu? Dù có nhiều nguồn khác nhau nhưng vốn của ngân hàng thực chất là một bộphận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối vàtiêu dùng, người chủ sở hữu của chúng gửi vào Ngân hàng với các mục đích khácnhau: thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư Họ chuyển quyền sử dụng vốn đó cho ngânhàng đổi lại họ nhận được chi phí cơ hội cho khoản tiền đó gọi là tiền lãi còn ngânhàng có vốn để thực hiện kế hoạch đầu tư kinh doanh của mình

Hoạt động trên chúng tỏ vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thứctiền tệ của ngân hàng giúp quá trình luân chuyển vốn diễn ra nhanh hơn, kích thíchkinh tế phát triển Nó chi phối mọi hoạt động của ngân hàng và cũng là yếu tố quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng

1.2.2 Cơ cấu và đặc điểm vốn của NHTM.

Nguồn vốn của ngân hàng vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên nóthường được biết đến bởi những nguồn cơ bản sau:

Trang 15

Đặc điểm của vốn này là tính chất ổn định do vậy ngân hàng có thể sử dụnglâu dài vào các mục đích khác nhau như: trang bị cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cốđịnh, trang thiết bị hoặc dùng để đầu tư hay góp vốn liên doanh Và nó còn là căn

cứ quyết định khả năng thanh toán khi ngân hàng gặp rủi ro, tạo nên khả năng tàichính vững mạnh cho ngân hàng Sự tăng trưởng của vốn chủ sẽ quyết định nănglực và sự phát triển của NHTM

Quy mô của vốn chủ được hình thành căn cứ vào hình thức tổ chức củaNHTM là: NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần hay NHTM liên doanh, ngân hàngnước ngoài

Vốn tự có gồm các thành phần: vốn tự có cơ bản, vốn tự có bổ sung

-Vốn tự có cơ bản: gồm có vốn điều lệ và vốn pháp định

+Vốn điều lệ: do các chủ sở hữu của ngân hàng bỏ ra tùy theo loại ngân hàng

mà vốn đo do NSNN hay cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động củangân hàng, vốn đó theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định

Đối với NHTM quốc doanh: vốn điều lệ là vốn được cấp từ ngân sách Nhà Nước.Đối với NHTM cổ phần: chính là sự đóng góp của các cổ đông sang lập ngân hàng.Đối với NHTM liên doanh: hình thành từ vốn góp của các bên liên doanh, tỷ

lệ góp vốn tùy theo thỏa thuận của các bên nhưng phải phù hợp với luật của nướcđó

Đối với NHTM nước ngoài: vốn được hình thành từ 100% vốn nước ngoàiĐối với NHTM tư nhân: vốn này chính là số tiền chủ ngân hàng bỏ ra để thànhlập ngân hàng

+Vốn pháp định: do pháp luật mỗi nước quy đinh và là mức vốn tối thiểu phải

có để thành lập ngân hàng

- Vốn tự có bổ sung: quy mô ngân hàng thường xuyên thay đổi trong quá trìnhhoạt động kinh doanh bởi ngân hàng không ngừng gia tăng vốn của chủ sở hữu theonhiều phương thức khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của ngân hàng Nó gồm cácquỹ như: quỹ dự phòng rủi ro, quỹ phúc lợi, khen thưởng, quỹ dự trữ bổ sung vốnđiều lệ, lợi nhuận để lại, quỹ dự trữ đặc biệt và quỹ khác

Để đáp ứng nguồn vốn bổ sung, các ngân hàng đã sử dụng phương thức bổ

Trang 16

sung vốn tự có:

Nguồn nội bộ (nguồn từ lợi nhuận): khi ngân hàng làm ăn có lãi tức thu nhậpròng lớn hơn không thì các ngân hàng thường có xu hướng gia tăng vốn bằng cáchchuyển một phần lợi nhuận thành vốn đầu tư Tỷ lệ tích lũy phải tùy theo sự biểuquyết và cân nhắc của các chủ ngân hàng

Nguồn bên ngoài: là nguồn bổ sung từ thị trường vốn như phát hành thêm cổphiếu, trái phiếu để mở rộng quy mô hoạt động hay đổi mới trang thiết bị hoặc đápứng yêu cầu vốn của chủ sở hữu do NHNN quy định Việc phát hành cổ phiếu haytrái phiếu với số lượng, mênh giá, lãi suất bao nhiêu, vào thời điểm nào cũng cầnđược cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng đặc điểm của từng loại cho phù hợp với hoạt độngcủa ngân hàng mình để việc quyết định đó đạt hiệu quả cao: phát hành cổ phiếuthường hay cổ phiếu ưu đãi hay trái phiếu chuyển đổi

Đặc điểm của hình thức huy động này là không thuờng xuyên song nó giúpngân hàng nhanh chóng có được lượng vốn sở hữu vào lúc cần thiết

* Vốn huy động

Trong bảng cân đối kế toán thì nguồn vốn gồm 2 loại: là vốn chủ sở hữu vàvốn huy động Đây cũng chính là hai nguồn hình thành vốn cho ngân hàng, trongđó: vốn huy động được hiểu là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từdân cư trong xã hội thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ của mình: tín dụng,thanh toán, kinh doanh khác

Nguồn vốn huy động không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng mà nó là tàisản có thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng với vai trò trung gian mua bánquyền sử dụng có trách nhiệm hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc

Trang 17

khi khách hàng yêu cầu

Với vai trò quan trọng của mình thì nguồn vốn này không ngừng tăng lên cùngvới sự phát triển của các thành phần kinh tế trong xã hội Các NHTM luôn nhậnthức rõ tầm ảnh hưởng của nguồn vốn huy động nên luôn quan tâm khai thác để mởrộng tín dụng

Nguồn vốn này được chia làm hai phần: một phần dùng để kinh doanh cònmột phần nhỏ để dự trữ theo một tỷ lệ nhất định và hợp lý để đảm bảo khả năngthanh toán Các ngân hàng không được dùng toàn bộ số vốn huy động vào mục đíchđầu tư, kinh doanh của mình, điều này được quy định cụ thể trong luật ngân hàng.Vốn huy động gồm có: Vốn tiền gửi và phát hành những giấy tờ có giá

Trong đó: vốn tiền gửi lại chia làm nhiều loại tùy vào những căn cứ khác nhau:

- Theo nguồn hình thành gồm: các khoản tiền ký gửi của dân cư và tín dụngtạo tiền gửi Tuy nhiên tiêu thức này ít được dùng

-Theo loại tiền có tiền gửi nội tệ và tiền gửi ngoại tệ

-Theo thời hạn: gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

-Theo mục đích sử dụng: tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm

Do chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn chiếm tới khoảng 90% và cóvai trò quyết định đến hoạt động của các NHTM nên các NHTM cần phải tôn trọngcác quy định của luật pháp về mức vốn huy động

* Vốn vay:

Cũng nằm trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng nhưng ngân hàng vayvốn trong trường hợp ngân hàng đã sử dụng hết tất cả các nguồn vốn khác mà vẫnkhông đủ

Vậy vốn vay: là khoản tiền vay muợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khảnăng huy động vốn bị hạn chế Đây là nguồn chủ yếu để chống rủi ro thanh khoảncủa các ngân hàng

NHTM vay khi nào và vay ai?

Các khoản vay đó được các ngân hàng nghĩ tới trong trường hợp:

Thứ nhất: ngân hàng vay để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình bởi khôngphải lúc nào tiền trong két của NHTM cũng đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trang 18

Thứ hai: Vay để cho vay, đây là một trong những đặc điểm cơ bản của ngân hàngThứ ba: Vay hộ cho khách hàng Một số khách hàng có nhu cầu vốn lớn, ngânhàng không đủ để cho vay nhưng muốn giữ khách hàng nên huy động thêm nguồnnày để bù vào phần thiếu đó

Vậy việc vay từ NHTW là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trongchi trả của NHTM với hình thức cho vay chủ yếu của là tái chiết khấu, tái cấp vốn.Các thương phiếu của khách hàng được các NHTM chiết khấu trở thành tài sản củangân hàng Khi cần tiền ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấutại NHNN

Thông thường NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất ợng: thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao và phù hợp với mục tiêu củaNHNN trong từng thời kỳ hoặc NHNN cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốntheo hạn mức tín dụng nhất định Nguồn vốn này có đặc điểm: chiếm tỷ trọng nhỏ

lư-và chủ yếu là vốn ngắn hạn, chi phí cao hay thấp phụ thuộc lư-vào chính sách tiền tệcủa NHTW:

-NHTW thắt chặt tiền tệ tức thu hẹp tín dụng, hút luồng tiền bên ngoài về thìlãi suất sẽ cao

- Mở rộng tiền tệ thì chi phí lãi suất sẽ thấp

Mục đích cho vay của NHTW là để bảo vệ an toàn cho toàn hệ thống ngânhàng và thực hiện chính sách tiền tệ bởi hệ thống ngân hàng như là hệ thần kinh củanền kinh tế, chỉ một chỗ đau là ảnh hưởng tới cả hệ thống

Vay từ tổ chức tín dụng khác: được thực hiện trên thị trường liên ngân hàngbằng cách cho vay lẫn nhau giữa các NHTM

Đặc điểm:

Ngân hàng cho vay sẽ thu được lãi suất cao hơn từ khoản cho ngân hàng khác vay.Với các ngân hàng đi vay: đang thiếu hụt dự trữ lại có nhu cầu vay mượn tứcthời để đảm bảo thanh khoản

Các hình thức vay trên thị trường liên ngân hàng:

+ Vay kỳ hạn: là hợp đồng vay mượn thành văn có thời hạn cụ thể Vật đểđảm bảo khoản vay là uy tín ngân hàng nhưng thông thường các ngân hàng đi vay

Trang 19

phải có giấy tờ có giá để cầm cố cho ngân hàng cho vay

+ Vay qua đêm: là hợp đồng vay mượn bất thành văn giữa hai ngân hàng chủyếu thông qua điện thoại và điện tín có thời hạn không quá một ngày

Đặc điểm nguồn vốn:

• Do mục đích đi vay của các NHTM trên nên nguồn này chủ yếu là ngắn hạn

• Chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào cung cầu trên thị truờng tiền tệ

• Tỷ trọng tương đối lớn đặc biệt là ngân hàng bán buôn

Vay trên thị trường vốn: thị trường vốn rộng lớn với rất nhiều nguồn tiền,vớicác công cụ huy động phong phú phục vụ cho nhu cầu của các tổ chức, cá nhân Vớicác ngân hàng thường lựa chọn công cụ vay mựon bằng cách phát hành các giấy nợ(kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trờng vốn chủ yếu là các khoản vay trung vàdài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tưtrung dài hạn Đây thường là những khoản vay không có đảm bảo Nó phụ thuộc rấtnhiều vào uy tín của ngân hàng, quy mô của ngân hàng, lãi suất ngân hàng đưa ra,thời gian tồn tại của ngân hàng cho nên:

Ngân hàng nào có quy mô lớn, có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượnnhiều hơn

Các ngân hàng nhỏ dù trả lãi suất cao nhưng vẫn khó vay mượn trực tiếp vàphải thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được bảo lãnh của các ngân hàng đầu tư.Ngoài những yếu tố trên, khả năng vay mượn còn được phụ thuộc vào trình độphát triển của thị trường tài chính tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dàihạn của ngân hàng

* Vốn khác

Vốn khác: là toàn bộ giá tị tiền tệ mà ngân hàng huy động được thông qua việccung cấp các phương tiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ ủy thác đầu tư Baogồm nguồn ủy thác, nguồn thanh toán và các nguồn khác

1.2.3 Vai trò của vốn trong hoạt động của NHTM

Quy mô, chất lượng nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động củacác ngân hàng, nó là một trong những nhân tố khẳng định sự lớn mạnh của ngânhàng Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Trang 20

* Vốn là phương tiện quyết định khả năng kinh doanh của NHTM

Các doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh cần có yếu tố đầu vào, tưliệu sản xuất: công nghệ - Lao động – Tiền vốn, trong đó: vốn là nhân tố quantrọng, nó phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh Với đặctrưng trong kinh doanh loại hình: vốn vừa là phương tiện kinh doanh vừa là đốitượng kinh doanh chủ yếu của NHTM và ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hànghóa đặc biệt trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán thì vốn lại càngkhông thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng

Trong kinh doanh không có vốn là mất cơ hội làm ăn, người có vốn trong taylúc nào cũng mạnh dạn đầu tư nắm bắt thời cơ và đối với NHTM cũng vậy: vốn lớngiúp ngân hàng mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư vào những lĩnh vực thu đượclợi nhuận cao

Nguồn vốn lớn còn giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh với nhiều loại hìnhkhác nhau như: Liên doanh liên kết, dịch vụ thuê mua tài chính, kinh doanh chứngkhoán… các hình thức kinh doanh này nhằm phân tán rủi ro và tạo thêm vốn chongân hàng đồng thời, nâng cao uy tín và tăng sức cạnh tranh trên thị trường

*Vốn là phương tiện quyết định khả năng thanh toán của Ngân hàng, đảm bảo

uy tín của ngân hàng trên thương trường.

Ngân hàng với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay, nguồn vốn huyđộng chiếm tới 90% cơ cấu của tổng nguồn vốn nên khi khách hàng( tổ chức, cánhân) có nhu cầu rút tiền tại ngân hàng thì ngân hàng phải luôn đảm bảo khả năngchi trả cho khách hàng Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khảdụng của ngân hàng càng lớn Với một ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, khi nhu cầuvay vốn trên thị trường là rất lớn, một mặt ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầuvay, mặt khác với quy mô nhỏ, ngân hàng nếu cho vay tối đa nguồn vốn huy độngđược, dự trữ ít sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán Còn đối với một ngân hàng trư-ờng vốn, họ thực hiện dự trữ đủ khả năng thanh toán đồng thời vẫn thỏa mãn đượcnhu cầu vay vốn của nền kinh tế, từ đó sẽ tạo được uy tín ngày càng cao và sẽ thuhút nhiều khách hàng

Trang 21

Vì vậy( nếu loại trừ các nhân tố khác) khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệthuận với vốn của ngân hàng nói chung và với vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng.Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh sản xuất của cá nhân,

tổ chức đều đặt chữ tín lên hàng đầu và các ngân hàng cũng vậy: để tồn tại và pháttriển đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường, uy tín đó phải thườngxuyên được tạo lập, xây dựng Uy tín đó đảm bảo cho sự hoạt động của ngân hàng.Đối với ngân hàng uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanhtoán, chi trả cho khách hàng của ngân hàng Bởi đại bộ phận vốn của ngân hàng làvốn tiền gửi và đi vay, do vậy ngân hàng phải trả cho khách hàng khi họ có yêu cầurút tiền Uy tín chính là sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau giúp cho mọi công việc trởnên dễ dàng, suôn sẻ Mất chữ tín đồng nghĩa với mất khách hàng, mất thương hiệu

Vì vậy: với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng vừa có thể hoạt động kinh doanh vớiquy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằmgiữ chữ tín vừa nâng cao vị thế của ngân hàng

* Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Kinh tế phát triển kéo theo sự có mặt của nhiều ngân hàng không chỉ trongnước mà cả những ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước ta và cạnhtranh là điều không thể tránh khỏi Nhưng chính sự cạnh tranh đó đã và đang ngàycàng thúc đẩy nền kinh tể phát triển theo đúng bản chất của nền kinh tế thị trường-nơi mọi hoạt động diễn ra bị chi phối bởi những quy luật thị trường Sự cạnh tranhgay gắt thể hiện ở nhiều khía cạnh của nền kinh tế nhưng đối với ngân hàng, nó thểhiện mạnh mẽ nhất ở khả năng về vốn: khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đốivới ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét

cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời hạn cho vay thậm chí quyếtđịnh mức lãi suất vừa phải cho khách hàng Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiềukhách hàng làm doanh số hoạt động của ngân hàng tăng lên một cách nhanh chóng

và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh Không chỉ vậy: nó cũng

là điều kiện để bổ sung thêm vốn tự có của ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất kỹthuật và quy mô hoạt động của ngân hàng trên mọi lĩnh vực

Trang 22

Nhiều vốn, ngân hàng sẽ đầu tư, kinh doanh vào nhiều hình thức khác nhaugiúp phân tán rủi ro trong kinh doanh và tạo thêm vốn cho ngân hàng đồng thời giatăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thương trường

Ngoài ra: vốn của ngân hàng dồi dào sẽ tạo điều kiện cho NHNN đảm bảo khảnăng thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo cân đối tiền – hàng trong nền kinh tế, gópphần ổn định lưu thông tiền tệ

Từ những vai trò trên của vốn, chúng ta nhận ra một điều: trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung, chúng ta cần chútrọng tới việc thường xuyên bảo toàn vốn và không ngừng mở rộng quy mô và nângcao hiệu quả của vốn bởi vốn là tiền đề quan trọng quyết định sự tồn tại và pháttriển của hoạt động kinh doanh ngân hàng, đáp ứng vốn cho nền kinh tế

1.3 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn ngoài nguồn vốn tự có thì vốn huy động có ýnghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM nhất là trongviệc tạo lập nguồn vốn để hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra bình thường

Và một trong những đặc trưng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM

và cũng là đặc trưng tạo nên sự khác biệt so với các doanh nghiệp kinh doanh trongcác lĩnh vực phi tài chính là hoạt động huy động vốn-một hoạt động kinh doanh đặcbiệt quan trọng của NHTM

Để huy động được vốn nhàn rỗi trong dân cư, NHTM đã sử dụng uy tín củamình kết hợp với những điều kiện sẵn có của ngân hàng trong nền kinh tế.Hoạtđộng này tạo nguồn vốn cho NHTM nên nó đóng vai trò quan trọng , ảnh hưởng tớichất lượng hoạt động của ngân hàng

Tuy bị giới hạn về mức huy động vốn( phụ thuộc vào lượng tiền nhàn dỗitrong nền kinh tế) song các NHTM sử dụng tốt nguồn vốn này thì không nhữngnguồn lợi của ngân hàng được tăng lên mà còn tạo cho uy tín của ngân hàng ngàycàng cao giúp ngân hàng có thể mở rộng được quy mô hoạt động kinh doanh củangân hàng

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại rất đa dạng và nhiều hình

Trang 23

thức khác nhau tùy theo tiêu thức chúng ta lựa chọn:

1.3.1 Theo công cụ huy động

*Nguồn tiền gửi

Khác với các tổ chức phi ngân hàng, ngân hàng được quyền nhận tiền gửi củadân cư Và tiền gửi là nguồn tài nguyên quan trọng, chiếm phần lớn trong tổngnguồn của NHTM giúp cho bộ máy của ngân hàng vận hành trơn tru hơn

Nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn mà ngân hàng huy động được từ các

tổ chức kinh tế và các nhân trong xã hội thông qua hoạt động tiền gửi nhận tiếtkiệm, thanh toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền Để gia tăng tiền gửi trong môitrường cạnh tranh và để có nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng

đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động đa dạng

-Theo thời gian: có tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

+Tiền gửi không kỳ hạn: hưởng mức lãi suất thấp hoặc lãi bằng không, nguồntiền này khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào mà không cần bảo trước Mục đíchchủ yếu của nó là để thanh toán, chi trả trong các hoạt động thường ngày của kháchhàng chứ không phải là tiền để dành

+Tiền gửi có kỳ hạn: kỳ hạn ở đây rất đa dạng và linh hoạt có thể là 1 tuần, 2tuần, 1 tháng, 2 tháng… tùy theo nhu cầu của khách hàng và ở các kỳ hạn khácnhau lãi suất cũng khác Nó phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN và nhu cầuvốn dài hạn hay ngắn hạn của ngân hàng, mục đích phát triển của NHTM

-Theo đối tượng:

+Tiền gửi của dân cư: Trong tổng thu nhập của dân cư luôn có một phần tiền

để tiết kiệm do tâm lý “tiêu phải biết để” để lúc chẳng may còn có tiền chi trả chonên nguồn tiền nhàn rỗi này là rất lớn Trong điều kiện tiếp cận với ngân hàng, rấtnhiều người dân đã dùng nó gửi tiết kiệm ngân hàng với mục đích đảm bảo an toàn,sinh lời Và đây là nguồn tiền tiềm năng mà các ngân hàng cần tìm cách huy độngtối đa

+Tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội: do yêu cầu của hoạt động sảnxuất kinh doanh nên các doanh nghiệp thường gửi một khối lượng tiền lớn vào ngânhàng để hưởng các tiện ích trong thanh toán: nhanh, gọn, an toàn…tuy nhiên tính ổn

Trang 24

định của lượng tiền này phụ thuộc phần lớn vào quy mô, loại hình doanh nghiệp.+Tiền gửi của các TCTD khác: các hình thức huy động nói trên đóng vai tròchủ yếu trong công tác huy động vốn của ngân hàng tuy nhiên không thể khôngnhắc tới nguồn vốn huy động từ các ngân hàng khác được bởi ngân hàng là doanhnghiệp cũng có những lĩnh vực hoạt động và có lúc thừa vốn, thiếu vốn Khi thừavốn ngân hàng cũng có nhu cầu gửi vào ngân hàng khác để hưởng lãi hoặc gửithanh toán hộ

-Theo mục đích:

+Tiền gửi tiết kiệm: huy động tiền gửi là hoạt động truyền thống của các ngânhàng và tiền gửi tiết kiệm là khoản để dành của cá nhân gửi vào ngân hàng đểhưởng lãi định kỳ Thông thường những khoản tiền gửi này nhỏ và gửi ngắn hạn vớiphương thức chủ yếu là nộp tiền mặt trực tiếp vào ngân hàng hoặc chuyển khoản Ởcác nước phát triển, trong các loại tiền gửi vào ngân hàng thì tiền gửi tiết kiệm đứng

ở vị trí thứ hai về mặt số lượng Và tiền gửi này cũng có hai loại: tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

+Tiền gửi thanh toán: đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn được dùng vớimục đích đầu tiên là thanh toán, chi trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ và các khoản chikhác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách thường xuyên Tiềngửi thanh toán gồm tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai trong đó tàikhoản tiền gửi thanh toán khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào để chi trả dướihình thức rút séc hoặc chuyển khoản còn tài khoản vãng lai lúc dư Có lúc dư Nợ.Đối với ngân hàng khoản mục tiền gửi thanh toán thường xuyên biến động và nó làkhoản nợ của ngân hàng vì vậy khi ngân hàng dùng loại tiền gửi này để đầu tư cầnxem xét thời gian cho phù hợp

Việc dùng tài khoản thanh toán góp phần thúc đẩy việc lưu thông không dùngtiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông, giúp kiểm soát được hoạt động của dân cư.+Tiền gửi lưỡng tính: người gửi có thể yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ vàhưởng lãi trên số tiền trong tài khoản của mình, tuy nhiên lãi suất không cao bằnglãi suất tiền gửi tiết kiệm do mức độ ổn định của loại tiền này

Trang 25

1.3.2 Huy động thông qua thị trường

Nguồn tiền gửi không thể đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh củangân hàng, vì thế ngân hàng không ngừng tìm cách huy động vốn trên thị trườngthông qua các công cụ trên thị trường vốn: phát hành trái phiêu, cổ phiếu, đi vay…-Phát hành giấy tờ có giá: là nghiệp vụ huy động vốn của NHTM dưới hìnhthái phát hành các chứng từ: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu… Việc phát hành nàythông thường được thực hiện sau khi các NHTM cân đối giữa việc huy động và sửdụng vốn Nguồn tiền thu được từ phát hành giấy tờ có giá được bổ sung vào nguồnvốn kinh doanh của ngân hàng Đây là hình thức huy động rất cơ động và thoáng:

cơ động ở chỗ nó linh hoạt về mặt thời gian, kỳ hạn và lãi suất tùy theo mỗi ngânhàng sao cho nó phù hợp với thị trường, mục đích huy động của mình, vị thế củangân hàng mình giúp các ngân hàng có thể huy động một lượng vốn lớn một cáchnhanh chóng để đáp ứng những nhu cầu cấp bách

Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi nền kinh tế bị lạm phát: khi lạm phát xảy ra,NHNN thường áp dụng biện pháp giảm lượng tiền trong lưu thông khi đó bằng việcphát hành kỳ phiếu, trái phiếu thì lượng tiền từ dân hút về các ngân hàng là con sốtương đối lớn, chính nó vừa có tác dụng huy động và vừa chống lạm phát Tuy nhiên,mức lãi suất huy động của nó thường cao hơn so với lãi suất huy động tiền gửi

-Huy động vốn thông qua việc vay các ngân hàng thương mại, các tổ chức tíndụng, ngân hàng trung ương

Ngoài nguồn tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá, trong lúc cần vốn ngân hàng

có thể tiền hành vay vốn từ ngân hàng Trung ương hoặc các tổ chức tín dụng khác.Khi khả năng thanh toán của các NHTM kém họ phải đi vay

Thời hạn của khoản vay giữa các NHTM rất linh hoạt: có thể ít ngày hoặc dàingày tùy theo nhu cầu của ngân hàng đi vay và vốn của ngân hàng cho vay trongtừng giai đoạn cụ thể

Và khi nguồn vay từ bên ngoài không đủ đáp ứng nhu cầu của ngân hàng thì

vị cứu cánh cuối cùng của các NHTM là NHTW tuy nhiên lượng tiền NHTW chocác NHTM vay có hạn và thường thông qua hình thức tái cấp vốn, tái chiết khâu

Trang 26

Ngày nay, hoạt động này cũng tương đối phổ biến ở các NHTM như: trongnăm 2008 các ngân hàng nhỏ như Đông Á, An Bình, Phương Nam… để đáp ứngkhả năng thanh khoản của mình cũng phải vay ngân hàng nhà nước

1.3.3 Nguồn khác

Nguồn khác ở đây là những khoản thu từ dịch vụ ủy thác, tư vấn tài chính,điều chuyển vốn, các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, từ những khoảnnợ: tiền chưa nộp thuế, chưa trả lương… cũng góp phần vào việc làm tăng nguồntiền huy động cho các NHTM

*Theo thời gian huy động:

Phân theo kỳ hạn đóng vai quan trọng trong việc huy động vốn của các ngânhàng thương mại hiện nay Nó quyết định tính an toán hiệu quả kinh doanh của nguồnvốn

-Huy động vốn ngắn hạn:

Là hình thức NHTM huy động không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn với thời gianngắn, tối đa là 1 năm Nguồn này thường dùng để cho vay ngắn hạn phục vụ nhucầu trong ngắn hạn của dân cư: sinh hoạt, mua sắm, sửa chữa…

-Huy động vốn trung hạn:

Với thời gian huy động từ một đến ba năm, thường được các NHTM sử dụng

để cho các doanh nghiệp vay trung hạn đối với các dự án đầu tư chiều sâu mở rộngsản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho bảnthân doanh nghiệp

-Huy động vốn dài hạn:

Nguồn vốn này có thời gian huy động trên ba năm và được NHTM sử dụng vàomục đích đầu tư phát triển theo định hướng phát triển kinh tế của của Đảng và Nhànước như: đầu tư vào các dự án phục vụ đời sống dân sinh, xây dựng mới các nhà máy,các dự án đổi mơi thiết bị công nghệ … Do thời gian ngân hàng sử dụng vốn khá dàinên lãi suất mà NHTM phải trả cho chủ sở hữu nguồn vốn này thường rất cao

*Theo loại tiền:

-Huy động bằng nội tệ: là nguồn tiền cơ bản trong NHTM, nguồn này phụthuộc vào mức thu nhập của nền kinh tế, mức lãi suất mỗi thời kỳ tương ứng với

Trang 27

từng kỳ hạn khác nhau

-Huy động bằng ngoại tệ: ngoài tiền gửi nội tệ thì ngân hàng còn nhận tiền gửingoại tệ như: EUR, USD, Yên… để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nhu cầuthanh toán xuất nhập khẩu Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ là phương thức đa dạng hóacác hình thức huy động Đối với các ngân hàng có xu hướng mở rộng kinh doanhđối ngoại thường có vốn ngoại tệ lớn: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam rất mạnhtrong mảng thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu

Các NHTM có thể huy động vốn bằng nội tệ hoặc ngoại tệ tuy nhiên ở ViệtNam ta thì hầu hết các ngân hàng chỉ huy động ngoại tệ là USD và EURO DoNHNN muốn giữ tỷ giá ở mức ổn định nãi suất huy động ngoại tệ thường thấp hơnrất nhiều huy động bằng VN

1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của NHTM

Hoạt động của ngân hàng là hoạt động liên quan tới tiền tệ nên nó rất nhạycảm với các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng Chúng ta xét các yếu tố:

lự đắn đo và lựa chọn việc gửi tiền vào ngân hàng nào có uy tín cao hơn Có thể coi

uy tín là tài sản vô hình của ngân hàng

1.4.1.2 Chính sách khách hàng của ngân hàng

Khi uy tín được lựa chọn khách hàng thì yếu tố tiếp theo quyết định tới việcgửi hoặc vay tiền sẽ được xét tới là chính sách khách hàng có ưu đãi không? Có tiệních gì không? Và theo tự nhiên bạn sẽ quyết định gửi tiền vào một ngân hàng khingân hàng đã có chương trình khuyến mại quà tặng cho bạn Đó cúng là sở thích,tâm lý và mong muốn của khách hàng Ngân hàng nào nhanh nhạy nắm bắt được

Trang 28

điều này thì sẽ giành được nhiều thị phần hơn

Chính sách khách hàng ở mỗi ngân hàng là khác nhau:khách hàng tham giavào hoạt động giao dịch với ngân hàng được NHTM chia làm nhiều loại và có cáchchăm sóc riêng: nếu là khách hàng thân thiết, truyền thống thường xuyên giao dịchvới ngân hàng với số dư tiền gửi lớn thì sẽ có sự điều chỉnh, ưu ái về lãi suất, kỳhạn… việc này rất nhạy cảm, phụ thuộc vào cách làm của mỗi ngân hàng

1.4.1.3.Chính sách lãi suất cạnh tranh

Là một nhân tố không kém phần quan trọng bởi nếu ngân hàng có chính sáchlãi suất phù hợp, linh hoạt, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thì sẽ thuhút được nhiều khách hàng Nhân tố đó bao gồm cả lãi suất huy động lẫn lãi suấtcho vay Đây là một chính sách đặc biệt quan trọng của NHTM, nó đòi hỏi phải vừa

có sự linh hoạt vừa hấp dẫn người gửi vừa đúng luật mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinhdoanh cho ngân hàng

Người dân thường so sánh mức lãi suất giữa các ngân hàng với nhau để cóquyết định đầu tư sáng suốt do đó quy mô của tiền gửi đặc biệt là tiền gửi tiết kiệmbiến động cùng chiều với lãi suất ngân hàng bởi người dân thường quan tâm đến lãisuất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lờicủa các hình thức đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu,

1.4.1.4 Chính sách sản phẩm của ngân hàng

Nhu cầu của dân cư rất đa dạng và phức tạp vì vậy các ngân hàng cần nhạybén trong việc đưa ra các sản phẩm phù hợp và kịp thời bởi sản phẩm của ngânhàng là những sản phẩm vô hình, người dân rất khó cảm nhận nếu ngân hàng khôngtăng những dấu hiệu nhận biết về sản phẩm của mình và thường sản phẩm của cácngân hàng là giống nhau cho nên cần có những nghiên cứu tạo ra những lợi íchkhác biệt cho sản phẩm của mình Và hoạt động Marketing ngân hàng sẽ giúp ngườidân cảm nhận phần nào về những tiện ích trong sản phẩm của ngân hàng

Chính sách này rất quan trọng và cần phải có kiến thức về nghiên cứu thịtrường: phân khúc thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, nhu cầu sản phẩm…

và cũng là chiến lược khai thác của các NHTM

1.4.1.5 Trình độ của đội ngũ nhân viên

Đến với ngân hàng có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thái độ thân thiện, làm

Trang 29

1.4.2 Nhóm nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài ngân hàng nhưng không cónghĩa là nó không quan trọng Bất kỳ một ngân hàng nào cũng không được xem nhẹnhân tố này Đó là:

1.4.2.1 Môi trường pháp lý

Như đã nói ở trên, hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triểncủa nền kinh tế nên nó được kiểm soát trong vòng đặc biệt của các cơ quan nhànước: NHTW, Chính phủ và do đó NHTM cũng là tổ chức chịu sự tác động lớnnhất bởi các chính sách pháp luật của Nhà nước như: khi NHNN thay đổi chínhsách lãi suất thì khả năng huy động vốn của NHTM cũng thay đổi bởi khả năng huyđộng vốn luôn tỷ lệ thuận với lãi suất tiền gửi

1.4.2.2 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội

Đã là tổ chức kinh doanh thì mọi hoạt động của nó đều diễn ra trong nền kinh

tế và chịu ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế không chỉ trong nước mà còn của

cả thế giới Điều này được thấy rõ qua mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quyếtđịnh đến thu nhập của các tổ chức, cá nhân và khi kinh tế phát triển đồng nghĩa vớithu nhập của dân chúng tăng nên có nghĩa sẽ có một khoản tiền nhàn rỗi đưa vàotích luỹ bằng cách gửi vào ngân hàng Và đây cũng là yếu tố quyết định đến khảnăng huy động vốn của ngân hàng Kinh tế muốn phát triển thì tình hình chính trịtrong nước phải ổn đinh Điều này tạo nên sự tin tưởng của dân chúng vào các cơquan có thẩm quyền, người dân không phải sống trong tâm trạng gửi tiền vào ngânhàng mà chỉ lo ngân hàng không trả

Nhu cầu về vốn của nền kinh tế: Cũng là nhân tố khách quan khá quan trọng

Trang 30

Bởi lẽ NHTM là trung gian tài chính tập trung vốn của nền kinh tế và phân phối vốncho nền kinh tế Khi nhu cầu về vay vốn giảm dần thì khả năng huy động vốn củangân hàng cũng giảm

Thông qua nhân khẩu học: việc phân bổ dân cư, trình độ, lứa tuổi, đời sống xãhội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng và cần

sự chý ý của ngân hàng đối với những nhân tố này trong quá trình hoạch định kếhoạch huy động vốn

1.4.2.3 Tâm lý, thói quen của khách hàng

Không phải người dân nào cũng thấy rõ lợi ích của mình khi tham gia hoạtđộng giao dịch với ngân hàng và theo tâm lý thói quen của mình, một số người thìthích giữ tiền mặt để dành hay mua vàng, đôlla về cất trữ nhưng thời đại mới thìnhiều người chuyển sang tin tưởng vào ngân hàng và mang số tiền nhàn rỗi củamình gửi vào các ngân hàng để đảm bảo mục đích của mình

Khi khách hàng giao dịch với ngân hàng nào thông thường trở thành kháchquen của ngân hàng đó trừ khi bộ phận của ngân hàng đó làm việc không tốt

1.4.2.4 Môi trường cạnh tranh

Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loạihinh ngân hàng mới và các tổ chức tai chính phi ngân hàng do đó cạnh tranh có xuhướng gia tăng, làm giảm sự khác biệt giữa ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngânhàng cho nên để đứng vững và phát triển các ngân hàng không ngừng đổi mới, tạo

ra sự khác biệt cho ngân hàng mình so với các tổ chức khác Việc đổi mới chínhsách tiền tệ của NHTW và đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệcũng ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh

Trước khi nghiên cứu một sản phẩm, đề ra kế hoạch phát triển thì yếu tố cạnhtranh sẽ được xem xét và nó cũng đóng góp vào phần thu chi của ngân hàng: cáckhoản phí, lãi suất …

Môi trường cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng phát triển và hoàn thiện mìnhhơn sao cho đáp ứng nhu cầu xã hội mà phù hợp với mục tiêu phát triển, tình hìnhhoạt động của ngân hàng mình

Đặc biệt đối với ngân hàng nhà nước thì cần quan tâm hơn tới môi trường

Trang 31

cạnh tranh này để điều tiết tốt hoạt động giữa cỏc ngõn hàng

Nhu cầu về vốn của nền kinh tế: Cũng là nhõn tố khỏch quan khỏ quan trọng.Bởi lẽ NHTM là trung gian tài chớnh tập trung vốn của nền kinh tế và phõn phối vốncho nền kinh tế Khi nhu cầu về vay vốn giảm dần thỡ khả năng huy động vốn củangõn hàng cũng giảm

1.5 Cỏc chỉ tiờu phản ỏnh huy động vốn của ngõn hang thương mại

1.5.1 Chi phí huy động vốn :

a, Lãi suất huy động

Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế.Ngời gửi muốn một lãi suất cao , ngời vay lại muốn lãi suất thấp Là trung gian

đóng vai trò cầu nối giữa hai đối tợng trên , ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh mứclãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên , trong đó điều quan trọng là phải đảmbảo lợi ích của ngân hàng Vì vậy trong huy động vốn , mỗi ngân hàng đều cố gắng

áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm đợc những nguồn vốn sao cho chi phíhuy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mứclãi suất chấp nhận đợc trên thị trờng Chi phí huy động đợc đánh giá qua hệ thốngcác chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân (tính bằng bình quân gia quân gia quyềncủa lãi suất các nguồn theo khối lợng từng nguồn), lãi suất huy động của từng nguồn

và đặc biệt là lãi suất cạnh tranh NEC

Mặt khác , cũng với một mức chi phí trả lãi bình quân , sự đa dạng hoá tronglãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết , Sự đa dạng hoá lãisuất làm cho tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đa ra Nếu cóchính sách lãi suất phù hợp , hiệu quả , ngân hàng sẽ tối thiểu hoá đợc chi phí trongkhi vẫn hoàn thanh kế hoạch về nguồn vốn

b , Chi phí khác

Bên cạnh chi phí chính là lãi suất , trong quá trình huy động vốn còn có các chiphí khác nh chi phí tiền lơng cho cán bộ huy động , chi phí in ấn phát hành , chi phícơ sở vật chất , chi phí giao dịch quảng cáo … Tuy chi phí này chiếm một tỷ trọng t-

ơng đối nhỏ nhng nếu tiết kiệm đợc cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngânhàng

Trang 32

1.5.2 Các hình thức huy động vốn.

Hình thức huy động vốn là những cách thức ngân hàng sử dụng để thu hút nguồn vốn Hình thức huy động càng đa dạng thì vốn chảy vào ngân hàng càng nhiều Vì vậy độ đa dạng của các hìng thức huy động vốn chính là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn ở các ngân hàng thơng mại

Sự đa dạng các công cụ huy động đợc thể hiện trớc hết là ở số lợng các công

cụ ngân hàng sử dụng Tuỳ theo đặc điểm, mục tiêu chiến lợc kinh doanh, mỗi ngân hàng đa ra những loại công cụ huy động Thực tế, số lợng các công cụ huy

động càng nhiều thì ngân hàng càng có nhiều điều kiện thu hút đợc vốn, tuy nhiên

số lợng các công cụ vốn lại bị hạn chế bởi khả năng quản lý của ngân hàng Một ngân hàng sử dụng nhiều công cụ huy động vốn không hoàn toàn đồng nghĩa với việc công tác huy động vốn của ngân hàng đó có hiệu quả tốt, mà nó chỉ đợc coi là

có hiệu quả khi những công cụ đó thực sự thích hợp với ngân hàng Cụ thể đối với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng, đội nhũ cán bộ công nhân viên ngân hàng có trình độ cao thì ngân hàng nên đa dạng hoá các loại công cụ huy

động vốn.

Đa dạng về số lợng các công cụ là cha đủ , mà ngân hàng phải đa dạng về kỳ hạn huy động, loại tiền sử dụng nữa Đó là khả năng huy động vốn với các kỳ hạn khác nhau trong đó có cả nội tệ , ngoại tệ và với mức lãi suất khác biệt tơng ứng sao cho ngời gửi tiền chấp nhận đợc và cảm thấy hợp lý Do vậy, để công tác huy

động vốn của ngân hàng thực sự đạt đợc hiệu quả cao, ngân hàng cần phải tính toán, nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của thị trờng, trên cơ sở năng lực bản thân đa ra các hình thức huy động đa dạng về kỳ hạn, loại tiền Nếu những ngân hàng có quan hệ quốc tế rộng thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ phải lớn, hay nếu có chiến lợc sử dụng vốn để cho vay dài hạn thì cần tăng cờng huy động vốn trung và dài hạn.

1.5.3 Tính ổn định của nguồn vốn

Tính ổn định ở đây bao gồm ổn định về khối lợng, tốc độ tăng trởng, cơ cấu nguồn Thật vậy, công tác huy động vốn không thể có hiệu quả khi mà nguồn vốn huy động đợc lại không đạt đợc quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng hay không đáp ứng nổi nhu cầu về khối lợng vốn cho kinh doanh; cơ cấu vốn của ngân hàng lại không có sự hợp lý giữa các nguồn vốn huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giữa vốn ngoại tệ và vốn nội tệ Đối với ngân hàng, do mỗi nguồn vốn có những điểm mạnh, điểm yếu riêng trong việc khai thác và huy

động nên cơ cấu vốn biến đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi trong cơ cấu “đầu ra”: cho vay,

Trang 33

đầu t, bảo lãnh và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động kinh doanh Cơ cấu nguồn vốn huy động phụ thuộc không chỉ vào một phần kế hoạch của ngân hàng mà còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài đòi hỏi ngân hàng phải thờng xuyên nghiên cứu tiếp cận thị trờng.

Khối lợng vốn huy động phản ánh quy mô vốn Quy mô vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì quy mô vốn huy động là một bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất và có vai trò quan trọng hơn cả Sau khi đã huy động đợc khối lợng vốn lớn thì cái mà ngân hàng cần quan tâm lúc này là tốc độ tăng trởng ổn định của nó vì

có thể lúc này quy mô vốn lớn, nhng sẽ là khó khăn cho ngân hàng khi đa ra quyết

định cho vay hay đầu t nếu ngân hàng không kiểm soát, không dự đoán đợc xu ớng biến động của dòng tiền rút ra và dòng tiền gửi vào

• Mức độ thuận tiện khách hàng : Đợc đánh giá qua các thủ tục gửi tiền , rúttiền , các dịch vụ kèm theo của ngân hàng …nhằm tiết kiệm đợc thời gian và chi phícho khách hàng

• Thời gian để huy động một số lợng vốn nhất định

• Một số chỉ tiêu khác nh : số lợng vốn bị rút ra trớc thời hạn , kỳ hạn thực tếcủa nguồn vốn…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CP XUẤT NHẬP KHẨU EXIMBANK CHI

NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1 Tổng quan về lịch sử hỡnh thành và phỏt triển của Ngõn hàng CP EXIMBANK chi nhỏnh Đống Đa.

2.1.1 Sơ lược quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của ngõn hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

Eximbank được thành lập vào ngày 24/5/1989 theo quyết định số 140/CT củaChủ tịch Hội đồng bộ trưởng với tờn gọi ban đầu là Ngõn hàng Xuất Nhập KhẩuViệt Nam, tờn tiếng Anh là Vietnam Export Import Bank và là một trong những

Trang 34

Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam

Sau những thủ tục thành lập ban đầu, ngân hàng chính thức đi vào hoạt đôngngày 17/01/1990 với thời gian hoạt động là 50 năm theo giấy phép số 11/NH-GP doThống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ngày 06/04/1992, có trụ sở chính tại

số 8, Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Mặc dù hoạt động không lâu đời như các ngân hàng khách mà lại là ngân hàngTMCP nhưng Eximbank đã và đang từng bước khẳng định mình trên chặng đườngphát triển, chúng ta sẽ nhìn thấy rõ hơn điều này khi nhìn vào những con số Ngânhàng đạt được qua các năm, cụ thể khi mới thành lập với số vốn điều lệ đăng ký là

50 tỷ VNĐ thì đến nay số vốn này đã đạt 10 000 tỷ VNĐ với tổng tài sản lên tới

142 000 tỷ VNĐ, mạng lưới các phòng ban, chi nhánh tăng nhanh với địa bàn hoạtđộng rộng khắp cả nước với 198 chi nhánh và Phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội,

Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Nghệ An, Huế, Bạc Liêu, Long An,Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM và đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn

852 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới, không chỉvậy, cổ phiếu của Eximbank còng được tham gia vào Sở giao dịch chứng khoánthành phố Hồ Chí Minh từ ngày 20/10/2009 theo Quyết định số 28/ QĐ-SGDHCM

Là một ngân hàng đa năng- Eximbank cung cấp những sản phẩm, dịch vụ hiệnđại, tiện ích cho khách hàng trên các lĩnh vực: dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp,dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài, dịch vụ đầu tư và dành cho nhà đầu tư Với quyết tâmxây dựng Eximbank trở thành tập đoàn tài chính đa năng, hiện đại đạt mức trungbình trong khu vực và quốc tế, nằm trong tốp đầu các ngân hàng TMCP tại ViệtNam, trong thời gian tới, Eximbank sẽ tăng hiệu quả sử dụng vốn và tăng cườngnăng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán

lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa dạng, cung cấp các giảipháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm

Chúng ta biết đến Eximbank với phương châm kinh doanh “thỏa mãn nhu cầukhách hàng” được xây dựng dựa trên cơ sở chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao phát

Trang 35

-Tham gia hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng Nhà nước, vào các tổchức Mastercard, tổ chức thẻ Quốc tế Visa, đặc biệt năm 2005 là ngân hàng đầu tiênphát hành thẻ ghi nợ Quốc tế Visa Debit…

-Eximbank cũng giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng do các tổ chức uytín trong nước và nước ngoài trao tặng, như năm 2009 đạt danh hiệu chất lượngThanh toán quốc tế xuất sắc, Thương hiệu vàng, thương hiệu được yêu thích,thương hiệu kinh tế đối ngoại hàng đầu Việt Nam, thương hiệu Việtdanh hiệuThương hiệu mạnh Việt Nam

Trải qua những năm tháng vật lộn trong cơ chế thị trường với bao khó khănchồng chất, phấn đấu không ngừng đổi mới Eximbank đã trở thành ngân hàngTMCP có quy mô vào loại lớn ở Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu luônđược Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại tốt nhất theo các tiêu chí đánh giá hệthống Ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp và đã để lại những hình ảnhđẹp trong mắt khách hàng khi người ta nghĩ tới ngân hàng Eximbank

Trang 36

Hệ thống tổ chức của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

Cơ cấu quản lý theo hướng tập trung giúp cho việc đưa ra quyết định nhanhchóng nhưng vẫn đảm bảo tính đồng nhất từ trên xuống, có thể thấy qua chất lượngdịch vụ và việc quản lý rủi ro một cách hiệu quả

Chúng ta có thể hình dung ra cơ cấu tổ chức của Eximbank Việt Nam qua sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

2.1.2 Giới thiệu ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Đống Đa

Mặc dù Chi nhánh Eximbank Đống Đa mới được thành lập được ngày30/11/2011, với trụ sở đặt tại đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội nhưng chi nhánh

đã xây dựng một mạng lưới kinh doanh rộng hoạt động trên quận Đống Đa Vớimột đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và nhiệt tình trongcông tác đã và đang đưa Ngân hàng phát triển thêm tầm cao mới: Ban Giám đốcthường xuyên nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn và của ngân hàngkịp thời giải quyết những khó khăn mới phát sinh, đặt ra mục tiêu và chủ chươnghợp lý, đặc biệt là chủ trương sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng, vìthế mà ngân hàng kinh doanh hiệu quả trong nhiều năm liên tục Không chỉ vậy,Chi nhánh cũng luôn xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phùhợp với từng thời kỳ dựa trên bốn mục tiêu chủ yếu được ngân hàng coi là kim chỉnam cho mọi hoạt động của mình: phát triển kinh tế, an toàn vốn nhưng vẫn tôn

Đại hội đồng cổ đông

Trang 37

trọng pháp luật và lợi nhuận phải hợp lý Trong đó, kinh tế phát triển là mục tiêuhàng đầu của ngân hàng đầu của ngân hàng mà theo đó ngân hàng nên tạo môitrường thuận lợi cho khách hàng kinh doanh, do hiệu quả của khách hàng và hiệuquả của Ngân hàng và từ đó đổi mới lề lối làm việc An toàn vốn là một mục tiêuquan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn cho cả nền kinh tế, do vậy phải cóbiện pháp cụ thể như: thẩm định kỹ trước, trong và sau khi cho vay Điều này đòihỏi các cán bộ ngân hàng phải có trác nhiệm, năng lực và kiến thức, phòng kiểmsoát phải hoạt động có hiệu quả Mục tiêu tôn trọng pháp luật đã chứng tỏ chi nhánhkhông chỉ chạy theo lợi nhuận đơn thuần, mà lợi nhuận đạt được trên cơ sở hợp lýtrong khuân khổ pháp luật chứ không phải bất chấp pháp luật Còn với mục tiêu lợinhuận hợp lý, Chi nhánh luôn cho vay theo lãi suất chung trên thị trường chủ động

da dạng hoá các dịch vụ như: bảo lãnh, cầm cố, thu chi tiền mặt theo yêu cầu củakhách hàng Với một hướng đi đúng đắn như vậy, liên tục nhiều năm gần đây ChiNhánh Eximbank Đống Đa đã đạt được mức lợi nhuận vượt kế hoạch, phục vụ kịpthời và có hiệu quả nhu cầu vốn, tạo môi trường cho các thành phần kinh tế pháttriển sản suất kinh doanh, góp phần đưa nền kinh tế thị trường theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh

Eximbank chi nhánh Đống Đa đã và đang không ngừng lớn mạnh và cơ cấungày càng chặt chẽ hơn và được phân chia vào các phòng như sau:

Hình 2.2:Sơ đồ tổ chức của Eximbank Chi nhánh Đống Đa

Trang 38

Với sự điều hành trực tiếp từ Giám đốc kết hợp với một đội ngũ cán bộ vừathông thạo nghiệp vụ vừa có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, trình độ chuyênmôn cao, biết ngoại ngữ đã giúp Chi nhánh bước đầu thích nghi với cơ chế thịtrường, hoà nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới Ngân hàng có sáu phòngchức năng:

- Phòng Thanh toán quốc tế

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh trong những năm qua

đã chứng minh Ngân hàng là một chi nhánh trong toàn hệ thống liêntục thực hiện tốt các chức năng kinh doanh, giữ vững cân đối chung vềnguồn vốn và sử dụng vốn, cùng với các Ngân hàng khác trên địa bàn,chi nhánh đã góp phần vào sự phát triển kinh tế tỉnh và nâng cao hoạt

động kinh doanh của toàn hệ thống Chức năng, nhiệm vụ:

* Giám đốc:

-Đại diện pháp nhân của Chi nhánh Ngân hàng Eximbank tại chi nhánh Đống Đa.-Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch kinhdoanh của Hội sở đề ra, và của chính Giám đốc chi nhánh đã được thông qua

-Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh và việc chi tiêu tàichính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Ban Tổng Giám Đốc

-Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, nguồn vốn, tổ chức và điều hành cán

bộ của Chi nhánh

-Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động và công tác của Chi nhánh

- Quyết định đầu tư cho vay, bão lãnh trong giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền

- Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động củaChi nhánh

-Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho Chi nhánh

*Phó giám đốc:

Trang 39

-Nghiên cứu đề xuất chiến lược huy động vốn tại địa phương.

-Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn vay của đơn vịvay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ

-Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo các báo cáo sơkết, tổng kết của Chi nhánh

-Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định

* Phòng quản lý tín dụng:

-Chịu trách nhiệm trực tiếp từ phòng tín dụng và tiếp thị về việc kiểm tra hồ sơ

và lưu trữ thông tin khách hàng vay vốn

-Thực hiện nghiệp vụ giải ngân cho khách hàng và thông báo cho phòng tíndụng về những khoản nợ đến hạn

-Thường xuyên phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuấthướng khắc phục

-Đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn

* Phòng hành chính:

-Là tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ củachi nhánh, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của chi nhánh,ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thi đua khenthưởng và kỷ luật

-Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thờigian làm việc, thực hiện các chế độ an toàn lao động, qui định phân phối quỹ tiềnlương, xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động -Ngoài ra, ở đây còn thực hiện công tác mua sắm tài sản và công cụ hoạt độngkinh doanh của chi nhánh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc,

Trang 40

-Thực hiện các khoản nộp Ngân sách nhà nước theo luật định.

* Phòng Ngân quỹ

-Có chức năng triển khai thực hiện công tác bảo quản, vận chuyển, giao nhận,quy trình thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và ấn chỉ quan trọng tại chinhánh đảm bảo đúng quy trình, chế độ quản lý kho quỹ

-Tổ chức thực hiện việc kiểm đếm, đóng gói, giao nhận, vận chuyển, bảoquản tiền mặt ngoại tệ, séc du lịch và tiền VND theo đúng quy trình đảm bảo antoàn tuyệt đối Lập báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm theo các mẫu biểu IVB

và NHNN yêu cầu

-Cập nhật kịp thời các đặc điểm mới về tiền mặt VND, các loại ngoại tệ, séc

du lịch giả, thông báo cho khách hàng có giao dịch tiền mặt thường xuyên,

-Thực hiện tiếp quỹ, nhận quỹ, thu chi tiền mặt tại đơn vị khách hàng

-Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập tiền mặt ngoại tệ, điều hoà thực hiện nộp, lĩnhtiền VND tại NHNN khi có nhu cầu

-Tổ chức xuất – nhập kho các loại tiền mặt nội bảng, Ngoại bảng, giấy tờ cógiá đảm bảo bí mật, chính xác và đúng chế độ quy định

* Phòng thanh toán quốc tế:

Gồm các thành viên, thực hiện các nhiệm vụ sau: thanh toán hàng xuất nhậpkhẩu, công tác quan hệ quốc tế, công tác dịch thuật và thông dịch Thực hiện nghiệp

vụ mở L/C cho khách hàng…

* Phòng Tin học

Có chức năng giúp Ban Giám đốc chi nhánh trong việc quản lý, duy trì hệ

Ngày đăng: 31/03/2015, 22:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo và tạp chí về tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính năm 2008, 2009, 2010 Khác
2. Các báo cáo kết quả thu nhập và chi phí, bảng cân đối kế toán của Eximbank chi nhánh Đống Đa năm 2008, 2009, 2010 Khác
3. Giáo trình Ngân hàng thương mại, NGƯT, TS. Tô Ngọc Hưng, nhà xuất bản Học viện Ngân hàng , năm 2009 Khác
4. Quản trị ngân hàng thương mại, PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, TP.Hà Nội Khác
5. Quản trị ngân hàng thương mại, Peter S.Rose, NXB Tài chính, TP.Hà Nội. 2001 Khác
7. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, luật số 47/2010/QH12 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w